"Thuyền cáng" giúp QuangTrungđại thắng? - Chiếc "thuyền cáng" trong cuộc hành quân thần tốc của vua QuangTrung làm cho cuộc hành quân được mau lẹ, tạo yếu tố bí mật, bất ngờ, góp phần không nhỏ vào trận Đạithắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789. Nó là một sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật quân sự tuyệt vời của Hoàng đế Quang Trung. Theo Lê Triều dã sử thì khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua QuangTrung đã bày cho quân lính cứ 3 người 1 tốp, thay phiên võng (cáng) nhau đi, thành ra quân trẩy liên miên không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ. Cứ 2 người võng (cáng) 1 người, thay phiên nhau mà đi, nên suốt dọc đường ra Bắc lúc nào cũng hành quân liên tục và lúc nào cũng có người được nằm võng nghỉ cho lại sức. Cáng nhau làm sao đi nhanh được? Nhưng cũng có nhiều người tỏ ra nghi ngờ cách hành binh này. Bởi vì mỗi người lính ra trận, ngoài binh khí bắt buộc phải mang theo (giáo mác, hoả hổ .), còn phải mang áo quần, tư trang, gạo nước cho nên trên vai mỗi người ít nhất cũng phải 20 - 30kg. Rồi lại còn phải trèo đèo, lội suối nữa. Vậy thì còn sức đâu mà cáng người? Tượng đàiQuangTrung - Nguyễn Huệ Trong tác phẩm nghiên cứu "Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ", các tác giả Nguyễn Lương Bích - Nguyễn Ngọc Phụng đã phân tích rất có lý: "Có tàiliệu như Lê Triều dã sử nói rằng, trong cuộc tiến quân từ Phú Xuân ra Bắc lần này, để hành binh nhanh chóng, Nguyễn Huệ đã cho quân dùng cáng, ba người một tốp thay phiên cáng nhau, khiến mọi người đều đi nhanh mà không bị mỏi. Sự việc này không chắc có thật. Bởi vì cáng nhau mà đi thì không thể đi nhanh được bằng đi bộ rảo cẳng, càng không thể đi nhanh đều đặn trong thời gian nhiều ngày liền. Cho nên, chúng tôi cho rằng, việc cáng nhau mà đi chỉ là câu chuyện người sau viết sách tưởng tượng ra để giải thích tốc độ hành quân mau lẹ của Tây Sơn. Hoặc giả có những bộ phận quân đội dùng cáng chuyên chở quân trang, quân dụng, quân lương . để đem đi được nhiều nên nhân dân trông thấy, tưởng đoàn quân cáng nhau để hành quân nhanh (Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, NXB Quân đội Nhân dân, 2003, tr 246 - 247). Cáng: Thuyền nan? Quê tôi ở xứ Nghệ, nằm trên trục đường thiên lý Bắc - Nam xưa. Thuở còn ấu thơ, tôi đã từng nghe các bậc già cả trong làng truyền ngôn lại câu chuyện về cuộc hành binh thần tốc kỳ lạ của vua Quang Trung: "Quân dung đâu mới lạ thường/Mũ mao, áo đỏ, chật đường tiến ra". Sở dĩ quân lính của QuangTrung được trang bị mũ lông (mũ mao) vì lúc này đang là mùa đông tháng chạp, trời rất rét (1). Tác dụng tốt nhất của chiếc "thuyền cáng" này là để vượt sông Đó là cuộc hành binh có một không hai với hàng vạn người, quân đi điệp điệp, trùngtrùng như sóng. Có nhiều voi, ngựa và đặc biệt là có nhiều chiếc cáng. Nói là cáng, nhưng thật ra không hẳn là cáng. Phải gọi là những chiếc thuyền nan thì đúng hơn. Hình dạng của nó thuôn nhỏ như chiếc thuyền câu của đồng bào vùng trũng Bắc Bộ. Những chiếc thuyền nan này được đan bằng tre, chiều dài khoảng 6 thước (2,4m), rộng khoảng 2 thước (0,8m). Đan xong, người ta lấy vỏ một loại cây có nhựa, cùng với sợi dây tơ hồng (một loại dây leo), giã nhỏ, trộn với phân trâu, bò thành một chất kết dính, trát kín thuyền rồi đem phơi khô (còn gọi là xảm). Mỗi địa phương có cách xảm riêng. Có nơi dùng củ nâu giã nhuyễn trộn với phân trâu bò làm chất xảm. Sau này khi có nhựa đường thì người ta đun nhựa đường nóng chảy rồi quét lên thuyền. Cứ ba người lính lập thành một tổ (như tổ tam tam sau này) và được trang bị một chiếc thuyền. Chiếc thuyền này được coi như chiến cụ của cả tổ, các thành viên trong tổ có nhiệm vụ mang vác, bảo quản, vận chuyển suốt dọc đường hành quân. Để được thuận lợi, người ta buộc một chiếc đòn tre dài dọc theo thuyền. Bình thường hai người khiêng hai đầu đòn tre như khiêng cáng, trên thuyền là vũ khí cá nhân, dụng cụ, tư trang, gạo nước . của cả tổ. Người dân từ xa nhìn vào tưởng là cáng người. Thật ra thì cũng có khi cáng người, nhưng rất ít. Đó là những trường hợp có người nào ốm yếu, mệt mỏi, bị thương, thì có thể nằm lên cáng, để hai người khiêng đi. Tuy nhiên trường hợp này không nhiều. Ai cũng cố gắng không muốn để đồng đội phải khiêng mình. Tác dụng tốt nhất của chiếc "thuyền cáng" này là để vượt sông. Từ Phú Xuân ra Thăng Long, đoàn quân phải vượt qua hàng chục con sông lớn và hàng trăm con sông nhỏ, rồi đầm, phá. Huy động làm sao đủ thuyền bè để đưa hàng chục vạn quân qua sông cùng một lúc? Mà bơi vượt sông thì đang là mùa đông (tháng chạp) trời rất rét. Thuyền cáng là một sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật quân sự tuyệt vời của Hoàng đế QuangTrung Chính lúc này chiếc thuyền phát huy tác dụng. Quân đến bờ sông lập tức thuyền được hạ thuỷ, giáo mác làm mái chèo, cứ thế 3 người một thuyền sang sông chủ động, an toàn và đặc biệt là không bị ướt, rét. Dọc đường hành quân, mỗi khi trời mưa, chiếc thuyền cáng còn được úp lên đầu thành mái che mưa rất hữu hiệu. Chiếc thuyền này còn có một tác dụng nữa: Đó là khi công đồn thì nó được dùng làm khiên, cản tên đạn của kẻ thù để cho quân ta tiến lên, rất có hiệu quả. Do chiếc "thuyền cáng" có nhiều công dụng như thế nên các tổ ba người luôn luôn bảo vệ nó, mang theo nó không bao giờ quên, như là một dụng cụ chiến đấu vậy. Vì thế mà có câu ca nói về tác dụng của chiếc "thuyền cáng" này: "Giúp quân thần tốc/ Không kể ngày đêm/ Đi đường làm cáng/ Xuống nước là thuyền/ Trời mưa làm lán/ Xung trận thành khiên/ Quân đi như nước/ Trên cáng dưới thuyền .". Chú thích (1): Tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca (của Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái) đặt câu này vào đoạn Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh vào tháng 6/1786 là sai. Vì lúc này đang giữa mùa hè, khí hậu rất nóng nực, không ai lại đội mũ lông cả. Phan Duy Kha . . "Thuyền cáng" giúp Quang Trung đại thắng? - Chiếc "thuyền cáng" trong cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung làm cho cuộc hành quân. không nhỏ vào trận Đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789. Nó là một sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật quân sự tuyệt vời của Hoàng đế Quang Trung. Theo Lê Triều