TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THUỶ PHÙ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2010 - 2011 Điểm MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên học sinh:……………………………………Lớp 3 . GV coi kí và ghi họ tên: . GV chấm kí và ghi họ tên: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ I/KIỂM TRA ĐỌC Đọc thầm : (4 điểm) ĐƯỜNG VÀO BẢN Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi, con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn ngươi bản tôi đi công tác và cũng từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. * Khoanh tròn vào ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Đoạn văn có mấy câu: A. 6 B.7 C.8 2. Đoạn văn trên tả vùng nào? A. Vùng núi B. Vùng biển C. Vùng đồng bằng 3. Đường vào bản phải qua cái gì? A. Một ngọn núi B. Một con suối C. Một con sông 4. Mục đích chính của đoạn văn trên là miêu tả cái gì? A. Tả con suối B. Tả con đường C. Tả ngọn núi 5. Con đường men theo gì? A. Một ngọn núi B. Một rừng vầu C. Một con suối 6. Con đường đã từng đón ai về bản? A. Cô giáo B. Anh bộ đội C. Khách du lịch 7. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh. A. Một B. Hai C. Ba 8. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh: A. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trải trăm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản. B. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. C. Con đường đã men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp dày như ống đũa. II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1/ Chính tả (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : “Đôi bạn” (SGK – TV3-Tập 1 trang 131) (Từ “ Về nhà . đến hết”) 2/ Tập làm văn (5 điểm). Em hãy viết một bức thư ngắn (từ 7 - 10 câu) gửi cho người thân. Gợi ý: - Nơi gửi, ngày….tháng…năm… - Lời xưng hô với người thân như (Ông, bà, chú, bác…) - Nội dung thư: Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư, Lời chúc và hứa hẹn. - Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 3 I/ Phần I: Đọc thầm (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A B B B A B B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II/ Kiểm tra viết: (10 điểm) 1/ Chính tả: (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đọan văn (5điểm) Mỗi lỗi trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Trình bày bài bẩn, không đúng độ cao toàn bài trừ 1 điểm. 2/ Tập làm văn: (5 điểm) Bài viết liên kết thành đoạn văn, câu văn dùng đúng từ không sai ngữ pháp, sử dụng đúng dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp độ dài từ 7 câu trở lên. (5 điểm) Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt giáo viên có thể cho các mức điểm từ 0,5 đến 4,5 điểm. A/ Kiểm tra đọc : I/ Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 6 điểm ) Đề số 1: Bài : Cửa Tùng (T 109; từ Từ cầu Hiền Lương ….đổi sang màu xanh lục.) TLCH: Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? (Thay đổi ba lần trong một ngày: Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối… Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.) Đề số 2: Bài : Đất quý, đất yêu (T 84; từ đầu …. đưa khách xuống tàu.) TLCH: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào? (Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.) Đề số 3: Bài: Nhà rông ở Tây Nguyên (T 127; từ Gian đầu nhà rông ….dùng khi cúng tế.) TLCH: Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? (Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm: Một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng tróng dung khi cúng tế.) Đề số 4: Bài : Người liên lạc nhỏ ( T 113; từ Đến quãng suối ….ngồi nghỉ chốc lát.) TLCH: Chi tiết nào nói lên sự dũng cảm và nhanh trí của Kim Đồng khi gặp địch? (Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu.) Đề số 5: Bài : Giọng quê hương (T 77; từ đầu …. vui vẻ lạ thường.) TLCH: Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? (Cùng ăn với ba người thanh niên.) . Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ (3 điểm) - Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu (1 điểm) - Trả lời đúng ý do giáo viên nêu (1 điểm). . TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THUỶ PHÙ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 20 10 - 20 11 Điểm MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : “Đôi bạn” (SGK – TV3 -Tập 1 trang 131) (Từ “ Về nhà . đến hết”) 2/ Tập làm văn (5 điểm). Em hãy viết một bức thư ngắn