Bài giảng ĐỀ &ĐÁP ÁN TV3 HSGH

3 226 0
Bài giảng ĐỀ &ĐÁP ÁN TV3 HSGH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011 Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Nghe thầy đọc thơ Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe đổ cơn mưa giữa trời .Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe. Trần Đăng Khoa a/. Những câu thơ nào được dùng theo hình thức nhân hóa. . . . b/. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa. . . . Câu 2: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: “Những cái cầu ơi yêu sao yêu ghê! Nhện qua chum nước bắt cầu tơ nhỏ; Con sáo sang sông bắt cầu ngọn gió; Con kiến qua ngòi bắt cầu lá tre”. Phạm Tiến Duật a/. Những con vật nào đã được nhân hóa. . b/. Chúng được nhân hóa bằng cách nào? . . . Câu 3: Tìm các từ tương đương với các từ thường được dùng ở Nam Bộ sau: Nhà trệt: .; mè: ; heo: .; trái cây: Té: ; sạ: ; bông điệp: Câu 4: Thêm vế thứ hai cho các cụm từ sau: Vui như .; cười như ; khóc như . Ướt như .; Yếu như ; Chậm như Ăn như .; Học như ; Nói như . Câu 5: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để nói về: a/. Một người học sinh. b/. Vườn hoa nhà em. c/. Phòng học của lớp. . . . . Câu 6: Viết một bài văn kể về người mẹ thương yêu của em . . . . . . . . . . . . . . . ĐÁP ÁN Câu 1: a/. Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà. Mái chèo nghiêng mặt sông xa. Nghe trăng thở động tàu dừa. b/. Lời thơ giúp tác giả cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên vốn gần gũi thân quen nay bỗng rực rỡ sắc màu tươi thắm hơn lên. Hình ảnh “đỏ nắng xanh cây” cho ta cảm giác về sắc màu cũng chuyển động . Lời thơ với hình thức nhân hóa khơi dậy những kỉ niệm lắng sâu trong kí ức tạo nên những tình cảm và hình ảnh mái chèo trên sông nước, về tàu dừa rung động. Câu 2: a/. con nhện, con sáo, con kiến đã được nhân hóa. b/. Các con vật ấy được nhân hóa bằng cách tác giả tạo cho chúng biết “qua” biết “sang” biết lao động “bắt cầu” như những công trình kĩ sư bắt cầu tài giỏi. Câu 3: Tìm các từ tương đương với các từ thường được dùng ở Nam Bộ sau: Nhà trệt: nhà một tầng; mè: vừng; heo: lợn; trái cây: quả Té: ngã; sạ: gieo (thóc) thẳng ở các ruộng nước; bông điệp: hoa phượng Câu 4: Thêm vế thứ hai cho các cụm từ sau: Vui như hội (tết); cười như nắc nẻ; khóc như mưa Ướt như chuột lột; Yếu như sên; Chậm như rùa Ăn như tằm ăn rỗi; Học như cuốc kêu; Nói như vẹt (sáo) Câu 5: Học sinh đặt tùy ý. Ví dụ: a/. Bạn Anh Thư lớp trưởng của chúng tôi rất chu đáo trong mọi công việc của lớp. b/.Vườn hoa nhà em rực rỡ muôn màu, tỏa ngát hương thơm trong sáng mùa thu. c/. Phòng học của lớp chúng tôi thật rộng rãi và sạch sẽ, ngăn nắp. Câu 6: - Giới thiệu về tuổi, hình dáng bên ngoài, tính tình. - Công việc. - Sự quan tâm của mẹ đối với con cái, với gia đình. . Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011 Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Nghe thầy đọc thơ Em nghe thầy. hương thơm trong sáng mùa thu. c/. Phòng học của lớp chúng tôi thật rộng rãi và sạch sẽ, ngăn nắp. Câu 6: - Giới thiệu về tuổi, hình dáng bên ngoài, tính

Ngày đăng: 04/12/2013, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan