1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai

22 467 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai, .) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại. [1] Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai thế chiến chỉ là một cuộc chiến được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn. [2] Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v.v. là một số phát minh trong cuộc chiến. Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. Hoàn cảnh và nguyên nhân Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra. Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc của Nhật Bản và sự thắng thế của một số thủ lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các nước lân cận để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà quốc đảo nhỏ bé này không tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn Nhật Bản vào chiến tranh. Tình hình châu Âu Đức Quốc Xã diễu binh chiến thắng ở Warszawa, thủ đô Ba Lan Vào thập niên 1920 và 1930, chế độ phát xít giành được quyền lực tại Ý và Đức trong khi các đảng phát xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường Trung Âu. Riêng tại Đức, đảng Đức quốc xã và thủ lĩnh Adolf Hitler đang có hoài bão tạo ra một chính quyền kiểu mẫu. Họ đã khơi dậy và khai thác niềm tự hào dân tộc của người Đức, cũng như các nền tảng trụ cột của chủ nghĩa phát xít như sự tôn trọng quân đội và tuân thủ chính quyền. Các sự kiện này khiến Đức trở thành một nước hùng mạnh với quân đội mạnh được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chiến lược, một nền công nghiệp phát triển nhanh trong môi trường khuyến khích thương mại và sự ủng hộ của dân chúng trong việc giành lại đất đai đã bị mất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và danh dự quốc gia. Tại Ý, Benito Mussolini cũng dùng thuật hùng biện như Hitler, nhưng ít thành công hơn. Sau khi Hitler lên nắm chính quyền, ông ta đặt ưu tiên vào việc tái tạo quân đội. Đức bỏ tiền ra để nghiên cứu các vũ khí nguy hiểm hơn và xây dựng các công nghiệp quân sự. Các thoả thuận với Liên Xô cho phép Đức huấn luyện các đơn vị lính trong bí mật, trái với Hiệp ước Versailles. Vào năm 1936, Hitler tái chiếm đóng Rhineland và vào năm 1938, Đức Quốc Xã sát nhập nước Áo. Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Hai nước Anh và Pháp không muốn tham chiến cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và ký Thoả thuận München vào ngày 29 tháng 9 để nhân nhượng Đức. Đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, Đức đã chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Ý theo gương Đức, đã tiến hành xâm lược Ethiopia năm 1935 và sát nhập Albania vào ngày 12 tháng 4 năm 1939. Vào ngày 22 tháng 5, Ý và Đức ký Hiệp ước Thép, chính thức hoá liên minh quân sự giữa hai nước. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, một thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ Đông Âu giữa hai nước này. Thoả thuận này làm các nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này đã ủng hộ hai phía khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha vừa mới kết thúc. Tình hình châu Á Xem thêm về nội dung này tại Chiến tranh biên giới Xô-Nhật. Xe tăng Liên Xô dàn đội hình tấn công quân Nhật trong chiến dịch Khalkhyn Gol Tại châu Á, Nhật Bản đã có mặt tại Trung Quốc khi chiến tranh bắt đầu. Các khu vực bị Nhật chiếm đóng trong quốc gia suy yếu này ngày càng nhiều trong những năm cuối thập niên 1930. Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) đã bùng nổ sau khi hai phía Quốc dân đảng và Cộng sản bớt đánh nhau để tập trung vào việc đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc. Lúc đầu, Trung Quốc giành được một số thắng lợi, nhưng sau này chiều hướng quay sang phía Nhật và họ đã chiếm đóng hầu hết miền đông Trung Quốc. Trong cuộc tấn công của Nhật có nhiều sự kiện khi dân thường bị tàn sát tàn nhẫn, trong đó có sự kiện Thảm sát Nam Kinh, đã khiến dư luận quốc tế ra áp lực đòi hỏi Nhật rời khỏi Trung Quốc. Hoa Kỳ, trong khi biệt lập đối với châu Âu, đã bày tỏ sự quan tâm đối với các hoạt động của Nhật, và bắt đầu dùng các biện pháp trừng phạt như không cho hàng hóa được tàu chở đến Nhật, nhất là dầu mỏ. Viên sỹ quan Nhật thuyết trình về chiến lược Tân Thái Bình Dương cho binh sĩ. Nhật đã chiếm đóng hầu hết các khu vực thành thị và công nghiệp tại Trung Quốc trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Tuy thế, Trung Quốc không có hai tài nguyên quan trọng trong việc phát triển và bảo đảm an ninh của Nhật: đó là dầu mỏ và cao su. Có hai quan điểm trong các tướng lãnh Nhật về cách đạt được các tài nguyên này: một là đánh vào phía Bắc, tức là vào lãnh thổ Liên Xô và chiếm lấy một phần lớn của Siberi và hai là đánh xuống phía Nam vào các thuộc địa của Âu Châu tại Đông Nam Á. Sau Chiến tranh biên giới Xô-Nhật, nhiều người nghĩ rằng Nhật đã cho rằng cách đánh vào phía Bắc không thể đạt được. Diễn biến Chiến trường châu Âu Bài chi tiết: Chiến trường châu Âu (Thế chiến thứ hai) Sự bành trướng của Đức và Liên Xô Bài chi tiết: Cuộc xâm lược Ba Lan (1939) Máy bay tiêm kích Bf 110 của Không quân Đức vượt biên giới Ba Lan Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía Tây chống Đức, với lý do bảo vệ kiều dân của họ. Sự xâm nhập từ miền đông của một nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải ra lệnh quân đội rút khỏi đất nước và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, Ba Lan đã bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi lãnh thổ Ba Lan bị Liên Xô chiếm giữ được sáp nhập vào nước này. Ngay sau đó, lực lượng Liên Xô bắt đầu chiến tranh xâm lược các nước cộng hòa gần biển Baltic nhưng đã bị Phần Lan phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc 2 phía tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu hành quân cùng lúc và kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục). Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui. Phân chia phạm vi chiếm đóng giữa Liên Xô (trái) và Đức Quốc Xã (phải) ở Ba Lan Cuộc tấn công vào Pháp và các nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg diễn ra rất nhanh chóng và hiệu quả. Người Đức đã huy động vào mặt trận này 3.350.000 quân, nhiều hơn bất kỳ mặt trận nào khác trong Thế chiến II. Trong vòng một tháng lực lượng Anh phải rút khỏi lục địa. Ý, với ý định thâu chiếm lãnh thổ, tuyên chiến với Pháp (nay đã tê liệt). Đến cuối tháng 6, Pháp đã đầu hàng, bị lực lượng Đức chiếm đóng hầu hết phần lớn các lãnh thổ, phần còn lại do chính quyền bù nhìn Vichy điều hành. Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh chống lại Đức. Đức khởi đầu một cuộc tấn công hai nhánh vào Anh. Nhánh thứ nhất là những cuộc hải chiến trên Đại Tây Dương giữa các tàu ngầm, nay có thể sử dụng các cảng tại Pháp, và Hải quân Hoàng gia Anh. Các tàu ngầm được dùng để cản trở việc đưa hàng hóa theo đường biển. Nhánh thứ hai là một cuộc không chiến trên bầu trời Anh khi Đức dùng Không quân của họ để tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh, với ý định sử dụng ưu thế không gian để đổ bộ. Đến năm 1941, khi Anh vẫn còn đứng vững, và vì một số nỗi lo âu khác nổi lên, Đức rút lực lượng Không quân ra khỏi nước Anh. Chiến trường Địa Trung Hải Bài chi tiết: Chiến trường Địa Trung Hải, Trung Đông và Châu Phi trong Thế chiến thứ hai Trong khi Đức đang tập trung lực lượng đánh Anh, Ý mở cuộc tấn công Hy Lạp vào ngày 28 tháng 10 năm 1940. Cuộc tấn công này hoàn toàn thất bại: Hy Lạp chẳng những đánh lui Ý trở lại Albania, mà còn tham chiến theo phía Đồng Minh (trước đó Hy Lạp trung lập), cho phép Anh đổ bộ tại nước này để viện trợ và phòng thủ. Trong khi Ý đang đương đầu với Hy Lạp, nước Nam Tư láng giềng bị một cuộc đảo chính vào ngày 27 tháng 3 năm 1941, đồng thời trục xuất chính quyền đã ký Hiệp ước Ba Bên chỉ ba ngày trước. Đức cho một số quân đi ổn định khu vực Balkan. Kế hoạch được đặt ra và Đức mở cuộc tấn công cả hai nước Nam Tư và Hy Lạp vào ngày 6 tháng 4, quét sạnh và chiếm giữ khu vực này sau trận đánh tại Crete. Chiến dịch Bắc Phi Quân Anh ở mặt trận Bắc Phi Tướng Erwin Rommel và Quân đoàn Phi Châu ở Bắc Phi Quân Ý tịch thu 1 xe tăng Anh tại Bắc Phi Bài chi tiết: Mặt trận Bắc Phi Vào tháng 8 năm 1940, với lực lượng lớn của Pháp tại Bắc Phi chính thức trung lập trong cuộc chiến, Ý mở một cuộc tấn công vào thuộc địa Somalia của Anh tại Đông Phi. Đến tháng 9 quân Ý vào đến Ai Cập (cũng đang dưới sự kiểm soát của Anh). Cả hai cuộc xâm lược này đều thất bại sau khi lực lượng Anh đẩy Ý ra khỏi cả hai khu vực và chiếm được nhiều thuộc địa Ý, trong đó có Đông Phi thuộc Ý và Libya. Với sự thất bại của Ý, và thấy phe Trục có nguy cơ bị đẩy khỏi toàn bộ Phi Châu, Đức gửi Quân đoàn Phi châu dưới sự chỉ huy của Erwin Rommel đến Libya để tăng viện cho đồng minh của mình vào tháng 2 năm 1941. Đơn vị này, cùng với quân Ý, đã đánh một trận đánh ác liệt ven bờ biển Cyrenaica với lực lượng Anh vào năm 1941 và 1942. Cùng với trận chiến này, Hải quân Hoàng gia Anh và Regia Maria của Ý cũng đánh nhau để giành tuyến đường tiếp tế trên Địa Trung Hải, điển hình là trận đấu tại căn cứ quan trọng tại Malta. Vào đầu năm 1942, việc Anh thắng lợi trong cuộc đánh bại lực lượng Regia Maria khiến phía Đồng Minh thêm quân nhu và vật chất. Việc này cho phép các lực lượng Anh đẩy mạnh sau trận El Alamein thứ hai, chiếm gần hết toàn bộ Libya và đuổi quân Trục vào Tunisia. Vào tháng 11 năm 1942, tình trạng càng tệ hơn cho quân Trục khi Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây các lực lượng phe Trục. Cho đến tháng 5 năm 1943, toàn bộ các lực lượng phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại sau Chiến dịch Tunisia. Trong lúc đó, tại Trung Đông, lực lượng Đồng Minh tấn công vào Syria và Liban, hai khu vực đang dưới sự kiểm soát của Pháp, cũng như Iraq, nơi chính quyền có thiện cảm với Đức. Việc này giúp lực lượng Đồng Minh củng cố quyền lực trong khu vực này. Mặt trận phía Đông Bài chi tiết: Chiến tranh Xô-Đức Sĩ quan Đức Quốc Xã đang hành hình một gia đình Ukraina năm 1941. Cuộc tấn công kịch liệt nhất trong cuộc chiến tranh này xảy ra vào tháng 6 năm 1941, khi Đức cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, một kế hoạch tấn công khổng lồ với 3.300.000 quân Đức và 60 vạn quân các nước chư hầu để chiếm đóng Moskva trước cuối năm. Chiến tranh Xô-Đức bắt đầu, các lực lượng Đức tiến lên nhanh chóng do yếu tố bất ngờ, những yếu kém và sai lầm vô cùng ngớ ngẩn trong điều binh của các chỉ huy Liên Xô cũng như trang bị huấn luyện kém cỏi và lạc hậu của Hồng quân, quân Đức bắt giữ được và tiêu diệt hơn 3 triêu quân Xô Viết. Họ tiến được một khoảng cách khá xa, nhưng cuối cùng không chạy đua được với thời gian, cho nên không hoàn thành mục tiêu. Khi mùa đông đến, quân Đức không chịu nổi cái lạnh khắc nghiệt, cộng với quân số bị tiêu hao trong chiến đấu nên đã bị cuộc phản công của Liên Xô đánh bật ngay tại ngoại ô Moskva. Tuy bị nhiều thất bại vào cuối năm 1941, nhưng Đức tái tấn công vào năm 1942, tiến đến sát dãy núi Kav-kaz, nhưng cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm nhiều quân Đức chết, phản ảnh trong việc tập đoàn quân số 6 Đức bị tiêu diệt tại Stalingrad. Trong mùa hè năm 1943, trận Vòng cung Kursk đã tiêu diệt nhiều đơn vị Đức không thể thay thế được, nhất là các đơn vị thiết giáp. Từ đó cho đến khi hết chiến tranh, quân Liên Xô có thể hành quân tấn công tại mặt trận miền đông suốt năm. Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giành lại được phần lớn số lãnh thổ bị Đức chiếm đóng và ngày càng đẩy lùi lực lượng ngày càng suy yếu của Đức về phía tây, cho đến khi cuối cùng xuyên qua Đông Âu, và ngay cả Đức, khi chiến tranh sắp kết thúc. Nhiều đồng minh của Đức bị sụp đổ khi lực lượng Liên Xô tiến vào Romania, Hungary và khu vực Balkan. Sau cùng Liên Xô đã chiếm được Berlin vào năm 1945. Quân đội Xô Viết tổn thất 8,67 triệu binh lính trong suốt 4 năm chiến tranh. Khoảng 6,537 triệu bị chết hoặc mất tích trong chiến đấu và 2,1 triệu tù binh chết trên tổng số 5,2 triệu bị bắt hoặc đầu hàng quân Đức. Khoảng 400.000 quân Nhảy dù và du kích cũng thiệt mạng phía sau phòng tuyến của Đức. [3][4] Trong tổng số 12,4 triệu thường dân Liên Xô chết trong chiến tranh, từ 2,5 cho tới 3,2 triệu người đã chết không phải do sự chiếm đóng của quân Đức mà do sự trả thù của chính quyền Xô viết với những người họ cho là đã cộng tác với quân Đức. [5] Chiến dịch Ý Với khu Bắc Phi được củng cố, các lực lượng Anh-Mỹ đổ bộ vào đảo Sicilia trong năm 1943, bắt đầu một cuộc tấn công vào phần "bụng mềm phía dưới của châu Âu". Cuộc tấn công vào Sicilia thành công, khiến chính quyền của Benito Mussolini sụp đổ và chính phủ mới của Ý ký hiệp định đình chiến với quân Đồng Minh. Các lực lượng Đức can thiệp để quân Đồng Minh không giành được toàn bộ Ý. Sau cuộc đổ bộ tại Salerno, tiến trình hành quân của Đồng Minh bị chậm lại bởi địa thế khó khăn đang được quân Đức có kinh nghiệm hơn chống giữ. Mặt trận phía Tây Bài chi tiết: Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ hai) Quân Mỹ đổ bộ lên bờ biển Normandie Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, các lực lượng Đồng Minh Tây phương đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp đang bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch được soạn ra từ nhiều năm trước, lực lượng nòng cốt là các đơn vị Mỹ, Anh cùng một số đơn vị khác như Canada, v.v. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6000 khu trục hạm. Chiến dịch diễn ra rất khốc liệt, ngay những giờ phút đầu tiên đã có 3000 quân Đồng Minh tử trận. Cuộc chiến cù cưa giữa đôi bên diễn ra khá lâu, quân Đức bị đánh bại nhưng quân Đồng Minh cũng thiệt hại nặng. Khi chiến dịch này thành công, họ tiến sâu vào Pháp, đuổi quân Đức ra khỏi Pháp, nhưng thường bị thiếu tiếp tế cũng như bị quân Đức đang rút lui cản trở. Các cuộc đổ bộ khác tại miền Nam Pháp cuối cùng đã giải phóng nước này. Khi tiến đến ranh giới Đức, lực lượng Đồng Minh phải dừng lại để chờ tiếp tế. Việc này tạo một cơ hội cho lực lượng Đức củng cố phòng thủ chống lại cuộc tấn công kế tiếp. Việc này dẫn đến sự ra đời của chiến dịch Market Garden, mục tiêu là sử dụng không quân thả lính dù vào sâu lãnh thổ nước Đức nhằm đánh chiếm trước các vị trí chiến lược như cầu, kho bãi, v.v. kết hợp với lực lượng xe tăng thọc sâu để tạo nên đòn quyết định kết thúc chiến tranh. MarketGarden trở thành chiến dịch đổ bộ bằng không quân lớn nhất lịch sử với hơn hàng ngàn máy bay tham gia. Quân Đồng Minh cố gắng xuyên thủng Hà Lan và qua sông Rhine để kết thúc chiến tranh vào năm 1944. Nhưng chiến dịch này bị thất bại và lực lượng Đồng Minh tiến đến Đức chậm hơn đã dự kiến. Ước tính có khoảng 500.000 quân Đồng Minh bị thương vong trong những chiến dịch tiếp theo trận Normandie. Lực lượng phe Trục thua cuộc tại châu Âu Quân Mỹ giải phóng Paris ngày 25 tháng 8 năm 1944 Tình hình Đức cuối năm 1944 là vô vọng. Các Đồng Minh Tây phương đang tiến vào biên giới Đức từ phía tây, chỉ tấn công thêm một lần nữa là chiếm được khu vực công nghiệp Rhineland. Liên Xô cũng đang ở một vị trí tương tự ở phía đông, không lâu sẽ vào đến tận Berlin. Các trận đánh bom hàng loạt từ Anh và Mỹ đã biến nhiều khu vực Đức thành gạch vụn, khiến ngành công nghiệp phải giải tán. Đang bị bao vây từ các phía đông, tây và trên cao, Hitler đánh canh bạc cuối cùng để hy vọng không thua cuộc. Để tái tạo lại chiến thuật thành công vào năm 1940 đối với các nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, các lực lượng Đức tấn công vào giữa mùa đông để chia rẽ các lực lượng Đồng Minh ở Bỉ. Phòng tuyến Đồng Minh bị uốn cong, nhưng không bị phá vỡ và cuối cùng phe Đồng Minh giành thắng lợi trong cuộc tấn công tại Ardennes. Tại miền đông, Đức dành hết mọi nỗ lực cuối cùng để phòng thủ thủ đô. Việc này cũng bị thất bại và lực lượng Liên Xô chiếm đóng Berlin vào cuối tháng 4 năm 1945. Sau khi Berlin sụp đổ và Hitler tự tử, Đức chỉ còn lại là một mảnh đất nhỏ tại châu Âu từ mũi bắc Na Uy cho đến phần trên của Ý. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, các lực lượng Đức cuối cùng đầu hàng vô điều kiện. Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương Bài chi tiết: Chiến tranh Thái Bình Dương Quân đội Trung Hoa Dân Quốc trong trận đánh phòng thủ Thượng Hải năm 1937 trong chiến tranh Trung-Nhật [...]... Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa một số nước để khai thác năng lượng nguyên tử và phát triển vũ khí hạt nhân Nước Mỹ thắng cuộc trong cạnh tranh này và đã sử dụng vũ khí nguyên tử lần đầu tiên trên thế giới để tạo ra ưu thế trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh • • Chiến tranh tổng lực: Chiến tranh này đã trở thành chiến tranh đầu tiên phổ biến cách chiến tranh. .. Bản Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh Trung-Nhật đang tiếp diễn tại Đông Á khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu tại châu Âu, cho nên một vài sử gia cho rằng ngày Nhật xâm lăng Trung Quốc (ngày 7 tháng 7 năm 1937) là ngày bắt đầu chiến tranh tại chiến trường Thái Bình Dương Tuy nhiên, nếu tính là một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai, thì ngày 7 tháng 12 năm 1941... [sửa] Các nước tham chiến và hậu quả Bài chi tiết: Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai Tướng Mỹ Douglas McArthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật Tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều bị Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng ít nhiều Phần lớn đã tham chiến theo phía Đồng Minh hay phe Trục, và một số đã theo cả hai Một số nước được thành lập vì chiến tranh, và một số không tồn tại được Một... kiện, sáu năm và một ngày sau khi cuộc thế chiến bắt đầu (kể từ ngày Đức xâm lược Ba Lan) Tuy nhiên hậu quả của hai vụ ném bom này thì cho đến gần đây, những người dân Nhật vẫn phải gánh chịu Ảnh hưởng đến dân thường Xem thêm Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh Nạn nhân quân đội Nhật Bản tại Nam Kinh Chiến tranh thế giới thứ hai đem đến cho dân thường nhiều nỗi đau... chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhất lịch sử Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng nguời và phá hoại nhiều hơn Tuy nhiên, sự lớn lao của cuộc chiến này chỉ là một trong nhiều khía cạnh nổi bật nhất của nó Một số khía cạnh khác đáng được chú ý là: • • • Ảnh hưởng thế giới. .. Liên Xô gặp nhau tại Torgau bên bờ sông Elbe Trái với Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các giới hạn làm suy yếu các nước và các nước thua cuộc bị ngăn chặn việc tái hội nhập cộng đồng quốc tế, các nước thua cuộc đã được cung cấp viện trợ để phục hồi và hội nhập cộng đồng thế giới như các quốc gia hoà bình khác Vì lẽ đó, Đức và Nhật đã trở thành hai nước quan trọng và có nhiều ảnh hưởng mà không cần phải... để lại một dấu ấn kinh hoàng cho cả thế giới cho tới ngày hôm nay Đó là vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki lúc chiến tranh gần kết thúc Theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên... phía đông, Liên Xô lập ra liên minh với các nước Đông Âu khác trong Hiệp ước Warszawa Xung đột giữa hai phái sau này là một trong những hậu quả của cuộc chiến tranh này Khắp mọi nơi, các phong trào chống thực dân phát triển mạnh hơn khi chiến tranh kết thúc Điều này xuất phát từ hệ quả của Thế chiến thứ hai: • Những thiệt hại của các cường quốc châu Âu trong cuộc chiến này khiến họ mất đi rất nhiều năng... trên thế giới, và điều này cũng không khó khăn mấy khi Tây Âu phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ để tái thiết • Phong trào giải phóng dân tộc xảy đến là sự tất yếu Những điều kiện vào cuối cuộc Thế chiến thật sự là cơ hội lớn cho các nước thuộc địa Một vài cuộc xung đột đã trở thành chiến trường cho các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, thậm chí có nhiều cuộc đã xảy ra trước khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu Hai. .. nguyên cần thiết Vì thế, ngành công nghiệp Nhật không thể sản xuất bằng mức mà Đức có thể duy trì được vào lúc chiến tranh sắp chấm dứt Quân Đồng Minh có kế hoạch đổ bộ vào Nhật, nhưng sự phát triển bom nguyên tử làm thay đổi tình hình Ngày 6 và 9 tháng 8, hai quả bom đã được Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki Quân đội Liên Xô sau khi kết thúc chiến tranh ở Đức đã tuyên bố chiến tranh với Nhật, và . Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai, .) là cuộc chiến tranh. quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh Trung-Nhật đang tiếp diễn tại Đông Á khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu tại châu Âu,

Ngày đăng: 03/12/2013, 14:11

Xem thêm: Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình châu Âu - Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai
nh hình châu Âu (Trang 2)
Tình hình châu Á - Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai
nh hình châu Á (Trang 3)
Xe tăng Liên Xô dàn đội hình tấn công quân Nhật trong chiến dịch Khalkhyn Gol Tại châu Á, Nhật Bản đã có mặt tại Trung Quốc khi chiến tranh bắt đầu - Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai
e tăng Liên Xô dàn đội hình tấn công quân Nhật trong chiến dịch Khalkhyn Gol Tại châu Á, Nhật Bản đã có mặt tại Trung Quốc khi chiến tranh bắt đầu (Trang 3)
Tình hình Đức cuối năm 1944 là vô vọng. Các Đồng Minh Tây phương đang tiến vào biên giới Đức từ phía tây, chỉ tấn công thêm một lần nữa là chiếm được khu vực công nghiệp  Rhineland - Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai
nh hình Đức cuối năm 1944 là vô vọng. Các Đồng Minh Tây phương đang tiến vào biên giới Đức từ phía tây, chỉ tấn công thêm một lần nữa là chiếm được khu vực công nghiệp Rhineland (Trang 10)
Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki Nhật Bản tạo thành vào năm 1945 - Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai
m mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki Nhật Bản tạo thành vào năm 1945 (Trang 12)
Chiến dịch tàn sát tù binh chiến tranh và thường dân điển hình nhất và có tổ chức nhất là các chương trình được vạch ra và thực hiện bởi Đức quốc xã - Bài giảng Chến tranh thế giới thứ hai
hi ến dịch tàn sát tù binh chiến tranh và thường dân điển hình nhất và có tổ chức nhất là các chương trình được vạch ra và thực hiện bởi Đức quốc xã (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w