1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn Về một bài thơ của Hồ Quý Ly

2 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 57 KB

Nội dung

Về một bài thơ của Hồ Quý Ly Đông A (Hình minh họa: Hồ Quý Ly; nguồn: Google) Theo Tuyển tập thơ văn Trần, Hồ Quý Ly hiện còn 5 bài thơ, một chép ở Đại Việt sử ký toàn thư và 4 bài chép trong Hoàng Việt thi tuyển. Bài Ký Nguyên quân chép trong Toàn thư, do đó 4 bài còn lại chép trong Hoàng Việt thi tập. Trong 4 bài này có bài Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục. Bài thơ này được chép như sau: Dục vấn An Nam sự An Nam phong tục thuần Y quan Đường chế độ Lễ nhạc Hán quân thần Ngọc úng khai tân tửu Kim đao chước tế lân Niên niên nhị tam nguyệt Đào nhất ban xuân. Ngô Bá Tông, một viên quan đời nhà Minh, có một tập sách với tên gọi là Vinh tiến tập. Trong tập sách này có bài thơ Thượng vấn An Nam sự. Bài thơ này được viết khi Ngô Bá Tông đi sứ trở về, được triệu vào kinh hỏi về chuyện An Nam. Bài thơ này được chép trong Tứ khố toàn thư như sau: Thượng vấn An Nam sự An Nam phong tục thuần Y quan Đường nhật nguyệt Lễ nhạc Thuấn càn khôn Ngõa úng trình thuần tửu Kim đao phá tế lân Niên niên nhị tam nguyệt Đào nhất ban xuân. Có thể thấy hai bài thơ trên về căn bản là một bài thơ. Chúng chỉ khác nhau một số chữ không đáng kể. Hiện không rõ chính xác ai là tác giả của bài thơ. Nhưng tôi thiên về Ngô Bá Tông, bởi vì không rõ Hồ Quý Ly làm bài thơ này trong hoàn cảnh nào. Thi viện chú rằng Hồ Quý Ly làm bài thơ này khi bị bắt giải về Trung Quốc và được triều đình nhà Minh hỏi về Việt Nam. Bài thơ của sứ thần Nhật Bản Hạt Ma Cáp thấy được chép trong Nghiêu sơn đường ngoại kỷ. Tập sách còn chép cả câu chuyện vịnh bèo giữa Mao Bá Ôn và họ Mạc lúc Mao Bá Ôn vâng lệnh xuống phương Nam phạt họ Mạc vào năm Gia Tĩnh thứ 18 (1539). Như vậy Nghiêu sơn đường ngoại kỷ là tập sách khá muộn, ra đời sau Vinh tiến tập của Ngô Bá Tông. Bài thơ của Hồ Quý Ly được chép trong Hoàng Việt thi tuyển do Bùi Huy Bích soạn vào năm 1788, muộn hơn rất nhiều so với Vinh tiến tậpNghiêu sơn đường ngoại kỷ. Trong các dị bản thơ này chỉ có bản của sứ thần Nhật Bản là tuân thủ niêm luật trọn vẹn. Bản của Hồ Quý Ly và Ngô Bá Tông đều làm sai luật thơ (Niên niên nhị tam nguyệt). và Bài báo này: www.his.ncnu.edu.tw/ming/confer/Pp26.pdf có ghi rằng theo "Vinh tiến tập" (ở chú thích) bài này làm năm 1377. Trong khi đó mãi năm 1407 Hồ Quý Ly mới bị bắt và theo ĐVSKTT thì ông làm bài này năm đó. Như vậy chắc nhiều khả năng bài thơ do Bá Tông làm và được lưu truyền ở VN, sau đó được Quý Ly dùng để đáp vua Minh. Thực ra cũng không có thông tin nào cho thấy việc Quý Ly nói rằng đó là thơ của mình. Theo bản Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu ở đây: http://www.6jc.cn/guji/Article/17890_18538.html (mục 荣 进集 ở gần gần dưới cuối) thì bài này còn có 1 tồn nghi nữa với 1 sứ thần Nhật Bản là Hại Ma Cát 嗐哩嘛 哈 rằng ông này ở Nhật Bản cũng nói là có 1 bài thơ tên "Đáp Minh Thái Tổ chiếu vấn Nhật Bản phong tục thi" với nội dung gần giống. Bài thơ này không rõ như thế nào nhưng có thể đoán về cơ bản là những chữ An Nam được thay bằng Nhật Bản. . Về một bài thơ của Hồ Quý Ly Đông A (Hình minh họa: Hồ Quý Ly; nguồn: Google) Theo Tuyển tập thơ văn Lý Trần, Hồ Quý Ly hiện còn 5 bài thơ, một chép. thiên về Ngô Bá Tông, bởi vì không rõ Hồ Quý Ly làm bài thơ này trong hoàn cảnh nào. Thi viện chú rằng Hồ Quý Ly làm bài thơ này khi bị bắt giải về Trung

Ngày đăng: 03/12/2013, 22:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Hình minh họa: Hồ Quý Ly; nguồn: Google) - Bài soạn Về một bài thơ của Hồ Quý Ly
Hình minh họa: Hồ Quý Ly; nguồn: Google) (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w