Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
127,5 KB
Nội dung
1.Nêu đặc điểm tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào và sinh sản của tảo? a. Tổ chức cơ thể : -Có cấu trúc rất đa dạng : đơn bào, đa bào hay tập đoàn. -Dù về cấu trúc, hình dạng và màu sắc rất khác nhau nhưng tảo cũng có 1 số đặc điểm chung như : cơ thể dạng tản, chưa phân hóa thành rễ, thân, lá, vì vậy còn có tên là tản thựcvật ( Thallophyta ), chưa có các loại mô điển hình trong cấu trúc của tản. b.Cấu tạo tế bào : -Vách tế bào cấu tạo bằng xenlulozo & pectin, đôi khi thấm thêm silic ( tảo silic ) hay canci carbonat ( tảo vàng, tảo đỏ ). -Mỗi tế bào có một nhân, đôi khi có nhiều nhân ( tảo thông tâm ). -Trong chất nguyên sinh có thể màu ( diệp lục và các chất màu phụ khác ). -Trong thể màu có những thể nhỏ gọi là hạch tạo bột. Những chất dự trữ khác ngoài tinh bột có thể là hydrat carbon đặc biệt ở trong hoặc ngoài thể màu. -Nhiều dạng tảo còn có roi (1, 2 hoặc nhiều ). Các roi này xuất phát từ đầu cùng của tế bào, có chức năng di chuyển. -Một số tảo có điểm mắt, là 1 chấm đỏ ở gốc roi, là cơ quan thụ cảm ánh sáng. -Tảo đơn bào nước ngọt có không bào co bóp. c.Sinh sản : +Sinh sản sinh dưỡng : -Tảo đơn bào : phân đôi tế bào. -Tảo tập đoàn : 1 số tế bào phân chia nhanh tạo thành những tập đoàn nhỏ bên trong tập đoàn mẹ ( volvox ). -Tảo dạng sợi : đứt đoạn, gọi là tảo đoạn. +Sinh sản vô tính : Hình thành các bào tử chuyên hóa, có roi ( bào tử động ) hay không có roi ( bào tử bất động ). Các bào tử được hình thành trong túi bào tử. Về sau, các bào tử nảy mầm thành tảo mới. +Sinh sản hữu tính : Thực hiện bằng sự kết hợp của những tế bào chuyên hóa gọi là giao tử. -Giao tử được hình thành trong các túi giao tử đơn bào. Tùy theo mức độ giống nhau hay khác nhau của các giao tử mà phân biệt 3 hình thức sinh sản hữu tính : đẳng giao, dị giao và noãn giao. -Ngoài ra, 1 số tản còn có quá trình sinh sản hữu tính đặc biệt theo lối tiếp hợp giữa 2 tế bào sinh dưỡng, không tạo thành giao tử ( vd : tảo xoắn ). -Một số tảo xen kẽ thế hệ trong quá trình sống. Sự xen kẽ thế hệ có thể là đẳng hình hay dị hình. 2.Lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo các ngành tảo ( silic, lục, nâu, đỏ ) về tổ chức cơ thể, cấu tạo vách, diệp lục, sắc tố khác, chất dự trữ và phân bố. Tảo silic Tảo lục Tảo nâu Tảo đỏ Tổ chức cơ thể -Đơn bào hay tập đoàn. -Đơn bào, tập đoàn hay đa bào. -Hình sợi đơn, phân nhánh hay bản mỏng, có khi là khối cộng bào nhiều nhân. -Đa bào. -Hình sợi hay bản. -Phân nhánh thành rễ giả, thân giả và lá giả. -Hình thành các -Hình bản dẹp, sợi. -Phân nhánh. -Gốc bám 1 chỗ nhờ rễ giả. mô sơ khai : đồng hóa, dự trữ, mô cơ, mô dẫn. Cấu tạo vách Pectin, phía ngoài thấm thêm silic ( làm vỏ cứng ) Xenlulo, pectin hóa nhày. Xenlulo, bên ngàoi hóa nhày hoặc thấm thêm pectin, các acid alginat. Xenlulo, phía ngoài có agar agar bao bọc hay thấm thêm canxi carbonat. Diệp lục & sắc tố khác -Diệp lục a&c. -Diatomin & xantophyll màu vàng ( tảo silic màu vàng lục ). -Không có hạch tạo bột. -Diệp lục a&b. -Caroten, xantophyll. -Có hạch tạo bột không màu. -Diệp lục a&c. -Carotinoit và fucoxantin màu xanh sẫm ( đặc trưng ). -Diệp lục a&d. -Phycocyan ( xanh ) & phycoerythrin ( hồng ). Chất dự trữ Là các giọt dầu, không có tinh bột. Là tinh bột, đội khi là các giọt dầu. Các loại đường glucozo, manit hoặc laminarin, đôi khi là các giọt dầu. Là amy lodextrin giống tinh bột. Phân bố -Nước ngọt, nước mặn hay nước lợ ( trôi nổi hay ở đáy ) -Trên đất, đá. -Gây hiện tượng nước nở hoa. -Nơi có ánh sáng, chủ yếu ở nước ngọt, 1 số trong nước mặn và đất ẩm, -Bờ cây hoặc vách đá ẩm. -Nước mặn. -Tảng đá ngoài bờ biển. -Nước mặn, mục nước khoảng 200m. 3.Vai trò của tảo? -Tạo nên nguồn thứcăn phong phú cho các động vật nhỏ, đặc biệt là cá. -Tảo là những thành viên đầu tiên trong loạt chuỗi thứcăn của các sinh vật ở nước. -Tảo quang hợp thải oxy và hút carbonic. -Là đội quân tiên phong sống ở vùng núi cao, cằn cỗi,mở đường cho các thựcvật khác đến định cư. -Tảo silic lắng xuống đáy tạo lớp diatomit mịn, dùng làm chất lóc, chất cách nhiệt, cách âm, chế cốt mìn,đánh bóng kim loại. -Trong công nghiệp : làm giấy, chế keo, hồ giấy,hồ vải, tơ nhân tảo, là nguồn nguyên liệu cung cấp brom, iot, natri, kali, algin & alginat. -Trong nông nghiệp : phân bón, thứcăn cho gia súc và cho người. -Trong y học : làm thuốc. -Một số tạo đơn bào, đa bào hay tập đoàn sống trôi nổi, sinh sản quá nhiều gây hiện tượng nước nở hoa, ảnh hưởng đến động vật trong nước. -Một số tảo sống ở ruộng lúa gây hai cho lúa. 4.Nêu đặc điểm phân biệt hình thái và mức độ phát triển của thể giao tử và thể bào tử ở rêu, quyết và hạt trần. a. Rêu : Cây rêu ♂ túi tinh tinh trùng hợp tử phôi thể mang túi Cây rêu ♀ túi noãn noãn cầu sợi sơ cấp bào tử b. Quyết ( dương xỉ ) : Cây dương xỉ ổ bào tử túi bào tử bào tử nguyên tản lưỡng tính tinh trùng túi tinh Phôi hợp tử noãn cầu túi noãn c. Hạt trần ( thông ) : nón ♂ lá bào tử nhỏ túi bào tử nhỏ hạt phấn Cây thông nón ♀ lá bào tử lớn túi bào tử lớn noãn cầu nguyên tản ♀ ( nội nhũ ) phôi hợp tử tinh tử nguyên tản ♂ Rêu Quyết Hạt trần -Thể giao tử : cây rêu (thân, lá, rể giả ). -Thể bào tử : thể mang túi ( chân, cuống, túi bào tử ). -Thể giao tử : nguyên tản. -Thể bào tử : cây dương xỉ. -Thể giao tử : nguyên tản ♂ nguyên tản ♀( nội nhũ ). -Thể bào tử : cây thông. Qua chu trình sinh sản ta thấy hướng tiến hóa là sự giảm dần của thể giao tử và thể bào tử ngày càng phát triển. 5. Đặc điểm chung của ngành Hạt trần.Phân loại cho đến lớp. a. Đặc điểm chung : -Noãn phát triển thành hạt nằm bên trong túi noãn mở ( quan trọng nhất ). -Lá bào tử bé tập hợp thành nón đực và lá bào tử lớn tập hợp thành nón cái. -Sự phát triển của thể giao tử cái ( nội nhũ ), sự thụ tinh xảy ra bên torng noãn. -Hợp tử phát triễn thành phôi bên trong hạt. -Thể bào tử non phát triển trong túi bào tử lớn ( noãn ) -Thể giao tử đực phát triển bên trong túi bào tử nhỏ. -Sự thụ tinh hầu hết không cần nước. -Thể bào tử chiếm ưu thế tuyệt đối. -Ngành hạt trần gồm những cây thân gỗ, có cấu tạo thứ cấp nhưng chưa có mạch thông, gỗ chỉ có quả bào núm, chưa có sợi gỗ và mô mềm gỗ. b. Hạt trần có 6 lớp : -Lớp dương xỉ có hạt. -Lớp tuế. -Lớp á tuế -Lớp lá quạt. -Lớp thông. -Lớp dây gắm. 6. Viết chu trình sinh sản của tuế và thông. So sánh sự tiến hóa giữa 2 lớp. a. Chu trình sinh sản : -Tuế: Cây tuế ♂ nón ♂ lá btử bé túi btử bé hạt phấn nguyên tản ♂ tinh trùng Cây tuế ♀ nón ♀ lá noãn noãn nội nhũ ( ngtản ♀ ) noãn cầu phôi hợp tử -Thông: nón lá bào tử lớn túi bào tử lớn hạt phấn Cây phôi nón lá bào tử nhỏ túi bào tử bé thể giao tử non hạt hạt phôi b. Sự tiến hóa : Tuế Thông -Hạt phấn không có túi khí -Tinh trùng có roi và sự thụ tinh cần nước, nhưng nước do chính phôi tâm dung giải thành,không phải nước của môi trường ngoài. -Hạt phấn có túi khí ( giúp phát tán hạt phấn đi xa ) -Tinh trùng không roi ( tinh tử ), sự thụ tinh không cần nước. Ống phấn được hình thành từ tế bào ống có nhiệm vụ đưa tinh tử và thụ tinh với noãn bào. 7.Đặc điểm chung của hạt kín. Hạt kín tiến hóa hơn hạt trần ở điểm nào? a.Đặc điểm ngành hạt kín: -Ngành hạt kín: hạt được giấu kín trong quả, hạt phát triển từ noãn nằm trong lá noãn đã khép kín (bầu, nhụy). hoa là cơ quan sinh sản của hạt kín tương đương với nón ở hạt trần, noãn được phát triển và bảo vệ trong bầu là ưu thế của thựcvật hạt kín so với thựcvật hạt trần. - Sau khi thụ tinh bầu phát triển thành quả chứa hạt ở bên trong. Sự xuất hiện của hao, quả biểu hện sự thích nghi cao độ của thựcvật hạt kín đối với việc bảo vệ và phát triển nòi giống. - Trong chu trình sống, thể giao tử giảm đến mức tối đa, thể giao tử đực còn lại hai tế bào giữa hai tinh trùng không roi, giao tử cái là túi phôi 8 nhân. ở đây không có túi noãn mà noãn bào phát triển ngay trên túi phôi. - Ở thựcvật có sự thụ tinh kép, một tinh tử kết hợp với noãn bào tạo thành hợp tử rồi phát triển thành phôi. Tinh tử thứ 2 kết hợp với nhân thứ cấp tạo thành tế bào nội nhũ tam bội. nội nhủ được hình thành sau quá trình thụ tinh mang yếu tố di truyền của cả bố và mẹ khiến cho nó có giá trị cao, là nguồn thứcăn tốt cho phôi. Cơ quan dinh dưỡng rất đa dạng về hình thái, thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường, hệ thống dẫn cũng tiến hóa. - Có mạch thông dẫn nhựa và sợi gỗ nâng đỡ cây (ở hạt trần chỉ có quản bào hình núm) vừa có chức năng dẫn truyền vừa có chức năng nâng đỡ. Nhờ có nhụy, quả, sự thụ tinh kép, hệ thống dẫn nhựa hoàn thiện. cây hạt kín trở thành thựcvật bậc cao hoàn thiện nhất thích nghi với điều kiện sinh tồn, tính thích ứng đó biểu hiện ở chỗ số lượng loài của thựcvật hạt kín vượt hẳn so với các ngành khác và đó là nhóm cây dang thống trị các thựcvật trên trái đất. chúng mọc được ở tất cả các vùng địa kí khác nhau trong điều kiện khí hậu khác nhau. b.Hạt kín tiến hóa hơn hạt trần: 8.Đặc điểm bộ Ngọc lan. Qua đặc điểm họ Ngọc lan & họ Na chứng minh Ngọc lan là bộ kém tiến hóa nhất trong hạt kín ? a.Đặc điểm họ Ngọc lan : -Ngọc lan là bộ thấp nhất trong phân lớp, cây thân gỗ hay dây leo gỗ. Trong bộ nhiều bộ rất nguyên thủy về cấu tạo gỗ và cấu tạo hoa. Gỗ chưa có mạch thông, lá noãn chưa khép kín hoàn toàn, chưa có đầu nhụy và vòi nhụy rõ rệt, chưa phân biệt rõ chỉ nhị và bao phấn (chỉ nhị hình bản rộng). b.Học Na và họ Ngọc lan : Họ Ngọc lan (Magnoliaceae) : _ Cây gỗ lớn, lá đơn nguyên, mọc cách, lá kèm lớn hình búp bao lấy chồi, thân có tế bào tiết mùi thơm. _ Hoa to, mọc đơn độc, lưỡng tính. _ Đế hoa lồi, dài, bao hoa chưa phân hóa đài và tràng. _ Nhị và lá noãn nhiều, rời, các lá noãn thường xếp xoắn trên phần kéo dài của đế hoa, chỉ nhị và vì nhụy chưa phân hóa rõ. _ Quả kép, hạt có nội nhũ trơn, nhẵn. _ Công thức hoa : *P 4+4+4 A ∞ G ∞ Họ Na (Annonaceae) : _ Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá kèm, lá thường có lông. _ Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc. Dài có 3 cánh rời, đôi khi dính lại ở gốc. Tràng có 6 cánh hoa xếp thành 2 vòng. _ Nhị nhiều, xếp xoắn, chỉ nhị ngắn. _ Lá noãn rời xếp xoắn. _ Quả do những lá noãn riêng rẽ, mọng nước, thường không mở hợp lại với nhau. _ Hạt có phôi nhỏ, nội nhũ lớn và xếp nếp. _ Công thức hoa: *K 3 C 3 + 3 A ∞ G ∞ HẠT TRẦN HẠT KÍN _ Thân: gỗ, không có thân cỏ _Gỗ chưa co mạch thông, chưa có sợi gỗ và mô mềm gỗ (chỉ có quản bào núm). _ Lá hình lông chim, hình kim, vảy…lá mọc tập trung ở đỉnh. _ Hạt do noãn phát triển thành, noãn nằm trên các lá noãn nở hoặc nằm trên ngọn của chồi. _ Cơ quan sinh sản là nón. _ Sự thụ tinh không cần nước, tinh trùng không có roi được đưa đến túi noãn nhờ ống phấn. _ Thân : gỗ. _ Có mạch thông dẫn nhựa và sợi gỗ → nâng đỡ cây. _ Lá : đơn, kép, đơn thứ sinh, gân lông chim, gân hình cung, hình mạng. Lá mọc cách, đối, mọc vòng. _ Hạt phát triển từ noãn nằm trong lá noãn khép kín (bầu nhụy), noãn được bảo vệ và phát triển trong bầu. _ Cơ quan sinh sản : hoa. _ Sự thụ tinh kép : 1 tinh tử + 1 noãn bào → hợp tử → phôi. Tinh tử 2 + nhân thứ cấp → tế bào nội nhũ tam bội. 9.Phân biệt đặc điểm giữa họ quả 2 cánh & họ bông trong bộ bông. Nêu đặc điểm cơ bản giữa chúng? Vai trò của các cây trong họ này? TÊN HỌ QUẢ HAI CÁNH HỌ BÔNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA HAI HỌ _ Cây cao to đôi khi có cây bụi. _ Thân có ống dẫn nhựa. _ Lá mọc cách, đơn, có lá kèm nhưng rụng sớm. _ Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. _ Đài có 5 lá, tồn tại lại ở quả. Một số mảnh lớn lên cùng với quả làm thành cánh của quả. Tràng có 5 cánh, tiền khai hoa vặn. _ Nhị 15 ( có khi nhiều hơn hoặc ít hơn), chỉ nhị tự do dính với nhau ở dưới. _ Bầu trên, 3 ô, mỗi ô có 2 noãn đỏ. Đôi khi bầu dính với dài thành bầu dưới. _ Quả nang, thường có 2 cánh do lá đài làm thành, hạt không có nội nhũ. _ CTH: *K (5) C 5 A 15 G (3) _ Cây thảo, bụi hay cây to. Đôi khi thân cỏ. _ Thân không có ống dẫn nhựa. _ Lá mọc cách, đơn nguyên, hay thùy chân vịt, có lá kèm. _ Cơ quan sinh dưỡng có lông hình sao, hoặc lông hình khiên, hình tuyến. thân lá có lông đa bào. _ Hoa đơn độc ở nách hay hợp thành xim, hoa đều. bao hoa có khi kèm theo đài phụ. _ Đài có 5 cánh và tràng cũng có 5 cánh rời nhau, tiền khai hoa vặn. _ Nhị 2 vòng 5, vòng nhị ngoài bị lép, vòng trong phân nhánh cho ra nhiều nhị đực. chỉ nhị dính nhau thành ống bao quanh nhụy và có gai. Bao phấn có 1 ô. _ Nhụy 2 – 5 lá noãn dính nhau, làm thành bầu trên nhiều ô. Mỗi ô chứa 1 hoặc nhiều noãn. _ Quả nang mở, có khi quả mong. Hạt có lông. _ CTH: * k3 – 7 K (5) C 5 A ∞ G (5) GIÁ TRỊ KINH TẾ _ Rất nhiều loài trong họ này là những cây gỗ tốt, được xếp vào loại “thiết mộc”, dùng đóng tàu, thuyền, làm cầu và các công trình xây dựng khác. + Dầu con rái: cho dầu trát thuyền, đánh bóng đồ gỗ. + Chò nâu, sao đen, chò đen, chò chỉ, táu mật: cho gỗ tốt dùng trong xây dựng. _ Nước ta có 16 – 17 chi khoảng 65 loài, có giá trị nhất là các loài bông. + Bông vải cây, bông hải đảo, Bông cỏ, Bông luồi: dùng để kéo vải dệt sợi. + Phù dung, Dâm bụt: có hoa đẹp dùng làm cảnh. + Sâm bố chính: được trồng lấy củ làm thuốc bổ. + Tra làm chiếu: cây cho sợi bền dùng để đan chiếu. 10.Đặc điểm họ Thầu dầu. Hoa họ này có tính chất thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió và sâu bọ như thế nào. Cho dẫn chứng cụ thể . Kể 1 vài loài cây quen thuộc có giá trị kinh tế trong họ. a.Đặc điểm: Họ Đại kích hay họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae) thuộc bộ Thầu dầu ( Euphorbiales) , phân lớp Sổ (Dilleniidae) là một họ lớn của thựcvật có hoa với 290 chi và khoảng 7500 loài. Họ này phân bổ chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, với phần lớn các loài tập trung trong khu vực Indomalaya và sau đó là khu vực nhiệt đới châu Mỹ. Tại khu vực nhiệt đới châu Phi cũng có nhiều loài, giống, thứ, nhưng không đa dạng như hai khu vực kể trên. Tuy nhiên, chi Euphorbia cũng có nhiều loài trong các khu vực không nhiệt đới, chẳng hạn như khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, miền nam châu Phi hay miền nam Hoa Kỳ -Thân : cây thân thảo, nhưng ở khu vực nhiệt đới cũng tồn tại các loại cây bụi hoặc cây thân gỗ. Một số loài thân chứa nhiều nước hoặc có nhựa mũ tương tự như các loại xương rồng. Nhựa (mủ) dạng sữa hay latex là tính chất đặc trưng của các phân họ Euphorbioideae và Crotonoideae. Nhựa mủ này là độc hại ở phân họ Euphorbioideae, nhưng lại không độc ở phân họ Crotonoideae. -Lá đa dạng : mọc cách hoặc mọc đối, với các lá kèm, đôi khi lá kèm biến thành gai lông tơ hay các tuyến nhỏ Hình dạng lá chủ yếu là lá đơn, hoặc xẻ thuỳ , gân dạng chân vịt hay dạng lông chim. -Hoa: đơn tính,hoa đực, hoa cái cùng cây hay khác cây, tập hợp thành cụm hoa chùm, chuỳ . Hoa đều , thướng mẫu 5 ít khi mẫu 3. Bao hoa kép hay đơn ( chỉ có đài), đôi khi hoàn toàn không có bao hoa. - Nhị từ nhiều đến 5 hoặc giảm chỉ còn 1. - Trong hoa đực thường có dấu vết của nhụy. Nhuỵ luôn gồm có 3 lá noãn dính lại với nhau thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô chứa 1 hay 2 noãn đảo. - Noãn thường có nút đậy lỗ noãn do vách bầu phát triển thành, -Quả : mở thành 3 hay 6 mảnh vỏ, đôi khi là quả mọng hoặc quả hạch. Hạt thường có nội nhũ đầu. b.Các nhiều loài cây quen thuộc có giá trị kinh tế trong họ đáng chú ý nhất là : -Cao su( Hevea brasiliensis): cây lớn có nhựa mũ trắng, khi khô dẻo có tính đàn hồi, là nguyên liêu quan trong trong công nghiệp chế cao su. -Sắn mỳ ( Manihot esculenta Crantz.): có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thứcăn gia súc và lương thựcthực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thứcăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, …, mạch nha , hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v. rễ cũ chứa nhiều tinh bột được dùng như lương thực phụ của dân ta -Thầu dầu (Ricinus communis) : có quả màu lục, bên ngoài có nhiều gai mềm, hạt có mồng màu trắng rất rõ. Đặc biệt có hạt cho dầu quý dùng làm dầu tẩy, bôi trơn tóc, dầu nhờn bôi máy… 11.Đặc điểm cây họ Đậu. Phân biệt tính chất giữa 3 phân họ trong họ Đậu. tại sao nói phân học Cánh bướm có cấu tạo thích nghi lối thụ phấn nhờ sâu bọ. Giá trị các cây trong họ Đậu. a. Đặc điểm: Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) . trong Bộ Đậu( Fabales) -Thân : gỗ lớn, trung bình hay nhỏ, cây bụi hay thân hoặc thân cỏ. cây thân cỏ hoặc dây leo. - Lá : mọc cách, kép lông chim, hoặc lá đơn thứ sinh, thường có lá kèm. Mạch gỗ có bản ngăn đơn. -Cụm hoa hình bông, chùm, chuỳ hay đầu, hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều , hoa mẫu 5 ( trừ bộ nhuỵ). -Nhị thường 10 có khi giảm, màng hạt phấn có 3 rãnh lỗ. Bộ nhuỵ 1 lá noãn với nhiều noãn đảo hay cong . Hạt không nôi nhũ hoặc nội nhũ kém phát triển. quả đậu, phôi lớn và thẳng. b.Phân biệt tính chất 3 phân họ: Bộ Đâu có 1 họ với 3 phân họ rất gần nhau: Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) Phân họ Vang (Caesalpinioideae) Phân họ Đâu ( Faboideae) hay phân họ Cánh bướm ( Papilioideae) _ Thân cây : phần lớn gỗ hoặc cây bụi, đôi khi thân cỏ. Thân nhẵn đôi khi có gai. _ Lá :kép lông chim, lá chét nhỏ, lá kèm hình sợi hay biến thành gai. _ Hoa :nhỏ, thường mọc thành cụm hình bông hay cầu, đều thường 5 mẫu ( trừ Mimosa pudica 4 mẫu ). _ Đài 5 mảnh rời hoặc dính lại, tràng 5 cánh rời, tiền khai hoa van. _ Nhị: bằng số cánh hoa, _ Thân cây : gỗ hoặc bụi, đôi khi thân cỏ. _ Lá : kép lông chim, lá kèm thướng rụng sớm. _ Hoa: cụm hình chùm hoặc ngù, phần lớn cánh không đều. _ Đài: 5 mảnh, đôi khi 4 hoặc 0, rời, tràng số cánh bằng số lá đài, có khi k có, các cánh hoa thường không bằng nhau, tiền khai hoa thìa. _ Nhị :ít khi 10, thường _ Thân cây: phần lớn thân cỏ ít cây gỗ hoặc bụi. _ Lá: kép lông chim,có khi có 3 lá chét, lá kèm có khi rất lớn ôm lấy cuống lá. _ Hoa: hình chùm, không đều. _ Đài 5 mảnh thường dính nhau, tràng 5 cánh k đều , tiền khai hoa cờ. _ Nhị: 10 thường 9 dính gấp đôi hay nhiều hơn. _ Lá noãn: thường 1 . _ Quả khô, kiểu quả đậu, thẳng hoặc cong, có khi đứt thành từng đoạn giữa các hạt. giảm 2 cánh trước lớn hơn và bao ngoài. _ lá noãn 1, bầu trên. _ Quả đậu chứa 1 – nhiều noãn đảo. lại nhau ở phần chỉ nhị. _ Bầu 1 ô, mang 2 dãy noãn đảo hay cong _ Quả: đậu có khi chín trong đất. Hạt không có nội nhũ, 2 lá mầm dầy lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng. c. Phân họ Cánh bướm( Papiliodea) thích nghi lối thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa thường lớn , có màu đẹ, nhất lá cánh cờ, dễ hấp dẫn sâu bọ, các hoa có tuyến mật ở gốc bầu. cách sắp xếp các thành phần trong hoa khá đặc biệt: nhị và nhuỵ nằm trong 1 làng máng cong hình cung và ngửa( do 2 cánh thìa dính lại), khi sâu bọ vào hoa, 2 cánh bên bật ra để lộ cánh thìa và khi chúng tách 2 cánh thài để thò ra vòi vào hút mật thì các hạt phấn từ các bao đã chín dính vào mình chúng. Từ hao này sâu bọ bay sang hoa khác hut mật sẽ mang theo các hạt phấn rơi vào nhị của hoa đó. d.Giá trị các cây trong họ Đậu: Các cây dùng làm thức ăn: _ Lạc( Arachis hypogea L.): ăn ngon , bổ , ép lấy dầu lạc rất quí. _ Các loại đậu : đậu xanh ( Vigna aurea N.Đ.Khôi), đậu đen( V.unguiculata( L.),Đậu nành, đậu tương (Glycinemax ( L.), Đậu Hà Lan ( Pisum sativum L.) , Đậu biếc (Clitoria) , Đậu cô ve (Phaseolus ). _ Sắn dây( Pueraria lobata ( Willd.) Ohwi var. thomsonii ( Roxb.) Benth. ) : rễ củ chứa nhiều bột, có thể luộc ăn, hay sát lọc lấy bột làm bột ssắn ăn mát và bổ. Các cây làm thuốc: _ Cam thảo dây( Abruss precatorius L.) : vị ngọt mùi thơm làm thuốc giải nhiệt chữa ho. _ Vông nem ( Erythrina vatiegata L.) lá dùng chữa bệnh mất ngủ. _ Hoè ( Sophora japonica L.f) : hoa , nụ dùng ướp chè làm thuốc chữa cao huyết áp, hoa là thuốc nhuộm. Cây cho gỗ quý: _ Trắc( Dalbergia cochinchinensis Pierre): gỗ bền, đóng đồ quí, tiện khắc, chạm trổ. _ Giáng hương ( Pterocarpus pedatus Pierre): gỗ nâu hồng, mịn đẹp thơm rất quí, nhựa màu đỏ dùng để nhuộm Cây làm phân xanh : _ Điền thanh (chi Sesbania) rễ có nốt sần trồng lấy lá làm phân xanh, thân làm củi đun. _ chi Crotalaria ( Lục lạc) cũng được dùng làm phân xanh. _ Cốt khí ( T. candidia DC.) cây chịu hạn tốt, cho lượng chất xanh cao, trồng ở nông trường caphê, cao su ở nước ta. 12. Đặc điểm cây họ cúc? Chứng minh rằng họ cúc có cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ? Đặc điểm tiến hóa nhất của họ cúc trong hai lá mầm a.Đặc điểm cây họ cúc: _ Chủ yếu là cây thân cỏ, lá mọc cách, không có lá kèm, lá đơn, nguyên hay chia thùy. Trong thân và rễ có ống dẫn nhựa chứa chất inulin, mạch có bản ngắn đơn. _ Hoa nhỏ tập trung thành cụm hoa hình đầu, phía ngoài đầu có lá bắc, xếp xít nhau làm thành tổng bao. _ Hoa lưỡng tính, nhưng đôi khi nhụy hoặc nhị không phát triển trở thành hoa đơn tính hay vô tính. _ Đài có dạng chùm lông tơ, có khi không có đài. Tràng có 5 cánh hình ống hay hình phễu, ở đầu chẻ thành 5 răng. _ Nhị 5, chỉ nhị dính trên ống tràng, các bao phấn dính nhau thành 1 ống bao quanh lấy vòi nhụy. _ Bộ nhụy có 2 lá noãn, dính nhau lại thành bầu dưới 1 ô chứa 1 noãn, vòi nhụy đơn, ở gốc vòi có tuyến mật. noãn đảo 1 vỏ bọc. _ Quả đóng chứa 1 hạt, quả có chùm lông dài do đài tồn tại. hạt có phôi thẳng và lớn, không có nội nhũ. b.Hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ vì: _ Hoa nhỏ, xếp xít nhau trên cụm hoa đầu, khi sâu bọ đến có thể thụ phấn cho nhiều hoa. _ Trong 1 đầu hoa ở ngoài nở trước, to hơn, không đều, hình lưỡi hay 2 môi, đơn tính hay vô tính, có màu sắc đẹp để thu hút sâu bọ. _ Các hoa ở giữa nhỏ, lưỡng tính, nở sau, nhị chín trước nhụy. lúc nhị chín, bao phấn mở ra thì vòi nhụy còn ngắn, nằm ở gốc ống tràng, lớn lên và dài ra. Khi chui qua ống các bao phấn thì chùm lông tơ phía dưới sẽ quét lấy hạt phấn, 2 đầu nhụy còn khép lại. các hạt phấn được sâu bọ mang đi thụ phấn cho các hoa khác, khi dó 2 đầu nhụy mở ra tiếp tục nhận hạt phấn. c.Đặc điểm tiến hóa: _ Hoa tiến hóa còn thể hiện ở chỗ thành phần hoa giảm đi, đài giảm, tràng hợp, nhị giảm, nhụy cũng có số lượng noãn giảm tối thiểu. noãn cũng giảm đi còn 1, bầu trở nên bầu dưới, quả trở thành quả bế. _ Cơ quan dinh dưỡng cũng rất tiến hóa. Chúng gồm chủ yếu là những cây thân thảo → thời gian sinh sản sẽ ngắn hơn các cây khác và như vậy số lượng sẽ tăng lên nhanh chóng. Nhờ những tính chất tiến hóa của cả cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản như vậy mà hiện nay bộ cúc đứng cao nhất trong hệ thống tiến hóa của lớp 2 lá mầm. [...]... cụm hình tán kép, ít khi tán đơn, về cơ bản hoa đều (đôi khi không đều) Hoa lưỡng tính, mẫu 5, đài có 5 răng nhỏ hình vẩy, xếp van -Nhị : xen kẻ cánh hoa, chỉ nhị dài, đính vào đĩa mật ở trên đỉnh bầu -Nhụy: gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn Hai đầu nhụy, 2 vòi nhụy phình to dính đãi mật gọi là chân vòi -Quả : đóng, mặt ngoài có cạnh lồ dọc, đôi khi phát triển thành cánh, hình... thành cánh, hình dạng thay đổi để phân loại cây Hạt nằm sát hay dính vào vỏ quả, nôi nhũ lớn b.Hoa thích nghi lối thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa tuy nhỏ nhưng tập hợp thành cụm hoa hình tán có nhiều hoa , những cánh hoa ngoài tán phát triển , dễ hấp dẫn sâu bọ, đĩa mật ở trên đỉnh bầu không cản trở sâu bọ tới hoa, nhị chin trước nhụy nên phải thụ phấn chéo c Giá trị các cây trong họ: Các cây làm rau và gia...13 Đặc điểm các cây trong họ Hoa tán( Apiaceae) Hoa ở họ Hoa tán thích nghi lối thụ phấn nhờ sâu bọ giá trị các cây trong họ a.Đặc điểm: -Thân cây: 1 năm hay nhiều năm -Lá : đơn mọc cách, không lá kèm, cuống lá phía dưới rộng ra thành bẹ lá ôm lấy 1 . trong 1 làng máng cong hình cung và ngửa( do 2 cánh thìa dính lại), khi sâu bọ vào hoa, 2 cánh bên bật ra để lộ cánh thìa và khi chúng tách 2 cánh thài để. hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực