Bài giảng giun dot

5 432 3
Bài giảng giun dot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Ngành Annelida (Giun đốt) TOP Ngành giun đốt bao gồm các loài giun, cơ thể có hình trụ và phân đốt đồng hình. Hiện nay đã mô tả được khoảng 85.000 loài mà phần lớn được biết rõ nhất là giun đất. Giun đốt được sắp xếp vào ba lớp. Lớp Polychaeta (giun nhiều tơ), chỉ sống trong môi trường biển và các cửa sông. Giun nhiều tơ đa dạng về thành phần loài và dồi dào về số lượng cá thể, bao gồm các loài có đời sống bơi lội tự do và các loài sống định cư trong các ống vùi trong cát thường gặp ở vùng đáy nước cạn ven bờ biển. Lớp Oligochaeta (giun ít tơ) cư trú trong các lớp đất ẩm giàu chất hữu cơ, một số khác sống trong các lớp bùn dưới đáy các ao hồ nước ngọt, dưới đáy các cống rãnh giàu chất hữu cơ, chúng phân hủy chất hữu cơ trong nước góp phần làm sạch dòng nước. Lớp Hirudinea (đỉa) bao gồm các loài giun đốt có đời sống bán ký sinh, chúng hút máu các động vật khác, thường gặp trong đồng ruộng, ao hồ, sông, rạch hoặc trên các cây cỏ ven bờ nước. Giun đất và giun nhiều tơ có vai trò quan trọng do chúng tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất hữu cơ. Ngoài ra, giun đất còn có vai trò trong việc làm tơi xốp đất có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giun nhiều tơ sống ven bờ biển là nguồn thức ăn dồi dào cho các động vật biển (Hình 1). a. Sơ đồ cấu tạo chung của giun đốt Cơ thể giun đốt có hình trụ và phân đốt đồng hình (metamerism), mỗi đốt đều có mang một đôi phần phụ vận chuyển gọi là chân bên (parapodia). Giữa các đốt có vách ngăn mỏng chia xoang cơ thể thành những ngăn nhỏ. Hình 2. Sơ đồ cấu tạo chung của giun đốt A. Phần đầu (mặt lưng) của Nereis 1. hầu tụt vào 2. hầu nhô ra B. Lát cắt ngang qua cơ thể của Lumbricus Cơ thể của giun đốt được bao bọc bên ngoài bởi một lớp cutin không có kitin do lớp biểu mô tiết ra. Lớp biểu mô còn tiết ra mặt ngoài lớp cutin một lớp chất nhày; ở giun đất, lớp chất nhày giúp cho cơ thể luôn được ẩm ướt, ở giun đốt thủy sinh thì lớp chất nhày giúp cho con vật giảm bớt sức cản của nước trong khi di chuyển, còn ở các giun định cư, chất nhày giúp chúng có thể kết dính các hạt cát và các mảnh vụn của vỏ sò ốc làm thành vỏ ống vùi trong cát để làm nơi cư trú. Dưới lớp biểu mô là bao cơ gồm hai hoặc nhiều lớp, bên ngoài là lớp cơ vòng và bên trong là lớp cơ dọc. Hoạt động co duỗi của các cơ tạo nên sự cử động nhu động giúp cho con vật đào bới đất và di chuyển; ở các giun đốt thủy sinh hoạt động này còn tạo ra dòng chảy giúp cho việc lọc lấy thức ăn. Mặc dù giun đốt không có bộ xương nhưng nhờ hoạt động co thắt của bao cơ tạo ra một áp lực lớn trong dịch thể xoang làm cho cơ thể trở nên rắn chắc. Xoang cơ thể thuộc loại xoang thứ sinh. Mỗi đốt thường có một đôi hậu đơn thận. Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa phát xuất từ vùng đầu xuyên qua các vách đốt chạy dọc đến tận cùng của cơ thể (Hình 2). b. Các cơ quan của giun đốt * Cơ quan vận chuyển. Giun đốt là nhóm động vật đầu tiên có cơ quan vận chuyển. Hầu hết ở mỗi đốt của giun nhiều tơ đều có mang một đôi phần phụ vận chuyển gọi là chân bên (parapodia), mỗi chân bên có hai thùy: lưng và bụng, mỗi thùy đều có mang một bó tơ cứng cấu tạo bởi chất kitin với hình dạng đặc sắc ở mỗi loài (Hình 3). Sự hoạt động của chân bên giúp cho con vật di chuyển trong nước và đồng thời còn giúp cho sự tuần hoàn máu. A B C D E Hình 3. Một số dạng tơ cứng ở Polychaeta A. Hermoine B. Amphitrite C. Neanthes D. Heteronereis E. Sơ đồ của chân bên ở Nereis Trong ba lớp của ngành thì sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của cơ quan vận chuyển thể hiện được sự thích ứng với lối sống của chúng. Ở giun nhiều tơ có đời sống hoạt động thì chân bên rất phát triển (Hình 3E), các chân bên hoạt động như làn sóng giúp cho sinh vật có thể bơi lội, đào bới, hoặc bò ra khỏi vỏ ống ở các loài giun định cư, nhờ đó mà chúng tập trung sống thành bầy đàn trên mặt nước biển nhất là vào mùa sinh sản. Ở Giun đất, do có đời sống chui rút trong đất nên chân bên có sự thoái giảm chỉ còn lại những chùm tơ cứng (Lumbricus sp.) hoặc một vòng tơ cứng (Pheretima sp.), dù vậy con vật cũng có thể chui rút được trong đất nhờ vào sự co rút của bao cơ và sự cử động của các tơ cứng. Ở Ðỉa, không có chân bên và cả tơ cứng, chúng di chuyển trên giá thể bằng cách gắn chặt giác bám về phía trước rồi co rút cơ thể về hướng di chuyển theo kiểu sâu đo; khi bơi lội trong môi trường nước nhờ sự cử động như làn sóng của cơ thể. * Hệ tiêu hóa chạy dọc theo chiều dài của cơ thể và xuyên qua các vách đốt, bắt đầu từ lỗ miệng nằm ở đốt đầu cho đến hậu môn nằm ở đốt cuối cùng của cơ thể. Ôúng tiêu hóa được chia thành một số vùng hoặc bộ phận đặc biệt giúp cho sự tiêu hóa thức ăn như: vùng đưa thức ăn vào, vùng trử thức ăn, vùng nghiền, vùng tiêu hóa và vùng hấp thu thức ăn. * Hệ tuần hoàn kín và không có tim. Mạch máu lưng có khả năng co bóp đẩy máu xuôi về trước cơ thể, máu theo mạch vòng nối liền mạch lưng với mạch bụng ở mỗi đốt, sau đó máu theo mạch bụng hướng về phía sau cơ thể rồi theo mạch vòng trở về mạch lưng. Ở đỉa, hệ tuần hoàn bị tiêu giảm hoặc bị biến mất hẳn. * Hệ bài tiết. Sự xuất hiện của hệ bài tiết là bằng chứng của sự tiến hóa. Bên cạnh một số loài giun nhiều tơ còn nguyên đơn thận, nhưng ở hầu hết giun đốt đều có hệ bài tiết phức tạp hơn gọi là hậu đơn thận (metanephridia). Ở những loài nguyên thủy thì hầu như mỗi đốt có một đôi hậu đơn thận, còn ở một số loài tiến hóa hơn thì cơ thể chỉ có một đôi hậu đơn thận. Hậu đơn thận trực tiếp lọc lấy chất bài tiết trong dịch thể xoang và đổ thẳng ra ngoài qua lổ bài tiết nằm ở mặt bụng ở mỗi đốt. * Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác. Hệ thần kinh ở giun đốt phát triển cao hơn sán. Ở giun đốt, hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác phát triển nhất thấy được ở giun nhiều tơ sống bơi lội tự do. Ở những loài này, hạch não nằm trong một vài đốt đầu của cơ thể, từ đó phát xuất ra 16 đôi dây thần kinh cảm giác chạy đi khắp cơ thể, trong đó đáng chú ý nhất là đôi dây thần kinh bụng chạy dọc theo chiều dài cơ thể; ở một số loài kém tiến hóa thì hai dây thần kinh bụng cách xa nhau nên ở mỗi đốt đôi hạch bụng nối với nhau bằng dây thần kinh ngang, còn ở những loài tiến hóa hơn thì hai dây thần kinh tiến sát lại với nhau làm cho hai hạch thần kinh ở mỗi đốt nhập lại hình thành chuỗi hạch thần kinh bụng. Một số giun nhiều tơ có đời sống hoạt động còn có mắt với thủy tinh thể hình thấu kính, võng mạc hình chén, mắt có khả năng điều tiết và nhận biết được hình dạng các vật; còn đa số giun đốt, mắt kém phát triển hoặc biến mất hẳn. Tất cả các giun đốt đều có các tế bào cảm quang phân bố rải rác trên bề mặt cơ thể. * Hệ sinh dục và sự sinh sản. Tùy theo mỗi loài trong từng lớp mà giun đốt có thể đơn tính hay lưỡng tính, các tuyến sinh dục phân bố ở tất cả các đốt, hoặc ở một số đốt nhất định. Giun đốt có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính. Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi: trên cơ thể giun mẹ mọc lên nhiều chồi, chồi phát triển lớn dần và cuối cùng tách rời cơ thể mẹ, mỗi chồi phát triển cho ra một cá thể con. Ngoài ra giun đốt còn có khả năng tái sinh lại phần của cơ thể bị mất đi. Ở giun nhiều tơ, chu kỳ sinh sản hữu tính xảy ra theo mùa, thường vào giữa tháng sáu tức là vào khoảng thời gian có trăng. Sự thụ tinh tiến hành bên ngoài cơ thể. Một đặc điểm đáng lưu ý là giữa các khớp nối của vỏ, lớp cutin có tính mềm dẽo nên sự cử động của các phần cơ thể dễ dàng hơn, nhất là ở các phần phụ vận chuyển giúp cho sự cử động bắt mồi hoặc trốn tránh kẻ thù có hiệu quả hơn. c. Vị trí của giun đốt trong quá trình tiến hóa Trong giới động vật, sự xuất hiện của giun đốt đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình tiến hóa ở động vật đa bào: - Sự xuất hiện hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có cả miệng và hậu môn, mỗi vùng của ống tiêu hóa có sự chuyên hóa đặc biệt, ống tiêu hóa có lớp cơ vòng làm tăng cường hiệu quả tiêu hóa thức ăn. - Sự phân đốt của cơ thể cũng là một đặc điểm quan trọng trong sự tiến hóa. Sự xuất hiện của các giun đốt cỗ xưa cách nay khoảng hơn 500 triệu năm là bằng chứng về nguồn gốc chung giữa giun đốt và chân khớp sau này. - Sự hình thành xoang cơ thể thứ sinh chứa đầy dịch thể xoang, đặc điểm này xuất hiện và được phát hiện sớm ở các ngành động vật có miệng sinh trước. Như vậy các đặc điểm của sự tiến hóa nói trên xuất hiện sớm ở giun đốt là bằng chứng để chứng tỏ giun đốt là ngành tiến hóa đầu tiên của các ngành động vật có miệng sinh . biết rõ nhất là giun đất. Giun đốt được sắp xếp vào ba lớp. Lớp Polychaeta (giun nhiều tơ), chỉ sống trong môi trường biển và các cửa sông. Giun nhiều tơ. * Hệ bài tiết. Sự xuất hiện của hệ bài tiết là bằng chứng của sự tiến hóa. Bên cạnh một số loài giun nhiều tơ còn nguyên đơn thận, nhưng ở hầu hết giun

Ngày đăng: 04/12/2013, 17:11

Hình ảnh liên quan

Ngành giun đốt bao gồm các loài giun, cơ thể có hình trụ và phân đốt đồng hình. Hiện nay đã mô tả được khoảng 85.000 loài mà phần lớn được biết rõ nhất là giun đất - Bài giảng giun dot

g.

ành giun đốt bao gồm các loài giun, cơ thể có hình trụ và phân đốt đồng hình. Hiện nay đã mô tả được khoảng 85.000 loài mà phần lớn được biết rõ nhất là giun đất Xem tại trang 1 của tài liệu.
Hình 2. Sơ đồ cấu tạo chung của giun đốt - Bài giảng giun dot

Hình 2..

Sơ đồ cấu tạo chung của giun đốt Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 3. Một số dạng tơ cứng ở Polychaeta - Bài giảng giun dot

Hình 3..

Một số dạng tơ cứng ở Polychaeta Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan