Bài giảng chuan bi cho thuc hanh

6 446 2
Bài giảng chuan bi cho thuc hanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bản thuyết minh tiến trình thí nghiệm - Chơng IV Hô hấp Bài 20: hô hấp và các cơ quan hô hấp 1. Hô hấp là gì? TL : Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể. 2. Hô hấp có liên quan nh thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? -TL : Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lợng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể. 3. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? -TL : Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. 4. Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? TL : Sự thở giúp khí lu thông ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào. 5. - Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? TL : - Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đờng dẫn khí (khoang mũi, họng ) và 2 lá phổi. - Đờng dẫn khí có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại. - Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trờng ngoài và máu trong mao mạch phổi. 6. Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi, tránh tác nhân có hại. 7. Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí? 8. Nhận xét về chức năng của đờng dẫn khí và 2 lá phổi? 9. Đờng dẫn khí có chức năng vậy tại sao mùa đông đôi khi ta vẫn bị nhiễm lạnh? 10. Cần có biện pháp gì bảo vệ đờng hô hấp? 11. Những đặc điểm nào của các cơ quan trong đờng dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi? Câu 2: Hệ hô hấp của ngời và thỏ * Giống nhau: đều nằm trong khoang ngực và đợc ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành, đều gồm đờng dẫn khí và 2 lá phổi ( đờng dẫn khí gồm ) mỗi lá phổi đều cấu tạo bởi phế nang, bao quanh là lới mao mạch dày đặc, bao phổi có 2 lớp màng . * Khác nhau: đờng dẫn khí ở ngời có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm. Bài học có liên quan nhiều : hoạt động hô hấp -1. Thực chất của sự thông khí ở phổi là gì? - Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp hít vào và thở ra nhịp nhàng. - 2. Các cơ xơng ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau nh thế nào để làm tăng, giảm thể tích lồng ngực? - Các cơ xơng ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra. + Khi hít vào: cơ liên sờn co làm cho xơng ức và xơng sờn chuyển động lên trên và ra 2 bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở rộng thêm về phía dới. + Khi thở ra: cơ liên sờn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ. + Khi hít vào bình thờng, cha thở ra ta có thể hít thêm 1 lợng khoảng 1500 ml khí bổ sung. + Khi thở ra bình thờng, cha hít vào ta có thể thở ra gắng sức 1500 ml khí dự trữ. + Thể tích khí tồn tại trong phổi sau khi thở ra gắng sức còn lại là khí cặn. + Thể tích khí hít vào thật sâu và thở ra gắng sức gọi là dung tích sống. Hs/Nguyễn Thị Diễm Trờng THCS Thanh Lâm Bản thuyết minh tiến trình thí nghiệm - Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trờng hợp thở gắng sức. - Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thờng cũng nh gắng sức phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập. - 3. Vì sao các xơng sờn ở lồng ngực đợc nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngợc lại? + Khi thể tích lồng ngực kéo lên trên đồng thời nhô ra phía trớc, tiết diện mặt cắt dọc ở vị trí mô hình khung xơng sờn đợc kéo lên là hình chữ nhật, còn ở vị trí hạ thấp là hình bình hành. Diện tích hình chữ nhật lớn hơn bình hành nên thể tích lồng ngực hít vào lớn hơn thể tích thở ra. -4. Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thờng và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? - Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xơng sờn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. - Vì sao ta nên tập hít thở sâu? + Hít thở sâu đẩy đợc nhiều khí cặn ra ngoài=> trao đổi khí đợc nhiều, tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm. 5. - Nhận xét thành phần khí oxi và khí cacbonic hít vào và thở ra? 6 - Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? + Tỉ lệ % oxi trong khí thở ra nhỏ do oxi đã khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu. + Tỉ lệ % CO 2 trong khí thở ra lớn do khí - CO 2 đã khuếch tán từ máu vào mao mạch phế nang. 7. - Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. Thực chất sự trao đổi khí xảy ra ở đâu? + Thực chất tế bào là nơi sử dụng O 2 và thải CO 2 (trao đổi khí ở tế bào). Sự tiêu tốn O 2 ở tế bào đã thúc đẩy trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào. 8. ? Nhờ hoạt động của cơ quan, bộ phận nào mà không khí trong phổi thờng xuyên đổi mới ? TL: Nhờ hoạt động hít vầo và thở ra có sự tham gia của lồng ngực à các cơ hô hấp. - Thc chất trao đổi khí ở phổi là gì? + Trao đổi khí ở phổi: Nồng độ O 2 phế nang lớn hơn nồng độ O 2 mao mạch máu nên O 2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu. Nồng độ CO 2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO 2 trong phế nang nên CO 2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang. -Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì? + Trao đổi khí ở tế bào: Nồng độ O 2 trong máu lớn hơn nồng độ O 2 ủơ tế bào nên O 2 từ máu khuếch tán vào tế bào. Nồng độ CO 2 tế bào lớn hơn nồng độ CO 2 trong máu nên CO 2 từ tế bào khuếch tán vào máu. Câu 2( sgk): So sánh hô hấp ở ngời và ở thỏ: *Giống nhau: - đều gồm 3 giai đoạn. - trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán khí. * Khác nhau: - ở thở sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trớc nên không dãn nở về hai bên. - ở ngời: sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở về cả 2 bên. Câu 3: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí tăng, hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi theo hớng vừa tăng nhịp hô hấp, vừa tăng dung tích sống. Tiết 23 Hs/Nguyễn Thị Diễm Trờng THCS Thanh Lâm Bản thuyết minh tiến trình thí nghiệm Bài 22: vệ sinh hô hấp 1. Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp? - Các tác nhân gây hại cho đờng hô hấp là: bụi, khí độc (NO 2 ; SO x ; CO 2 ; nicôtin .) và vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi. - Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại . (Nội dung bảng các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại) - Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có đợc dung tích sống lí tởng? - + Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào thật sâu, thở ra gắng sức. + Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xơng sờn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé. 2. . Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? + Hít thở sâu đẩy đợc nhiều khí cặn ra ngoài=> trao đổi khí đợc nhiều, tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm. 3. Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh? - Cần luyện tập TDTT đúng cách, thờng xuyên, đều đặn từ bé sẽ có 1 dung tích sống lí tởng. - Biện pháp: tích cực tập TDTT phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thờng xuyên từ bé (tập vừa sức, rèn luyện từ từ). Bảng :pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại Biện pháp Tác dụng 1 - Trồng nhiều cây xanh 2 bên đờng phố, nơi công cộng, trờng học, bệnh viện và nơi ở. - Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có hại. - Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic) theo hớng có lợi cho hô hấp. - Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi. 2 - Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp. - Thờng xuyên dọn vệ sinh. - Không khạc nhổ bừa bãi. - Hạn chế ô nhiễm không khí từ vi sinh vật gây bệnh. 3 - Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc. - Không hút thuốc lá và vận động mọi ngời không nên hút thuốc. - Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NO 2 ; SO x ; CO 2 ; nicôtin .) Câu 3: Mật độ bụi khói trên đờng phố nhiều khi quá lớn, vợt quá khả nng làm sạch của đờng dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đờng và lao động dọn vệ sinh. Bài 23: Thực hành Hô hấp nhân tạo 1. Nêu các tình huống cần đợc hô hấp nhân tạo? - Khi bị chết đuối: cần loại bỏ nớc khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở t thế dốc ngợc vừa chạy. - Khi bị điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện. - Khi bị thiếu khí để thở hay môi trờng nhiều khí độc, phải khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. 2. Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp nh thế nào? Chú ý: + Nếu miệng nạn nhân bị cứng, hó mở có thể dùng tay bịt miệng và thở vào mũi. Hs/Nguyễn Thị Diễm Trờng THCS Thanh Lâm Bản thuyết minh tiến trình thí nghiệm + Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim (H 23.2). b. Phơng pháp ấn lồng ngực: - Đặt nạn nhân nằm ngửa. - Đặt nạn nhân nằm sấp (tiến hành nh SGK). Lu ý: + Đặt nạn nhân nằm sấp đầu nghiêng về 1 bên. + Đặt nạn nhân nằm ngửa ra giúp đờng dẫn khí đợc mở rộng Câu 1: So sánh các tình huống chủ yếu cần đợc hô hấp nhân tạo. * Giống: cơ thể nạn nhân đều thiếu oxi, mặt tím tái. * Khác nhau: - Chết đuối do phổi ngập nớc. - Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng. - Bị lâm vào môi trờng ô nhiễm; ngất hay ngạt thở. Câu 3: So sánh 2 phơng pháp hô hấp nhân tạo * Giống: - Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thờng của nạn nhân. - Cách tiến hành: thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 / phút. lợng khí đợc thông ít nhất 200 ml. * Khác nhau: Cách tiến hành. - Phơng pháp hà hơi thổi ngạt: dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua đờng dẫn khí. - Phơng pháp ấn lồng ngực: dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực. * Hiệu quả của phơng pháp hà hơi thổi ngạt lớn hơn vì: - Đảm bảo đợc số lợng và áp lực không khí đa vào phổi. - Không làm tổn thơng lồng ngực (gãy xơng sờn). Thí nghiệm đo dung lợng hô hấp bằng hô hấp kế đơn giản Hs/Nguyễn Thị Diễm Trờng THCS Thanh Lâm Bản thuyết minh tiến trình thí nghiệm I. Mục đích: Thí nghiệm đo thể tích lu thông và dung tích sống. II. Vật liệu: Hô hấp kế đơn giản: Giá thí nghiệm , ròng rọc, dây mang quả nặng, buồng nuôi động vật ở nớc ( nhựa), hộp khối không đáy, ống dẫn đờng kính 6mm ( nhựa dẻo) Cồn hoặc thuốc tím. Nớc lã. III. Ph ơng pháp tiến hành: 1.Chuẩn bị hô hấp kế: Dụng cụ: a) Giá thhí nghiệm sinh học. b) Ròng rọc và thanh giá lắp. c) Quả nặng và dây treo. d) Can nhựa cắt. e) Bồn nuôi động vật ở nớc. f) ống dẫn cao su. g) Van hoặc ống thông khí có lắp đóng mở đợc. Lắp ráp: Lắp giá thí nghiệm theo hình vẽ. Đặt bồn nuôi động vật ở nớc và phía bên giá thí nghiệm Rồi đặt hộp nhựa vào bồn( sau khi đã mở van). Vắt dây lên dòng dọc, một đầu buộc treo quả nặng, đầu kia buộc treo hộp nhựa. Hệ thống này làm cho khi thổi khí vào ống dẫn, hộp nhựa luôn lâng lên theo phơng thẳng đứng và tránh đợc lực cản của hộp. Đổ nớc vào bồn cho đến khi mực nớc ngang vạch số 0 của hộp rồi đậy lắp kim van lại. * Hình lắp ráp: 3 . Hs/Nguyễn Thị Diễm Trờng THCS Thanh Lâm Bản thuyết minh tiến trình thí nghiệm 7 2 0 1 4 3 4 5 5 6 6 1 Hình: Dụng cụ đo lờng hô hấp 1. Quả nặng 2. Dây. 3. Ròng rọc và thanh giá lắp 4. Hộp nhựa 5. Buồn nuôi động vật ở nớc. 6. ống dẫn cao su 7. Van. 2. Tiến hành thí nghiệm: a- Đo dung tích sống: Hít vào thật sâu rồi ngậm miệng vào ống thở ra thật ngắng sức. Quan sát : Hộp khối không đáy đợc nâng lên, mực nớc ở trong bồn sẽ trùng với 1 vạch trên thành hộp. b- Đo dung tích l u thông: Hít vào bình thờng, ngậm miệng vào đầu ống dẫn rồi thở ra bình thờng. Chú ý: - Có thể dùng dung tích kế để đo dung tích khí dự trữ và dung tích khí bổ sung. - Mỗi thí nghiệm trên ta có thể tiến hành 5 lần và lấy trung binh. - Có thể tiến hành thí nghiệm ở nhiều đối tợng học sinh khác nhau để so sánh các loại dung tích khí của nam và nữ, của ngời luyện tập thể dục thể thao và ngời không luyện tập. - Cần sát trùng đầu ống dẫn bằng thuốc tím hay cồn trớc khi ngậm vào ống dẫn. Hs/Nguyễn Thị Diễm Trờng THCS Thanh Lâm . thí nghiệm - Chơng IV Hô hấp Bài 20: hô hấp và các cơ quan hô hấp 1. Hô hấp là gì? TL : Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí. cơ thể? -TL : Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lợng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và

Ngày đăng: 04/12/2013, 14:11

Hình ảnh liên quan

Bảng :pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại - Bài giảng chuan bi cho thuc hanh

ng.

pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bản thuyết minh tiến trình thí nghiệm - Bài giảng chuan bi cho thuc hanh

n.

thuyết minh tiến trình thí nghiệm Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan