1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di tích văn hóa cự thạch tiền sử sơ sử miền đông nam bộ trong khung cảnh việt nam thế giới = pre proto historic cultural megalithic sites at the eastern part of nam bo in the context of vietnam

747 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 747
Dung lượng 11,46 MB

Nội dung

Chủ nhiệm đề tài nhận được sự cộng tác chặt chẽ của nhiều đồng nghiệp tại Bộ môn Khảo cổ học thuộc Khoa Lịch sử, Nhóm nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa, Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa thuộc Trườn

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN

Tên đề tài: “DI TÍCH VĂN HÓA CỰ THẠCH TIỀN SỬ - SƠ SỬ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG KHUNG CẢNH VIỆT NAM & THẾ GIỚI”

2 ThS Phạm Thị Ngọc Thảo Thư ký 0903866706 ngocthaokch@gmail.com

3 ThS Đỗ Ngọc Chiến Tham gia 0982203776 chien7282@yahoo.com

4 ThS Nguyễn Hồng Ân Tham gia 0919693232 hagiao109@yahoo.com

5 Nguyễn Chiều Phối hợp 0904302290 nguyenchieuqt@yahoo.com.vn

6 ThS Nguyễn Mai Hương Phối hợp 0977327996 maihuong72@gmail.com

7 Nguyễn Kiên Chính Phối hợp 0909289468

8 PGS.TS Huỳnh Trung Phối hợp

9 ThS Võ Trung Chánh Phối hợp

10 ThS Đinh Quang Sáng Phối hợp

11 Nguyễn Văn Định Phối hợp

12 Trần Văn Tươi Phối hợp

13 TS Phan Ngọc Hà Phối hợp

Trang 2

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA KHAI QUẬT & NGHIÊN CỨU CHÍNH QUẦN THỂ KIẾN TRÚC MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN (ĐỒNG NAI)



1 ĐỖ BÁ NGHIỆP (Bảo tàng Đồng Nai)

2 ĐỖ ĐĂNG THẮNG (Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Đồng Nai)

3 ĐỖ NGỌC CHIẾN (ThS., Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM)

4 EDMOND SAURIN (Service Géologique de l’Indochine)

5 EIJI NITTA (Prof.Dr, University of Kagoshima, Japan)

6 JEAN BOUCHOT (École francaise d’Extrême-Orient, France)

7 HENRI PARMENTIER (École francaise d’Extrême-Orient, France)

8 KHÚC NGỌC HẢI (Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Đồng Nai)

9 LÊ THANH THIỆN (Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Đồng Nai)

10 LÊ TRÍ DŨNG (Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Đồng Nai)

11 LOUIS MALLERET (École francaise d’Extrême-Orient)

12 LƯU ÁNH TUYẾT (ThS, Bảo tàng Đồng Nai)

13 LƯU VĂN DU (Bảo tàng Đồng Nai)

14 MARIKO YAMAGATA (Dr, University of Rikkyo, Japan)

15 NGUYỄN CÔNG CHUYÊN (Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM)

16 NGUYỄN HỒNG ÂN (ThS., Sở VH-TT & Du lịch Đồng Nai)

17 NGUYỄN HỮU LỘC (Bảo tàng Đồng Nai)

18 NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG (ThS, Viện NCPT Tp HCM)

19 NGUYỄN THỊ TÍNH (Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Đồng Nai)

20 NGUYỄN VĂN LONG (TS, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ)

21 NGUYỄN VĂN TRUNG (Ban Quản lý DT&Danh thắng Đồng Nai)

22 NGUYỄN VĨNH HUY (Bảo tàng Đồng Nai)

23 NGUYỄN XUÂN NAM (Ban Quản lý DT&Danh thắng Đồng Nai)

24 NISHIMURA MASANARI (Prof.Dr, University of Kansai, Japan)

25 PETTER BELLWOOD (Prof.Dr, University of Canberra, Australia)

26 PHẠM ĐỨC MẠNH (PGS.TS, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM)

27 PHẠM QUANG SƠN (TS, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ)

28 PHẠM THỊ NGỌC THẢO (ThS, ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM)

29 PHẠM VĂN MINH (Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Đồng Nai)

30 PHAN ĐÌNH DŨNG (Th.S, Bảo tàng Đồng Nai)

31 PHAN THỊ THỊNH (Ban Quản lý Di tích & Danh thắng Đồng Nai)

32 TRẦN ANH THỈNH (Bảo tàng Đồng Nai)

33 TRẦN HỮU HẠNH (Bảo tàng Đồng Nai)

34 TRẦN MINH TRÍ (Bảo tàng Đồng Nai)

Trang 3

Trong suốt hai năm (04/2010 – 04/2012) thực hiện đề tài KHCN cấp Đại học

Quốc gia trọng điểm: “DI TÍCH VĂN HÓA CỰ THẠCH TIỀN SỬ - SƠ SỬ

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG KHUNG CẢNH VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

(Mã số: B2010-18b-01 TĐ/QĐ số 237/QĐ-ĐHQG-HCM-KHCN do PGĐ Lê Quang Minh ký ngày 30/3/2010), chủ nhiệm đề tài nhận được sự ủng hộ mọi mặt của Ban Giám Đốc & Ban Quản lý Khoa học – Công nghệ ĐHQG-HCM; Ban Giám hiệu & Phòng Quản lý khoa học – dự án Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM

Chủ nhiệm đề tài nhận được sự cộng tác chặt chẽ của nhiều đồng nghiệp tại Bộ môn Khảo cổ học thuộc Khoa Lịch sử, Nhóm nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa, Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa thuộc Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM (Th.S Phạm Thị Ngọc Thảo, Th.S Đỗ Ngọc Chiến) và nhiều đồng nghiệp, bạn bè ở sở VH, TT&DL, BQLDI&DT và bảo tàng tỉnh Đồng Nai (Th.S Nguyễn Hồng Ân, Th.S Trần Quang Toại, Lưu Văn Du, Lê Trí Dũng, Đỗ Đăng Thắng, Nguyễn Văn Trung, Trần Anh Thỉnh), ở VPTBVVNB (TS Phạm Quang Sơn, TS Nguyễn Văn Long), VNCPTTPHCM (Th.S Nguyễn Thị Hoài Hương), ở VKCH (TS Nguyễn Quang Hải, PGS.TS Trình Năng Chung, TS Vũ Thế Long, Th.S Nguyễn Thị Mai Hương, Th.S Ngô Thị Lan), Trung tâm nghiên cứu Kinh thành Việt Nam (TS Lại Văn Tới), VBTLSVN (TS Ngô Thế Phong, Th.S Ngô Thế Bách); ĐHKHXH&NV – ĐHQG-

HN (Nguyễn Chiều); ĐHĐL (TS Trần Văn Bảo); của các sở VH,TT&DL và bảo tàng địa phương (Quảng Ngãi, Bình Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Lào Cai,

Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Kiên Giang), sự cộng tác nhiệt thành của nhiều phòng thí nghiệm khoa học của VKCH, VĐC&KSVN, LĐBĐĐCMN, TTKYHNTPHCM và Trường ĐHKHTN-ĐHQG-HCM

Chúng tôi chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ hữu hiệu ấy

Chủ nhiệm đề tài rất trân trọng ghi ân những lời nhận xét chân tình và thấu đáo

về công trình này của các chuyên gia khảo cổ học, Nhân học, Sử học trong hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (GS.TS Ngô Văn Lệ, TS Phạm Quang Sơn, TS Nguyễn Văn Long, PGS.TS Phan An và Th.S Đặng Thanh Thúy)

Trang 4

AD: sau Công Nguyên (Anno Domini)

BC: trước Công Nguyên (Before Christiant)

BP: cách ngày nay (Before Present) (cách năm 1950)

BQLDI&DT: Ban Quản lý di tích & danh thắng

BTLSVN-HCM: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Tp.HCM

ĐHĐL: Đại học Đà Lạt

ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

– Đại học Quốc gia Tp HCM ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HN: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

– Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHKHTN-ĐHQG-HCM: Đại học Khoa học Tự nhiên

– Đại học Quốc gia Tp HCM ĐHQG-HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHQG-HN: Đại học Quốc gia Hà Nội

HKCHVN: Hội Khảo cổ học Việt Nam, Hà Nội

KHXH&NV: Khoa học Xã hội và nhân văn

LĐBĐĐCMN: Liên Đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, Tp Hồ Chí Minh NPHMVKCH: Những phát hiện mới về khảo cổ học

NXBĐHQG-HCM: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh NXBTHTPHCM: Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh

Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

TTKTHNTPHCM: Trung tâm kỹ thuật hat nhân Tp Hồ Chí Minh TTTSĐNA: Trung tâm tiền sử Đông Nam Á (Hội Đông Nam Á), Hà Nội VBTLSVN: Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội

VĐC&KSVN: Viện Địa chất & khoáng sản Việt Nam, Hà Nội

VH,TT&DL: Văn hóa, Thể thao & Du lịch

VNCPTTPHCM: Viện nghiên cứu phát triển Tp Hồ Chí Minh

VKCH: Viện Khảo cổ học, Hà Nội

VPTBVVNB: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ

Trang 5

TÓM TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN THỨ NHẤT 26

ĐÔI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 26

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 26

PHẦN THỨ HAI 41

NHỮNG DẤU TÍCH VĂN HÓA TIỀN SỬ – SƠ SỬ TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ HUYỀN VŨ NHAM LONG KHÁNH – XUÂN LỘC – CẨM MỸ 41

PHẦN THỨ BA 83

CÁC DI TÍCH VĂN HÓA CỰ THẠCH TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LONG KHÁNH – XUÂN LỘC (ĐỒNG NAI) 83

CHƯƠNG I: DI TÍCH CỰ THẠCH HÀNG GÒN I (7A) 87

A PHÁT HIỆN BAN ĐẦU 87

B KHAI QUẬT 87

C CÁC CÔNG BỐ ĐẦU TIÊN CỦA JEAN BOUCHOT 89

CHƯƠNG II: DI TÍCH CỰ THẠCH HÀNG GÒN II (7B) 131

A PHÁT HIỆN BAN ĐẦU 131

B VỊ TRÍ – CẢNH QUAN HIỆN TẠI CỦA KHU DI TÍCH CỰ THẠCH HÀNG GÒN II (HÀNG GÒN 7B) 136

C ĐIỀN DÃ KHẢO CỔ HỌC Ở DI TÍCH CỰ THẠCH HÀNG GÒN II (7B)143 CHƯƠNG III: CÁC ĐỢT ĐIỀN DÃ (THÁM SÁT – KHAI QUẬT) VÀ NGHIÊN CỨU HIỆN TRƯỜNG HÀNG GÒN & VÙNG PHỤ CẬN 155

GIAI ĐOẠN 2006-2011 155

A ĐỢT ĐIỀN DÃ 2006 – 2007 PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH TÔN TẠO, TRÙNG TU, BẢO TỒN HÀNG GÒN THEO LUẬT DI SẢN VĂN HÓA 155

B ĐỢT ĐIỀN DÃ 2010 – 2011 NGHIÊN CỨU TRẦM TÍCH HÀNG GÒN & VÙNG BAZAN TRẺ PHỤ CẬN 172

CHƯƠNG IV: HIỆN VẬT KHẢO CỔ HỌC 173

A DI TÍCH CỰ THẠCH 173

B DI VẬT KHẢO CỔ HỌC KHÁC 174

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH THỔ NHƯỠNG & MẪU VẬT HÀNG GÒN & VÙNG PHỤ CẬN, 1996 – 2011 198

A PHÂN TÍCH BÀO TỬ PHẤN HOA Ở HÀNG GÒN & VÙNG PHỤ CẬN198 B PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHẤT LIỆU ĐÁ 218

C PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHẤT LIỆU GỐM 250

D PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HỢP KIM ĐỒNG THAU 268

BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ ĐỊNH LƯỢNG 268

E PHÂN TÍCH NIÊN ĐẠI TUYỆT ĐỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP C14 270

PHẦN THỨ TƯ 276

Trang 6

QUẦN THỂ DI TÍCH KIẾN TRÚC ĐÁ LỚN HÀNG GÒN (ĐỒNG NAI – VIỆT NAM)

TRONG BÌNH DIỆN VĂN HÓA CỰ THẠCH CHÂU LỤC & THẾ GIỚI

CHƯƠNG I: CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA CỰ THẠCH MIỀN ĐÔNG BẮC Á A BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN 369

B QUẦN ĐẢO NHẬT BẢN 389

C LỤC ĐỊA TRUNG QUỐC VÀ ĐÀI LOAN 401

CHƯƠNG II: CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA CỰ THẠCH 406

MIỀN TÂY NAM Á 406

A SỰ PHÂN BỐ CHUNG 409

B LOẠI HÌNH DI TÍCH CỰ THẠCH CƠ BẢN 422

C PHỔ HỆ NIÊN ĐẠI CHUNG VÀ ĐÔI NÉT PHÁC DỰNG XÃ HỘI CỰ THẠCH CỔ ẤN ĐỘ 427

CHƯƠNG III: CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA CỰ THẠCH MIỀN ĐÔNG NAM Á A QUẦN ĐẢO INDONESIA 451

B BÁN ĐẢO VÀ ĐỊA ĐẢO THUỘC MÃ LAI 504

C MIỀN TÂY THÁI LAN 517

D VÙNG CAO NGUYÊN THƯỢNG LÀO 518

E ĐÔI ĐIỀU PHỤ CHÚ VỀ VĂN HÓA CỰ THẠCH Á CHÂU VÀ VỀ CÁC VẾT TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN TRUYỀN THỐNG TẠO DỰNG ĐÁ LỚN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM 541

IINDO-NESIA 696

THAY CHO KẾT LUẬN 701

Trang 7

- đề xuất các kiến giải khoa học của tác giả về cụm di tích Đá lớn Hàng Gòn trong khung cảnh văn hóa Tiền sử-Sơ sử Đông Nam Bộ Thiên niên kỷ II-I BC

và trong bình diện văn hóa Cự thạch của Châu lục và Thế giới;

- giám định các mẫu vật (phân tích thạch học, phân tích thổ nhưỡng, xác định bào tử phấn hoa, phân tích Hóa học và Quang phổ định lượng, Rơn-ghen nhiễu

xạ, Carbone 14) phục vụ nghiên cứu tổng hợp;

- xây dựng bộ thư mục (969) và Websites (568), hệ thống thống kê (33), hệ thống bản đồ - sơ đồ, các minh họa hình ảnh (570); Bản tóm tắt tiếng Anh (96 trang), chú giải thuật ngữ liên quan, các tài liệu số hóa trong các đĩa CD phục

vụ cho in ấn chuyên khảo về sau

Công trình nghiên cứu này hoàn thành đúng hạn (1010-1012) với bộ báo cáo tổng hợp cả chính văn (576 trang) và Phụ lục (636 trang) nhờ sự quan tâm giúp đỡ

về mọi mặt của Ban Giám đốc ĐHQG-HCM; Ban Giám hiệu ĐHKHXH&NV–ĐHQG-HCM và các UBND, Sở VH-TT-DL và Bảo tàng địa phương, sự cộng tác nhiệt thành của nhiều cơ quan nghiên cứu và Đại học Chúng tôi hy vọng nhận những lởi phê bình của đồng nghiệp để khắc phục các mặt tồn tại của chuyên khảo

và tiếp tục các phương hướng nghiên cứu tiếp sau

Xin cám ơn

Trang 8

ABSTRACT

The purpose of the topic: “Pre- & Proto-historic Megalithic Cultural Sites in Southern Part of Nam Bo in the Context of Vietnam & the World” by Prof.Dr Pham Duc Manh is supplying a maximum quantity of information, scientific data, research history, field work results on Hang Gon megalithic architectural complex and connecting sites at Dong Nai province, along with other sites containing construction works relating to megalithic cultural tradition recorded in Vietnam (Lao Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Highlands and Nam Bộ) and the current scientific explanations of the author on Hang Gon megalithic vestige complex in Pre- & Proto-historical cultural context of Southern Nam Bo in the 2nd & 1st millenia BC as well as the framework of continental & world megalithic cultures

The author and his Research team carries on analyzing samples lithological Analysis by Polarizing microscope; Analysis of Spores & Pollens; Analysis of Ceramic Paste & Bronze Alloy Elements by quantitative Spectro-Chemical Method; Dating by Radio-Carbon C14 Alnalysis); built up sufficient bibliography (969), websites (568); constructing Inventory tables (33), Charts-Drawings-Photos (570), Glosary, English Resume (96 pages), preparing all data in CD-system serving for synthesis studies and publishing in the future

(Pedology-This topic is accomplished on time due to the concern and guidance of University of Social Sciences & Humanities under National University in HCM City as well as the wholehearted help of People’s Committees, province’s Cultural Services and Museums and scientific offices & Universities

We wish to receive opinions and observations on the quality of this monograph

as well as counsels from Professors and colleagues

Sincerely thanks

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU



A TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Các di tích văn hóa Cự thạch phổ biến ở nhiều vùng miền trên Thế giới, ở Châu

Âu (Địa Trung Hải, Bồ Đào Nha, các nước Liên hiệp Anh…), ở Châu Á (Ấn Độ, Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản…), ở Đông Nam Á (Lào, Mã Lai, Indonesia…) từ thời Tiền sử cách nay 3000-2000 năm Chúng có nhiều ý nghĩa về nhân học văn hóa, khảo cổ học, tôn giáo học và lịch sử, góp phần lý giải về sự hình thành và phát triển của các xã hội người bản địa trong giao lưu văn hóa; vì thế nhiều quần thể di

tích Cự thạch đã sớm được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa Thế giới” và trở

thành tài sản vô giá của nhiều quốc gia

Ngày 7 tháng 12 năm 1998, tại Seoul, Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn hóa, Tôn giáo học, Nhân học, Khảo cổ học đã họp Đại hội thành lập Hiệp hội

Cự thạch Dolmen & Menhir Thế giới, ra tuyên bố về văn hóa Cự thạch là một phần

di sản văn hóa chung của nhân loại cần kíp “bảo tồn với lòng tự hào và chăm chút

đặc biệt” Việt Nam là thành viên của tổ chức này, với đại diện tham gia là PGS.TS

Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL)

Ở Việt Nam, di tích Cự thạch Tiền sử rất hiếm có Những phát hiện đầu tiên về quần thể kiến trúc Cự thạch Hàng Gòn (Long Khánh-Xuân Lộc, Đồng Nai) do

người Pháp khai quật từ 1927 và đặt tên là Mộ Cự thạch Hàng Gòn 7; ngày nay đã

được Bộ VH-TT&DL Việt Nam công nhận là “Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia”

và xếp trong danh mục di tích cần bảo tồn đặc biệt để xây dựng hồ sơ đề nghị

UNESCO xếp hạng “Di sản văn hóa Thế giới” Di tích này đã được chúng tôi bắt

đầu nghiên cứu từ năm 1996, đã khám phá thêm ở cạnh đó nhiều dấu tích có khả

năng là “Công xưởng chế tác Cự thạch” đầu tiên được biết đến ở Đông Nam Á Sau

này, vào năm 2006-2007, TS Phạm Quang Sơn (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) đã tiến hành đào thám sát xung quanh đó để giúp cho Ban Quản lý Di tích

Trang 10

và Danh thắng (Sở VH-TT&DL Đồng Nai) xây dựng hồ sơ tôn tạo Mộ Cự thạch Hàng Gòn 7 cũng thu được nhiều đồ đá, đồ gốm và 2 tù và bằng đồng thau Những

tư liệu rất quý này chỉ được báo cáo khảo sát và thông báo đơn giản ở Hội nghị

“Thông báo khảo cổ học” năm 2007 Chúng rất cần nghiên cứu sâu hơn, phân tích –

giám định bằng các phương pháp khoa học tự nhiên, đặc biệt phân tích đối sánh để gắn kết với truyền thống văn hóa bản địa Nam Bộ thời kỳ Tiền sử và Sơ sử; đặc biệt chú ý đến các quần thể di tích gần sát mộ Cự thạch Hàng Gòn 7 như nghĩa có quan

tài bằng chum gốm “kiểu Sa Huỳnh” ở Suối Đá (Hàng Gòn 9) và di tích “kho tàng”

chứa đồ đồng ở Long Giao cùng vùng Xuân Lộc – Long Khánh (Đồng Nai) mà các học giả nước ngoài (GS.TS người Úc Petter Bellwood; GS.TS người Nhật Bản Eiji Nitta) quan niệm là có quan hệ huyết tộc chặt chẽ với Mộ Cự thạch Hàng Gòn 7; đồng thời đặt quần thể mộ Cự thạch Hàng Gòn 7 trong khung cảnh chung của đất nước ta

Ngoài di tích Cự thạch Hàng Gòn 7 (Đông Nam Bộ), những năm gần đây, các loại hình di tích Cự thạch khác đã được một số nhà nghiên cứu ghi nhận có ở miền Trung (Quảng Ngãi, Bình Định), ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng), ở miền Bắc (ngoài Bãi đá cổ Sa Pa nổi tiếng, còn có ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An) Các phát hiện mới này cũng chỉ được thông tin vắn tắt, chưa hề được triển khai thành một chương trình trọng điểm mang tính chất toàn diện trên cả

2 mặt Khảo cổ học và không gian địa lý, góp phần hiểu rõ ý nghĩa nhiều mặt của chúng trong quá trình hình thành và khai phá của các cộng đồng người bản địa trong

“Đại gia đình các Dân tộc Việt Nam” ngày nay

Hiện nay trên đất nước chúng ta, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra rất khẩn trương ở Nam Bộ và trong cả nước, tạo áp lực rất lớn gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có các di sản văn hóa Cự thạch Tiền sử Song song với quá trình Đổi Mới đất nước bằng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chủ trương lớn

Trang 11

về vấn đề nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị “Di sản văn hóa dân tộc” Vì vậy,

yêu cầu nghiên cứu hệ thống di tồn Cự thạch, khảo sát, giám định, bảo tồn các quần thể di sản Cự thạch đặc biệt cấp thiết ở không ít công trình đã xuất lộ dưới ánh sáng khoa học đến hôm nay, đặc biệt các di tích đang nằm trong quy hoạch xây dựng đô thị mới, những khu công nghiệp – chế xuất – dự trữ sinh thái và những thành phố

mới, những dự án tầm cỡ quốc gia ở các đập thủy điện lớn, những “Hồ trên núi” chứa nước cho thủy điện, những “mỏ” cung ứng Đá lớn và cào đất “Không gian sinh

thái của Đá lớn” cho bao công trình làm đường xa lộ và dựng xây cầu cống rải khắp

đất nước – từ Tây Bắc và Trường Sơn Bắc về Trường Sơn Nam, ở Tây Nguyên và miền ven biển Trung Bộ về Nam Bộ v.v Những công trình Đá lớn “SOS” vì bao

nguy cơ “xóa sổ” giống các di sản ở Sa Pa, Lạn Kha, Côn Sơn, Vũ Xá cần có ngay

“Quy hoạch đỏ” bảo tồn vĩnh cửa cho tương lai, cần có riêng “Sổ đỏ” để bảo vệ bằng mọi giá “Hồn nước” trong di sản, bảo dưỡng “sức đề kháng” của văn hóa dân

tộc trong bối cảnh CNH-HĐH và Hội nhập Quốc tế hôm nay

Đề tài trọng điểm của chúng tôi đệ trình lãnh đạo khoa học ĐHQG-HCM chính

là để đáp ứng yêu cầu thời sự cấp thiết này, để góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách về xử lý, bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa Cự thạch hiếm có của đất nước, phục vụ chính cho việc quy hoạch xây dựng các khu dự trữ nghiên cứu KHXH& Nhân văn, các khu tham quan du lịch di tích lịch sử - văn hóa – thắng cảnh đặc sắc của đất nước chúng ta Bên cạnh đó, đề tài còn đáp ứng yêu cầu cấp bách về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy – nghiên cứu các chuyên ngành Khảo cổ học và Bảo tàng học & Di sản đang xây dựng ở Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM nói riêng, đồng thời góp phần đào tạo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh nhiều chuyên ngành (Nhân học, Sử học, Văn hóa học, Đông Phương học, Việt Nam học) của Nam Bộ và Việt Nam trước mắt và dài lâu

B MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

Trang 12

Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu chuyên sâu quần thể kiến trúc Cự thạch

Hàng Gòn (Đồng Nai) đặt trong nền cảnh lịch sử văn hóa đương thời của Nam Bộ (Việt Nam) và trong khung cảnh di tồn đá lớn trên thế giới, phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo, bảo tồn - quản lý và phát huy tác dụng di sản hiện tại và dài lâu Thực thi mục tiêu nghiên cứu này, nhóm đề tài khai triển các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Điền dã cơ bản: điều tra nhằm phát hiện và chọn điểm đào thám sát di tích

văn hóa Cự thạch vùng Long Khánh – Xuân Lộc (Đồng Nai) và ở Việt Nam (Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Long An,

An Giang)

+ Giám định khoa học các mẫu vật (C14, thạch học, hóa học-quang phổ)

+ Hệ thống toàn bộ tư liệu hữu quan tại các thư viện Quốc gia, Viện nghiên

cứu, Bảo tàng các tỉnh hữu quan Xây dựng hồ sơ dữ liệu phục vụ nghiên cứu trong phòng, trưng bày Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa; giáo dục – đào tạo Đại học & Sau Đại học các chuyên ngành Khảo cổ học, Văn hóa học, Nhân học của Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM

+ Nghiên cứu tổng hợp về di tồn văn hóa Cự thạch Tiền sử ở Đông Nam Bộ đặt trong khung cảnh Việt Nam và Thế giới để nhận biết chân xác hơn diện mạo

văn hóa – lịch sử - xã hội của các cộng đồng người bản địa ở địa bàn có vị trí quan trọng trong công cuộc nghiên cứu KHXH&NV của đất nước ta

+ Xây dựng bản thảo hoàn chỉnh trình nộp NXB ĐHQG–HCM (bản chính bằng tiếng Việt và bản tóm tắt nội dung nghiên cứu chính khoảng 100 trang bằng tiếng Anh) để xuất bản chuyên khảo phục vụ các yêu cầu cấp bách về chính trị, khoa học, giáo dục-đào tạo và phát triển kinh tế hiện tại và lâu dài

Đề tài trọng điểm của chúng tôi đệ trình lãnh đạo khoa học ĐHQG-HCM để

thực thi 4 yêu cầu khoa học lớn:

1 Nghiên cứu chuyên sâu về các quần thể công trình Cự thạch thời

Trang 13

Tiền sử Hàng Gòn (Đồng Nai) – “Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia” đang xây

dựng các phương án bảo tồn mới của Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) và của tỉnh Đồng Nai Điền dã kỹ lưỡng vùng phân bố nghĩa trang có quan tài bằng chum

vò gốm ở Suối Đá (Hàng Gòn 9) và di tích kiểu Kho tàng chứa đồ đồng ở Long

Giao vùng Xuân Lộc – Long Khánh (Đồng Nai)

2 Điền dã toàn diện để nghiên cứu hệ thống các di tồn văn hóa Cự thạch mới xuất lộ trên phạm vị cả nước để đối sánh với quần thể Cự thạch Nam

Bộ và kịp thời đề xuất các phương án bảo tồn gìn giữ loại hình di sản hiếm quý này

với các cấp lãnh đạo của Cục Di sản văn hóa và cảc tỉnh – thành hữu quan

3 Hệ thống đầy đủ các thông tin quan trọng về văn hóa Cự thạch ở Đông Nam Á và ở cả Châu Á; phục vụ nghiên cứu so sánh trong tầm mức Khu

vực và Châu lục và xây dựng chuyên khảo đầu tiên về “Di sản văn hóa Cự thạch ở

miền Đông Nam Bộ trong khung cảnh Việt Nam”

4 Cung ứng đề tài cho việc đào tạo 1 Tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học (hoặc Nhân học văn hóa; Văn hóa học); 1-2 thạc sĩ các chuyên ngành Khảo cổ học,

Văn hóa học (hoặc Việt Nam học)

C NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ BẢN

Nội dung 1: Nghiên cứu chuyên sâu về các quần thể kiến trúc Cự thạch Hàng

Gòn – “Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia„ đang xây dựng các phương án bảo tồn mới của Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL) và của tỉnh Đồng Nai Cụ thể:

Công việc 1: Chỉnh lý toàn bộ hiện vật khảo cổ học bằng đá, gốm, đồng đã thu

được qua các đợt khai quật và đào thám sát từ năm 1996, 2002-2004 (hiện vật còn lưu tại Bảo tàng Đồng Nai, BQLDI&DT (Sở VH-TT&Du lịch Đồng Nai), Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM

Công việc 2: Lựa chọn mẫu vật giám định bằng các phương pháp khoa học tự

nhiên (thạch học, hóa học – quang phổ, Carbone 14)

Công việc 3: nghiên cứu tư liệu liên quan để xây dựng các phần về nền cảnh môi

Trang 14

trường địa lý – sinh thái – nhân văn vùng Long Khánh – Xuân Lộc nói riêng và miền cao Nam Bộ nói chung; các phần chuyên khảo về di tồn Cự thạch và tổng thể hiện vật khảo cổ học kèm theo ở Hàng Gòn và Xuân Lộc

Công việc 4: Điền dã khảo cổ học vùng Xuân Lộc – Long Khánh (Đồng Nai)

viền quanh Mộ Cự thạch Hàng Gòn 7; đào thám sát ở các di tích dạng “Kho tàng„ chứa công cụ - vũ khí – tượng nghệ thuật Long Giao và các nghĩa địa chứa quan tài

bằng chum vò gốm “kiểu Sa Huỳnh„ ở Suối Đá (Hàng Gòn 9), Suối Chồn, Phú Hòa,

Dầu Giây mà các nhà nghiên cứu nước ngoài coi là có liên hệ đến mộ Cự thạch Hàng Gòn

Nội dung 2: Điền dã phúc tra toàn diện để nghiên cứu hệ thống các di tồn văn

hóa Cự thạch mới xuất lộ trên đất nước ta để đối sánh với Quần thể Hàng Gòn và kịp thời đề xuất các phương án bảo tồn gìn giữ loại hình di sản hiếm quý này với

lãnh đạo các cấp từ Trung Ương đến địa phương Cụ thể:

Công việc 1: Điều tra khảo cổ học ở các tỉnh có thông tin xuất lộ di tích Cự thạch

ở miền Bắc Việt Nam

Công việc 2: Điều tra khảo cổ học ở các tỉnh có thông tin xuất lộ di tích Cự thạch

ở Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam

Công việc 3: Điều tra khảo cổ học ở các tỉnh có cấu kiện kiến trúc Cự thạch

thuộc truyền thống văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ (Lâm Đồng, Đồng Nai, Tp.HCM, Long An, An Giang và Kiên Giang)

Nội dung 3: Hệ thống đầy đủ các thông tin quan trọng về văn hóa Cự thạch ở

Đông Nam Á và Châu Á, phục vụ nghiên cứu so sánh trong tầm mức Khu vực và Châu lục, nghiên cứu tổng hợp về di sản văn hóa Cự thạch ở Nam Bộ và Việt Nam

Cụ thể:

Công việc 1: Hệ thống tư liệu ở các thư viện Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh

Công việc 2: Hệ thống thông tin trên mạnh Internet

Công việc 3: Liên hệ trao đổi với Hiệp hội Văn hóa Cự thạch Thế giới, các tổ

Trang 15

chức nghiên cứu và giáo dục Đại học ở Hàn Quốc, Nhật Bản và ở Mã Lai,

Indonesia

Nội dung 4: Xây dựng Báo cáo tổng kết về: „Di sản văn hóa Cự thạch miền

Đông Nam Bộ trong khung cảnh Việt Nam và Châu lục“ Cụ thể:

Công việc 1: Tổ chức Hội thảo nhóm, Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia tại Bảo

tàng Lịch sử - Văn hóa, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM

Công việc 2: Phân công viết các chương – mục liên hệ; xây dựng công trình tóm

tắt bằng tiếng Anh (96 trang); tổng hợp toàn bộ thành quả của đề tài

Công việc 3: In ấn và đóng quyển (chính văn - phụ lục), kèm đĩa CD và Chương

trình ứng dụng GIS để quản lý dữ liệu của sản phẩm, trình nộp Trường KHXH&NV

và ĐHQG-HCM

Công việc 4: Tổ chức nghiệm thu theo quyết định của ĐHQG-HCM

Nội dung 5: Xây dựng bản thảo hoàn chỉnh cho xuất bản chuyên khảo đầu tiên ở

Việt Nam về: „Di sản văn hóa Cự thạch miền Đông Nam Bộ trong khung cảnh Việt

Nam và Thế giới“ Cụ thể:

Công việc 1: Sửa chữa theo ý kiến góp ý của Hội đồng nghiệm thu báo cáo tổng

kết đề tài; liên hệ NXB để hoàn chỉnh bản thảo chuyên khảo

Công việc 2: đệ trình Ban Giám hiệu Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM xét

duyệt xuất bản

Cách tiếp cận: tiếp cận chuyên ngành và tiếp cận liên ngành

Tính chuyên ngành thể hiện trong các công cuộc điền dã hiện trường có di tích,

thu thập và xử lý thông tin “trong Phòng”, giám định mọi mẫu vật có liên hệ với đối

tượng nghiên cứu

Tính liên ngành không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng thành tựu của nhiều khoa học ngoài Khảo cổ học; mà còn thể hiện trong việc phân tích tổng hợp ở mọi công đoạn nghiên cứu và tổng kết thành quả nghiên cứu, thể hiện cả việc tổ chức lực lượng cán bộ nghiên cứu và cộng tác viên ở các Trường Đại học, cơ quan nghiên

