1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng chữ người tử tù - chi tiết

80 3K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 455 KB

Nội dung

Chữ người tử – Nguyễn Tuân LỜI TỰA Chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 11 – Tập I có đề cập tới Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù. Vì niên đại và hoàn cảnh của chúng ta hiện nay khác xa với thời kì tác phẩm ra đời nên hiểu kỹ , hiểu sâu về nội dung mà tác giả muốn truyền tải quả thực là việc không dễ dàng. Nhưng nếu cứ né tránh, ta sẽ càng ngày càng chai sạn mà vô tình quên đi mảng màu vốn rất đẹp trong “bức tranh văn học”. Vậy hãy để tài liệu bạn đang cầm trên tay trở thành chiếc chìa khóa thần kì mở ra những đam mê, những thú vị, những tinh tế của thi ca; để bàn tay mình chạm vào ngòi bút của tác giả, để tim mình đập theo nhịp đập của nhân vật, để một lần thực sự sống cùng tác phẩm. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn đọc sự thích thú, những bài học , nhưng kinh nghiệm học và làm văn cũng như cảm nhận, hiểu biết nhất định về đoạn trích. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn thể hiện sự tích cực, năng động, sáng tạo của bản thân, thổi vào tác phẩm một làn gió mới trẻ trung hơn, cá tính hơn. Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè – những người đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, công việc tìm hiểu và cảm thụ văn chương luôn là một công đầy hứng thú những cũng gặp phải không ít khó khăn. Chính vì vây, cuốn tài liệu này không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm học văn chúng tôi mong nhận được những ý kiến phản hồi từ bạn đọc để khiến cuốn tài liệu tham khảo dần được hoàn thiện. Xin cảm ơn! Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 1 Chữ người tử – Nguyễn Tuân A. TÌM HIỂU CHUNG. I. TÁC GIẢ. 1. Họ tên, năm sinh năm mất, quê quán, gia đình. Nguyễn Tuân (1910- 1987) người xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là người có tính tình phóng khoáng và giàu lòng yêu nước. 2. Đôi nét về cuộc đời. a, Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam( 1917- 1945) -thời kì 1919- 1930 (từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời năm 1930) + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929) của Pháp đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội (giai cấp) và điều kiện chính trị (phong tràoy êu nước) để tiếp thu luồng tưởng cách mạng vô sản. + Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của một bộ phận tiểu sản chuyển sang lập trường vô sản, cùng với phong trào công nhân chuyển sang tự giác, đòi hỏi phải có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Ba tổ chức là Đảng cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã đáp ứng yêu cầu đó. -thời kì 1930- 1945 + Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) cùng với sự tăng áp bức, bóc lột và cuộc “khủng bố trắng” của thức dân pháp sau khởi nghĩa Yên bái (9- 2- 1930), đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1930- 1931, với đỉnh cao Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 2 Chữ người tử – Nguyễn Tuân + Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (1939- 1945) tác động đến toàn thế giới. Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít thắng lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta và nhiều nước tiến lên giải phóng dân tộc. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nho học đã tàn trong thời kì văn hóa phương Tây đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người ông. b, Cuộc đời. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép. Ở ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi . Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). c, Con người. Nét nổi bật ở Nguyễn Tuân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Sinh ra giữa thời buổi loạn lạc, là một trí thức, Nguyễn Tuân đă thể hiện tinh thần dân tộc của mình theo một cách riêng. Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 3 Chữ người tử – Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Xương, Tản Đà ., yêu những phong cảnh đẹp của quê hương, những thú chơi tao nhã như uống trà, chơi hoa, chơi chữ, đánh thơ, thả thơ,… những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù). Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh . Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, Ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho. Ông viết về các món ăn dân tộc bằng tất cả sự quan sát tinh tế và niềm trân trọng. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. 3. Sự nghiệp văn học. Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua . Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc". Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 4 Chữ người tử – Nguyễn Tuân “Chủ nghĩa xê dịch” là chủ trương ddi không mục đích, luôn luôn thay đổi chỗ để tìm những cảm giác mới lạ và thoát ly mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội. Trên thực tế, đây là một lý thuyết sống ít nhiều có nét tiêu cực. Nguyễn Tuân tìm đến lí thuyết này khi chưa gặp lí tưởng cách mạng. Ông đến với lí thuyết "chủ nghĩa xê dịch" này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Dù là một lí thuyết có phần tiêu cực, song viết về “chủ nghĩa xê dịch”, dương như đúng cái tạng văn cũng như tạng phong cách, Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa (Một chuyến đi). Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh tao nhã và lịch thiệp. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao Chữ người tử tù). Ở tập truyện “Vang bóng một thời”, nét hào hoa cũng như cá tính mạnh mẽ của Nguyễn Tuân còn thể hiện rất rõ qua tác phẩm như: Chém treo ngành, Những chiếc ấm đất, Thả thơ,… Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua). Như một dòng máu nóng vẫn không Nguyễn Tuân ngừng chảy trong huyết quản, lòng yêu nước và thái độ bất mãn với xã hội thực dân đưa Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến, cũng đồng thời mở ra một trang mới trong sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Tuân. Hào hứng, náo nức và nhiệt thành, Nguyễn Tuân đem hết sức mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị củ đất nước. Hình tượng chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 5 Chữ người tử – Nguyễn Tuân học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất. Từ trước đến sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vẫn giữ được những nét bút tài hoa, độc đáo. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là người nghệ sĩ Nguyễn Tuân sau Cách mạng không còn bi quan, cao ngạo, cực đoan như trước. Vẫn giàu cá tính nhưng con người Nguyễn Tuân trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ là con người của chính nghĩa, của khí phách anh hùng; con người của thế sang trọng và hào hoa- đại diện của một dân tộc ngàn năm văn hiến. - Những tác phẩm nổi tiếng Ngọn đèn dầu lạc (1939) Vang bóng một thời (1940) Một chuyến đi (1941) Chiếc lư đồng mắt cua (1941) Tàn đèn dầu lạc (1941) Một chuyến đi (1941) Tùy bút (1941) Thiếu quê hương (1943) Tóc chị Hoài (1943) Tùy bút II (1943) Nguyễn (1945) Chùa Đàn (1946) Đường vui (1949) Tình chiến dịch (1950) Thắng càn (1953) Chú Giao làng Seo (1953) Đi thăm Trung Hoa (1955) Tùy bút kháng chiến (1955) Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 6 Chữ người tử – Nguyễn Tuân Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956) Truyện một cái thuyền đất (1958) Tùy bút Sông Đà (1960) Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972) Ký (1976) Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982) Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988) Truyện Kiều (tiểu luận văn học) Xương Yêu ngôn (2000, sau khi mất). 4. Phong cách nghệ thuật. Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mỹ thuật. Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội . Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 7 Chữ người tử – Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. 5. Nguyễn Tuân và tự lực văn đoàn. Có thể nói văn chương Nguyễn Tuân có những nét độc đáo hơn các văn hữu đương thời của ông, ở đây chúng tôi xin được so sánh so sánh nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tự Lực văn đoàn. Về hình thức, Nguyễn Tuân viết theo thể tùy bút mà đối với thời ấy, thập niên 30, 40 thật là mới lạ, trong khi hầu hết các tác giả đương thời viết truyện theo lối mới của Tây phương như Tự Lực văn đoàn. Về hình thức tùy bút của Nguyễn Tuân khác hẳn với lối viết truyện của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam. . đó là những truyện không có kết thúc hoặc những ký sự của một người muốn gửi vào trong ấy một mớ tâm tình. Về nội dung, những tùy bút, ký sự, truyện ấy trừ Vang Bóng Một Thời, chẳng ít thì nhiều, thể hiện diễn đạt những tâm sự u uẩn, sâu kín của cái tôi Nguyễn Tuân về cuộc đời, trước cuộc đời, về cái thú ăn chơi hưởng lạc. . thoát ly cuộc sống. Trái lại Tự Lực văn đoàn trước tác những cuốn tiểu thuyết, những đoản thiên với Loan, Dũng với Lan Ngọc bằng những truyện ngắn dài có mở đầu và kết thúc với những tình tiết éo le ngang trái. . những lời đối thoại tế nhị tự nhiên. Truyện ngắn, tiểu thuyết được viết theo lối Tây phương, chịu ảnh hưởng của Tây phương về bố cục, kỹ thuật nhưng nội dung vẫn mang nhiều sắc thái Á Đông, giữ được bản sắc dân tộc. Về nội dung, truyện của Khái Hưng Nhất linh có khuynh hướng, lãng mạn, xã hội, tâm lý. . mặc dù chịu ảnh hưởng của phong trào lãng mạn Tây phương song tính chất lãng mạn ấy lại mang nhiều lý tưởng cao thượng trong không khí thanh cao của một nền văn minh tinh thần nay đã vang bóng một thời. Một ưu điểm rất lớn của Tự Lực văn đoàn mà Nguyễn Tuân không có là công cuộc cải cách xã hội bằng văn chương qua Đoạn Tuyện, Nửa Chừng Xuân, Trống Mái, Lạnh Lùng, Đôi Bạn. . . những truyện ấy đã tả chân hiện thực những cái hủ lậu, tệ Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 8 Chữ người tử – Nguyễn Tuân hại của xã hội ta để cổ võ cho phong trào canh tân đổi mới. Khái Hưng, Thạch Lam. . chú trọng đến nghệ thuật hướng nội, mô tả tâm lý nhân vật sâu sắc, đó là những ưu điểm mà ta không thấy có ở Nguyễn Tuân. Văn chương Nguyễn Tuân và Tự Lực văn đoàn khác biệt nhau nhiều nhất ở quan điểm sáng tác: một bên là nhân sinh quan cái tôi và một đằng là tập thể, là xã hội cộng đồng, một đằng là tinh thần vị kỷ suy tôn cái tôi, bên kia vị tha. Văn chương Nguyễn Tuân có đóng góp cho nền văn học của nước ta song nền văn chương ấy không có tính cộng đồng, xây dựng ân cần chia xẻ với mọi ngườichỉ thể hiện một cái tôi ích kỷ, một lối nhìn, sự thoát ly của cái tôi cũng như cái lối hưởng thụ cá nhân, phiêu lưu không hạn định, nó không đóng góp gì cho xã hội mà chỉ là lối sống của một kẻ ăn hại, vô tích sự như Nguyễn Tuân đã tự công nhận như thế. Về mặt nghệ thuật, giá trị văn chương, chúng ta thấy tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam . có những nết đa dạng hơn, cốt truyện lôi cuốn hơn, có chú trọng về diễn tả tâm lý nhân vật như trong Sợi Tóc, Hạnh hay Đôi Bạn . để làm cho tác phẩm có hồn, diễn tả những khía cạnh éo le, bi thảm của xã hội . đó là những ưu điểm mà văn chương Nguyễn Tuân không có, văn chương Nguyễn Tuân chỉ hạn hẹp trong lối nhìn đời của cái tôi khinh bạc, ngạo mạn. Như vậy ta lại càng thấy rõ hơn hai khuynh hướng trái ngược nhau của văn chương Nguyễn Tuân và Tự Lực văn đoàn: một bên là vị tha, một đằng là vị kỷ. Vang Bóng Một Thời là tác phẩm được chú ý nhiều nhất trong sự nghiệp văn chương Nguyễn Tuân. Các nhà phê bình cũng như độc giả từ hơn nửa thế kỷ qua đều phải công nhận giá trị vô song của nó qua những áng văn độc đáo, thi vị, tàn bạo. . ông đã làm sống lại cả một nền văn minh tinh thần đã vang bóng một thời. Nó cũng thể hiện đầy đủ những cá tính và sắc thái của truyền thống dân tộc cũng như những phong vị tinh hoa của quê hương đất nước. Song giá trị văn chương Nguyễn Tuân xem ra lại không đồng đều như ta thấy ở Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam . . trong Tự Lực văn đoàn. Tác phẩm của Khái Hưng như tuồng kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn. . .có nhiều truyện đặc sắc, hay, một số ít vào loại trung bình, Thạch Lam cũng vậy, Nhất Linh có một số truyện bị các nhà phê bình chê là kém nghệ thuật, giả tạo như Nắng Thu, Đoạn Tuyệt. . nhưng ở Nguyễn Tuân ngoài một số tác phẩm đặc sắc như Vang Bóng Một Thời, Chùa Đàn, Phu Nhân Họ Bồ, Cái Ca vát Đen. . còn nói chung, Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 9 Chữ người tử – Nguyễn Tuân truyện dài ký sự, túy bút. . của ông phần lớn chỉ có giá trị nghệ thuật trung bình như Một Chuyến Đi, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Ngọn Đèn Dầu Lạc, thậm chí có nhiều túy bút, truyện ngắn, dài nghệ thụât phải nói là dưới trung bình như Quê Hương, Tùy Hút I, II, Nguyễn, Đôi Tri Kỷ Gượng. . . Ở đấy Nguyễn Tuân cứ nhồi nhét cho thật nhiều chi tiết vụn vặt của chính mình, của những ngày phiêu bạt, giang hồ, của cái tôi ngang tàng, kiểu cách. . nó đã không tạo được hứng thú cho người đọc mà chỉ làm cho họ bối rối phân vân. . Nguyễn Tuân được nhiều người thán phục, ca ngợi, hâm mộ nhưng so với Tự Lực văn đoàn tác phẩm của ông không được phổ biến mạnh như ta thấy ở Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam. . mặc dù văn ông có những nét độc đáo đi trước thời đại. II.TÁC PHẨM. 1.Hoàn cảnh xã hội: Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 10 [...]... trên một mảnh đất chết , từ một tử sắp chết Cái đẹp luôn trường tồn và bất tử Nhưng cái đẹp không thể sống chung cùng một nơi với tội ác 2 Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong "Chữ người tử tù" Nguyễn Tuân viết Chữ người tử từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữngười chơi chữngười tử người quản ngục Hai nhân vật này... tộc, Chữ người tử thể hiện một thú tiêu khiển độc đáo – việc xin chữ cho chữ cũng như thú chơi chữ của người xưa đã khơi dậy trong thẳm sâu tâm linh người đọc vấn đề về con người, về bản chất và thân phận con người trong xã hội… Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 20 Chữ người tử – Nguyễn Tuân Xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm, ta có thể thấy nhân vật thầy thơ lại là một con người. .. 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 11 Chữ người tử – Nguyễn Tuân bức tranh có nét đậm, nét nhạt Do đó, cá tính người viết cũng thường được thể hiện qua nét bút - Người ta thường mua chữ hoặc xin chữ Người cho chữ hoặc bán chữ viết lên bức tranh, bức lụa, tờ giấy… để chủ nhân làm vật trang trí trong nhà Chữ không phải viết rất đẹp mà ý nghĩa của chữ cũng phải sâu sắc, phải hợp tình, hợp cảnh... thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này Không gian nghệ thuật của Chữ người tử chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà - một "trại giam tối om", khung... (năm 2009 – 2010) 26 Chữ người tử – Nguyễn Tuân trong nhà Không còn là ông Huấn tử tù, chỉ có ông Huấn nghệ sĩ tài hoa đang ung dung sáng tạo cái đẹp Người nghệ sĩ ấy đang tự do nhất trên đời Không có cái chết kề bên, ông Huấn đang đi vào cõi bất tử cùng với cái đẹp Và chính những nét chữ chứa chan tấm lòng đó của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc Người kia bỗng trở nên... 2010) 19 Chữ người tử – Nguyễn Tuân Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử Bút pháp điêu luyện, sắc sảo trong việc tạo dựng hình tượng nhân vât chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân góc cạnh, sáng tạo và giàu tình cảm, cảm xúc dã mang người đọc đến với một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng- một... quan nhận chữ và lời khuyên trong tâm trạng xúc động và kính nể người tử 6 Bố cục Căn cứ vào mạch truyện có thể phân chia tác phẩm làm ba đoạn Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 13 Chữ người tử – Nguyễn Tuân - Đoạn một : “từ đầu…….rồi sẽ liệu ” : Quản ngục được lệnh tiếp nhận sáu tử tù, trong đó có Huấn Cao và tính cách hai nhân vật chính bước đầu được giới thiệu - Đoạn hai... Chữ người tử – Nguyễn Tuân * Phân tích nhân vật quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử của Nguyễn Tuân Nếu như nhân vật Huấn Cao là biểu tượng về cái đẹp, cái thiện, khí phách của một người anh hùng thì nhân vật viên quản ngục lại hiện ra với một vẻ đẹp hướng thiện Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh nhân vật quản ngục thật tinh tế, khiến người ta phải ngẫm nghĩ nhiều điều Trong tác phẩm Chữ người. .. 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 31 Chữ người tử – Nguyễn Tuân buộc thiên truyện tập trung vào một tình huống độc đáo đến bất ngờ: Cuộc gặp gỡ giữa người viết chữ đẹp với người yêu chữ đẹp * Hoàn cảnh và địa điểm cho chữ: + Xưa nay việc cho chữ thường chỉ diễn ra ở những nơi thư phòng, trong những lúc tâm hồn thanh thản + Còn ở đây, cảnh cho chữ lại diễn ra giữa nhà – nơi ngự trị của bóng tối và... Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván Người viết xong Nhóm văn lớp 11I – Tổ 3 & 4 biên soạn (năm 2009 – 2010) 18 Chữ người tử – Nguyễn Tuân một chữ, viên quản ngục lại vội khúm . 2009 – 2010) 19 Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù . Bút pháp điêu. phần bi tráng- một khung cảnh cổ xưa. II. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT. 1. Đánh giá chung về hình tượng nhân vật trong Chữ người tử tù Chữ người tử tù viết về một

Ngày đăng: 03/12/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w