Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014. Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014. Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014. Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014. Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI - 2020
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Bá Tăng
Trang 4những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA (1998 - 2008) 352.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ thành phố
Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 352.2. Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị
Chương 3: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ thành
phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 813.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát
4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa (1998 – 2014) 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Di sản văn hóa (DSVH) là những bằng chứng có ý nghĩa quan trọng,minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, giúp conngười biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặctrưng văn hóa của đất nước, góp phần hình thành nhân cách con người ViệtNam hiện đại Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc trong việc bảo tồn DSVHtại Việt Nam không chỉ là bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn gắnliền với việc bảo vệ nền độc lập dân tộc
Di sản văn hóa Việt Nam là bộ phận DSVH của nhân loại, đây là tài sảnquý giá của con người Việt Nam, là yếu tố quan trọng làm nên bản sắc củadân tộc Việt Nam và cũng là cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa, DSVH.Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy DSVH là trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổchức, mỗi dân tộc để thể hiện việc "uống nước nhớ nguồn" tri ân với tiềnnhân, đây cũng là những động lực tạo ra sức mạnh tinh thần và là cội nguồncủa sức mạnh vật chất để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước
Di sản văn hóa còn chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn, là nguồn lựcđối với phát triển kinh tế, nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần quantrọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Nếu DSVH bị mất đikhông đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thầnlớn lao không gì bù đắp nổi, đặc biệt là khi đất nước đang rất cần phát huy tối
đa nguồn nội lực để phát triển
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nướcrất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của dân tộc DSVHdân tộc được Đảng xác định là "tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, làcốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưuvăn hóa" [46, tr 63] Đại hội IX của Đảng (2001) chủ trương: "Bảo tồn vàphát huy các di sản văn hóa dân tộc … chú trọng gìn giữ, phát huy các di sản
Trang 7văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các ditích lịch sử" [47, tr 208] Đại hội XI của Đảng (2011) khẳng định: "Phát triển
sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóatruyền thống, cách mạng"
Hà Nội là trung tâm hội tụ và tỏa sáng văn hóa số một của cả nước, với
sự giàu có, đa dạng về các loại hình DSVH vật thể và DSVH phi vật thể Từkhi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) về xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcđến nay, cùng với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡcủa cộng đồng quốc tế, sự tham gia đầy nhiệt huyết của các nhà khoa học, đặcbiệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ và chính quyền thành phố,việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở Hà Nội đã có những chuyển biến vàđạt được nhiều thành tựu quan trọng Đã có nhiều di tích khảo cổ, di tích lịch
sử kiến trúc nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh, di tích tôn giáo tínngưỡng, các DSVH phi vật thể như lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian,nghệ thuật trình diễn, bí quyết nghề cổ truyền có giá trị tiêu biểu được khôiphục và bảo vệ, góp phần mở rộng giao lưu và hội nhập với các nước trongkhu vực và thế giới Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình lãnh đạobảo tồn và phát huy giá trị DSVH của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm
1998 đến nay cũng bộc lộ những hạn chế cả trong nhận thức cũng như tronghoạt động thực tiễn, như nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở về vịtrí, vai trò của bảo tồn, tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trị DSVH chưa đầy đủ;công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý di sản còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạngxâm lấn đất đai, cảnh quan di sản, làm biến dạng các DSVH, biến tướng các
lễ hội truyền thống
Thực tiễn quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn vàphát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến nay với những ưu điểm và hạn chếnêu trên rất cần được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trên cơ sở đóđúc kết những kinh nghiệm để vận dụng trong thời gian tới
Trang 8Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, trong thời gian qua đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến Đảng bộ Thành phố Hà Nộilãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH được công bố dưới nhiều cấp độ
và phạm vi khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứumột cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nộilãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014, dướigóc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Đảng bộ Thành phố
Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014 làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và pháthuy các giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014, trên cơ sở đó đúc kết một
số kinh nghiệm để vận dụng trong giai đoạn hiện nay
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nộilãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014
Trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Thànhphố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014,qua hai giai đoạn 1998 - 2008 và 2008 - 2014
Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nộilãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố HàNội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014
Trang 93.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2014, với mốc chia chương là năm
2008: Năm 1998 là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết Trungương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc", cũng là năm Thành ủy Hà Nội ra chương trình hànhđộng thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; Năm 2008 là năm Hà Nội
mở rộng địa giới hành chính (sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã củahuyện Lương Sơn, Hòa Bình); Năm 2014 là thời điểm các cấp bộ đảng trênphạm vi cả nước tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5khóa VIII, trong đó có Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Về không gian: Nghiên cứu công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH
trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 1998 - 2008 (khi Hà Nội chưa mởrộng) và khi Thành phố Hà Nội mở rộng (giai đoạn 2008 - 2014)
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những yếu tố tác động;
chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huygiá trị DSVH (bao gồm: bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vật thể; bảo tồn vàphát huy giá trị DSVH phi vật thể); nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quátrình Đảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm
4.2. Nguồn tư liệu
Các tác phẩm của Mác - Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí Minh; các vănkiện của Đảng và Nhà nước; các văn kiện của Đảng bộ và chính quyền Thànhphố Hà Nội có liên quan đến văn hóa, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá DSVH;
Trang 10các chương trình, báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là SởVăn hóa - Thể thao); các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án…
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic,kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để làm rõcác nội dung của luận án Trong đó:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ bối cảnh, quá trình hoạchđịnh chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và pháthuy giá trị DSVH theo diễn tiến thời gian
Phương pháp logic dùng để làm rõ các bước phát triển tư duy nhận thức
và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huygiá trị DSVH; rút ra những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc kếtnhững kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ thành phố về bảo tồn
và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm làm rõchủ trương và luận chứng các mặt chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội vềbảo tồn và phát huy giá trị DSVH qua hai giai đoạn 1998 - 2008 và 2008 -2014
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh hoạt động lãnh đạo củaĐảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH giữa các giaiđoạn cũng như giữa Hà Nội với các địa phương khác
5. Đóng góp về khoa học của luận án
Góp phần hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Thànhphố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH năm 1998 đến năm 2014
Đưa ra những nhận xét đánh giá có cơ sở khoa học về quá trình Đảng bộThành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH năm 1998 đếnnăm 2014 trên cả hai bình diện ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân của ưuđiểm, hạn chế
Đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ Thành phố HàNội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014
Trang 116. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần vào việc tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo bảo tồn và phát huygiá trị DSVH trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địa bànThành phố Hà Nội)
Góp thêm luận cứ cho việc đổi mới chủ trương, chính sách bảo tồn vàphát huy giá trị di sản văn hóa trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có thể được vận dụngtrong lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của Thành phố Hà Nội trongthời gian tới
Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, hoạt độngtuyên truyền giáo dục về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH; đồng thời là tàiliệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng và lịch sửĐảng bộ địa phương
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận án gồm 4 chương, 9 tiết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 QUAN NIỆM VỀ DI SẢN VĂN HÓA, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
1.1.1. Về di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tài sản, là báu vật của tiền nhân để lại cho thế hệ sau,như các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng, các di vật, cổ vật, ditích danh lam thắng cảnh, các tác phẩm văn học, nghệ thuật Theo nghĩa Hán
- Việt, DSVH là tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộcsống hôm nay và mai sau
Nhìn nhận một cách toàn diện, DSVH là một khái niệm có tính vậnđộng thay đổi theo thời gian DSVH là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quákhứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại, là sự lựa chọn từ dĩvãng những ký ức, báu vật của con người, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng,mong muốn của xã hội hiện đại
Luật DSVH của Việt Nam xác định: "Di sản văn hóa bao gồm di sảnvăn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần vật chất cógiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệkhác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [123]
Như vậy, DSVH có hai dạng khác nhau đó là DSVH vật thể và DSVHphi vật thể, được con người tạo ra và cũng để đáp ứng hai loại nhu cầu cơ bảncủa con người đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần
Di sản văn hóa vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuấtvật chất của con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất
và sinh hoạt, đổ ăn và đồ mặc, các phương tiện đi lại Điều 4, Luật DSVHđịnh nghĩa như sau: "Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trịlịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắngcảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia" [27, tr 15-16]
Trang 13Di sản văn hóa phi vật thể được Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật DSVH ghi rõ:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộngđồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giátrị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng,không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hìnhthức khác [123, tr 1]
Mối quan hệ giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật thể là mối quan hệtương đối, việc phân chia ranh giới giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật thể
là việc làm không đơn giản vì sự phức tạp của nó Chẳng hạn, ngôi đình làkiến trúc dân gian đặc sắc của người Việt, thuộc DSVH vật thể Tuy nhiên,kiến thức, kỹ năng sáng tạo, nghệ thuật trang trí, chạm khắc của ngôi đìnhlại nghiêng về văn hóa phi vật thể Tương tự như vậy, các sản phẩm thủ côngnhư đồ gốm, đồ thủ công mỹ nghệ được coi là văn hóa vật thể, còn bí quyết,
kỹ thuật tạo tác sản phẩm, kiểu dáng, nghệ thuật trang trí trên sản phẩm lạithuộc về văn hóa phi vật thể Rõ ràng là giữa DSVH vật thể và DSVH phi vậtthể luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, đôi khi khó phân biệt rạchròi Việc phân chia văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể chỉ mang ý nghĩatương đối
Sự phân biệt giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật thể sẽ còn là chủ đềgây nhiều tranh luận, đặc biệt khi áp dụng vào công việc bảo tồn Liệu chúng
ta có thể bảo tồn văn hóa phi vật thể mà không tiếp cận văn hóa vật thể, hayngược lại, bảo tồn DSVH vật thể mà không chú ý đến các giá trị phi vật thểxung quanh nó
Trên thực tế, sự phân biệt hai thể loại DSVH như trên chỉ có ý nghĩa quyước, chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, khó phân biệt rạch ròi Cảhai loại này sẽ mất đi nếu không được cộng đồng, cá nhân giữ gìn và phát huy.Trên cơ sở của những quan niệm, luận giải và phân tích ở trên về DSVH có thể
Trang 14hiểu và khái quát: DSVH là tổng hợp những tài sản văn hóa truyền thống bao
gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được con người nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại.
1.1.2. Về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Bảo tồn theo Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên có nghĩa là
"giữ lại không để cho mất đi" còn "phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tácdụng và tiếp tục nảy nở thêm" [119, tr 39, 768] Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn
sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó, không để bị thayđổi, biến hóa hay biến thái Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không cókhái niệm "cải biến", "nâng cao" hoặc "phát triển" Bảo tồn mang nghĩa rộnghơn, là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặcphá hoại, nói cách khác là bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và hãm
sự xuống cấp của kết cấu đó Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểubiết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của DSVH nhằm bảo đảm sự an toàn, pháttriển lâu dài cho DSVH và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày,khôi phục và tôn tạo lại để khai thác phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội
Phát huy, trước hết là sử dụng giá trị tinh thần của DSVH trong côngtác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng tình cảm; đồng thời, khái niệm "phát huy"cũng đã bao hàm cả các hoạt động khai thác, tuy nhiên, nếu sử dụng từ "khaithác" thay cho "phát huy" DSVH thì sẽ bị hiểu là quá thiên về tính hiệu quảkinh tế trong sử dụng
Có thể nói, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm mộtcách có hiệu quả Công việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con ngườimong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết đến hoặcđem về những lợi ích kinh tế
Bảo tồn và phát huy DSVH luôn gắn kết chặt chẽ, biện chứng Đó làhai lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, chi phối, ảnh hưởng qua lại trong hoạtđộng giữ gìn tài sản văn hóa Bảo tồn DSVH thành công thì mới phát huy
Trang 15được các giá trị của di sản Phát huy cũng là một cách bảo tồn di sản tốt nhất,lưu giữ những giá trị đó trong ý thức cộng đồng xã hội Hoạt động bảo tồn vàphát huy các giá trị di sản văn hóa là hai việc khác nhau, tuy nhiên do có mốiquan hệ gắn bó chặt chẽ về nội dung nên hoạt động này đôi khi được gọi mộtcách ngắn gọn là hoạt động bảo tồn.
Bảo tồn không thể tách rời đổi mới và phát triển; bảo tồn không cónghĩa là giữ nguyên hoặc khôi phục lại cả những gì không còn thích hợp nữa,những gì đã bị đào thải Muốn thế cần có sự chắt lọc, lựa chọn kỹ càng đểxem cái gì bảo tồn nguyên vẹn, cái gì cần phải điều chỉnh, sửa đổi cho phùhợp với sự phát triển của xã hội hiện nay
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Từ xưa đến nay, Hà Nội được mệnh danh là "Nơi lắng hồn núi sông",
"Nơi hội tụ và lan tỏa" các giá trị văn hóa của dân tộc Điều đó mang lại sứchấp dẫn, cuốn hút cho các học giả, các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước
về Hà Nội Nghiên cứu về văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nóichung và của Hà Nội nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công
bố, dưới góc nhìn của khoa học lịch sử, lịch sử Đảng, văn hóa học, quản lývăn hóa, văn hóa dân gian, xã hội học, văn học, nghệ thuật, mỹ thuật… Liênquan trực tiếp đến luận án, có thể khái quát thành các nhóm cơ bản sau đây
1.2.1. Các nghiên cứu chung về văn hóa, di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
Cuốn sách Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết
hợp với tinh hoa nhân loại (1996), của Phạm Minh Hạc [68], đã đề cập đến
một số khái niệm cơ bản về văn hóa, văn minh; vai trò của văn hóa, quá trìnhphát triển của văn hóa, văn minh, đồng thời nêu ra vấn đề văn minh và tácphong công nghiệp; vị trí vai trò của văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóadân tộc Việt Nam trong công cuộc giáo dục con người; đồng thời, phải biếttiếp biến tinh hoa văn hóa nhân loại
Trang 16Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng Hồ Chí Minh (1996), trong Kỷ yếu hội
thảo khoa học thực tiễn kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bảo tồn di sản văn hóa dân tộc (23/11/1945 - 23/11/1995 [174], bao gồm
những tham luận, báo cáo của các tác giả như: Lưu Trần Tiêu, Đặng Văn Bài,
Đỗ Văn Trụ… Các bài viết này đã phân tích, trình bày những thành tựu, hạnchế về công tác nghiên cứu, lưu giữ, phục dựng, trùng tu, tôn tạo và phát huyDSVH dân tộc trong nửa thế kỷ nhân dịp kỷ niệm 50 năm (23/11/1945 -23/11/1995) ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bảo tồn DSVH dân tộc
Cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân
tộc (1997), của Hoàng Vinh [201], đề cập đến những vấn đề lý luận về DSVH
dân tộc; về vai trò, chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn mô hình pháttriển văn hóa dân tộc Tác giả đưa ra khái niệm DSVH là tổng thể những tàisản văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết
và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại Đồng thời, giớithiệu một số bài học kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy DSVH tạiNhật Bản như: Luôn coi bảo tồn và khai thác tài sản văn hóa là một vấn đềquan trọng được quy định trong các văn bản pháp luật, chính sách Việc bảo tồncác DSVH được nhấn mạnh trong nhận thức của mỗi người dân và vai trò,chức năng, nhiệm vụ của di sản trong quá trình phát triển bền vững của đấtnước
Nguyễn Quang Điển và cộng sự (1999), trong cuốn Bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc [57], đã có những tìm tòi, luận giải về văn hóa,
bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy văn hóa, bản sắc văn hóa và di sản vănhóa dân tộc; vai trò của các loại hình giáo dục đối với việc bảo tồn và pháttriển văn hóa dân tộc
Nguyễn Khoa Điềm và cộng sự (2001), trong cuốn Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [56], xuất phát từ sự tiếp cận
văn hóa, các yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễnhoạt động văn hóa hơn nửa thế kỷ qua do Đảng lãnh đạo, đã phản ánh rõnhững nét chính yếu về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang
Trang 17xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc Qua hoạt động thực tiễn và tham khảokinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa ở một số nước trên thế giới, cuốn sách ghinhận rõ nét về thực trạng văn hóa Việt Nam, đề xuất một số giải pháp và kiếnnghị để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Từ đó, đưa ra những định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Cuốn sách Một con đường tiếp cận di sản văn hóa (2005), của Lưu
Trần Tiêu và Nguyễn Quốc Hùng [176], đã tập hợp các bài nghiên cứu, bàiviết bàn về vấn đề bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam; phổbiến các quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của ngành và vấn
đề xây dựng cơ sở lý luận cho ngành khoa học mới, xác lập cơ sở khoa họccho ngành bảo tàng học
Nguyễn Văn Huyên và cộng sự (2006), trong cuốn sách Văn hóa mục
tiêu và động lực của sự phát triển xã hội [84], đưa ra nội dung văn hóa vừa là
mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực mạnh mẽ vươn lên của xã hội loài ngườitrong việc thúc đẩy quá trình phát triển xã hội, để từ đó vận dụng nguyên tắckết hợp giữa mục tiêu và động lực văn hóa vào quá trình xây dựng và pháttriển Việt Nam hôm nay
Bộ Văn hóa Thông tin (2006), trong công trình Một con đường tiếp
cận di sản văn hóa [30], đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu DSVH về lý luận
và thực tiễn, trong đó tiêu biểu có các bài: "Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu
di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm"của Phan Huy Lê; "Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa" của Vũ Quốc Hiền; "Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của phát triển bền vững" của Lê Thành Vinh; "Di tích lịch sử và văn hóa đồng bằng sông Hồng" của Đặng văn Bài, các bài
viết có thể giúp người đọc nhận diện một số vấn đề lý luận về DSVH
Tác giả Vũ Ngọc Khánh (2007), trong cuốn sách Văn hóa lễ hội truyền
thống các dân tộc Việt Nam, [90] đã trình bày, khắc họa giúp người đọc nắm
bắt một cách có hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội dung của
Trang 18các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam Qua
đó, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời sống tinh thần củacộng đồng để từ đó biết trân trọng, kế thừa phát huy những cái hay, nét đẹpcủa chúng, góp phần xây dựng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc
Nguyễn Đình Thanh và cộng sự (2008), trong cuốn sách Di sản văn hóa
bảo tồn và phát triển [138], đã tập hợp những bài nghiên cứu về mối quan hệ
giữa DSVH và du lịch; giới thiệu một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trịDSVH của một số quốc gia trên thế giới, cũng như các hoạt động bảo tồn vàphát huy giá trị DSVH ở Việt Nam
Tác giả Phạm Duy Đức và cộng sự (2009), trong cuốn sách Phát triển
văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 những vấn đề phương pháp luận [61],
đã phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa Việt Nam và thực trạng lãnh đạo,quản lý văn hóa của Đảng, Nhà nước; chỉ rõ mối quan hệ giữa văn hóa và cáclĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, chính trị…
Phạm Duy Đức và cộng sự (2010), trong cuốn sách Thành tựu trong
xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986- 2010) [62],
là tập hợp các bài viết có chọn lọc của các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa.Xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, những yếu tố cấu thành nền văn hóa, nhữngtiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa do Đảng lãnh đạo, nội dungcuốn sách phản ánh thực trạng văn hóa Việt Nam qua 25 năm đổi mới, chỉ ranhững thành tựu quan trọng, đồng thời vạch ra những mặt yếu kém, hạn chế,qua đó kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm tiếp theo hướng tớimục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Tác giả Phạm Thanh Hà (2011), trong cuốn Giữ gìn bản sắc dân tộc
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay [67], đã khẳng định, vấn đề
bản sắc dân tộc và việc giữ gìn bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiềuquốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa Vì một trong những thách thức mà toàn
Trang 19cầu hóa đặt ra đối với sự phát triển của các nước là sự nhạt nhòa, mai một bảnsắc dân tộc Trước tình hình đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những phươngthức xử lý để không những đưa đất nước phát triển đi lên, hội nhập cùng thếgiới và phát huy được sức mạnh vốn có của mình, đưa bản sắc dân tộc thànhđộng lực nội sinh thúc đẩy dân tộc phát triển Trong cuốn sách, tác giả khẳngđịnh: "Dân tộc Việt Nam phải giữ gìn… bản sắc dân tộc một cách sáng tạo,linh hoạt; phải kết tinh lại và nâng lên tầm cao mới mọi đặc điểm tích cực củadân tộc và những đặc điểm tích cực mới của thế giới" [67, tr 69].
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn
hóa Việt Nam (2011), của Nguyễn Thị Hương và cộng sự [86], đã giới thiệu kết
quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Namtrong quá trình đổi mới, hội nhập dưới sự lãnh đạo của Đảng trên quan điểm làxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thànhnền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển
Tác giả Nguyễn Danh Tiên (2012), trong cuốn sách Đảng lãnh đạo xây
dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới [171], đã khái quát quá trình
Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1986 đến nay Côngtrình phân tích vai trò, vị trí của văn hóa, Đảng ta đã từng bước đổi mới tưduy lý luận và đường lối văn hóa Quá trình không ngừng bổ sung và pháttriển đường lối văn hóa của Đảng từ Nghị quyết Đại hội VI đến Nghị quyếtĐại hội XI, trong đó, Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII là bước đột phá, đánhdấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng về văn hóa khi đề rađược một chiến lược văn hóa phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Trên cơ sở đó, Đảng tập trung lãnh đạo xây dựng và pháttriển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một cách toàn diện, trong
đó chú trọng: xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; xây dựng đời sống vănhóa cơ sở; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển văn học,nghệ thuật và hệ thống thông tin đại chúng Quá trình lãnh đạo xây dựng vàphát triển văn hóa của Đảng đã mang lại nhiều thành tựu cho sự phát triểnbền
Trang 20vững của đất nước, đồng thời, cũng thu nhận được một số kinh nghiệm quý báu.Điều đó đã, đang và sẽ tạo tiền đề cho sự nghiệp chấn hưng nền văn hóa dân tộctrong thế kỷ mới, trong đó sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố bảo đảm cho sựthành công của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế.
Cuốn sách Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam (2014),
của tác giả Trương Quốc Bình [24], đã giới thiệu các bài nghiên cứu về bảo vệ
và phát huy giá trị DSVH vật thể và phi vật thể của Việt Nam; những sắc tháivăn hóa các địa phương trong phát triển và du lịch và những kỷ niệm vềnhững con người và địa danh các vùng miền văn hóa; những nhìn nhận, đánhgiá vị trí, vai trò của các bộ sưu tập hiện vật đối với quá trình hoạt động tổchức trưng bày của các bảo tàng ở Việt Nam
Bùi Bạch Đằng (2014), với đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1998 đến năm 2014, là luận án tiến
sĩ [55], đã trình bày khái quát cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc; đường lối, quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, kếthừa làm rõ yêu cầu khách quan, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc; trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét
về hoạt động lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng, chỉ ranhững hạn chế, bất cập, làm rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế,bước đầu rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng xây dựng nền vănhóa và phát triển con người Việt Nam
Bên cạnh những cuốn sách nghiên cứu về văn hóa, bảo tồn và phát huycác giá trị di sản văn hóa, còn có nhiều bài viết đăng ở các tạp chí khoa họccũng đề cập đến vấn đề này như:
Tác giả Nguyễn Văn Huyên (1999), trong bài "Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", in trên Tạp chí Triết học [83],
đã khẳng định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực chất tự bản thân
Trang 21nó chính là một quá trình biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đặcbiệt là hoạt động sản xuất tinh thần và đời sống văn hóa từng bước lên trình
độ tiên tiến và hiện đại Trong đó, bản sắc văn hóa là cơ sở bảo đảm cho sựphát triển ổn định và trường tồn của văn hóa đất nước Theo phương châm đó,công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phải lấy văn hóa truyền thống làmnền tảng và động lực, lấy việc làm đậm đà bản sắc văn hóa làm mục tiêu
Trong bài viết "Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn
hóa các dân tộc hiện nay" của Nguyễn Văn Huy (2003), được đăng tải trên
Tạp chí Cộng sản [82], đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn củacông tác bảo tồn phát huy DSVH trên phạm vi cả nước Đồng thời, ý thức vềtrách nhiệm phải bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đã tồn tại với thời giancàng lan tỏa sâu rộng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong toàn xã hội
Ngô Đức Thịnh (2007), trong bài "Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật
thể" trên Tạp chí Cộng sản [163] đã khẳng định: Văn hóa phi vật thể là một cách
phân loại, chỉ ra các dạng chính thức của văn hóa phi vật thể, các đặc trưng củavăn hóa phi vật thể và việc sưu tầm bảo tồn chúng Qua đó, tác giả muốn gửithông điệp rằng: Văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không gian vàthời gian, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong giai đoạn hiện nay với sự giaothoa, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia thì văn hóa phi vật thểmang tính mỏng manh, dễ bị thương tổn Do đó, Nhà nước cần thông qua cáccấp chính quyền, các nhà khoa học, giữ vai trò định hướng trong nhiệm vụ bảotồn và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc
Trong bài "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc" (2007), đăng
trên Tạp chí Cộng sản [140], tác giả Chu Thái Thành đã khẳng định từ xưađến nay, bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộngđồng người Việt Nam vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt của lịch sử đểkhông ngừng phát triển và lớn mạnh Nhận thức được tầm quan trọng đó,Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên tối đa nguồn lực nộisinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng
Trang 22yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Nguyễn Chí Bền (2007), trong bài viết "Bảo tồn di sản văn hóa
phi vật thể ở nước ta hiện nay", đăng trên Tạp chí Cộng sản [22], cho rằng từ
khái niệm DSVH phi vật thể liên quan đến chính sách đối DSVH phi vật thể
và các vấn đề khác đang đặt ra, ông đã khẳng định với công cuộc xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc sưutầm, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy DSVH phi vật thể các dân tộc đangđược đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vĩ mô và vi mô,
cả ở phương diện lý luận lẫn thực tiễn
Những công trình khoa học nghiên cứu chung về văn hóa, DSVH vàcông tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH đã đề cập đến những vấn đề lýluận chung về văn hóa, DSVH; ví trí, tầm quan trọng của việc xây dựng vàphát triển văn hóa cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH;đường lối, chủ trương của Đảng về văn hóa, giữ gìn và phát huy các giá trịDSVH; quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói chung,bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH nói riêng; thực trạng bảo tồn và pháthuy các giá trị DSVH; đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH
1.2.2. Các nghiên cứu về văn hóa, di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các địa phương trên cả nước
Đặng Văn Bài và cộng sự (2002), trong cuốn sách Bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [13], là tập
hợp các bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lí và hoạt động vănhóa nghiên cứu về công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ởViệt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; tạo điều kiện vàkhuyến khích việc sưu tầm, bảo tồn văn hóa phi vật thể ở Thành phố Hồ ChíMinh; đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện luật di sản văn hóa
Trang 23Hồ Bá Thâm và cộng sự (2004), trong cuốn Nam Bộ đất và người [160],
đã phản ánh các vấn đề văn hóa Nam Bộ đương đại; vấn đề xây dựng và pháttriển văn hóa ngoại thành trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ ChíMinh; hòa hợp, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc trong quá trìnhkhai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long; các giải pháp bảo tồn, phát huy,phát triển các di sản văn hóa trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa tạiThành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2003), trong cuốn sách Huế di
sản và cuộc sống [185], là tập hợp và giới thiệu 28 bài viết của các nhà nghiên
cứu văn hóa Huế Các bài nghiên cứu chủ yếu phân tích, đánh giá và khẳngđịnh thành tựu kể từ khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là DSVHthế giới; sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH Huế đã có những bước pháttriển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả to lớn Từ năm 2000, Huế đãđược Chính phủ chọn làm thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Huế đãtrở thành điểm hẹn hấp dẫn của du khách bốn phương và lượng khách khôngngừng gia tăng qua các năm
Các tác giả Phạm Hữu Mý, Nguyễn Văn Đường và cộng sự (2007),
trong cuốn Di tích lịch sử - văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh [106], là sách
hỏi đáp về lịch sử, văn hóa Gia Định, Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh Nộidung gồm có 100 câu hỏi - đáp về di tích lịch sử, văn hóa của thành phố HồChí Minh được phân thành 4 phần: Di tích lịch sử trong đó có di tích lưuniệm, sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tíchkhảo cổ; danh lam thắng cảnh Ngoài ra, cuốn sách còn nêu giá trị nghệ thuật,đặc điểm và các phương pháp bảo tồn các di sản văn hóa
Nguyễn Hữu Thái (2012), trong cuốn Di sản văn hóa phi vật thể của
người Thái [159], đã khái quát những nét cơ bản về lịch sử hình thành và phát
triển của dân tộc Thái, người Thái, văn hóa và DSVH phi vật thể của ngườiThái; một số hình thức di sản văn hóa phi vật thể trong vòng quay đời người,trong tín ngưỡng cổ truyền của người Thái
Trang 24Tác giả Phan Thanh Hải (2012), trong bài viết "30 năm bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa Huế" trên Tạp chí Huế xưa và nay [69], cho rằng, DSVH
Huế là một phức hệ bao gồm cả quần thể di tích cố đô đồ sộ với thành quách,cung điện, lăng tẩm, đàn, miếu, đài tạ, chùa, quán, cầu, cống, phủ đệ; hệ thốngkiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dân gian; các giá trị văn hóa phi vậtthể phong phú và các giá trị cảnh quan môi trường độc đáo
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2013), trong cuốn sách Công
cuộc bảo tồn di sản thế giới ở Thừa Thiên Huế [186], là tập hợp của nhiều bài
viết đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế qua một chặng đường bảotồn di sản ở Huế Khẳng định những nỗ lực của các cấp chính quyền địaphương, nhân dân Thừa Thiên - Huế đã làm cho DSVH ở đây từng bước hồisinh diện mạo vốn có trong lịch sử và đang vươn mình với sức sống ngàycàng mãnh liệt Cuộc vận động bảo vệ di tích Huế đã được Unesco đánh giá làmột trong hai cuộc vận động toàn cầu mang lại hiệu quả thiết thực nhất Cácbài viết trong cuốn sách đã cho tác giả luận án một cái nhìn khái quát, hệthống quá trình giữ gìn và phát huy DSVH ở Huế giai đoạn 1993 - 2013
Hồ Sơn Diệp, Nguyễn Văn Hiệp và cộng sự (2014), trong cuốn sách
Đình chùa lăng miếu - Di sản văn hóa vật thể của người Việt tại Thành phố
Hồ Chí Minh [41], là công trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thiết chế
văn hóa tâm linh; đặc điểm và hiện trạng đình, chùa, lăng, miếu của ngườiViệt ở Thành phố Hồ Chí Minh Giới thiệu một số di tích đình, chùa, lăng,miếu tiêu biểu của người Việt tại đây Nghiên cứu vấn đề bảo tồn và phát huygiá trị văn hóa vật thể của đình, chùa, lăng, miếu ở Thành phố Hồ Chí Minhtrong thời kì đô thị hóa - hiện đại hóa
Trần Thị Hồng Minh (2014), trong đề tài vấn đề giữ gìn và phát huy disản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học [105], đãkhái lược về văn hóa, di sản văn hóa và vấn đề giữ gìn phát huy di sản vănhóa ở Việt Nam hiện nay; vị trí và vai trò của di sản văn hóa đối với sự pháttriển kinh tế -xã hội; kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc
Trang 25giữ gìn, phát huy giá trị DSVH; phân tích, đánh giá thực trạng từ đó, đề xuấtgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH
ở Huế hiện nay
Đào Ngọc Anh (2016), trong Luận án tiến sĩ Bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa người H, Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện
Sa Pa, tỉnh Lào Cai [02], đã đề cập đến các vấn đề lý luận về văn hóa, văn
hóa tộc người, giá trị và giá trị văn hóa, DSVH tộc người và giá trị DSVH tộcngười; vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người dựa vào du lịchcộng đồng Từ đó phát triển du lịch cộng đồng dựa vào tiềm năng văn hóatộc người, đồng thời đưa ra luận giải về bảo tồn và phát huy DSVH tộc ngườigắn với phát triển du lịch và phát triển du lịch cộng đồng là phương pháp bảotồn và phát huy DSVH tộc người
Trần Thị Kim Ninh (2018), với đề tài Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014, Luận án tiến sĩ Lịch sử [114], đã luận giải một số vấn đề lý
luận về văn hóa, DSVH, cũng như những yếu tố tác động đến công tác bảotồn và phát huy các giá trị DSVH; quan điểm, chủ trương của Đảng và chínhsách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa;chủ trương của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy cácgiá trị di sản văn hóa; quá trình chỉ đạo bảo tồn và phát huy các giá trị di sảnvăn hóa, trong đó đã đề cập đến công tác bảo tồn đề cập đến điều tra và xếphạng di tích, công tác trùng tu, bảo tồn và tôn tạo các di tích, xử lý các hành vixâm hại di tích, về công tác phát huy các giá trị di sản văn hóa thông qua hệthống bảo tàng và gắn với phát triển du lịch Đặc biệt, luận án đã bước đầu đưa
ra những nhận xét khách quan, khoa học về sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH, đồng thời,đúc kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy cácgiá trị DSVH của thành phố Hồ Chí Minh
Trang 26Hoàng Văn Vân (2018), trong Luận án tiến sĩ Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2015 [200], đã phân tích các yếu tố tác động như kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và pháthuy giá trị di tích, cũng như chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996
-2015 trên các mặt: Lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích; tổ chức các hoạt độngvăn hóa, giáo dục truyền thống gắn với hoạt động của các di tích; huy độngnguồn vốn đầu tư và triển khai các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích;phân cấp quản lý, kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý; pháthuy giá trị di tích lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch Đồng thời, đềtài đã đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế, đúc rút kinh nghiệm bước đầu vềbảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng tại Nghệ An
Những công trình nghiên cứu về DSVH và việc bảo tồn và phát huy cácgiá trị di sản văn hóa của các địa phương trên cả nước đã đề cập đến thựctrạng bảo tồn, những kết quả, hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy cácgiá trị di sản văn hóa; đồng thời, bước đầu nêu một số giải pháp nhằm pháthuy hiệu của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong thờigian tiếp theo
1.2.3. Các nghiên cứu về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội hiện đang lưu giữ trong mình nhiều DSVH chứa đựnggiá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, đây là vấn đề đã và đang đượcnhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:
Các tác giả Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan và cộng
sự (1994), trong cuốn sách Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội [202], là
công trình nghiên cứu cơ bản, tổng hợp và toàn diện về các vấn đề văn hóadân gian, DSVH dân gian, DSVH nghề, các nghề thủ công mỹ nghệ, làng
Trang 27nghề, phố nghề, dòng họ văn hiến, món ăn cổ truyền, lễ hội dân gian, văn hóadân gian kẻ chợ của Hà Nội.
Lưu Minh Trị và cộng sự (2002), trong cuốn Tìm trong di sản văn
hóa Việt Nam - Thăng Long Hà Nội [178], đã nghiên cứu về DSVH Việt Nam
nói chung và DSVH Thăng Long - Hà Nội nói riêng Các tác giả đã đi sâuluận giải về lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể, những vấn đề lý thuyếttổng quan, những vấn đề cụ thể chi tiết, lập luận phân tích các DSVH, giátrị DSVH tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội như: Múa rối, chèo, tuồng, cảilương, kiến trúc và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội
Tác giả Thích Bảo Nghiêm (2003), trong cuốn Hà Nội danh lam cổ tự
[109], gồm các bài nghiên cứu về DSVH phi vật thể và vật thể của Thăng Long
Hà Nội, trong đó đi sâu tìm hiểu và giới thiệu các ngôi chùa cổ, cũng như ghilại cuộc sống của thế giới các vị tăng ni từng trụ trì tại các ngôi chùa đó trongsuốt chiều dài lịch sử của Thăng Long - Hà Nội
Tác giả Trương Văn Quảng (2003), trong Luận án Tiến sĩ Mô hình định
hướng và giải pháp qui hoạch bảo tồn di sản đô thị tại Việt Nam, ứng dụng vào Hà Nội [121], đã nghiên cứu tổng quát về công tác bảo tồn DSVH vật thể
của đô thị trong và ngoài nước; phân tích cơ sở khoa học của việc bảo tồn disản văn hóa đô thị Xây dựng mô hình và giải pháp qui hoạch bảo tồn di sảnvăn hóa đô thị trong cấu trúc đô thị phát triển tại Việt Nam nói chung và ứngdụng vào đô thị Hà Nội nói riêng
Trần Quốc Vượng và Vũ Tuân Sán (2004), trong cuốn sách Hà Nội
nghìn xưa [203], đã nghiên cứu, giới thiệu các danh lam thắng cảnh tiêu biểu
của Hà Nội như: Núi Nùng, Hồ Tây, Hồ Gươm… các di sản văn hóa, di tích
lịch sử: Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, Hoàng cung… các danh nhân tiêubiểu, cũng như nét văn hóa truyền thống, phong tục hay của Hà Nội qua cácthời kỳ lịch sử từ dựng nước đến giữ nước
Trang 28Cuốn sách Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hóa
Đường Lâm (2005), của nhiều tác giả [113], là tập hợp những tham luận, bài
nghiên cứu của các học giả, nhà khoa học, nhà văn hóa về khu di tích lịch sử văn hóa Đường Lâm Nội dung đi sâu vào nghiên cứu và giới thiệu ĐườngLâm - Sơn Tây - Hà Nội có lịch sử văn hóa lâu đời, nổi tiếng về nhiều di tíchlịch sử - văn hóa có giá trị đã được xếp hạng: Làng cổ Đường Lâm với đìnhMông Phụ rất đặc trưng cho ngôi đình Việt truyền thống, chùa Mía, đền phủĐông Sàng, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, đình Đoài Giáp… không
-những là địa điểm nổi danh về lịch sử một ấp hai Vua mà còn lưu giữ được
một không gian sinh hoạt văn hóa nông thôn Bắc Bộ điển hình đậm bản sắcvăn hóa Việt đối với tiềm thức của nhân dân cả nước, các nhà nghiên cứu lịch
sử, văn hóa Việt Nam và quốc tế
Tác giả Phan Hồng Giang và cộng sự (2005), trong cuốn sách Văn hóa
phi vật thể ở Hà Nội [65], đã tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng văn hóa phi vật thể
ở Hà Nội, gồm lễ hội cổ truyền, trò chơi dân gian, nghệ thuật cổ truyền, phongtục, văn hóa ẩm thực Các tác giả đã trình bày, phân tích những điều kiện, yếu tốchủ quan, khách quan của xã hội tác động đến văn hóa phi vật thể, đến việc bảo
vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; đồng thời, cuốn sách đưa ra một sốgiải pháp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở Hà Nội
Trần Quốc Vượng (2006), trong cuốn Thăng Long - Hà Nội tìm tòi và
suy ngẫm [204], đã giới thiệu một số vấn đề về lịch sử, văn hóa, di sản của
Thăng Long - Hà Nội, về quy hoạch Thăng Long, về khu di tích khảo cổHoàng thành Thăng Long, về đô thị và thương nghiệp cổ Việt Nam, về vănhóa Hà Nội, về Hoàng thành phân theo đơn vị hành chính, về nếp sống HàNội xưa và nay, làng nghề - phố nghề, văn hóa ẩm thực của Hà Nội
Cùng với mạch nghiên cứu về Hà Nội, tác giả Trần Quốc Vượng
(2010), trong cuốn sách Văn hóa Hà Nội tìm tòi và suy ngẫm [205], tiếp tục
nghiên cứu và giới thiệu vấn đề về văn hóa, khái niệm văn hóa, nhưng khôngkhái quát chung chung mà đi sâu vào từng phương diện như: Từ thiên văn, địa
Trang 29lý, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa dân gian… của văn hóa Hà Nội, biểu hiện tinhhoa ngàn năm văn hóa Việt Nam, ẩm thực Hà Nội, nghề thủ công Hà Nội,làng nghề Hà Nội, các dòng họ văn hiến của Hà Nội.
Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các tác giả Nguyễn
Chí Bền và cộng sự (2010), trong cuốn sách Bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội [23], đã nghiên cứu điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa, phục vụ phát triển Thủ đô Các tác giả
đã làm rõ giá trị của DSVH, DSVH Thăng Long - Hà Nội bao gồm cả DSVHvật thể và phi vật thể trong đó nhấn mạnh việc bảo tồn và phát huy giá trịDSVH vật thể của Thăng Long - Hà Nội Trong điều kiện hiện nay, bảo tồn vàphát huy DSVH Thăng Long - Hà Nội cũng chính là để góp phần xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn
Hà Nội Mặt khác, chỉ ra những khó khăn thách thức của công cuộc bảo tồnDSVH trong điều kiện, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Thành phố Hà Nội.Cuốn sách trên cũng đưa ra cơ sở lý luận, đường lối của Đảng về công tác bảotồn và phát huy các giá trị DSVH trong đó có Nghị quyết Trung ương 5 khóaVIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc khuyến nghị của UNESCO, kinh nghiệmcủa các nước trên thế giới về bảo vệ di sản văn hóa, vận dụng đúng đắn, sáng tạoquan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam vào sự nghiệp bảo tồn DSVH vậtthể tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội, cuốn sách đã đề xuất một số giải phápbảo tồn phát huy giá trị của các DSVH vật thể tiêu biểu của Thăng Long - HàNội
Cuốn sách Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội (2010), của Lê Hồng Lý [101], đã
đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về lễ hội ở Hà Nội, tìm ra những nét đặctrưng, những vấn đề lịch sử và vai trò của lễ hội trong đời sống chính trị, vănhóa, tâm linh của người Hà Nội Cuốn sách chỉ ra vai trò của lễ hội ở Hà Nộitrong việc phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô trong xu thế hội nhập toàn cầuhiện nay ở nước ta; xem xét những giá trị cụ thể của nó trong đời sống xã hộihiện tại và vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Trang 30của Thủ đô; đặc biệt khi mà Hà Nội đã được mở rộng và đang đứng trước mộtnguy cơ bị tác động mạnh mẽ của đô thị hóa và toàn cầu hóa; xem xét lễ hội
Hà Nội trong bối cảnh đô thị Hà Nội và Thủ đô của cả nước; khảo sát các lễhội mới được du nhập vào Hà Nội trong quá trình giao lưu và tiếp xúc vớiquốc tế Công trình nghiên cứu cơ bản về lễ hội ở Hà Nội một cách hệ thống,đưa ra được những nét đặc trưng của lễ hội Hà Nội như một giá trị văn hóađặc sắc của Thủ đô, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc
Tác giả Lưu Minh Trị (2010), trong cuốn sách Hà Nội - Danh thắng và
di tích [179], đã nghiên cứu cảnh quan địa lý, lịch sử, văn hóa, trong đó đi sâu
về di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội; phân loại, giới thiệu các danh thắng,
di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội;nhận xét về thực trạng, gợi mở về bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa,qua đó, người đọc tìm được những thông tin tư liệu, tổng hợp đầy đủ nhất vềnhững nét tiêu biểu, đặc trưng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội nhìn từ disản văn hóa và di tích lịch sử, văn hóa
Cuốn sách Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng
Long - Hà Nội (2010), của Võ Quang Trọng và cộng sự [182], là công trình
được biên soạn trên cơ sở kế thừa kết quả của chương trình nghiên cứu cấpNhà nước KX.09 về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lịch sử vănhóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Tiếp thu thành quả của các thế hệ đitrước, công trình này tiếp tục làm sáng tỏ các giá trị của DSVH phi vật thểThăng Long - Hà Nội Các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và luận giải các vấn
đề như: Khái niệm văn hóa; văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể; bảo tồn vàphát huy DSVH phi vật thể, mối quan hệ giữa DSVH vật thể và DSVH phivật thể, quan điểm Đảng và Nhà nước, của UNESCO về bảo tồn và phát huyDSVH phi vật thể Công trình cũng chỉ ra được kinh nghiệm bảo tồn, pháthuy di sản văn hóa phi vật thể, trên cơ sở tổng kết lịch sử, kinh nghiệm củacác nước và thực tế của Hà Nội hiện nay; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
Trang 31bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội,trong đó nhấn mạnh quan điểm: "Bảo tồn cần phải đi kèm với khai thác, pháthuy giá trị di sản văn hóa trong đời sống… Bảo tồn cần phải quan tâm đếnđặc điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể để có những điều chỉnh phù hợpvới thời đại" [182, tr.237] Một trong những biện pháp hữu hiệu để giữ gìn vàphát huy DSVH là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tựgiác, trách nhiệm của người dân tham gia vào công tác này.
Tác giả Ngô Đức Thọ (2010), trong cuốn sách Văn bia Tiến sĩ Văn
Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long [164], đã giới thiệu quá trình hình thành,
phát triển một quần thể DSVH nổi tiếng và quan trọng của lịch sử ThăngLong ngàn năm văn hiến - hệ thống bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám -
Hà Nội Công trình cung cấp chi tết về lịch sử các bia tiến sĩ ở Văn MiếuQuốc Tử Giám, nêu rõ ý nghĩa và tác dụng của DSVH nổi tiếng này, đồngthời cung cấp đầy đủ bản dịch ra tiếng Việt có chú thích các thông tin cần tìmhiểu về các nhà khoa bảng được ghi danh trên các bia tiến sĩ ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội
Phạm Quang Long, Bùi Việt Thắng và cộng sự (2010), trong cuốn sách
Tuyển tập tác phẩm về văn hóa ẩm thực Thăng Long - Hà Nội [97], đã kế
thừa, tuyển chọn và giới thiệu các tác phẩm sáng tác, nghiên cứu, biên khảo
về văn hóa, văn hóa ẩm thực Hà Nội trong văn học dân gian, văn học trungđại và hiện đại của các tác giả nổi tiếng nghiên cứu về Hà Nội như HảiThượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Tản Đà,Ngô Tất Tố, Trần Quốc Vượng, Vũ Bằng, Băng Sơn
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, các tácgiả đã nêu được rõ nét những đặc điểm về địa lý tự nhiên, môi trường sinhthái góp phần tạo nên những sản vật làm phong phú ẩm thực Hà thành, nhữngđặc điểm môi trường tạo ra đặc trưng văn hóa ẩm thực Hà Nội, quá trình vậnđộng của đời sống, tính chất hội tụ, tiếp thu tinh hoa trăm miền kết tinh vănhóa ẩm thực Thăng Long - Hà Nội mà các vùng miền khác không thể có
Trang 32được Cuốn sách cũng đề cập đến yếu tố "thế giới phẳng", trong tiếp nhận văn
sẽ có những yếu tố cũ bị mai một và có những yếu tố mới nảy sinh, đó là quyluật tự nhiên của tiến trình phát triển xã hội Điều cần thiết là phải biết bảo vệbản sắc văn hóa dân tộc, giữ lấy những giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống
cơ bản mà hiện nay đang có xu hướng quay trở lại
Cuốn sách Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội (2010), của Nguyễn Tá
Nhí, Nguyễn Văn Thịnh và cộng sự [117], là bộ tư liệu Hán Nôm phản ánh vănhóa Thăng Long - Hà Nội Thần tích Thăng Long - Hà Nội không chỉ cung cấp
tư liệu khoa học có giá trị mà còn giới thiệu các phong tục tập quán tốt đẹp ởlàng xã xưa góp phần làm nên một Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.Cuốn sách là công trình nghiên cứu thần tích thần phả, về các vị thần được tônthờ ở đền miếu ở địa bàn Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử 1000 năm ThăngLong - Hà Nội Khởi nguồn sự tích của các thần chỉ là truyền miệng, sau đóbằng văn bản thần tích viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, có một số văn bản diễn catheo lối lục bát hoặc song thất lục bát, như: Sự tích Thánh Tản Viên, Chử Đồng
Tử, Từ Đạo Hạnh Cuốn sách giới thiệu 62 văn bản hương ước tục lệ có giá trịtiêu biểu được phiên âm, dịch nghĩa, chú giải tường tận của các xã, thôn, giáp trên địa bàn Hà Nội
Vũ Khiêu và cộng sự (2011), trong cuốn sách Văn hiến Thăng Long [92],
là công trình nghiên cứu về văn hiến Thăng Long - Hà Nội nhân kỷ niệm Đại
lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một địa danh điển hình đã phản ánh sinhđộng dòng chảy phát triển rực rỡ của dân tộc hơn 10 thế kỷ, chính tại mảnhđất này, với vị trí trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và kinh tế của quốcgia đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước Công trình đềcập sâu đến Văn hiến Thăng Long không chỉ là sản phẩm riêng của những conngười sinh sống hàng nghìn năm lịch sử trên mảnh đất này mà còn là sự hội
tụ, lan tỏa cũng như tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông,truyền thống của dân tộc Điều đó thể hiện từ lối tư duy đến cung cách sinhhoạt hàng ngày, từ sự nhạy bén tiếp thu một cách chọn lọc tinh vi các tinh hoa
Trang 33văn hoá dân tộc, từ đó những phẩm chất con ngưhóaViệt Nam yêu nước, tinhthần vị tha, khí phách kiên cường bất khuất đã kết tinh lại, làm nổi bật lên ởThăng Long - Hà Nội và nâng thành văn hiến Thăng Long - Hà Nội, đâychính là đỉnh cao của văn hiến dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai để
từ đó lan toả ra toàn quốc
Cuốn sách Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản văn
hóa thế giới (2014), của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội [187],
đã nghiên cứu, giới thiệu hệ thống tư liệu mang tính phổ cập về các DSVHquý giá của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, của đất nước và của nhânloại, trong đố nhấn mạnh: Đây là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạtvăn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu - không chỉ thể hiện
ở các di tích di vật hiện hữu được phát lộ mà còn lắng đọng ở chiều sâu vănhóa phi vật thể và những giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng ngànnăm lịch sử, đồng thời mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế vềnghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị cho di sản Khu di tích khảo cổ học vàtrục trung tâm thành cổ Hà Nội tạo thành Khu di tích trung tâm Hoàng thànhThăng Long - Hà Nội mang tính đại diện và tiêu biểu rất đặc trưng của lịch sử
và văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong 13 thế kỷ liên tục từ thời Đại La quathời Thăng Long đến thời Hà Nội hiện nay
Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), trong đề tài Sự biến đổi văn hóa làng
nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay (qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng), Luận án Tiến sĩ [168], đã đưa ra luận giải về lịch sử làng nghề, văn hóa
làng nghề; khái lược về làng nghề Hà Nội, làng nghề truyền thống Triều Khúc
và Thiết Úng, các nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hóa làng nghề Hà Nội;khảo sát sự biến đổi làng nghề truyền thống Triều Khúc và Thiết Úng, đồng thờiđưa ra các nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống
Phan Thị Duyên (2018), với Luận án Tiến sĩ Sinh hoạt ca trù ở Hà Nội
hiện nay [42], đã đề cập đến loại hình DSVH phi vật thể, sinh hoạt ca trù tại
Hà Nội, luận án hệ thống hóa lịch sử ca trù Việt Nam và ca trù Hà Nội; các
Trang 34vấn đề lý luận về chính sách bảo tồn DSVH phi vật thể của dân tộc có liênquan đến sinh hoạt ca trù; nghiên cứu về hoạt động ca trù qua các giai đoạnlịch sử từ năm 1945 đến nay, tìm hiểu thực trạng, so sánh nét tương đồng,khác biệt trong sinh hoạt giữa nội và ngoại thành, sự biến đổi của sinh hoạt catrù ở Hà Nội trong xã hội đương đại.
Bên cạnh các công trình chuyên khảo, trên các tạp chí khoa học còn cónhiều bài viết đề cập đến vấn đề này như:
Nguyễn Văn Hùng (1996), trong bài "Vấn đề bảo vệ cổ vật trong các
di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội" đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật [75],
đã chỉ ra thực trạng có nhiều trường hợp cổ vật bị đánh cắp trong các di tích
ở Hà Nội, vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ vốn di sản vô giá đó, thiếtnghĩ cần phải có sự phối kết hợp giữa Nhà nước và người dân nâng cao nhậnthức về giá trị của vốn văn hóa truyền thống nằm trong cổ vật,đồng thời cóhành động thiết thực bảo vệ của mỗi công dân đối với cổ vật trong các ditích lịch sử văn hóa ở Hà Nội
Bài viết "Vài nét về nhu cầu lễ hội ở Thăng Long - Hà Nội" (2003), của
Phạm Lan Oanh, đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật [118], đã phân tíchthực trạng lễ hội và tìm hiểu về nhu cầu lễ hội ở Thăng Long - Hà Nội; nơihội tụ rất nhiều di tích, đình, đền và chùa, đây là môi trường thuận lợi choviệc tổ chức, bảo tồn và phát huy các lễ hội dân gian truyền thống
Trần Thị Hồng Yến, Thạch Thiết Hà (2007), trong bài "Bảo vệ di
sản văn hóa truyền thống ở các làng xã được chuyển thành phường tại Thủ đô Hà Nội hiện nay", đăng trên Tạp chí Dân tộc học [206], đã phân
tích giá trị di sản văn hóa truyền thống các làng xã, đồng thời, khẳng định
sự cần thiết phải bảo vệ và đưa ra giải pháp thực hiện việc bảo vệ di sảnvăn hóa truyền thống ở các địa danh nông thôn khi được chuyển thànhphường tại thủ đô Hà Nội gần đây
Bài viết "Bảo tồn và phát huy hát xẩm Hà Nội" (2007), của Phan Đăng
Nhật đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian [112], đã nghiên cứu, giới thiệu hátxẩm là nét đặc thù của hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian thủ đô mới được
Trang 35phục hồi, rất cần được quan tâm, lưu giữ và phát huy để phục vụ cộng đồngtrong và ngoài nước Điều này cũng theo đúng quy luật hình thành và pháttriển văn hóa phi vật thể Hà Nội, được công chúng Hà Nội đón nhận, cổ vũ.
Nguyễn Danh Tiên (2014), với bài "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế",
đăng trên Tạp chí Cộng sản [172], đã nêu rõ việc bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa truyền thống Hà Nội cần chú ý đến các vấn đề: Nâng cao vai tròlãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng và của từng đảng viênđối với sự nghiệp phát triển văn hóa Thủ đô, cũng như trong việc bảo tồn vàphát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội Hoàn thiện hệ thống văn bảnpháp quy về văn hóa, đồng thời, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo vàquản lý văn hóa Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH, tín ngưỡngcủa Thủ đô đi đôi với không ngừng tiếp biến văn hóa toàn nhân loại Tăngcường xã hội hóa các hoạt động văn hóa và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất -
kỹ thuật và xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa đáp ứng yêu cầu
Những công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa, DSVH cũng nhưcông tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH Hà Nội đã đề cập đến những vấn
đề lý luận chung về DSVH; mô tả đậm nét những di tích lịch sử, di sản vănhóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội; nêu thực trạng bảo tồn và phát huy cácgiá trị DSVH; đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tácbảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố
Về tư liệu
Các công trình nghiên cứu về DSVH, bảo tồn và phát huy giá trịDSVH khá phong phú về thể loại, bao gồm sách, báo, tạp chí, đề tài và kỷyếu hội thảo khoa học, thể hiện rõ sự quan tâm của các tổ chức, cá nhâncác nhà khoa học trong và ngoài nước Tuy nhiên, đa số những công trìnhnêu trên do đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên chưa có điều
Trang 36kiện tập hợp, hệ thống hóa tư liệu có liên quan đến hoạt động lãnh đạo củaĐảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, nhất làtrong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2014.
Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu nêu trên được tiếp cận dưới nhiều góc độkhác nhau như văn hóa học, lịch sử văn hóa, quản lý văn hóa, bảo tồn bảotàng, du lịch… và sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích,tổng hợp, so sánh, lịch sử, lôgic, v.v Sự đa dạng trong cách tiếp cận vàphương pháp nghiên cứu đã cung cấp cho nghiên cứu sinh "phông" kiến thứckhá đầy đủ về văn hóa, về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH; giúp nghiêncứu sinh có cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu đa diện hơn với sự phân tích, luậngiải bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong mối quan hệ biện chứng và tác độngtương hỗ với các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy vậy, hầu hết các công trìnhnghiên cứu được luận giải dưới góc độ văn hóa học, lịch sử văn hóa, quản lý vănhóa, bảo tồn bảo tàng, du lịch Một số công trình có đề cập đến đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa, về bảo tồn và phát huygiá trị DSVH, song còn ít và chưa có tính hệ thống
Về nội dung: Điểm lại những công trình nghiên cứu nêu trên, có thể rút
ra một số kết quả sau:
Một là, các học giả, nhà nghiên cứu đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập
đến vấn đề văn hóa, DSVH, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước về bảo tồn và phát huy DSVH, thực trạng bảo tồn phát huy giá trịDSVH, công tác bảo tồn phát huy, những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân
và bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huyDSVH dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng dưới nhiều góc độ lý luận vàthực tiễn khác nhau
Hai là, có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu làm rõ tầm quan trọng của
văn hoá, DSVH trong đời sống xã hội; đi sâu nghiên cứu lý luận văn hóa, kháiniệm văn hóa, DSVH, những đặc điểm của các loại hình di sản và vấn đề quản
lý di sản trong xu thế mới, nhấn mạnh đến tính thời đại và nhu cầu của con
Trang 37người trong việc khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững các DSVH nóichung và DSVH Hà Nội nói riêng.
Ba là, các công trình dù tiếp cận văn hóa, DSVH theo nhiều cách khác
nhau, nhưng đều khẳng định quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạngtrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Như vậy, các công trình khoa học được đề cập dưới các góc độ tiếp cậnkhác nhau những đều là những kết quả đáng trân trọng Do đối tượng và phạm
vi nghiên cứu khác nhau nên hầu hết các công trình nghiên cứu bảo tồn, giữgìn và phát huy giá trị DSVH thuần túy dưới góc độ văn hóa học, lịch sử vănhóa, quản lý văn hóa, bảo tồn bảo tàng, du lịch… mà chưa đề cập nhiều đến
sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về văn hóa, DSVH và mối quan
hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của Hà Nội với tác động của kinh tếthị trường, giữa giữ gìn với phát triển Có thể khẳng định rằng, cho đến nay,chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về sự lãnhđạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đối với bảo tồn và phát huy giá trị DSVH
từ năm 1998 đến năm 2014
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhàkhoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu còn bỏngỏ để hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc bảo tồn vàphát huy giá trị DSVH ở Hà Nội là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Một là, các yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014 Để làm
sáng tỏ vấn đề này, nghiên cứu sinh tập trung phân tích làm rõ các yếu tố tácđộng đó là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa của Hà Nội;quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và pháthuy giá trị DSVH;
Trang 38thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Hà Nội trước năm 1998 Hệ thốnghóa, làm rõ chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huygiá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014.
Hai là, quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội chỉ đạo bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014, qua hai giai đoạn
1998 - 2008 và 2008 - 2014, trên hai lĩnh vực:
- Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vật thể (bao gồm bảo tồn và phát huygiá trị di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); ditích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ; danh lam thắng cảnh)
- Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể (bao gồm bảo tồn vàphát huy giá trị lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán
xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian)
Ba là, ưu điểm và hạn chế trong quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm
2014 Để có được những nhận xét bảo đảm tính khách quan, trung thực về
quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trịDSVH từ năm 1998 đến năm 2014, nghiên cứu sinh dựa chắc vào kết quảnghiên cứu đã trình bày ở hai chương mô tả lịch sử, đồng thời bám sát các vănkiện, nghị quyết của Trung ương và Thành phố Hà Nội, đối chiếu so sánh vớicác địa phương khác, từ đó làm rõ ưu điểm, hạn chế trong hoạch định chủtrương, trong chỉ đạo thực hiện cũng như những kết quả đạt được trong thựctiễn về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014
Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đến năm 2014 Từ
thực tiễn quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo tổ chức thực hiện và nhữngkết quả đạt được trong thực tiễn, nghiên cứu sinh đúc kết những kinh nghiệm,phân tích làm rõ nội dung từng kinh nghiệm, đề xuất những vấn đề cần vậndụng trong thời gian tới
Trang 39Tiểu kết chương 1
Hà Nội là cái tên có sức cuốn hút và hấp dẫn lớn đối với các học giả,các nhà nghiên cứu, bởi nơi đây là trung tâm hội tụ và tỏa sáng văn hóa củađất nước Có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, bảo tồn và phát huygiá trị DSVH nói chung và của Hà Nội nói riêng đã công bố dưới các gócnhìn khác nhau như: Khoa học lịch sử, lịch sử Đảng, văn hóa học, quản lý vănhóa, văn hóa dân gian, xã hội học, văn học, nghệ thuật, mỹ thuật… được tácgiả trình bày tại chương này Có thể khái quát thành các nhóm cơ bản như:Nghiên cứu chung về văn hóa, DSVH, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH dântộc; nghiên cứu về DSVH, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở các địaphương trên cả nước và nghiên cứu về DSVH, bảo tồn và phát huy giá trịDSVH Hà Nội
Các học giả, nhà nghiên cứu đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn
đề văn hóa, DSVH, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về việc bảo tồn và phát huy DSVH, thực trạng bảo tồn phát huy giá trị di sảnvăn hóa, công tác bảo tồn phát huy, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân vàkinh nghiệm, những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy DSVH dântộc nói chung và Hà Nội nói riêng dưới nhiều góc độ lý luận và thực tiễn
Các công trình, bài viết với cánh tiếp cận khác nhau đã đạt được nhữngkết quả đáng trân trọng về nghiên cứu bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trịDSVH dưới góc độ văn hóa học, lịch sử văn hóa, quản lý văn hóa, bảo tồnbảo tàng, du lịch… Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của cácnhà khoa học đi trước, luận án này nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng
bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH từ năm 1998 đếnnăm 2014, đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng trong thời gian tới
Trang 40Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA (1998 - 2008)
2.1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội
* Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý: Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng tam giác châuthổ đồng bằng sông Hồng, định tại vị trí 20°53’ đến 21°23’ vĩ độ Bắc và từ105°44’ đến 106°02’ kinh độ Đông Trước khi mở rộng địa giới hành chínhnăm 2008, Hà Nội có 09 quận nội thành gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai BàTrưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai và
05 huyện ngoại thành gồm: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, ThanhTrì Diện tích của Hà Nội là 920,97 km2
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm củakhí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít
Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Nhiệt độ không khí trung bìnhnăm của Hà Nội là 24°C
Hà Nội có chế độ thủy văn chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa lũ trùng vớimùa mưa, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10; mùa cạn thường kéo dài hơn mùamưa, tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5
Về sông ngòi, hồ đầm: Hà Nội, thuộc hai hệ thống sông chính là sôngHồng và sông Thái Bình Ngoài ra còn có các hệ thống sông Tô Lịch, sôngKim Ngưu, song Nhuệ, sông Lừ, sông Sét Hà Nội có nhiều hồ đầm tự nhiênvừa tạo môi trường cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố vừa để làm nơi tiêu