Trang 16

cứu khoa học hữu quan và các bảo tàng địa phương có di sản văn hóa Cự thạch

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Đề tài sử dụng hệ phương pháp

nghiên cứu Khảo cổ học truyền thống và hiện đại, từ tiến trình xây dựng kế hoạch nghiên cứu cơ bản và chi tiết, thu thập, xử lý, giải thích thông tin khảo cổ học trên hiện trường thực địa và trong phòng, các phương pháp định tính và định lượng trong phân tích – thống kê, phương pháp chọn tiêu điểm (key sites – standard sites) để đào thám sát và ứng dụng nghiên cứu liên ngành với các khoa học xã hội và nhân văn (sử học, dân tộc học – nhân học, văn hóa học, Việt Nam học, nghiên cứu tôn giáo – nghệ thuật – kiến trúc v.v…) và các khoa học tự nhiên, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới (hóa học, vật lý quang phổ và kỹ thuật hạt nhân giám định C14, tin học, phân giải thạch học dưới kính hiển vi phân cực v.v…); các phương pháp hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, phân tích và tổng kết kinh nghiệm, cấu trúc công trình tác phẩm KCH v.v…

Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu & cơ sở SX trong nước:

Liên hệ cộng tác điền dã với các nhà khảo cổ học, bảo tàng học có quan tâm nghiên cứu di tích văn hóa Cự thạch ở Việt Nam thuộc VPTBVVNB (TS Phạm Quang Sơn,

TS Nguyễn Văn Long), Viện nghiên cứu phát triển Tp Hồ Chí Minh (Th.S Nguyễn Thị Hoài Hương), Viện Khảo cổ học (TS Nguyễn Giang Hải, PGS.TS Trình Năng Chung, TS Vũ Thế Long, Th.S Nguyễn Thị Mai Hương, Th.S Ngô Thị Lan), thuộc Trường ĐHKHXH&NV–ĐHQGHN (Nguyễn Chiều), thuộc VBTLSVN (TS Ngô Thế Phong, Th.S Ngô Thế Bách), Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (Hội Đông Nam Á) (TS Nguyễn Việt), Th.S Nguyễn Hồng Ân (Sở VH-TT& Du lịch tỉnh Đồng Nai), TS Trần Văn Bảo (Đại học Đà Lạt) và các bảo tàng địa phương cần công tác điền dã (Lào Cai,

Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh,

Hà Tây, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Kiên Giang)

Liên hệ cộng tác giám định mẫu vật khảo cổ học với TTKTHNTPHCM, Khoa Địa chất (Trường ĐHTN–ĐHQG-HCM), VĐC&KSVN, VKCH

Trang 17

Liên hệ cộng tác sửa chữa – hoàn chỉnh bản thảo chuyên khảo về “Văn hóa Cự

thạch Đông Nam Bộ trong khung cảnh Việt Nam” với NXB ĐHQG-HCM hoặc

NXBTHTPHCM

Phương án hợp tác quốc tế :

Liên hệ trao đổi và thu thập thông tin qua Internet và đường bưu điện với Hiệp hội Cự thạch Dolmen & Menhir Thế giới ở Seoul (Hàn Quốc), các Đại học có hoạt động điền dã và nghiên cứu di tích Cự thạch ở Đông Nam Á và Châu Á (Nhật Bản – Đại học Tokyo, Kaghoshima, Kyushu…; Hàn Quốc – Đại học Seoul, Hanyang, Kyunghee…; Ấn Độ - Đại học Calcutta…; các Đại học Malaysia và Indonesia và

École francaise d’Extrêm-Orient ở Paris

D CÁN BỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 PHẠM ĐỨC MẠNH, PGS.TS, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV–

ĐHQG-HCM - Chủ nhiệm đề tài, phụ trách công trình chung

2 PHẠM THỊ NGỌC THẢO, Th.S, giảng viên khảo cổ học, Bộ môn B &

Di sản, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV– ĐHQG-HCM – Thư ký đề tài, phụ trách công tác thủ quỹ và công trình sưu tầm tư liệu tại các thư viện và trên mạng Internet có liên hệ đến đề tài

3 ĐỖ NGỌC CHIẾN, Th.S, giảng viên khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng Lịch

sử - Văn hóa, Trường ĐHKHXH&NV– ĐHQG-HCM – Thành viên đề tài, trực tiếp tham gia các đợt điền dã khảo cổ học ở Việt Nam (điều tra – khai đào) và chỉnh lý báo cáo về các di tích liên hệ đến mộ cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai)

Cán bộ thuộc các cơ quan khác phối hợp thực hiện đề tài này bao gồm:

1 NGUYỄN HỒNG ÂN, Th.S, Nghiên cứu sinh Khảo cổ học, Sở

VH-TT&DL tỉnh Đồng Nai, tham gia điền dã và nghiên cứu khảo cổ học ở Xuân Lộc và Long Khánh (Đồng Nai)

2 NGUYỄN CHIỀU, Giảng viên khảo cổ học, Trường ĐHKHXH&NV –

ĐHQGHN, tham gia điền dã và nghiên cứu khảo cổ học ở các tỉnh phía Bắc

Trang 18

3 NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, Th.S Khảo cổ học, Phòng nghiên cứu

con người và môi trường thuộc VKCH, tham gia nghiên cứu và giám định bào tử phấn hoa di tích Hàng Gòn (Đồng Nai)

4 NGUYỄN KIÊN CHÍNH, Trưởng phòng xét nghiệm C14,

TTKTHNTPHCM, tham gia nghiên cứu và giám định mẫu than tro ở quần thể di tích Đá lớn Hàng Gòn (Đồng Nai)

5 HUỲNH TRUNG, PGS.TS, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN –

ĐHQG-HCM, tham gia giám định và nghiên cứu các mẫu vật đá ở quần thể di tích

Đá lớn Hàng Gòn (Đồng Nai)

6 VÕ TRUNG CHÁNH, Th.S, Giảng viên chính - Trưởng Bộ môn

Khoáng thạch, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN–ĐHQG-HCM, tham gia giám định và nghiên cứu các mẫu vật đá ở quần thể di tích Đá lớn Hàng Gòn (Đồng Nai)

7 ĐINH QUANG SANG, Th.S, Giảng viên Bộ môn Khoáng thạch, Khoa

Địa chất, Trường ĐHKHTN–ĐHQG-HCM, tham gia giám định và nghiên cứu các mẫu vật đá ở quần thể di tích Đá lớn Hàng Gòn (Đồng Nai)

8 NGUYỄN VĂN ĐỊNH, Giám đốc Trung tâm phân tích thí nghiệm,

LĐBĐĐCMN, tham gia giám định và nghiên cứu các mẫu vật đá ở quần thể di tích

Đá lớn Hàng Gòn (Đồng Nai)

9 TRẦN VĂN TƯƠI, Tổ trường, Trung tâm phân tích thí nghiệm,

LĐBĐĐCMN, tham gia giám định và nghiên cứu các mẫu vật đá ở quần thể di tích

Đá lớn Hàng Gòn (Đồng Nai)

10 PHAN NGỌC HÀ, TS, Trưởng Phòng Hóa – Quang phổ, VĐC&KSVN

tại Hà Nội, tham gia giám định và nghiên cứu các mẫu vật gốm và đồng thau ở quần thể di tích Đá lớn Hàng Gòn (Đồng Nai)

11 Một số nhà nghiên cứu ở VKCH, VNCPTTPHCM, VBTLSVN, HKCHVN, Trường ĐHĐL tham gia từng công việc điền dã, biên dịch tài liệu, nghiên cứu chuyên đề v.v

Trang 19

E Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt :

+ 3 Báo cáo điều tra thám sát ở các tỉnh – thành Nam Bộ ; miền Bắc miền Trung

và Tây Nguyên (Việt Nam); Báo cáo phân tích kết quả điền dã kèm theo các bản

đồ-sơ đồ, bảng số liệu thống kê, minh họa và bản ảnh di tích-di vật khảo cổ học, bản dập hoa văn gốm hoặc hình khắc trên đá; Kỷ yếu khoa học chuyên ngành: “Những Phát hiện mới về Khảo cổ học”; Tạp chí: “Khảo cổ học”; Tập san: “KHXH&NV”; Tạp chí “Phát triển KH&CN”-ĐHQG-HCM

+ Báo cáo về dấu tích Cự thạch ở Đông Nam Á và Châu Á và Báo cáo phân tích thư mục về di tích văn hóa Cự thạch ở Khu vực, Châu lục & Thế giới

+ Báo cáo tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài Tổng mục lục sử liệu “thành văn” liên hệ đến đế tài

+ Chương trình Quản lý dữ liệu ứng dụng GIS trên phần mềm Bản đồ Điện tử

đã có từ đề tài trước

+ Phụ lục – Bản đồ, sơ đồ; bảng thống kê, bản ảnh, bản vẽ di tích-di vật; kết quả giám định các mẫu vật bằng phương pháp khoa học Tự nhiên

+ Báo cáo Tổng kết đề tài (Chính văn tiếng Việt và các Phụ lục) 1100 trang ;

Báo cáo tóm tắt bằng tiếng Việt 50 trang; Báo cáo tóm tắt bằng tiếng Anh 96 trang (gửi NXB ĐHQG-HCM)

F Trình độ khoa học của sản phẩm: Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam chuyên

khảo về di tích Cự thạch Hàng Gòn 7 (Đồng Nai) và hệ thống toàn bộ thông tin khoa học căn bản nhất liên quan đến dấu tích văn hóa Cự thạch hiện Tiền sử hiện biết trên đất nước ta

Các báo cáo điền dã cần hiển thị ứng dụng những phương pháp truyền thống của Khảo cổ học Việt Nam và Thế giới trong điều tra chuyên đề và điều tra tổng hợp, trong khai đào khảo cổ và xây dựng dữ liệu thống nhất hệ hồ sơ khoa học chung của

đề tài

Trang 20

Các báo cáo kết quả phân tích mẫu vật bằng các phương pháp của khoa học tự nhiên (C14, hóa học – quang phổ định lượng và bán định lượng, phân tích thạch học dưới kính hiển vi phân cực, phân tích bào tử phấn hoa v.v ) thực hiện tại các phòng thí nghiệm có uy tín ở Việt Nam (Khoa Địa chất – Trường ĐHKHTN–ĐHQG-HCM; VĐC&KSVN; TTKTHNTPHCM; VKCH)

Tổng mục lục tư liệu liên hệ đến đề tài đạt chuẩn Quy chế chung; Các bộ Phiếu hiện vật theo quy định của Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT& DL) làm tài sản lưu trữ Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM phục vụ nghiên cứu-giáo dục-trưng bày trước mắt và dài lâu Tư liệu có thể cung ứng cho Chương trình ứng dụng GIS quản lý dữ liệu xây dựng từ Trung tâm Gis của ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM Hệ bản đồ - Sơ đồ, bản vẽ, bản ảnh, bản dập hình khắc đá – hoa văn gốm (nếu có) thực hiện kết hợp thao tác thủ công và kỹ nghệ tin học (khai thác trên mạng Image@2009 TerraMetrics@ 2009 Google và ứng dụng Photoshop)

Báo cáo tổng hợp (Chính văn – Phụ lục) cần đạt yêu cầu về khoa học và mỹ học như đề tài trọng điểm đã nghiệm thu xuất sắc đầu năm 2009 của nhóm nghiên cứu

thuộc Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa về: “Những di tích Khảo cổ học thời Văn hóa Óc

Eo – hậu Óc Eo ở An Giang” Ngoài ra, để phát huy tác dụng truyền thụ kiến thức

cả bên ngoài Việt Nam, đề tài về ““DI TÍCH VĂN HÓA CỰ THẠCH TIỀN SỬ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG NỀN CẢNH VĂN HÓA CỰ THẠCH Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” cần có thêm công trình tóm tắt bằng tiếng Anh

khoảng 96 trang

G Khả năng ứng dụng & phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:

Bản quyền của đề tài thuộc quản lý trí tuệ của ĐHQG-HCM

Các sưu tập cổ vật (đá, đồng thau, gốm) phát hiện và khai quật trong trầm tích văn hóa ở quần thể kiến trúc mộ Cự thạch Hàng Gòn và các hồ sơ kèm theo (báo

Trang 21

cáo chung, báo cáo sơ bộ, báo cáo khai quật, báo cáo điều tra), chúng tôi đã trình nộp Bảo tàng Đồng Nai theo Luật Di sản văn hóa và sử dụng ít sưu tập mảnh cho công tác giám định thạch học, phân tích hóa học – quang phổ và trưng bày phục vụ giáo dục – đào tạo ở Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM

Các kết quả chi tiết của đề tài có thể phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nghiên cứu, bảo tồn, quản lý và sử dụng phát huy tác dụng di sản với các địa chỉ ứng dụng cụ thể sau:

- Trường ĐHKHXH&N–ĐHQG-HCM và các Trường Đại học ở Việt Nam

- Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa, Trường ĐHKHXH&NV–ĐHQG-HCM và Bảo tàng ở các tỉnh – thành có di sản văn hóa Cự thạch ở Việt Nam

- Các cơ quan chuyên môn về di sản văn hóa & danh lam thắng cảnh trực thuộc

sữ quản lý của các Sở VH,TT&DL ở các tỉnh – thành có di sản văn hóa Cự thạch ở Việt Nam

- Các Viện nghiên cứu về Khảo cổ học, Nhân học, Lịch sử, Văn hóa dân gian, Việt Nam học và nghiên cứu Đông Nam Á

Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

Các kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành: Khảo cổ học, Dân tộc học, Nhân học, Sử học, Bảo tàng học & Di sản, Văn hóa học, Việt Nam học, Đông Phương học, Nghiên cứu Đông nam Á của Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM ở các trình độ Đại học và sau Đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) và các Đại học khác, Viện Nghiên cứu KHXH&NV, hệ thống Bảo tàng trong cả nước; cung ứng thông tin khoa học cập nhật về nghiên cứu lý thuyết, điền dã chuyên ngành và liên ngành; cung cấp các bộ sưu tập hiện vật liên hệ với di tồn Văn hóa Cự thạch ở miền Đông nam Bộ và ở Việt Nam, kèm theo hồ sơ khoa học chuẩn xác, phục vụ trưng bày Bảo tàng, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, tuyên truyền và du lịch văn hóa

.v.v…

Trang 22

Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Các kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc lựa chọn đề tài của 1-2 Thạc sĩ,

1 Tiến sĩ ở Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM (các chuyên ngành Khảo cổ học, Nhân học Văn hóa, Văn hóa học và Việt Nam học); góp phần nâng cao năng lực của

Nhóm nghiên cứu Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa thuộc Trường

ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM và phục vụ cho công tác xây dựng nội dung trưng bày, tuyên truyền giáo dục thanh niên và xây dựng chương trình đào tạo cho ngành học mới thành hình: Bộ môn Bảo tàng học & Di sản văn hóa (Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM)

Các cán bộ, giảng viên, học viên cao học, nghiên sứu sinh và sinh viên ứng dụng trực tiếp thành quả nghiên cứu đề tài này ngay từ giai đoạn sơ khởi đến năm 2012; qua các công trình – chuyên khảo - luận văn – khóa luận đã và chưa công bố sau:

1 Yoon Han Yeol, 2009 Mộ đá Hàn Quốc, Bài tiểu luận của học viên Cao

học ngành Văn hóa học

2 Mai Thị Khánh Hà, 2009 Những di tích văn hóa tiêu biểu trên đất Long

Khánh xưa, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHKHXH&NV - Đại học

QG-HCM của sinh viên Khoa Lịch sử

3 Phạm Đức Mạnh, 2009 Mộ Cự thạch Hàng Gòn, “Thạch Tự Tháp” của

Thủ lĩnh tinh thần Nam Bộ thời Sơ sử – Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, số

117-2009: 29-33

4 Phạm Đức Mạnh, 2010 Quần thể di tích văn hóa Cự thạch Hàng Gòn

(Việt Nam) dưới góc nhìn Khảo cổ học Cộng đồng (Prehistoric Megalithic Culture Sites at Hàng Gòn (Việt Nam) from the Communicative Archaeological View) –

Tham luận Hội nghị khoa học Quốc tế về: “Communitive Archaeology” tại Thanh Hóa (Việt Nam) tháng 12-2010

Trang 23

5 Phạm Đức Mạnh, 2010 Những cổ vật thời nguyên thủy do sinh viên

Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM phát hiện ở miền Nam Việt Nam – Tập san

KHXH&NV, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM số 48, 3/2010:7-10

6 Phạm Đức Mạnh, 2011 Tục thờ Dolmen thời Cổ đại ở Hà Nội trong bình

diện Di sản Văn hóa Cự thạch Việt Nam & Thế giới – – Tập san KHXH&NV,

Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM số

7 Phạm Đức Mạnh, 2011 Thử thiết kế một dự án nghiên cứu Đại học Quốc

gia trọng điểm dưới góc nhìn Khảo cổ học Lý thuyết (Testing VNU-Main Research Project from Theorical Archaeology) – Bài gửi tập san: “KHXH&NV”, Trường Đại

học KHXH&NV – ĐHQG HCM, tháng 3/2011

8 Phạm Đức Mạnh – Nguyễn Hồng Ân, 2010 Những phát hiện mới về thời

Sơ sử trên miền đất đỏ bazan Long Khánh – Đồng Nai, số 1889, 13/11/2010

9 Phạm Đức Mạnh, 2012 Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia – Mộ Cự

thạch Hàng Gòn – Bản thảo gửi Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Nai, 2012

Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

Đề tài được thực hiện và kết quả được xuất bản giúp ích trực tiếp cho việc bảo tồn và phát huy tác dụng của Quần thể kiến trúc Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai) –

“Di sản Lịch sử - Văn hóa Quốc gia” và kịp thời quy hoạch bảo vệ các di tồn văn

hóa Cự thạch hiện biết ở Việt nam; giúp ích trực tiếp cho các công cuộc nghiên cứu toàn diện lịch sử văn hóa vật thể - phi vật thể ở Nam Bộ và trong cả nước Tri thức

đề tài góp phần nâng cao nhận thức toàn diện lịch sử cư trú và lao động sáng tạo văn

hóa, kiến lập văn minh của cha ông chúng ta trong “Đại Gia Đình các Dân tộc Việt

Nam” ngày nay; góp phần củng cố lòng tự hào chính đáng và giáo dưỡng tình yêu

quê hương đất nước của các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau Đề tài giúp các cơ quan Đàng và Nhà nước ở các địa phương nắm biết tiềm năng và thực trạng

Di sản văn hóa Cự thạch để quy hoạch, bảo vệ và phát huy giá trị của chúng, thực thi và phát huy Luật Di sản Văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và Đổi Mới đất nước

bằng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vì “Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng,

Trang 24

dân chủ, văn minh” và sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thống nhầt

hôm nay và muôn đời sau

Cuối cùng, như Tuyên bố của Hiệp hội Văn hóa Cự thạch Thế giới mà Việt Nam

chúng ta là thành viên, “Thông qua việc bảo tồn và nghiên cứu những Dolmen,

Menhir và các tượng đá có giá trị này, chúng ta sẽ nhằm vào sự hiểu biết về bản chất chung của nhân loại mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ và lối sống trong sự hòa điệu với Thiên nhiên Thông qua việc tăng cường sự hiểu biết về văn hóa Cự thạch, chúng ta hướng tới mục tiêu xây dựng một ngôi làng toàn cầu và một nền văn hóa mới cho tương lai nhân loại” (Through Preserving and Studying these valuable Dolmen, Menhir and stone Statues, We shall aim at Understanding the Universal Nature of mankind that We all share, and ways for living in harmony with Nature Through enhanced understanding of Megalithic Culture, We aim at bulding the Global Village and a new Culture for Humanity’s Future” (Seoul, Korea, 7/12/1998)



E CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

MỞ ĐẦU

+ Tuyên bố về văn hóa Cự thạch Thế giới (Seoul Korea, 7/12/1998)

PHẦN THỨ NHẤT ĐÔI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (VIỆT NAM)

PHẦN THỨ HAI

NHỮNG DẤU TÍCH VĂN HÓA TIỀN SỬ – SƠ SỬ TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ HUYỀN VŨ NHAM LONG KHÁNH – XUÂN LỘC

Bảng I Thống kê di tích khảo cổ học thời tiền sử – sơ sử ở Đồng Nai

PHẦN THỨ BA CÁC DI TÍCH VĂN HÓA CỰ THẠCH

Trang 25

TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LONG KHÁNH – XUÂN LỘC (ĐỒNG NAI)

Chương I DI TÍCH CỰ THẠCH HÀNG GÒN I (7A)

Phát hiỆn ban đẦu

Khai quẬt

Các công bỐ đẦu tiên cỦa Jean Bouchot

Công trình nghiên cỨu cỦa Henri Parmentier và hỌc giẢ nưỚc ngoài

A Công cuộc khảo cứu di tích Cự thạch Hàng Gòn I (Hàng Gòn 7A)

của giới khảo cổ học Việt Nam giai đoạn 1975-1995

Bảng II Thống kê hầm mộ Cự thạch và trụ đá cùng mảnh vỡ

Chương II DI TÍCH CỰ THẠCH HÀNG GÒN II (7B)

Phát hiỆn ban đẦu

A Vị trí–cảnh quan hiện tại của khu di tích Cự thạch Hàng Gòn II (7B)

B Điền dã khảo cổ học ở di tích Cự thạch Hàng Gòn II (7B)

C1 Khai quật khảo cổ học

C1.1 Các phương pháp nghiên cứu hiện trường

C1.2 Bình diện khảo cổ học

C1.3 Địa tầng khảo cổ học

Chương III CÁC ĐỢT ĐIỀN DÃ (THÁM SÁT-KHAI QUẬT) & NGHIÊN

CỨU HÀNG GÒN & VÙNG PHỤ CẬN GIAI ĐOẠN 2006-2011

A Đợt điền dã 2006-2007 phục vụ chương trình tôn tạo, trùng tu, bảo tồn Hàng Gòn theo Luật Di sản văn hóa

Bảng IIIA-B Thống kê các hố khai quật-thăm dò Hàng Gòn 2006-2007

Trang 26

A Đợt điền dã 2010-2011 nghiên cứu trầm tích Hàng Gòn & vùng bazan trẻ phụ cận

Chương IV HIỆN VẬT KHẢO CỔ HỌC

Chương V KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU VẬT HÀNG GÒN 1996 – 1999

A Phân tích Bào tử Phấn hoa ở Hàng Gòn & vùng phụ cận

Bảng IX-XI Kết quả phân tích Bào tử Phấn hoa ở Hàng Gòn & vùng đất đỏ phụ cận; Tây Nguyên & Nam Bộ; Mẫu phổ phấn hiện đại thường gặp ở các tỉnh phía

Nam Việt Nam

B Phân tích thạch học dưới kính hiển vi phân cực

C Phân tích thành phần chất liệu gốm bằng phương pháp hóa học & quang phổ định lượng

Bảng XII Kết quả phân tích Gốm ở Hàng Gòn & vùng đất đỏ phụ cận

D Phân tích thành phần hợp kim đồng bằng phương pháp quang phổ định

lượng Bảng XIII Kết quả phân tích đồ Đồng ở Hàng Gòn II (7B)

E Phân tích niên đại tuyệt đối bằng phương pháp giám định C14

Trang 27

Bảng XIV Kết quả phân tích C14 ở Hàng Gòn (1996-2007)

PHẦN THỨ TƯ

QUẦN THỂ DI TÍCH CỰ THẠCH HÀNG GÒN I–II (7A–B) – MỘT TRUNG

TÂM VĂN HÓA TINH THẦN ĐỒNG NAI THỜI KỲ “TIỀN NHÀ NƯỚC”

Bảng XV – XVIII Phân tích thành phần hóa học di vật đồng & gốm ở Hàng Gòn

và ở Đông Nam Bộ bằng các phương pháp hóa học – quang phổ (định lượng – bán định lượng)

Bảng XIX Niên đại các di tích khảo cổ học thời đại kim khí ở miền Đông Nam

Chương I CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA CỰ THẠCH MIỀN ĐÔNG BẮC Á

Bán đảo TriỀu Tiên

A Quần đảo Nhật Bản

B Lục địa Trung Quốc và Đài Loan

Chương II CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA CỰ THẠCH MIỀN TÂY NAM Á

SỰ phân bỐ chung

A Loại hình di tích Cự thạch cơ bản

B Phổ hệ niên đại chung & đôi nét phác dựng xã hội Cự thạch cổ Ấn Độ

Chương III CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA CỰ THẠCH MIỀN ĐÔNG NAM Á

Trang 28

QuẦn đẢo Indonesia

A Bán đảo và địa đảo thuộc Mã Lai

B Miền Tây Thái Lan

C Vùng cao nguyên Thượng Lào

D Đôi điều phụ chú về văn hóa Cự thạch Á Châu và về các vết tích liên quan đến truyền thống tạo dựng Đá lớn trên lãnh thổ Việt Nam

Bảng XX-XXI.Thống kê kích thước Đá lớn Tả Van (Sa Pa–Lào Cai)& Chóp Chài

(Lạng Sơn)

Bảng XXII Thống kê kích thước một số cột đá mộ Mường (Bắc Việt Nam)

Bảng XXIII So sánh kích thước hầm mộ và phụ kiện Hàng Gòn 7A-B với dấu tích

Cự thạch nơi khác hiện biết ở Việt Nam

Bảng XXIV Phổ hệ niên đại chung về di tích văn hóa Cự thạch quan trọng ở Châu Á

THAY CHO KẾT LUẬN

Bảng XXV – XXVI Sự phân bố thành phần hợp kim cơ bản của các Phức hệ văn hóa kim khí ở Việt Nam (Đông Sơn – Đồng Nai) và Đông Nam Á Thiên niên kỷ II – I

BC

Bảng XXVII (a-b) – XXVIII Tổng hợp một số kết quả phân tích thành phần hóa học

đồ gốm ở Việt Nam (Đồng Nai, Sa Huỳnh, Đông Sơn) bằng các phương pháp hóa học – quang phổ (định lượng – bán định lượng)

F Hồ sơ lưu (Đề cương chi tiết; Các văn bản pháp quy, hợp đồng NCKH;

Điều lệ của Hiệp hội Cự thạch Dolmen và Menhir Thế giới)



Trang 29

Công trình nghiên cứu này hoàn thành đúng hạn để đệ trình hôm nay nhờ sự nỗ lực lao động của nhóm cộng sự thuộc Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa thuộc Trường ĐHKHXH&NV–ĐHQG-HCM, sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của Ban Giám hiệu Trường ĐHKHXH&NV–ĐHQG-HCM và các UBND, Sở VH-TT-DL và Bảo tàng địa phương (Đồng Nai, Quảng Ngãi, Bình Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Kiên Giang), sự cộng tác nhiệt thành của nhiều phòng thí nghiệm khoa học thuộc VKCH, VĐC&KSVN, LĐBĐĐCMN, TTKTHNTPHCM, ĐHKHTN–ĐHQG-HCM Chúng tôi chân thành cám ơn tất cả

sự giúp đỡ hữu hiệu ấy Hiển nhiên, vì là đề tài đầu tiên chuyên khảo về quần thể di tích kiến trúc Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai) và cố gắng hệ thống ở mức đầy đủ nhất có thể di tồn văn hóa Đá lớn dàn trải ở nhiều vùng - miền văn hóa lớn của đất nước, công trình nghiên cứu này hẳn còn nhiều sai sót, khiếm khuyết Chúng tôi hy vọng được đón nhận những lởi phê bình của quý vị, đặng có thể khắc phục các mặt tồn tại của chuyên khảo và tiếp tục các phương hướng nghiên cứu tiếp sau

Xin đa tạ

Thành phố Hồ Chí Minh Mùa xuân 2012

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS PHẠM ĐỨC MẠNH

Trang 30

TUYÊN BỐ VỀ VĂN HÓA CỰ THẠCH THẾ GIỚI

Sự chuyển tiếp từ xã hội tiền sử sang xã hội trồng trọt đánh dấu sự kiện quan trọng vào bậc nhất trong sự phát triển của nhân loại Nằm vắt ngang cả sáu châu lục, Dolmen, Menhir và tượng đá là những dấu tích cổ nhất và rộng lớn nhất của sự tụ cư con người thời Cự thạch Chúng là phần di sản văn hóa chung của chúng ta và xứng đáng được bảo tồn với sự tự hào và chăm chút

Tuy nhiên, nhiều di tích Cự thạch này đã bị phá hủy và một số đã bị xuống cấp với tốc độ đáng báo động Sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa với tiến độ nhanh càng thúc đẩy thêm xu hướng này

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên náo động giữa các xung đột sắc tộc, dân tộc và xã hội Thế nên, chúng ta cần tăng cường sự hiểu biết và hợp tác chung qua việc biểu dương những di sản văn hóa Cự thạch Sự nhận thức đúng việc bảo tồn và trân trọng di sản văn hóa Cự thạch có ý nghĩa rất quan trọng

Chúng ta cần tính đến mỗi sắc tộc và đặc trưng văn hóa riêng biệt của mỗi nước, tăng cường sự hiểu biết và nhận thức chung Chúng ta nên cố gắng hướng về những cội nguồn chung và nhằm mục tiêu kiến tạo một ngôi làng toàn cầu trong tương lai có chung sự thịnh vượng và sự hòa điệu với thiên nhiên trong sự trân trọng các dân tộc và sắc tộc

Thông qua việc bảo tồn và nghiên cứu những Dolmen, Menhir và các tượng đá có giá trị này, chúng ta sẽ nhằm vào sự hiểu biết bản chất chung của nhân loại mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ và lối sống trong sự hòa điệu với thiên nhiên Thông qua việc tăng cường sự hiểu biết về văn hóa Cự thạch, chúng ta hướng tới mục tiêu xây dựng một ngôi làng toàn cầu và một văn hóa mới cho tương lai nhân loại

Hơn nữa, qua việc khai thác những lợi ích kinh tế như du lịch, chúng ta sẽ góp phần nuôi dưỡng sự thịnh vượng và phát triển Với mục đích đó, chúng tôi đề nghị thành lập Hiệp hội Cự thạch Dolmen và Menhir Thế Giới Chúng tôi kêu gọi sự tham gia rộng rãi của mọi người mong muốn sự Hoà bình và sự Tiến bộ của Nhân loại

Seoul- Korea, ngày 7 tháng 12 năm 1998

HIỆP HỘI CỰ THẠCH DOLMEN VÀ VÀ MENHIR THẾ GIỚI

Trang 31

DECLARATION

ON THE WORLD MEGALITHIC CULTURE

The transition from prehistoric to agrarian society marks the most important milestone in the progress of mankind Bridging all six continents, Dolmen, Menhir and stone statues are the oldest and largest relics of megalithic human settlements They are part of our common cultural heritage and deserve to be preserved with pride and care However, many of these megalithic relics have been destroyed and their numbers are decreasing at an alarming rate Rapid economic development and industrialization has further accelerated this trend

We are living in a turbulent era amidst ethnic, national and social conflicts We promore therefore understanding and cooperation by stressing mankind’s common heritage such as megalithic culture Preserving and fostering correct understanding of megalithic culture has therefore a higher significance

We must, taking account of each country’s individual ethnic and cultural character, develop common understanding and awareness We should attempt return to past habits and aim at building a global village that promotes mankind’s prosperity and harmony with nature unrestrained by ethnic and national considerations

Through preserving and studying these valuable Dolmen, Menhir and stone statues

We shall aim at understanding the universal nature of mankind that we all share, and ways for living in harmony with nature Through enhanced understanding of megalithic culture, we aim at building the global village and a new culture for humanity’s future Futhermore, by exploring economic uses such as tourism we shall contribute to fostering prosperity and development For that purpose, we propose to establish the World Megalithic Dolmen and Menhir Association We call for wide participation by everyone wishing peace and progress for mankind

Seoul, Korea, 7 December 1998

The World Megalithic Dolmen and Menhir Association

Trang 32

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÔI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

iền Đông Nam Bộ (độ vĩ Bắc: 12º 17’, Đắc Ơ, Phước Long – 12º 20’ Núi Nhỏ, Vũng Tàu; độ kinh Đông: 105º 49’, Hòa Hiệp, Tân Biên – 107º 35’, Bình Châu, Xuyên Mộc), có diện tích đất tự nhiên khoảng 23.000km², bao gồm toàn bộ địa phận các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh và một phần Lâm Đồng, Bình Thuận và Long An, với số dân hơn 7,8 triệu người, mật độ trung bình 332 người/km², trong đó: đông nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh (1.763 người/km²) và thưa nhất ở Bình Phước (78 người/km²)

Đây là miền địa hình tương đối bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu từ đất đỏ – vàng nâu

(1.031.981 ha = 44%) và đất xám (744.652 ha = 31,75%) (Phan Liêu, 1992), uốn nếp

chuyển tiếp từ địa khối Đà Lạt-Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ xuống vùng sụt võng của đồng bằng châu thổ Mékong, chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Đồng Nai và các chi lưu ở cả tả ngạn (sông Là Ngà) và hữu ngạn (các sông: Bé, Sài Gòn, Vàm Cỏ)

Sông chính Đồng Nai (dài khoảng 600km) bắt nguồn từ Trường Sơn Nam ở độ cao hơn 2.000m (cách mực nước biển), chảy theo hướng đông bắc-tây nam và đổ ra biển Đông nơi cửa Soi Rạp, với tổng diện tích lưu vực khoảng 20.000km², lưu lượng nước trung bình 485m³/s và lượng chất lơ lửng trung bình đạt 52,3g/m³

Sông Là Ngà (290km) bắt nguồn từ vùng núi cao Di Linh (độ cao khoảng 1.600m cách mực nước biển), đổ vào sông Đồng Nai ở nơi cách thác Trị An khoảng 38km

1.500-về phía thượng lưu, với diện tích lưu vực hơn 4.000km²

Sông Bé (350km) bắt nguồn từ vùng núi Đắc Lắc (800-900m), đổ vào sông Đồng Nai ở ngã ba Hiếu Liêm, với diện tích lưu vực hơn 7.600km² và lưu lượng nước trung bình đạt 264m³/s

M

Trang 33

Sông Sài Gòn (280km) bắt nguồn từ vùng đồi cao Lộc Ninh (cao hơn 200m cách mực nước biển) đổ vào sông Đồng Nai ở Tân Thuận, với diện tích lưu vực khoảng 4.500km², lưu lượng nước trung bình 85m³/s với lượng chất lơ lửng trung bình đạt 37-154g/m³

Sông Vàm Cỏ, với hai nhánh nhập nhau ở Nhật Ninh (cách bờ biển khoảng 36km), gồm: Vàm Cỏ Đông (dài khoảng 220km) bắt nguồn từ vùng đồi cao 150m ở Campuchia, có diện tích lưu vực 8.500km², lưu lượng nước trung bình 96m³/s; Vàm

Cỏ Tây (dài khoảng 196km) bắt nguồn từ vùng đất thấp ở bờ trái Tiền Giang, với diện tích lưu vực 4.400km² Các sông lớn của hệ thống Đồng Nai, với mật độ ngòi suối cao, là nguồn tạo phù sa và nguồn nước dung dưỡng sinh vật trên toàn bộ cương vực này

Trên các bản đồ tự nhiên khu vực, miền Đông Nam Bộ, ngoại trừ các núi sót nổi cao (Bà Đen, độ cao tuyệt đối 986m; Bà Rá, 736m; Chứa Chan, 858m; Cẩm Tiêm, 441m; Thị Vải, 451m v.v…), thể hiện bề mặt nghiêng thoải từ bắc-đông bắc xuống phía nam của các phức hệ địa tầng xếp nếp thành 8 bậc: từ địa hình cao nguyên basalt dạng vòm núi lửa cổ nhất, chuyển sang địa hình đồi liên kết đá phiến-basalt-phù sa cổ nâng cao và địa hình đồng bằng châu thổ thấp, các thềm sông và thềm biển trẻ ở tây nam và đông nam, có nguồn gốc và tuổi rất khác nhau Cao độ

trung bình của các thang bậc “thiên tạo” này cách mực nước biển là: 800-500m;

250-150m; 100-80m; 70-55m; 45-25m; 15-5m; 4-2m; 1-0m) [292] (1)

Đây là miền đất cổ xưa, với lịch sử thành tạo cấu trúc địa chất dài lâu và phức tạp Các nghiên cứu địa chất mới đây ghi nhận rằng: Từ hơn 300 triệu năm trước, sau vận động Hecxini, khi địa khối Đà Lạt nâng cao thì vùng trũng kéo dài theo hướng đông bắc-tây nam bao gồm các lưu vực sông Bé-Đồng Nai dần hạ thấp Trên

(1) Ký hiệu tương ứng ở Phụ lục: [292]: tài liệu tham khảo; (1): website (PĐM)

Trang 34

nền biến chất “Nguyên sinh” (Froterozoi) theo cơ chế hoạt hóa, các cấu trúc “Trung

sinh” (Mezozoi) được hình thành

Các đá cổ nhất thấy được ngày nay ở Đồng Nai là các trầm tích núi lửa, phun trào và xâm nhập Mezozoi Ở phía bắc lãnh thổ, nền đá gốc-đá phiến tuổi Mezozoi

và Paleozoi muộn thành tạo ở độ sâu khoảng 200m, đôi nơi bị xé đứt bởi các xâm nhập granit tuổi Jura muộn-Kreta sớm (tương tự các đá granit ở các sơn khối Bà Rá,

Bà Đen, Chứa Chan) Các cuội kết, tảng kết, cát kết tuf và phun trào axit ở núi Bửu

Long có tuổi Trias giữa, được gọi là HỆ TẦNG CHÂU THỚI (hoặc Măng Giang hay

Chư Klin)

Phủ trên chúng là các trầm tích tuổi Jura sớm-giữa (J¹ – J²) thuộc HỆ TẦNG

BẢN ĐÔN (chủ yếu là đá phiến cát, phiến sét, đá phiến bị sừng hóa, sét vôi…, lộ ra

ở Trảng Bom và ven sông Đồng Nai) và các đá phun trào trung tính tuổi Jura

muộn-Kreta sớm (J³ – K¹) thuộc HỆ TẦNG LONG BÌNH (hoặc Ca Tô hay Đèo Bảo Lộc)

(xuất lộ vùng Phương Mai, Tân Vạn…)

Từ hơn 60 triệu năm trước, trong Đại “Tân Sinh” (Kainozoi), ở thời kỳ

Paleogen, toàn Đông Nam Bộ trải qua giai đoạn lục địa, quá trình bóc mòn và san phẳng bề mặt xảy ra mạnh mẽ Các đá cổ tuổi Jura (hơn 140 triệu năm) đã bị phủ lấp bởi các thành tạo có nguồn gốc aluvi tuổi từ Neogen trở lại, bao phủ gần 1/3 diện tích lãnh thổ phía nam-tây nam, bên cạnh khối vỏ basalt ở phía bắc-đông bắc

Trong Kainozoi, Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng lớn của những hoạt động tân kiến tạo xảy ra mạnh mẽ Phần phía đông của miền uốn nếp lúc này bị lôi cuốn vào những vận động tạo sơn bao trùm cả phần rìa Nam Trung Bộ và đã bị nâng cao đến 100m Phần còn lại bị sụt lún tạo thành trũng kiểu vịnh, với các núi sót nổi cao 100-200m Cấu trúc được nâng lên và san bằng tạo nên bề mặt lục địa bóc mòn, phong hóa laterit phổ biến Từ đây, 2 giai đoạn phát triển địa hình Đông Nam Bộ được ghi nhận như sau:

+ Giai đoạn Miocen – Pliocen: Vào thời kỳ Mioxen, hoạt động nâng kèm

phun trào basalt xảy ra mạnh mẽ ở phần lãnh thổ phía đông; phần phía tây có biểu

Trang 35

hiện sụt lún theo đứt gẫy đông bắc, đã hình thành các trầm tích nguồn gốc lục địa,

với thành phần chủ yếu là: cuội, sỏi, sạn chuyển lên cát bột, thuộc HỆ TẦNG BÌNH

TRƯNG (N¹/³) Vào thời kỳ Pliocen, sụt lún xảy ra với tốc độ lớn, biển tiến từ phía

tây nam thành tạo các trầm tích delta thuộc HỆ TẦNG NHÀ BÈ (N¹/²) và HỆ TẦNG

BÀ MIÊU (N²/²), dầy 10-200m Vào cuối thời Pliocen, biển rút, quá trình phong hóa

bóc mòn bề mặt xảy ra mạnh, tạo vỏ laterit phổ biến trên toàn khu vực

+ Giai đoạn Đệ Tứ: từ đầu kỷ Đệ Tứ, núi lửa lại tiếp tục hoạt động ở Đông Nam Bộ Một đợt phun trào basalt ở vùng Túc Trưng – Gia Kiệm, thành tạo HỆ

TẦNG TÚC TRƯNG (Q¹/²) Cùng với sự nâng các sơn khối Nam Trung Bộ (Việt

Nam) – Tây Campuchia và sự hạ thấp bù trừ ở vùng đệm giữa, đã xảy ra sự phun trào basalt qua các khe nứt kiến tạo

Các dòng dung nham basalt Pliocen – Pleistocen sớm (N² – Q¹) phủ tràn lên

các aluvi cổ đã được nâng cao ở phía bắc-đông bắc Đông Nam Bộ, cũng như ở các đới cực Nam Trung Bộ Chúng thường dễ bị phong hóa tạo ra đất đỏ mầu chocolat (tím đỏ, nâu đỏ, đỏ vàng, nâu vàng) rất đặc trưng với độ phì cao, phân bố rộng ở

Phước Long, Đồng Phú, Lộc Ninh, Bình Long và được gọi là “basalt cổ” (hoặc  - basalt) Đây là loại basalt tholeit, khoáng vật tạo đá chủ yếu là plagiocla, pyroxen,

không hoặc chứa ít olivin, với hàm lượng cao của SiO² (trọng lượng nung: 56,7%) và Al²O³ (17,77-26,02%), thường tạo vỏ phong hóa laterit bauxit dầy theo thời gian

49,88-Vào cuối thống Pleistocen (phụ thống dưới), sông Mékong cổ có hướng chảy bắc nam mang khối lượng phù sa lớn bồi đắp cho đồng bằng phía tây lãnh thổ, thành

tạo các trầm tích (cuội, sỏi, cát, sét) dầy 5-60m thuộc HỆ TẦNG TRẢNG BOM (Q¹/³)

Sau đó là thời kỳ biển lùi, tình trạng chia cắt bóc mòn và xâm thực phát triển

suốt phụ thống giữa của Pleistocen Các hoạt động nâng tân kiến tạo kèm theo phun

trào basalt theo kiểu phụt nổ lại xảy ra, thành tạo HỆ TẦNG XUÂN LỘC (Q²), hình

thành các cao nguyên basalt thấp ở Lộc Ninh, Bình Long, Hớn Quản và Long Khánh

Trang 36

– Xuân Lộc phía dông bắc lãnh thổ Ở phía tây nam, địa hình nâng yếu Với chế độ khí hậu lục địa, một thời kỳ phong hóa mới bao trùm lên toàn bộ diện tích đồng bằng Quá trình phong hóa alit xảy ra mạnh mẽ trong thời gian dài tạo nên vỏ phong hóa laterit-bauxit dầy, phân bố rộng lớn suất cả vùng và tồn tại đến nay ở những khu vực riêng biệt Trên bề mặt các aluvi cổ của đồng bằng cũng xuất hiện lớp laterit không dầy lắm

Trong “Thế giới của các nón núi lửa” Long Khánh – Xuân Lộc, nơi có tới

110 trong tổng số hơn 800 miệng núi lửa tìm thấy ở Miền Nam thời Pleistocen, đợt

dung nham thời này tạo hình các đồng bằng bóc mòn điển hình, được gọi là “basalt

trẻ” ( - basalt) có tuổi Q² - Q³) Chúng thuộc loại basalt kiềm, chứa nhiều olivin

(8-10%) và có cả plagiocla, với hàm lượng đáng kể Fe²O³ (trọng lượng nung: 7,62%), MgO (10,76%), K²O (2,76%); song, so với basalt cổ thì hàm lượng của SiO² (47,06%) và Al²O³ (13,15%) lại thấp hơn, đã tạo nên vỏ phong hóa dầy rất điển hình của đất đỏ nâu, với bề dầy trung bình 8-10m, có khi sâu tới hơn 15m, phần dưới đôi khi gặp các khối đá hình cầu còn tươi nằm lẫn với khối vật liệu nâu đỏ, dấu vết phong hóa bóc vỏ của đá còn giữ nguyên Ở Long Khánh – Xuân Lộc, Đất Đỏ, Lộc Ninh, Bình Long, Phú Riềng…, các phun trào mới thường phủ tràn lên các phần địa hình cao của đồi gò basalt cổ, tạo nên sự đa dạng phong hóa ở những tiểu vùng này

Vào cuối Pleistocen giữa – đầu Pleistocen muộn, khu vực phía tây lãnh thổ

hạ lún từ từ , đợt biển tiến từ tây nam (khoảng 700.000 năm trước) nhấn chìm các đồng bằng bóc mòn đã hình thành trước đó của Nam Bộ; đường bờ biển lấn sâu vào lục địa tới 10-14km Do mực cơ sở xâm thực nâng lên, tại các nhánh sông- suối Đông Nam Bộ, tốc độ dòng chảy giảm, vật liệu tích tụ lại ở các cửa bể và thung lũng sông, tạo nên các trầm tích sông và ven bờ (với thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi

xen kẹp các thấu kính kaolin) thuộc HỆ TẦNG THỦ ĐỨC (Q² - Q³) Vào khoảng

300.000 năm cách ngày nay, nước biển từ từ rút, mặt địa hình với trầm tích Pleistocen muộn lộ ra, tiếp tục được bổ sung bởi các deluvi, aluvi (mà sau này được

gọi là “phù sa cổ”)

Trang 37

Vào giữa Pleistocen muộn (phụ thống trên), đồng bằng Đông Nam Bộ có xu

hướng nâng lên, các hình thức xâm thực bóc mòn lại diễn ra rất mãnh liệt, dẫn tới chia cắt địa hình và làm thay đổi căn bản mạng lưới sông-suối của khu vực Đợt phun trào basalt ngắn cuối cùng diễn ra dọc theo các thung lũng sông, hình thành

HỆ TẦNG PHƯỚC TÂN (Q³/²) Đến cuối Pleistocen muộn, biển tiến phủ lên dải

diện tích hẹp phía tây và nam lãnh thổ, tạo nên các trầm tích thuộc HỆ TẦNG CỦ

CHI (Q ³/³), với thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi, sét mang tướng sông-sông

biển-biển Khi biển rút, Đông Nam Bộ nằm trọn trong lục địa rộng lớn, quá trình phong hóa phát triển

Sang thống Holocen (với các niên đại tuyệt đối 5.570 ± 120 BP và 5.680 ±

100 BP được ghi nhận ở Long Xuyên) (1); đợt hải xâm cuối cùng (Flandria) phủ lên

các miền địa hình thấp, vùng trũng Lê Minh Xuân, Bình Chánh, các vùng cửa sông Đồng Nai và ven biển Vũng Tàu-Xuyên Mộc, hình thành những bậc thềm có nguồn gốc sông-biển-đầm lầy ở phía nam lãnh thổ và các trầm tích gồm các tướng biển-

vũng vịnh-biển ven bờ-sông-hỗn hợp sông biển, thuộc HỆ TẦNG BÌNH CHÁNH (Q

4¹-² )

Biển tiến cực đại vào Holocen giữa, sau đó hạ thấp 1,5-2m từ cuối Holocen

giữa – đầu Holocen muộn (Q4²-³) (4.550 ± 100, Giồng Cai Lậy – 2.500 ± 70, Giồng

Trà Vinh); nhiều vùng bị lầy hóa phát triẻn các tích tụ bở rời mầu xám đen và than bùn Rồi, với sự dao động không lớn lắm, biển từ từ rút hẳn theo cửa bể Cần Giờ

Theo hướng này, sông Đồng Nai lấn dần ra biển Đông Các thành tạo trước

đó bị sông suối chia cắt, hình thành những bãi bồi thấp hoặc phủ tràn bởi bồi tích aluvi mới Dọc theo các thung lũng sông cổ và các bãi lầy ven biển hình thành các

trầm tích thuộc HỆ TẦNG CẦN GIỜ (Q4²-³ ), với thành phần chủ yếu là sét mầu

xám xanh, xám nâu và phần trên thường là than bùn

(1) BP (Before Present) = cách ngày nay (cách năm 1950); BC (Before Christiant) = trước

Công Nguyên; AD (Anno Domini) = sau Công Nguyên (PĐM)

Trang 38

Các bờ biển hiện đại hình thành với các cồn gò nổi thấp, trầm tích chủ yếu là cát mịn Ở các đồng bằng thấp cửa sông phát triển trầm tích đầm lầy biển

Các thung lũng vốn bị “basalt Xuân Lộc” chắn dòng, được lấp đầy về cơ bản

và hình thành các trầm tích lòng, chủ yếu là cát, sạn, thành tạo từ tướng hồ chuyển sang hồ-đầm lầy và aluvi-đầm lầy Đó là những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho những cộng đồng người nguyên thủy từ trên các cao nguyên gò đồi đất đỏ huyền vũ nham Nam Tây Nguyên-Đông Nam Bộ tiến xuống chiếm cư các thềm sông và đồng

bằng châu thổ “phù sa mới”, các đầm lầy cận biển và cù lao thuộc hệ rừng ngập

mặn vùng duyên hải, từ nửa cuối Thiên niên kỷ II – đầu Thiên niên kỷ I trước Công

nguyên [457; 675 (1991; 1996f-g)]

Tóm lại, về bản chất tự nhiên khu vực, gần 90% diện tích lãnh thổ Đông Nam

Bộ được bao phủ bởi các trầm tích bở rời tuổi Đệ Tứ Kỷ (Quaternary: Pleistocen

Hạ-Trung-Thượng và Holocen) – giai đoạn phát triển cuối cùng của vỏ trái đất, với

sự xuất hiện của loài người giống như là sản phẩm văn hóa trí tuệ đặc sắc khiến cho

Kỷ này còn được mệnh danh là “Kỷ Nhân Sinh” (Anthropogène) Có thể quan niệm chung rằng, địa hình cơ bản của miền Đông Nam Bộ cấu trúc bởi các hệ tầng

(formations) trầm tích nguồn gốc delta, do sông bồi đắp phù sa tích tụ trên nền đá

gốc cát kết-đá phiến có tuổi từ Trung Sinh (Mezozoi), của sự sụt võng Nam Bộ, liên

quan với các hoạt động hải xâm-hải thoái, cùng các đợt phun trào dung nham núi lửa

và vai trò chi phối của tân kiến tạo diễn ra trong suốt Mioxen muộn và Đệ Tứ Kỷ

Trong phân vùng địa hình chung, miền Long Khánh – Xuân Lộc nằm trọn

trong tiểu vùng đất đỏ huyền vũ nham (terre rouge basaltique) thuộc phần đông bắc

của Đông Nam Bộ, thể hiện tính chất địa hình-địa mạo bán bình nguyên đệm giữa

của lãnh thổ Các mũi khoan sâu và khoan chi tiết trong tiểu vùng này (Bàu Cạn –

LK632; Trảng Bom – LK623; Bàu Hàm – LK624; Gia Kiệm – LK625; Xuân Đường – LK626; Xà Bang – LK635,670; và các lỗ khoan LK7; LK16; LK511; LK628; LK629; LK700; LK716; LK724 v.v…) cho biết chi tiết mặt cắt các công trình địa

Trang 39

chất trong các bề mặt núi lửa basalt dạng vòm nguyên sinh, các dải đồi núi thấp phát triển kiểu vỏ phong hóa tàn dư, với nhiều phụ kiểu như:

+ Vỏ phong hóa feralit giàu Alit phát triển trên các cao nguyên basalt cổ tuổi Neogen, phân bổ ở Bù Gia Mập, Bắc Định Quán, Bù Na, Đắc Liêu, Đức Bổn v.v…

+ Vỏ laterit giàu sắt phát triển trên các pedimen ở thượng nguồn Sông Bé, Sông Ray, Sông Sài Gòn, ở rìa các cao nguyên và vòm basalt Định Quán – Xuân Lộc – Long Khánh, cấu tạo chủ yếu bởi cát kết, bột kết, phiến sét của các hệ tầng trầm tích tuổi Trias và Jura thường hình thành vỏ ferit, với cấu tạo mặt cắt gồm các đới:

- Đới thổ nhưỡng: dầy 0,2-2m, gồm: bột sét, cát mầu vàng nâu-nâu đỏ, lẫn dăm sạn laterit, thành phần khoáng vật chủ yếu là kaolinit, thạch anh

- Đới laterit: 0,4-0,5m, rắn chắc, mầu nâu đen-nâu đỏ, nhiều nơi lộ ngay mặt địa hình, khoáng vật chủ đạo là gotit, limonit, hematit

- Đới sét loang lổ: 0,5-5,5m, gồm: bột sét vàng nâu, chứa ít kết vón laterit, thành phần khoáng vật gồm kaolinit, hydromica

- Đới sét hóa còn giữ cấu trúc ban đầu: 0,3-1m, gồm: đá bột kết, sét kết, cát kết còn giữ được cấu trúc ban đầu

- Đá gốc tạo vỏ: gồm các đá bột kết, sét kết, cát kết tuổi Jura hay các đá phiến sét tuổi Trias

+ Vỏ ferosialit phát triển trên địa hình cao nguyên basalt trẻ dạng vòm, chủ yếu hình thành tren các vòm basalt Xuân Lộc – Long Khánh, Lộc Ninh – Bình Long – Phước Long, với mặt cắt đặc trưng bởi các đới:

- Đới thổ nhưỡng: 0,5-5m, gồm: sét bột bở rời mầu nâu đỏ-nâu vàng, lẫn sỏi sạn laterit, thành phần khoáng vật chủ yếu là kaolinit, ít gotit

- Đới ferosialit: 10-15m, gồm: bột sét mầu nâu vàng-nâu đỏ-đỏ gụ, có kết vón laterit, thành phần khoáng vật gồm kaolinit, haluazit, gotit, gipxit, ít felspat

Trang 40

- Đới sét hóa cấu trúc: 1-5m, gồm: bột sét mầu xám-xám trắng-xám lục, đã bị phong hóa còn giữ được cấu trúc ban đầu, thành phần khoáng vật chủ yếu là monmorinolit, felspat, pyroxen

- Đới vụn thô: gồm basalt olivin nứt vỡ vụn thô ( H.1-3.– [292])

Trên các sơ đồ-bản đồ phân vùng địa mạo, thổ nhưỡng và cổ địa lý Đông

Nam Bộ do Lê Đức An, Phan Liêu và Hà Quang Hải xây dựng [444; 723; 292], tiểu

vùng Long Khánh – Xuân Lộc nằm trọn trong vùng cao nguyên đồi núi và đồng bằng bóc mòn cao phân bố ở cực Nam phụ miền cao nguyên bình sơn Lâm Viên, với đặc điểm chung là cao nguyên và vòm basalt chiếm diện tích rộng, độ cao thay đổi trong khoảng 800-100m, với lớp vỏ phong hóa dầy tới 10-30m và lớp thổ nhưỡng mầu đỏ nâu-nâu vàng-tím đỏ phì nhiêu; tiếp nối bề mặt đồng bằng bóc mòn lượn sóng, với lớp thổ nhưỡng đỏ vàng-vàng, đôi nơi có tầng kết vón laterit phát triển trên các tầng đá phiến Mạng lưới thủy văn có dạng tỏa tia điển hình cho các vòm nâng và vòm phun trào Nước ngầm xuất hiện từ 10-30m, đặt lưu lượng 5-9 l/s,

có tiềm nâng về phát triển rừng, các nguồn liệu đá phun trào, cát kết, phiến sừng, đá quí (saphir) và bán quí (opal, canxedoan), với các nguồn sét núi mà người tiền sử đã từng khai thác để chế tạo công cụ -vũ khí và đồ gốm trong quá khứ lao động và chiến đấu phi thường của họ

Về cơ bản, basalt núi lửa hoạt động ngay từ thời Pliocen Thượng – Pleistocen

Hạ (N²–Q¹) đã tạo nên bề mặt tiểu vùng cao nguyên lớn nhất lãnh thổ Trên bình đồ,

các cao nguyên núi lửa nâng vòm cổ nhất phân bố phía bắc lãnh thổ giữa các lưu vực Sông Bé – Đồng Nai, là một phần của cao nguyên lớn Đắc Nông – Xnaco, do basalt phun trào theo đứt gẫy và nâng thành vòm, với phần trung tâm cao (900m) và giảm thấp dần ra rìa (200m), sườn dốc 25-35º, bị xâm thực bởi hệ thống sông suối tỏa tia dạng chữ V điển hình và phát triển quá trình trượt lở Ở Xuân Lộc – Long Khánh, các vòm núi lửa nguyên sinh điển hình có dạng elip trục kéo dài hướng bắc nam, được hình thành do cơ chế phun nổ trung tâm tạo các vòm phủ cao 300-250m,

Ngày đăng: 10/05/2021, 23:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w