- Môi trường giáo dục là nơi cung cấp kiến thức phát triển sự hiểu biết tìnhcảm, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ,rèn luyện kỹ năng cho trẻ góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
Trang 1BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
THÁNG 9 + 10 MÔĐUN 9
Môi trường giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi
1 Những đặc thù của môi trường giáo dục trẻ 3-6 tuổi
2 Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học cho trẻ 3-6 tuổi
3 Xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học cho trẻ 3-6 tuổi
4 Thực hành xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học cho trẻ 3-6 tuổi
có nhiều cơ hội tham gia tích cực các hoạt động tạo cơ hội để trẻ bộc lộ hết khả năng của mình
- Môi trường phù hợp đa dạng phong phú,sẽ gây hứng thú cho trẻ từ 3-6 tuổi và bản thân giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữ giáo viên với trẻ, giữ trẻ với trẻ với trẻ trong cùng lớp
VD: Khi thực hiện chủ đề thế giới động vật nhà trường lớp mẫu giáo cần
xây dựng về thế giới động vật như:
+ Trong lớp có các góc hoạt động với nhiều đồ dùng,đồ chơi và hình ảnh về động vật.Trẻ sẽ được chơi, được xem sách và vẽ, xé, dán, được so sánh phân loại các loại động vật khác nhau, được xem các video clip về thế giới động vật
Trang 2- Môi trường giáo dục là nơi cung cấp kiến thức phát triển sự hiểu biết tìnhcảm, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ,rèn luyện kỹ năng cho trẻ góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ 3-6 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung.
- Môi trường giáo dục góp phần hình thành tính chủ định cho trẻ từ 3-6 tuổi + Khi trẻ từ 3-6 tuổi hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp và khoa học các phẩm chất tâm lý, các đặc điểm và nhân cách được hình thành và phát triển mạnh mẽ
- Môi trường giáo dục tốt giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng
- Môi trường giáo dục góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 3-6 tuổi
- Môi trường giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
- Môi trường giáo dục góp phần làm nảy sinh hoạt động mới
2 Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học cho trẻ 3-6 tuổi
Trả lời:
Môi trường giáo dục là nơi có các nguồn thông tin phong phú,khuyến khích tính độc lập và tích cực của trẻ Môi trường giáo dục mà modun này đề cập đến
là môi trường vật chất bao gồm môi trường trong lớp (môi trường do giáo viên
và trẻ trong lớp cùng xây dựng), môi trường sẵn có ở xung quanh lớp hoặc trường mầm non(chủ yếu giáo viên sử dụng môi trường sẵn có)
Môi trường giáo dục trẻ 3-6 tuổi bao gồm:
* Môi trường cơ sở vật chất trong lớp
- Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, bàn ghế các giá tủ và đồ chơi
- Các biểu bảng phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 3- Trong khuôn viên nhà trường như
+ Các góc hoạt động ở sân trường, hành lang lớp học
+ Các phong chức năng nhóm lớp khác trong trường
+ Sân chơi và các thiết bị chơi ngoài trời
+ Khu chơi cát, nước
+ Vườn hoa, luống rau, các con vật cây cối
+ Cánh đồng lúa, quả đồi gần trường
+ Di tích lịch sử làng nghề của địa phương
3 Thực hành xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học cho trẻ 3-6 tuổi
Tôi đã thực hành xây dựng môi trường ngoài lớp học cho trẻ 3-6 tuổi của trường lớp tôi đang công tác như
Trang 4BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
THÁNG 11 + 12 MÔĐUN 17 Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-36 tháng
1 Các loại kế hoạch giáo dục trẻ 3-36 tháng
2 Cách xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ 3-36 tháng: xác định mục tiêu,nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện giáo dục xác định thời gian, không gian thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
- Kế hoạch tháng: Kế hoạch bao trùm lên 1 tháng cụ thể hóa các nội dung giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục theo các lĩnh vực phát triển được thực hiện qua các hoạt động khám phá trải nghiệm vui chơi của trẻ trong 1 tháng hoặc 1 chủ đề cụ thể
- Kế hoạch tuần: Kế hoạch giáo dục bao trùm lên 1 tuần và được lập 1 cách
cụ thể nhằm đưa kế hoạch tháng vào thực hiện , chú ý đến sự liên tục của cuộc sống
- Kế hoạch ngày: Kế hoạch giáo dục bao trùm lên 1 ngày và diễn tả chi tiết cuộc sống của trẻ ở trường
2 Cách xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ 3-36 tháng: xác định mục
tiêu,nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện giáo dục xác định thời gian, không gian thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
Trang 5Trả lời:
- Chương trình giáo dục mầm non phần nhà trẻ, nội dung chương trình được xây dựng trên các lĩnh vực, theo từng độ tuổi.Khi lập kế hoạch giáo dục trẻ nhà trẻ , giáo viên phải căn cứ trên kế hoạch năm học,đồng thời phải tính đến sự phát triển tâm vận động, khả năng nhu cầu và hứng thú cảu trẻ, dựa trên điều kiện thực tế cuộc sống xung quanh trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển cảu trẻ Trong kế hoạch cần tạo điều kiện để trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá và hoạt động với đồ chơi đồ vật, vật thật…
* Cách xây dựng kế hoạch cho trẻ 3-36 tháng
- Đối với trẻ độ tuổi 18-24 tháng: Các nội dung được xây dựng cho 2 tuần, tuần 1 và tuần 3, tuần 2 và tuần 4 thực hiện nội dung lặp lại của tuần 1 và tuần 3 nhưng nâng cao các yêu cầu giáo dục
- Đối với trẻ 24-36 tháng: Các nội dung được xây dựng theo chủ đề
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ từ 3-36 tháng tuổi cần đảm bảo các yêu cầu sau
- Theo tháng tuổi
- Nội dung giáo dục
- Kế hoạch chơi tập
- Điều chỉnh kế hoạch
Trang 6+ VD1: Từ nội dung trong chương trình “ nhận biết và tránh một số nguy
cơ không an toàn” giáo viên cần xem xét những vật dụng đồ dùng nào trong nhóm lớp có thể gây nguy hiểm cho trẻ, những địa điểm nào xung quanh trường có thể gây nguy hiểm cho trẻ như (ao, hồ, đường, bậc thang…) nhữnghành vi nào là nguy hiểm đối với trẻ…để đưa vào kế hoạch giáo dục trẻ
+ VD 2: Lĩnh vực nhận thức: Trong chương trình có nội dung “ nhận biết các đồ dùng đồ chơi quen thuộc” giáo viên cần đưa vào kế hoạch cụ thể
những đồ vật nào đồ chơi nào có trong nhóm lớp có ở gia đình để cho trẻ có thể sử dụng các giác quan để khám phá chúng
- Điều kiện thực tế của nhóm / lớp
+ Sự phát triển của từng trẻ trong nhóm: Sự phát triển của trẻ lứa tuổi nhà trẻ rất khác nhau , cho nên khi lập kế hoạch giáo dục giáo viên phải nắm rõ
sự phát triển của từng trẻ trong nhóm
+ Số lượng trẻ/giáo viên, số lượng trẻ trong nhóm/lớp
+ Cơ sở vật chất, phòng nhóm, sân chơi, thiết bị, nguyên vật liệu đồ dùng và
đồ chơi
+ Sự tham gia của cha mẹ vào việc chăm sóc giáo dục trẻ
+ Trình độ khả năng tổ chức của giáo viên
- Điều kiện vùng miền và thực tế của địa phương( thiên nhiên, xã hội, các
Thứ 4 HĐVĐV/
Thứ 5 LQVH
Thứ 6
Âm nhạc
Trang 7Tạo Hình I
TCVĐ:Cáo vàthỏ
-Tết trung thu
-Xếp đường
đi
-Thơ :Trăng -NH:Đêm
trung thu.-T/C:To nhỏ
-Bé nhận biết tên các bạn
-Làm quen với giấy bút
-Truyện :Đôi bạn nhỏ
-Hát :Đi học
về -T/C:To nhỏ
VĐCB:Bò trong đường hẹp
TCVĐ:Lộn cầu vồng
-Nhận biết tên mình và một
số bộ phận cơ thể
-Di màu quả bóng to nhỏ -Thơ :Bạn mới
-DH :Lời chàobuổi sáng
-T/C :Bóng tròn to
VĐCB:Đi có
bê vật trên tay
TCVĐ:Ô sao bé
-Bạn trai ,bạn gái
-Dán quả bóng tròn đỏ
-Truyện :Em
bé dũng cảm
-Nghe :Cùng múa vui -T/C :Bóng tròn to
V
29/9-BTPTC:Ồ sao
bé không lắc -TCVĐ:Bò -Cô giáo của
-Xâu vòng màu đỏ tặng
-Thơ :Chào
-Hát :Cháu đi mẫu giáo.-TC :To nhỏ
Trang 8Quản lý nhóm/lớp học mầm non
1 Khái niệm chung về quản lý lớp học
2 Mục tiêu quản lý lớp học
3 Nguyên tắc quản lý lớp học
4 Nội dung quản lý lớp học ( trẻ, cơ sở vật chất)
5 Phương pháp quản lý nhóm/lớp học mầm non
THÁNG 1
1 Khái niệm chung về quản lý lớp học
Trả lời:
* Khái niệm quản lí
- Quản lí là tác động vừa có tính khoa học , vừa có tính nghệ thuật vào hệ
thống con người ,nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội
- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và giữ được mục tiêu đã định
- Hiểu một cách ngắn gọn rằng quản lí là sự tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí (tập thể những người lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra
* Quản lí giáo dục
- Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có hệ thống có kế hoạch của chủ thể quản lí, ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm
Trang 9bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục đảm bảo
sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng
Hiểu theo nghĩa tổng quát : Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội
GDMN là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Quản
lí giáo dục mầm non ở các cấp khác nhau đều nhằm mục đích tạo ra những điều kiện tối ưu cho các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo
* Quản lí trường mầm non
- Quản lí trường mầm non là một quá trình tác động có mục đích , có kế
hoạch của chủ thể quản lí ( hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ giáo viên để chính
họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học
- Từ khái niệm nêu trên thực chất của công tác quản lí trường mầm non là quản lí quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ , đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả
- Qúa trình chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như sau: + Mục tiêu nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ
+ Nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ
+ Phương pháp, phượng tiện chăm sóc – giáo dục trẻ
+ Giáo viên lực lượng giáo dục
+ Trẻ em từ 0-6 tuổi(đối tượng)
+ Kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ
* Quản lí nhóm/ lớp
Quản lí nhóm/ lớp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của
giáo viên đến trẻ, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trẻ
2 Mục tiêu quản lý lớp học
Trả lời:
Trang 10Mục tiêu quản lí là trạng thái mong muốn được xác định trong tương lai của đối tượng quản lí Trạng thái đó có thể chưa có mà ta sẽ đạt được thông qua các tác động quản lí và sự vận động của đối tượng quản lí.
Mục tiêu quản lí là một thành tố quan trọng của quá trình quản lí, có avi trò định hướng cho hoạt động quản lí, đồng thời mục tiêu quản lí là căn cứ để đánh giá hiệu quả quản lí
* Hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục mầm non
- Củng cố ổn định và phát triển bậc học mầm non với nhiều loại hình đa dạng, linh hoạt, phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội trong từng giai đoạn
- Đảm bảo cho các cơ sở GDMN nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻtheo mục tiêu giáo dục của nghành
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí giáo viên của nghành ngày càng đảm bảochất lượng và tâm huyết với nghề
- Củng cố mạng lưới trường lớp và xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non
- Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng xã hội nhằm thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp chăm sóc – giáo dục trẻ em
* Hệ thống mục tiêu quản lí trường mầm non
- Mục tiêu số lượng: Đảm bảo chỉ tiêu thu hút số lượng trẻ trong độ tuổi đếntrường
- Mục tiêu chất lượng: Bảo đảm chất lượng, chăm sóc nuôi dưỡng,giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo
- Xây dựng và phát triển tập thể sư phạm: Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm phẩm chất nghề nghiệp và đời sống vật chất tinh thần
- Xây dựng bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ
- Huy động các nguồn kinh phí có hiệu quả
Trang 11- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn trường đóng
- Cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lí mọi hoạt động trong nhà trường
* Mục tiêu quản lí nhóm lớp mầm non
- Mục tiêu chất lượng: Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu chăm sóc, giáo dục đề ra
- Xây dựng bảo quản tốt cơ sở vật chất,phục cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ
THÁNG 2
3 Nguyên tắc quản lý lớp học
Trả lời:
- Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục mầm non
- Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm khi thiết kế và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em
- Nguyên tắc đảm bảo việc quản lí nhóm/ lớp mầm non vừa phải phù hợp với đặc điểm chung của nhóm/lớp,vừa đảm bảo với nhu cầu hứng thú,khả năng của từng trẻ
- Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng xã hội trong quản lí nhóm/lớp mầm non
- Nguyên tắc đảm bảo sự an toàn, phát triển cho trẻ em
- Nguyên tắc đảm bảo xây dựng,sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ chăm sóc, giáo dục nhóm/ lớp mầm non
4 Nội dung quản lý lớp học ( trẻ, cơ sở vật chất)
Trả lời:
Nội dung quản lí nhóm/ lớp là những công việc giáo viên cần phải làm
trong quá trình quản lí nhóm /lớp mình phụ trách
* Để xác định nội dung quản lí nhóm /lớp cần dựa vào
- Vai trò và nhiệm vụ của người cán bộ quản lí nói chung và của người giáoviên mầm non nói riêng trong quá trình quản lí nhóm/lớp
Trang 12- Đặc trưng của cấp học giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Căn cứ vào điều lệ trường mầm non ban hành theo quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục Đào Tạo
- Đặc điểm của trẻ mầm non
* Nội dung quản lí nhóm/lớp thể hiện ở một số vấn đề
- Tìm hiểu nắm vững đặc điểm của trẻ
- Xây dựng kế hoạch của nhóm/ lớp
- Quản lí trẻ hằng ngày
- Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
- Đánh giá sự phát triển của trẻ
- Quản lí cơ sở vật chất của nhóm /lớp
- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ
5 Phương pháp quản lý nhóm/lớp học mầm non
Trả lời:
Như chúng ta đã biết nhóm lớp mầm non là một nhóm xã hội đặc biệt
Do vậy việc quản lí nhóm/lớp mầm non cần có những phương pháp đặc
trưng(khác với các phương pháp quản lí xã hội người lớn) dưới đây là những phương pháp quản lí nhóm lớp mầm non cơ bản:
- Phương pháp quản lí dựa vào mục tiêu chương trình giáo dục mầm non:+ Nghiên cứu nắm vững mục tiêu chương trình giáo dục mầm non , đặc biệt
là mục tiêu chương trình giáo dục trẻ nhóm/lớp mình phụ trách
+ Lập kế haochj chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với thực tiễn địa phương, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và khả năng của trẻ nhằm thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục mầm non
+ Thiết kế và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với thực
tế của địa phương , thực tế của trường và khả năng của trẻ
Trang 13+ Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong việc thực hiện mục tiêu , chương trình giáo dục và kế hoạch chăm sóc, giáo dục trong nhóm lớp đã xây dựng.
- Phương pháp quản lí theo chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non
+ Thực hiện đầy đủ thường xuyên chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non
+ Trong hoạt động hằng ngày giáo viên cần phát huy được tính tích cực chủđộng của trẻ trong các hoạt động
+ Xử lí một cách linh hoạt hợp lí các tình huống các mối quan hệ đảm bảo phát triển cho tất cả các trẻ trong nhóm lớp cũng như từng trẻ với các đặc điểm khác nhau trong quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt
+ Nội dung chế độ sinh hoạt hằng ngày cần phải phong phú , đa dạng nhiều màu sắc với nhiều hình thức tự nhiên hấp dẫn
+ Lấy hoạt động chủ đạo của lứa tuổi làm trọng tâm và là hình thức chủ yếucủa trẻ trong các hoạt động ở nhóm/lớp mầm non
+ Coi trọng việc xây dựng môi trường hoạt động và tận dụng có hiệu quả cơ
sở vật chất trang thiết bị của trường lớp và vật liệu có trong thiên nhiên , địa phương để tăng sức hấp dẫn cho trẻ khi tham gia các hoạt động của trẻ ở trường mầm non
+ Sắp xếp các hoạt động tập thể hoạt động tự do ,tự chọn của trẻ một cách hợp lí và khoa học
+ Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
- Phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi của trẻ
+ Khi khuyến khích(tuyên dương, khen ngợi trẻ) giáo viên không chỉ nêu thành tích trẻ đạt được mà cần nêu cả động cơ thái độ sự cố gắng , sự sáng tạo trong quá trình đạt được thành tích đó của trẻ
+ Khuyến khích phải kịp thời, đúng lúc công bằng không thiên vị
Trang 14+ Cần đặc biệt khuyến khích những trẻ nhút nhát, rụt rè, những trẻ chậm chạp
+ Khi trẻ mắc khuyết điểm cô cần uốn nắn kịp thời song nhẹ nhàng tình cảm giúp trẻ nhận ra lỗi và vui vẻ sửa chữa , điều chỉnh hành vi chánh làm trẻ
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
1 Vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách trẻ mầm non;
2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
3 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
4 Điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
THÁNG 3
1 Vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách trẻ mầm non;
Trả lời Giáo dục kĩ năng sống có tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu
giáo về thể chất, tình cảm, xã hội, giao tiếp ngôn ngữ nhận thức và sẵn sàng vào lớp 1
- Về thể chất: giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ tháo vát thích ứng được với những điều kiện sống thay đổi
- Về tình cảm xã hội: giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết kiểm soát cảmxúc ,giàu tình thương yêu và lòng biết ơn
Trang 15- Về giao tiếp: giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin, tự trọng
và tôn trọng người khác giao tiếp có hiệu quả
- Về ngôn ngữ: giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết nói năng lịch sự, lắng nghe ,hòa nhã cởi mở
- Về nhận thức: giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ ham hiểu biết sáng tạo
- Về sẵn sàng vào lớp 1: giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ có những kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1 như: sẵn sàng hòa nhập, đương đầu với khó khăn, có trách nhiệm với bản thân, với công việc và các mối quan hệ xã hội
2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
* Nhóm kỹ năng quan hệ xã hội
- Thân thiện: gồm các kỹ năng về kết bạn, hòa giải xung đột, giúp đỡ
- Nhường nhịn yêu thương: gồm kỹ năng về quan tâm, chia sẻ buồn vui, khó khăn, thành công, thất bại…
- Biết ơn gồm: các kỹ năng về giữ gìn đồ vật, ghi nhớ sự đóng góp, đền ơn, đáp nghĩa
- Tiết kiệm gồm: kỹ năng về thực hiện các quy tắc xã hội, chấp nhận sự khác biệt, công bằng, khính trọng người lớn
* Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm
- Hà nhã: bao gồm kỹ năng về lắng nghe, trình bày ý kiến rõ ràng, bình tỉnh
Trang 16- Cởi mở gồm các kỹ năng về khởi xướng, duy trì và kế thúc cuộc giao tiếp một cách vui vẻ
- Hiệu quả gồm các kỹ năng về đàm phán, thuyết phục, thương lượng
* Nhóm kỹ năng về thực hiện công việc
- Hợp tác: gồm các kỹ năng về thỏa thuận mục đích, phân công vai trò, thực hiệnđúng vai trò, giúp đỡ, tìm kiếm sự giúp đỡ
- Vượt khó gồm: các kỹ năng về chấp nhận, giải quyết vấn đề, chấp nhận, bỏ qua thất bại, hài lòng với thành công
- Kiên trì, có trách nhiệm: gồm các kỹ năng về chấp nhận thử thách, thích đưa racách thức và phương tiện mới
- Ham hiểu biết gồm các kỹ năng về thực hiện và chia sẻ tìm tòi, tò mò, học hỏi
THÁNG 4
3 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
Trả lời 3.1 Nhóm phương pháp trực quan
a Nhóm phương pháp làm mẫu
Là phương pháp làm cùng , phương pháp làm gương Những phương pháp này giúp trẻ quan sát, bắt chước, tập thử, thực hành thường xuyên những kỹ năng sống cần thiết
- Đặc điểm: người hướng dẫn làm hoàn chỉn 1 số kỹ năng sống trước mắt có thể kèm theo lời miêu tả phương pháp này được sử dụng với những kỹ năng sống
b Nhóm phương pháp dùng lời
Trang 17- Đặc điểm: Trẻ cùng làm với người hướng dẫn 1 kỹ năng sống đã biết, phải làmhàng ngày nhưng chưa thành thạo.
- Cách thực hiện: người hướng dẫn xác định kỹ năng sống cần làm với trẻ, nói tên kỹ năng sống với trẻ, làm đến đâu, chỉ dẫn đến đó cho trẻ làm theo Làm cùng được thực hiện trong những thời điểm và tình huống thích hợp với kỹ năngcần hình thành
- Yêu cầu sư phạm: Người hướng dẫn cùng làm với trẻ đồng thời cho trẻ đủ thời gian để hoàn thành Tránh mắng mỏ, quát nạt, yêu cầu trẻ làm tốt ngay hoạt hối thúc tre hoàn thành công việc Sử dụng lời hướng dẫn phải ngắn gọn, dể hiểu vớitrẻ trong khoảng 3-5 nhóm, không hướng dẫn quá dài
c Nhóm phương pháp nêu gương
- Đặc điểm: người lớn thể hiện tích cực kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi ở tình huống tương ứng
- Cách thực hiện: người lớn hướng dẫn trẻ hiện kỹ năng sống trong tình huống thích hợp để trẻ quan sát thấy, bắt chước được mà làm theo
- Yêu cầu sư phạm: người hướng dẫn yêu gương những hành vi tích cực, thể hiện phẩm chất nhân cách tốt đẹp của mình
Trang 18nghe, cho trẻ hát, hov theo ý thích, hỏi mong muốn của trẻ trẻ nói lên mong muốn của mình.
b Phương pháp giảng giải
- Đặc điểm: phương pháp giải thích ngắn được sử dụng để giải thích cho trẻ hiểu, thuyết phục trẻ thực hiện kỹ năng sống
- Cách thực hiện: người hướng dẫn giảng giải về kỹ năng sống bằng lời kèm theo hành động mẫu, hành động mo phỏng, tranh ảnh
- Yêu cầu sư phạm: Người giảng giải dùng lời ngắn gọn đầy đủ, dể hiểu với trẻ mang tính vui nhộn, hài hòa để lôi kéo niềm thích thú của trẻ, ân cần, cởi mở để thuyết phục trẻ, hành động mẫu, hành động mô phỏng nên rõ ràng, chuẩn mực tranh ảnh về kỹ năng sống bằng cần được thể hiện 1 cách rõ ràng, đơn giản, tập trung vào kỹ năng sống đang hướng dẫn
- Yêu cầu sư phạm: người hướng dẫn không áp đặt trẻ mà tôn trọng trẻ như khuyến khích trẻ tự lập, thực hiện kỹ năng sống thường xuyên, nhiều cách riêng.Người hướng dẫn làm thay đổi cho trẻ tỏ rỏ mọi đồng cảm, thương yêu trẻ Luôn quan sát, bao quát trẻ đẻ sẳn sàng và tận tình giúp đỡ trẻ khi cần
b Phương pháp dùng trò chơi
- Đặc điểm: đây là phương pháp giáo dục kỹ năng sống đặc trưng cho trẻ mẫu giáo Những trò chơi thường được giáo dục để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi sắm vai, trò chơi xây dựng,trò chơi đón kịch, trò chơi trí tuệ
Trang 19- Cách thực hiện: người hướng dẫn xác định kỹ năng sống cần hướng dẫn trẻ, chọn trò chơi phù hợp với kỹ năng sống đó Lúc đầu người hướng dãn nên chơi cùng trẻ, giới thiệu trò chơi đóng vai chơi, hành động chơi Nếu trò chơi có lời
ca thì vừa chơi vừa đọc cho trẻ đọc theo
C Phương pháp giao việc
- Đặc điểm: người hướng dẫn dùng việc vặc, công việc thường ngày vừa sức vớitrẻ để luyện tập kỹ năng sống cho trẻ
- Cách thực hiện: Người hướng dẫn khuyến khích trẻ tại nhóm 1 việc theo ý thích Chuẩn bị dụng cụ vừa tầm với trẻ, dể dàng sử dụng
- Yêu cầu sư phạm: người hướng dẫn chọn những công việc vừa sức trẻ, không lạm dụng để bắt trẻ lao động quá sức Khuyến khích trẻ thực hiện hàng ngày, đều đặn, vào những thời điểm nhất định trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
4 Điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.
Trả lời
Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng : Giáo dục kỹ năng sống là giúptrẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau Quyếtđịnh phải xuất phát từ trẻ Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu vàkinh nghiệm của trẻ Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, traođổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng
Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhấtphương pháp giáo dục trẻ:
- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ
- Tôn trọng ý kiến của trẻ , không áp đặt ý kiến của mình
- Không nói dài và nói nhiều , không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưacâu hỏi để trẻ tự tìm tòi
- Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận
và có thể đưa ra kết luận của mình
Trang 20KẾ HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN
Năm học: 2015 – 2016
STT môđun Số Tên & nội dung môđun Số tiết Thời gian tự học
Điều chỉnh KH
15 Tháng 9 + 10 /2015
Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3- 36 tháng
1 Các loại kế hoạch giáo dục trẻ 3-
36 tháng;
2 Cách xây dựng kế hoạch giáo dụctrẻ 3-36 tháng: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện giáo dục, xác định thời gian, không gian thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch;
3 Thực hành lập kế hoạch giáo dục trẻ
15 Tháng 1 + 2/2016
4 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm 15 Tháng 3 + 4
Trang 21MN 39
non
1 Vai trò của giáo dục kĩ năng sốngđối với sự phát triển nhân cách trẻ mầm non;
2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
3 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
4 Điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
-
Trang 22-KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
Tên& nội dung Mô
Số tiết tự học
Số tiết học tập trung
Thời gian bồi dưỡng
Điều chỉnh
giáodụcnăm,tháng,tuần,ngày theo các chương trình giáo dục mầm non.
9 6 Tháng
11; 12
MN Phương pháp dạy học Mô đun cung cấp phương pháp
Trang 24I : Tự học
1.Vai trò của môi trường giáo dục cho trẻ mầm non
- Giúp trẻ khám phá MTXQ
- Bộc lộ khả năng của trẻ
- Trẻ học được những kiến thức xung quanh
2 Nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục trong trường MN
2.1 MT đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ.
2.2 MT được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện CT CSGD trẻ.
2.3 MT giáo dục cần đa dạng, phong phú để kích thích sự phát triển của trẻ 2.4 Môi trường phải thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội
-Giá kệ của các độ tuổi phải có kích thước khác nhau
-Bố trí các góc chơi phải phù hợp (VD: góc sách đảm bảo đủ ánh sáng)
-Cầu thang trẻ đi tránh dán quá nhiều hình ảnh (dễ gây tai nạn)
-Góc trưng bày sản phẩm của bé giúp PH biết được GV cần những NVL gì?-Góc vận động: Kích thước, ĐD phù hợp với từng độ tuổi
-Góc Khám phá khoa học: trồng nhiều loại cây, giúp trẻ QS quá trình phát triển của cây và ghi nhận KQ
II : Học tập trung
3 Qui trình xây dựng môi trường giáo dục
3.1 Xác định môi trường cần xây dựng
3.2 Mua sắm trang thiết bị
-Xác định nội dung và những thứ có thể lưu giữ lại từ chủ đề trước
3.4 Sắp xếp bố trí (trong lớp, ngoài trời) đối với từng độ tuổi
+ Ngoài trời: nên qui định rõ diện tích sân chơi, dựa trên tổng thể diện tích của trường
Trang 25+ Trong lớp: nên có lối đi, ranh giới khoảng không gian được xác định tùy theo lứa tuổi và số lượng
Lưu ý:Không nhất thiết trong 1 giờ phải có đủ 6 góc chơi
Tránh môi trường của trẻ 3, 4, 5 tuổi cùng giống nhau
Số góc chơi ở nhà trẻ ít, tranh ảnh đơn giản, không che chắn góc cao quá
Viết tên góc chơi đơn giản, rõ ràng, không đặt quá cao, viết vòng cung
* 3 - 4t:+Tranh bố cục đơn giản
* 5 - 6t:+ Trẻ có thể tham gia làm tranh mảng tường
+ Số lượng góc chơi bố trí nhiều hơn lớp Chồi
+ Góc chơi đa dạng
+ Chủng loại ĐC nhiều hơn và số lượng ĐC ít hơn lớp Chồi ĐC gồm nhiều chi tiết, phải ở dạng rời
+ Tạo MT chữ viết phong phú đối với trẻ
Thường xuyên thay đổi cách trang trí sắp xếp góc chơi tạo sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ
4 Tổ chức cho trẻ HĐ trong MTGD
-Trước hết: GV phải xác định rõ mục đích của mỗi loại tranh ảnh,
ĐDĐC… để giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi, nghĩ ra nhiều cách chơi …
đáp ứng việc cung cấp và củng cố KT-KN cho trẻ - VD: tranh mảng tường
có thể sử dụng để giới thiệu chủ đề, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ hoạt động Khi làm ĐDĐC giáo viên gợi ý cho trẻ tìm ra những dấu hiệu để trẻ củng cố các kiến thức ví dụ về toán: số lượng, hình dạng, kích thước
-Thứ hai: Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi
vào các bước mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề Xác định rõ từng loại ĐC để đưa vào các hoạt động: hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, ở ngoài trời
-Thứ 3:
GV phải biết lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt à kích thích trẻ tíchcực tìm ra các chức năng sử dụng các ĐDĐC trong các hoạt động
Ở lứa tuổi MG trong góc “Cửa hàng” dạy trẻ kỹ năng thêm bớt, nhận
biết, phân biệt, so sánh … VD: “Bán cho tôi 4 quả màu đỏ, hơi chua về nấu canh”; “Đồ của chị hết 4 nghìn (biểu thị bằng 4 dấu tròn) tôi trả lại chị 1
nghìn” Hoặc trong góc âm nhạc/ tạo hình có thể lồng ghép nội dung về toán:
sS số lượng người với số ghế trong trò chơi âm nhạc, đếm số bông hoa khi vẽ
An toàn cho trẻ là yêu cầu số 1Các đồ chơi không phải là để trang trí mà để cho trẻ HĐ, tăng cường đưa các
nguyên, vật liệu để trẻ có thể sáng tạo được theo cách của mình
Trang 26• Cần có sự tham gia và sử dụng sản phẩm của trẻ vào xây dựng MTHT
MT sẽ được hình thành trong quá trình thực hiện chủ đề
Trang 27TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
Số modun: MN9
Số tiết: 15
Tự học : 9 tiết Học tập trung : 6 tiết Thời gian tự học:Tháng 11 + 12 Người thực hiện: LÒ THỊ THÙY
I Tự học
1: Những đặc thù của môi trường giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi
Để xác định được những đặc thù của môi trường giáo dục cho trẻ mầm non từ
3-6 tuổi và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của trẻ đồng thời biết cách xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả trong trường mầm non Giáo viên mầm non cầm nắm rõ các phương pháp:
* Phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp
1 Kỹ năng giao tiếp với bạn bè
2 Kỹ năng giao tiếp với bố mẹ, ông bà
3 Kỹ năng giao tiếp với người lạ
* Phương pháp phát triển kỹ năng thích nghi
1 Kỹ năng thích nghi các loại thức ăn
2 Kỹ năng thích nghi với môi trường
3 Kỹ năng thích nghi với đám đông
* Phương pháp phát triển kỹ năng khám phá thế giới xung quanh
1 Kỹ năng khám phá không gian
2 Kỹ năng khám phá sự vật
3 Kỹ năng khám phá chất liệu
4 Kỹ năng khám phá thiên nhiên
* Phương pháp phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân
1 Kỹ năng tự xúc ăn
2 Kỹ năng tự mặc quần áo
3 Kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân
* Phương pháp phát triển kỹ năng tạo niềm vui
1 Kỹ năng cho trẻ tự chơi
2 Kỹ năng chơi cùng bố mẹ
3 Kỹ năng chơi với người khác (bạn bè, người thân )
4 Kỹ năng cùng bố mẹ làm đồ chơi
* Phương pháp phát triển kỹ năng tự bảo vệ
1 Kỹ năng phân biệt nguy hiểm
2 Kỹ năng tự xoay sở
* Phương pháp phát triển kỹ năng làm việc đội nhóm
1 Kỹ năng làm việc cùng bạn trong nhóm lớp và tập thể
2 Kỹ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt được
3 Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội
* Phương pháp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
1 Kỹ năng kiểm soát hành vi
Trang 282 Kỹ năng ngăn ngừa tình huống xấu có thể xảy ra
3 Kỹ năng tư duy tích cực, giải quyết nhanh vấn đề
"Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” (Maria
Montessori)''
- Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ
II : Học tập trung
2 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG NGOÀI LỚP HỌC CHO TRẺ 3-6 TUỔI
2.1: Môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện
Môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện góp phần giúp
trẻ phát triển toàn diện : phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển kỹ năng thực hành, hình thành phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử phù hợp với môitrường
- Môi trường thiên nhiên góp phần tô điểm cho khung cảnh sư phạm thêm
xanh, thêm đẹp, ban ngày cây xanh quang hợp nhả ôxy, hơi nước và hút khí
cacbonnic làm cho không khí thêm trong sạch, mát mẻ Hàng ngày, khi được ra
chơi ngoài trời, có cây xanh, hoa đẹp, hương thơm giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, tâm hồn thoải mái, trẻ được hít thở không khí trong lành, được vui chơi,
vận động, nhờ vậy thể lực của trẻ phát triển ( môi trường thân thiện )
- Môi trường thiên nhiên tạo ra những vật mẫu thật, sống động để trẻ trực tiếp
quan sát, làm quen, tìm hiểu về cỏ cây, hoa lá, một số con vật trong môi trường
tự nhiên Qua đó, cô dạy trẻ chăm sóc cây cỏ hoa lá, con vật, dạy trẻ biết yêu laođộng, yêu thiên nhiên
2.2 Xây dựng môi trường thiên nhiên
- Căn cứ vào diện tích sân, vườn hiện có của trường, ngoài việc bố trí sân tập thểdục, nơi đặt non bộ, sân chơi giao thông, hoặc bể bơi Ban Giám hiệu các
trường mầm non tham mưu, tư vấn, chủ động xây dựng kế hoạch, thiết kế phân chia thành các khu vực nuôi, trồng cho phù hợp:
a ) Trồng cây bóng mát : Trồng cây ở khu vực sân trường: phượng vĩ, bàng, hoa sữa, bằng lăng, sấu, cọ
b) Trồng cây ăn quả: Thường trồng ở phía sau hoặc xung quanh trường: Chuối, xoài, khế, bưởi, na, cam, chanh, quýt, quất, hồng xiêm, đu đủ, dừa, vú sữa
c) Trồng hoa, cây cảnh: Thường trồng ở phía trước : Hoa hồng, hoa cúc, hoađồng tiền, hoa địa lan, hoa mười giờ ; Cây cau vua, cau cảnh, trắc bách diệp, huyết dụ đỏ hoặc vàng hoặc xanh ( bên cạnh cây cảnh, vườn hoa, thảm cỏ nên trang trí một số mô hình mô phỏng một số nhân vật, một số con vật ngộ nghĩnh trong các tác phẩm văn học gần gũi với trẻ )
d) Trồng rau, củ quả : theo mùa, theo thời tiết
- Mùa hè thu: Rau muống, rau dền, rau đay, mùng tơi, bí, mướp, rau ngót
- Mùa đông xuân: Bắp cải, su hào, cà rốt, đỗ vân nam, đỗ cove
e) Vườn thuốc nam, rau thơm: Tía tô, hương nhu, ngải cứu, sài đất, kinh giới, bạc hà, mùi tàu, húng, mùi
Trang 29g) Giàn cây bóng mát: Hoa thiên lý, mướp, gấc, su su, hoa giấy, hoa lẵng) h) Góc chơi với cát, nước: Khuyến khích những nơi có điều kiện làm mô hình
“ đồi, núi, suối nước” Mực nước ở non bộ, “ suối, hồ, bể ” luôn ở mức 15-20
cm
i) Con đường đến trường: Phối hợp với hội phụ huynh, chi đoàn thanh niên
đảm nhận công trình con đường an toàn xanh sạch đẹp dẫn tới cổng trường.
* Một số lưu ý:- Có sự liên kết đường đi lối lại giữa các khu vực, lối đi không
nhất thiết làn theo đường thẳng mà có thể tạo ra các đường ngoằn ngoèo, rích rắc có rải sỏi, hoặc rải cát, hoặc cỏ mịn, hoặc đất nện tạo cho trẻ cảm giác thíchthú khi đi dạo chơi
- Ghế đá, đồ chơi ngoài trời ( Cầu trượt, thang leo, đu bay, bập bênh, đu quay, hang động nhân tạo ) cần bố trí sắp xếp hợp lý trên nền cát, đất nện mịn hoặc trên thảm cỏ, dưới tán cây bóng mát, tạo không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ vui chơi và hoạt động
- Khoảng tường xung quanh sân, vườn tận dụng vẽ tranh tường, tranh in phun theo chủ đề, biển báo giao thông
2.3 Hệ thống thoát nước, gianh giới phân chia các khu vực trong sân nơi
trẻ hay qua lại không xây bờ cạnh cao hơn mặt sân, vườn, mà làm vạch phân chia chìm bằng gạch màu để trẻ không bị vấp ngã, nếu thiết kế hệ thống điện,
nước trong sân trường cũng thiết kế đường chìm đúng kỹ thuật ( tạo môi trường
an toàn ).
2.4 Vật nuôi:Nếu có điều kiện trong trường mầm non dành một góc thuận lợi
để nuôi một số con vật: Cá cảnh, chim, thỏ, gà, khỉ nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn và thẩm mỹ
3.XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRONG LỚP HỌC CHO TRẺ 3-6 TUỔI
1 Cây xanh trang trí trong lớp học
Cây xanh trang trí trong lớp học phải đảm bảo xanh, tươi, màu sắc đẹp, không có gai, không có quả độc, không có sâu bệnh
Trong các lớp học nên trồng cây vào chậu sành, sứ, chậu xi măng, gáo dừa,ống tre để treo trên cửa sổ, trên các giá đồ chơi, hiên chơi sao cho đẹp mắt
Các loại cây: Vạn niên thanh, phong lan( treo), địa lan, cây hoa đá, cây rồng nhả ngọc, cây trúc nhật, cây cau, hoa giấy ( trồng trong chậu để sát chân lan can của hiên nhà )
2 Một số lưu ý trong các góc chơi
2.1 Tích luỹ đồ dùng, đồ chơi
- Vận động phụ huynh hỗ trợ: sách, báo, tranh, ảnh, lịch, tem, thiệp cũ; chai
lọ, đồng hồ bỏ đi, hộp có hình dáng lạ ( các loại vỏ hộp bánh hình tròn bằng sắt,
nhờ một số phụ huynh làm cơ khí cùng cô giáo lắp ráp một bộ trống mô phỏng
tại góc ghệ thuật, hoặc vỏ thùng nước khoáng loại 20 lít cắt, gọt dán, làm giá
đỡ thành bình sấy tóc ở góc phân vai ); vỏ sò, vỏ hến, bọt biển, hộp xốp, vỏ
xốp đựng bảo vệ trái cây; lá cây, vỏ cây; mẩu gỗ vụn, đá, sỏi, lá khô, cành cây, thân cây khô, mẫu để chơi cát, đồ sành, sứ, nắp chai Thông báo với phụ huynh
về các bộ sưu tập theo chủ đề của lớp và khuyến khích họ tham gia
- Khi đi mua sắm tìm đến các quầy sách, báo giảm giá, hàng thanh lý
Trang 30- Khi đi chợ, đi du lịch nên để ý mua một số đồ dùng: mũ tai bèo, nón
lá, ô xoè của người Mèo, nồi đất, bộ ấm chén bằng đất nung, bị cói, rổ, rá, dần, sàng tre, quần áo người dân tộc…để trang trí góc chơi dân gian, góc nghệ thuật
- Khi đi may quần áo, xin thợ may vải vụn có màu sắc, hình dáng sặc sỡ
để làm con rối, cờ đuôi nheo, bộ cài cúc
- Hộp các tông có thể trang trí thành sân khấu, làm bàn, hoặc làm thành
đường hầm
- Tham khảo trên các trang web, Ghi nhớ cách làm mỗi khi tìm được thứ gì đó khác lạ có thể vận dụng vào lớp học
Mọi vật sưu tầm, được ủng họ cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho trẻ, không được sắc nhọn, không gây hại cho sức khoẻ của trẻ.
2.2 Bố trí, sắp xếp các góc chơi
Trong phòng học học được chia thành các góc cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực hơn, lựa chọn và thực hiện hoạt động một cách độc lập, ít phụ thuộc vàogiáo viên
Vật liệu trong mỗi góc chơi phải phù hợp với mục đích của từng góc, cácgóc có thể liên kết với nhau xoay quanh chủ đề; ranh giới giữa các góc phải được xác định rõ ràng, có khoảng trống để trẻ di chuyển
Việc xây dựng môi trường góc cần được chú trọng về việc bổ sung các nguyên vật liệu, các đồ chơi dạng mở giúp trẻ tích cực hoạt động, phù hợp với
số lượng trẻ tham gia chơi
Ví dụ:- Góc đọc sách nên có nhiều sách do cô và trẻ tự làm phù hợp với chủ
đề, cần có bàn, ghế nhỏ, nhiều ánh sáng cho trẻ ngồi “đọc ”;
- Góc phân vai cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu cho trẻ chơi: gạo, bánh, kẹo, rau, miến, bánh đa, mì tôm, tương ớt, sữa chua, sữa tươi, ‘’tiền đi chợ’, khi
tổ chức hoạt động bé tập làm nội trợ thì cần có thực phẩm, đồ dùng, hoa tươi thật : bánh, kẹo, dưa hấu, lê, táo bưởi, cam, bột làm bánh trung thu, sữa ; Góc học tập chuẩn bị muối, đường, phễu, ca cốc, lọ, nước
- Không nhất thiết phải có tất cả các hoạt động, các vật liệu, các góc vào cùng một thời điểm Có quá nhiều thứ trong phòng cùng một lúc làm cho trẻ khókhăn trong việc lựa chọn Những góc thường xuyên ( góc chơi phân vai, góc xâydựng ) cho thể được thay đổi xoay quanh chủ đề Mọi hoạt động và vật liệu liên quan đến chủ đề ở các góc chơi có thể tiếp tục cho đến khi trẻ hết hứng thú Khi trẻ không còn thích thú, không còn quan tâm nữa thì có thể thay đổi nội dung, hoặc có thể bỏ hẳn góc chơi đó đi trong một thời gian
4.Thực hành xây dựng môi trường ngoài lớp học cho trẻ từ 3-6 tuổi
Cô tổ chức cho trẻ được thực hành các hoạt động xây dựng môi trường ngoài
lớp học cho trẻ bằng nhiều các hoạt động khác nhau thông qua các giờ học xen kẽ trong ngày.Cô là người hướng dẫn quan sát và đánh giá khen ngợi trẻ
Trang 31TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
Số modun: MN20
Số tiết: 15
Tự học : 9 tiết Học tập trung : 6 tiết Thời gian tự học:Tháng 1 + 2 Người thực hiện: LÊ THANH NHÀN
I : Nội dung:
1 Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học
- Việc đổi mới phương pháp giáo dục trong trường mầm non là một việc làm cầnthiết mới mẻ, khoa học, sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm phát triển tư duy tạo mối giao tiếp giữa trẻ với nhau
- Khuyến khích trẻ tích cực hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
- Phát huy được tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau
- Kích thích động cơ bên trong của trẻ
- Giáo viên nắm vũng kỹ năng thao tác luôn tạo tâm thế thoải mái cho trẻ, sử dụng câu hỏi gợi mở, khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động, biết sử dụng đồ dùng trực quan sinh dộng, thể hiện ánh mắt cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt thông qua hành vi của giáo viên
Việc đổi mới phương pháp giáo dục là một giải pháp mới rất cần thiết đốivới trường mầm non Qua thực tế cho thấy, áp dụng giải pháp này rất có hiệuquả Nội dung được thay đổi phù hợp, phương pháp nhẹ nhàng Trẻ được hoạtđộng một cách tích cực sáng tạo, mạnh dạn tự tin Vì vậy, giáo dục mầm noncần có sự đổi mới nhằm hình thành ở trẻ năng lực chung, nền tảng nhân cáchban đầu Phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ Vì vậy, cần phải thựchiện giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục
2 Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa làtập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
3.Phương pháp dạy học tích cực ở giáo dục mầm non
Phương pháp dạy học tích cực chính là việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của trẻ dựa trên cơ sở là vốn kinh nghiệm của trẻ, khai thác hứng thú hoạt động, tạo mọi cơ hội phát triển khả năng tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, phát hiện của lứa tuổi mầm non Các giáo viên phải tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu, lợi ích cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ phát triển hòa nhập với cuộc sống xung quanh Đồng thời, kích thích hoạt động cơ bên trong của trẻ,
Trang 32lôi cuốn trẻ tham gia nhiều hoạt động và tạo ra các vấn đề gần gũi với thực tế của cuộc sống cho trẻ hoạt động Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non là khi cho trẻ làm quen một chủ đề thì cần tổ chức các hoạt động phù hợp theo trình tự: trước hết là cho trẻ quan sát, tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với đối tượng nhận thức bằng các giác quan, sau đó tổ chức cho trẻ trao đổi, thảo luận và cuối cùng sẽ cho các em thực hành qua vui chơi, lao động
vẽ, nặn, cắt, dán… Phương pháp này sẽ phát huy tối đa tính chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
Trang 33TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
Số modun: MN 30
Số tiết: 15
Tự học : 9 tiết Học tập trung : 6 tiết Thời gian tự học: Tháng 3 + 4 Người thực hiện: LÊ THANH NHÀN
Nội dung:
1.Vị trí vai trò của đồ dùng dạy học,đồ chơi tự tạo
Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung
quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau , biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người,còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng
Vai trò và ý nghĩa của đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần đối với mỗi đứa trẻ Đồ chơi được lựa chọn đúng đắn sẽ thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ em Có những đồ chơi giúp phát triển các cơ quan thụ cảm, những đồ chơi mô phỏng các đồ vật giúp trẻ nắm được hình dáng, cấu tạo, công dụng và phương thức sử dụng Có những
đồ chơi thôi thúc trẻ tập nói, phát triển ngôn ngữ và làm phong phú thêm vốn từ.Những đồ chơi lắp ráp hay phương tiện giao thông giúp trẻ rèn luyện các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, làm phát triển tư duy ở trẻ thơ một cách hoàn thiện
Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, nhất là đồ chơi có sẵn nào là các loại xe cơ giới, nào là siêu nhân, đồ chơi điện tử,…Tuy nhiên, xét
về phương diện giáo dục thì nhiều đồ chơi không phù hợp với trẻ, không thể đáp
Trang 34ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non.Nhu cầu về đồ chơi rất lớn và vai trò của đồ chơi là đặc biệt hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, thế nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thì đồ chơi lại là một thứ xa xỉ đối với mỗi đứa trẻ và điều đó cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đó như thế nào
Ở trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi giữ một vai trò quan trọng, là phương tiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, hoạt động vui chơi là hoạt động
Đặc biệt, đồ chơi cho trẻ mầm non vừa thiếu vừa không đáp ứng được những tiêuchí của đồ chơi cho trẻ mầm non
Đồ chơi tự làm là tích hợp một vài ý tưởng , những kiến thức về làm đồ chơi
và đặc điểm tâm lý của trẻ , sự khéo léo của chủ thể trong sáng tạo, dùng chính những nguyên vật liệu mở (vật liệu cũ, đồ phế thải ) để tái tạo ra các sản phẩm đồ chơi cho trẻ và qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều loại đồ chơi, tham gia trong quátrình vui chơi , đáp ứng nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ mầm non, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ thuở ban đầu, góp phần hình thành cho trẻ mầm non kỹ năng, thói quen tốt về bảo vệ môi trường, xây dựng mội trường ngày càng trong sạch, thân thiện hơn
Với đối tượng trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn Nếu trong một tiết học, cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền đạt Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học của trẻ, cách thức chơi với đồ chơi và những đồ chơi mà trẻ thích phải thay đổi theo sự phát triển của trẻ Càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơi thì trẻ
Trang 35càng học được nhiều
2 Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học,đồ chơi tự tạo
Đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phảigiúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được những tiêu chí về sự an toàn
về đồ chơi cho trẻ Điều quan trọng nhất là đồ chơi phải an toàn đối với bé, kế đến
là giúp kích thích óc sáng tạo và trí thông minh của bé Thông qua phương tiện đồchơi, dạy cho con trẻ rất nhiều điều về cuộc sống kỳ diệu xung quanh, về sự sẻ chia, tình yêu gia đình, tình bạn, tình yêu thiên nhiên…
Muốn làm được điều này, giáo viên cần nắm được những tiêu chí cơ bản khi
làm đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu mở : Đảm bảo tính sư phạm ( có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ; trẻ có thể thao tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi); Đảm bảo tính phù hợp, an toàn ( Màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm.Cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ chơi) Đảm bảo tính phổ biến ( Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau) ; Đảm bảo tính sáng tạo (Từ một loại vật liệu
có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau; có ý tưởng mới trong khai thác,
sử dụng)…Cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo
phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào mà trẻ
có thể sưu tầm được Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn chotrẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài.Đối với những trẻ đã lớn nên khuyến khích để trẻ tham gia vào quá trình làm đồ chơi với cô giáo Đấy cũng chính là khởi đầu cho mọi sự sáng tạo sau này cho mỗi đứa trẻ
Như vậy, đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất tốt góp phần to lớn trong giáo dục, phát triển trẻ toàn diện, qua quá trình thực nghiệm trênlớp, khi trẻ chơi với đồ chơi sáng tạo và độc đáo này giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt:
Trang 36• Phát triển các giác quan, phát triển vận động: Luyện vận động các cơ tay, sựkhéo léo của bàn tay, ngón tay và luyện các vận động đi chạy, nhảy, bật.
Trẻ biết cầm, nắm, lăn xoay; biết phối hợp tay và mắt: xâu, xếp, lắp ghép…
• Phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức: Luyện các giác quan ( thị giác, thính giác, xúc giác ), nhận biết môi trường xung quanh, so sánh đặc điểm, định hướngkhông gian, giải quyết vấn đề
Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ, dài- ngắn, tính chất cứng - mềm, màu sắc của đối tượng…
• Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực tế, thông qua quá trình chơi trẻ thể hiện thái độ tình cảm của mình với môi trường xung quanh, phát triển hành vi, ngôn ngữ giao tiếp trong nhóm trẻ
….Cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp cho trẻ làm quen với thơ chuyện, chữ viết
• Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười nói.gợi cho trẻ cảm xúc, tình cảm khác nhau ( Vui nhộn, thoải mái, âu yếm, nhẹ nhàng )
• Phát triển xã hội: Biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến mọi người, thỏa thuận
Từ những thực tế trong giảng dạy bộ môn tạo hình ở trường sư phạm và
những sáng tạo, vận dụng làm đồ chơi từ những vật liệu phế thải, tôi đã rút cho mình được nhiều bài học kinh nghiệm: Tận dụng những đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi, được tham gia vào quá trình làm đồ chơi cùng với cô giáo một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá….Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt hơn
3 Cách làm một số đồ dùng dạy học.đồ chơi tự tạo
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mà nhất là tại thành phố các phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú : các vỏ hộp bánh kẹo, lõi giấy vệ sinh các túi, nắp chai, chai nhựa, tạp chí là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho cô, các bậc phụ huynh và trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình Tuy nhiên, để chương trình
Trang 37giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh giúp trẻsưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như : các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi
và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ trứng, len, mo cau, vỏ sò
Giáo viên cần phải chú ý hướng dẫn, lôi cuốn trẻ cùng tham gia vào quá trình thực hiện làm đồ chơi nhằm giúp trẻ bộc lộ tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, giúp trẻ biết trân trọng những sản phẩm do con người làm ra, qua đó giáo dục tình cảm yêu lao động Giáo viên không nên đặt ra trước loại sản phẩm, bắt trẻ làm theo một cách thụ động mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn màu sắc, hướng dẫn thao tác, cách làm đồ chơi… Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hiện với từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng cháu Giáo viên cần thật sự tin vào khả năng của trẻ trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi (sợ trẻ làm hỏng, xấu) nên còn làm thay trẻ quá nhiều
Bên cạnh đó vấn đề làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ cũng hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở trường mầm non Những hiệu quả
và lợi ích thiết thực của vấn đề ứng dụng làm đồ chơi cho trẻ mầm non bằng những nguyên vật liệu phế thải ( Nguyên vật liệu mở) đã được khẳng định, đó là:
Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém nhiều tiền, đồng thời cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống
Ví dụ:Làm con công
Chuẩn bị:
Vỏ hộp sữa chua
Thìa sữa chua
Giấy bi tít hoặc giấy đề can các mầu
Bìa cứng
keo 502
Cách làm:
Cắt giấy bi tít tạo thành hình đuôi của con công sau đó dán giấy bi tít vừa cắt vào
tờ bìa cứng và cắt theo đường viền giấy bi tít vừa rồi.sau đó lấy keo 502 dán đuôi
Trang 38con công vào miệng hộp sữa chua úp xuống để tao thành đuôi.Sau khi dán xong cắt giấy đề can các mầu dán trang trí vào đuôi con công.Khi dán xong đuôi con công tiếp theo lấy thìa sữa chua gắn vào miệng hộp sữa chua đối diện với đuôi công để tạo thành cổ và đầu con công.Khi gắn xong dùng giấy bi tít cắt trang trí vào đầu thìa sữa chua để tạo thành mắt,mồm,đầu con công.
4.Thực hành làm một số đồ dùng dạy học,đồ chơi tự tạo
Hàng tuần giáo viên đều thực hành làm một bộ đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo
để phục vụ cho việc trang trí lớp và ứng dụng vào dạy học
Người lập
LÊ THANH NHÀN
Trang 39TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
Số modun:MN 31
* Tên và nội dung modun:Hướng dẫn sử dụng một số phần mềm vui
chơi,học tập thông dụng cho trẻ mầm non
1.Giới thiệu một số phần mềm vui chơi,học tập thông dụng cho trẻ mầm
*Nội dung1.Giới thiệu một số phần mềm vui chơi,học tập thông dụng cho trẻ
MN
1.Phần mềm em tập tô màu:
Em tập tô màu là bộ chương trình mô phỏng học vẽ và tô màu cho khối mẫu giáo và tiểu học Với hơn 600 bức tranh nghệ thuật về thiên nhiên, phong cảnh, động vật phong phú đa dạng, các em sẽ có những giây phút thoải mái để phát huy khả năng sáng tạo, trí óc tưởng tượng bằng những nét vẽ ngộ
2 Vui học chữ – vui mà học dành cho các bé
Phần mềm Phần mềm vui học chữ nhỏ gọn miễn phí của FPT cho các bé vừa chơi vừa học, dung lượng nhỏ gọn, không cần cài đặt, bung nén vào ổ cứng chạy file Vui_hoc_cung_chu_cai.exe
3.Phần mềm dinh dưỡng thực phẩm - Nutrikids 1.5.12
Sau sự triển khai thành công của phần mềm dinh dưỡng mầm non Nutrikidsvào hầu hết các trường mầm non trong cả nước, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo và Công ty Cổ phần Mạng Trực Tuyến Việt Sin tiếp tục triển khai thêm sản phẩm mới: Phần mềm dinh dưỡng học đường NutriSchool với nhiều công cụ hỗ trợ đặc biệt
Trang 404 Phần mềm Romaco Timeout (quản lý thời gian sử dụng máy tính cho trẻ)
Romaco Timeout là một phần mềm miễn phí, cho phép bạn thiết lập giới hạn thời gian việc sử dụng máy tính, do đó trẻ chỉ có thể sử dụng máy tính theo thời hạn quy định mà bạn đã thiết lập trong phần mềm Ngoài ra, phần mềm này còn có khả năng kiểm soát để ngăn chặn việc sử dụng trình duyệtweb,
5 ABC Drawing School I Animals - Phần mềm dành cho trẻ em "vừa học vừa chơi" Description.
See ABC Drawing School I Animals - Phần mềm dành cho trẻ em "vừa học vừa chơi" Screen shots ABC Drawing School: Bằng cách sử dụng phần mềm cung cấp các bài học về vẽ Làm theo các chỉ dẫn trực quan cách kết nối những form đơn giản như hình tròn, hình chữ nhật với các đường thẳng để hoàn thành hình vẽ Đổ
6 English by Picture 1.0 – Học Anh Văn bằng hình ảnh cho trẻ
EP1.0 là phần mềm giúp trẻ em học tiếng anh bằng hình ảnhtuy đơn giản nhưng khá thú vị, trẻ có thể học và nhớ từ vựng tiếng anh dễ dàng bằng cách xem những hình ảnh và chơi một số trò chơi đơn giản được thiết kế riêng cho các bé
7 Phần mềm hỗ trợ giáo dục an toàn giao thông trên máy tính
Là phần mềm ba năm liên tục đoạt giải phần mềm xuất sắc của thầy Thiên Hoàng- giáo viên Tin học trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm Q1