Sở GD – ĐT TP. Hồ Chí Minh Sở GD – ĐT TP. Hồ Chí Minh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY Bài 17 Bài 17 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Qua bài học này, học sinh hiểu được: - Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất. - Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội đối ngoại đầy đủ tự chủ và độc lập. - Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, Nhà nước phong kiến Việt Nam nhìn chung vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà. - Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc. 3. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Bản đồ Việt Nam. - Tranh ảnh Văn Miếu, Nhà nước. - Một số tư liệu về Nhà nước các triều Lý, Trần, Lê sơ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Tóm tắt diễn biến, qua đó nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa Lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng. 2. Mở bài Chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ X đã mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam. Nhà nước phong kiến được thành lập và từng bước phát triển lên tới đỉnh cao ở thế kỷ XV trên một lãnh thổ thống nhất. Để hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), chúng ta cùng tìm hiểu bài 17. 3. Tổ chức dạy - học bài mới Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững I. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP Ở THẾ KỶ X. Hoạt động 1: Cả lớp – Cá nhân - GV nhắc lại ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 938: mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. GV đặt câu hỏi: Những yêu cầu lịch sử đặt ra sau 1000 Bắc thuộc? + Giữ vững an ninh và thống nhất đất nước. + Bảo vệ nền độc lập tự chủ của tổ quốc. + Xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Để giải quyết những yêu cầu đó Ngô Quyền đã làm gì? - HS đọc SGK tr.87 và trả lời câu hỏi. - GV đặt câu hỏi: Việc Ngô Quyền xưng vương xây dựng một chính quyền mới có ý nghĩa gì? - GV kể chuyện: Năm 944, Ngô Quyền mất. Các con của ông không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì một chính quyền quân chủ tập trung. Đất nước rơi vào tình thế hỗn loạn. Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”. Trong hoàn cảnh đó, đã xuất hiện một nhân vật là Đinh Bộ Lĩnh – là con trai của thứ sử Đinh Công Trứ. Thưở nhỏ, ông thường cùng lũ trẻ chăn trâu trong vùng chơi trò đánh nhau, lấy bông lau làm cờ. Nhờ có tài chỉ huy, lại có chí lớn nên ông được bạn bè kính phục. Lớn lên vào lúc đất nước đang hỗn loạn, ông đã cùng các bạn bè thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí và chiếm giữ vùng đất Hoa Lư. Được sự ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân, ông đã lần lượt dẹp yên các thế lực cát cứ, thu đất nước về một mối. - 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). → Mở đầu quá trình xây dựng Nhà nước độc lập tự chủ. Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững - GV đặt câu hỏi: Sau khi dẹp”loạn 12 sứ quân” Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - GV giảng thích ý nghĩa của quốc hiệu Đại Cồ Việt: thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc. - GV đặt yêu cầu: Thông qua SGK tr.87, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Đinh. - HS theo dõi SGK và trả lời. - GV dẫn dắt: Năm 979, nội bộ lục đục, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại. Đinh Toàn (mới 6 tuổi) lên ngôi. Lợi dụng tình hình đó quân Tống đem quân xâm lược nước ta. Trước nguy cơ bị xâm lược, được sự ủng hộ của triều đình, Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo long bào khoác lên mình Lê Hoàn và chính thức mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua. - GV đặt câu hỏi: Việc làm của Thái hậu Dương Vân Nga có ý nghĩa gì? => Bà đã hi sinh quyền lợi của cá nhân, đặt quyền lợi dân tộc lên cao nhất. - GV tiếp tục giảng: Như vậy, nhà Tiền Lê đã ra đời và tiếp tục xây dựng nhà nước quân chủ theo hướng phong kiến. Thời Tiền Lê vẫn duy trì tổ chức nhà nước của nhà Đinh. - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Đinh, Tiền Lê? - GV nhận xét: tổ chức nhà nước thời Đinh, Tiền Lê còn sơ khai về các mặt (do nước ta mới giành lại độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc, nền giáo dục chưa được định hình, bởi vậy nhà nước phải sử dụng - 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt tên nước là Đại Cồ Việ, đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. - Tổ chức nhà nước: + Hành chính: chia nước thành 10 đạo. + Quân đội: được tổ chức theo hướng chính quy. Vua Văn Ban Võ Ban Tăng Ban Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững tăng ban là lực lượng có học thức vừa quản lý tôn giáo, vừa góp phần giúp nước – Sư Đỗ Thuận được cử làm người thay mặt vua đi đón sứ thần nhà Tống. Sư Ngô Chân Lưu vừa phụ trách việc tôn giáo, vừa là Quốc sư, cố vấn của vua. Ông cũng là một trong những nhân vật quan trọng được vua Lê Đại Hành cử đi đón tiếp sứ đoàn của nhà Tống…). - GV kết luận: Trong thế kỉ X, Nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. Tuy còn sơ khai, song đó đã là Nhà nước độc lập tự chủ -của nhân dân ta. II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở CÁC THẾ KỶ XI → XV Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - GV dẫn dắt: Chúng ta vừa tìm hiểu những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỷ X. Sang thế kỷ XI, mô hình nhà nước ấy ngày càng hoàn thiện dần theo từng giai đoạn trị vì của các triều đại. Đến thế kỷ XV, nhà nước phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Để tìm hiểu quá trình phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI – XV, trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước. - GV kể chuyện: Năm 1005, Lê Hoàn mất. Các con tranh chấp ngôi vua. Lê Long Đĩnh nối ngôi, là người tàn ác, trụy lạc không đủ năng lực và uy tín trị nước (“Vua vốn tính hiếu sát. Có tội nhân phải tội chết, Vua bắt lấy cỏ tranh cuốn vào người rồi đốt… Mỗi khi đi đánh trận, bắt được tù binh là Nhà vua lại sai áp giải họ đến bờ sông. Khi nước thủy triều xuống thì sai làm cái lồng, đặt sẵn dưới nước cạn và nhốt tù binh vào đó để đến khi nước triều lên thì tù binh sẽ bị chết chìm dưới nước.”). Sau khi Lê Long Đĩnh chết, triều đình đã suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn, là người học rộng tài cao,(“…lúc bé thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường, khi 7 tuổi Khánh Văn gởi nhờ sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ dạy cho học…Lớn lên ông được cử làm chỉ huy Điện tiền, thăng dần lên chức Tả thân vệ Điện tiền chit huy sứ ) lên ngôi 1. Tổ chức bộ máy Nhà nước Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững vua, mở ra giai đoạn trị vì của vương triều Lý. - GV đặt câu hỏi: Sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã làm gì? - HS theo dõi SGK và trả lời. - GV trích đọc “Chiều dời đô”: “[Đại La] được cái thế rồng cuộn hổ ngồi…Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi… Thật là chốn hội tụ của bốn phương đất nước. Cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì việc dời đô của Lý Công Uẩn? (Gợi ý: liên hệ thực tế hiện nay) Việc làm đó thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn sáng suốt của vị vua sáng lập ra vương triều Lý bởi Thăng Long chính là trung tâm của đất nước cả về địa lý và các yếu tố chính trị, xã hội. Cho đến nay, gần 1000 năm sau khi Lý Công Uẩn quyết định dời đô, Hà Nội vẫn giữ được vị trí là một trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của dân tộc. - GV tiếp tục dẫn dắt: Vào đầu thế kỷ XIII, nhà Lý suy yếu trầm trọng. Trong khi đó, họ Trần nổi lên như là một lực lượng sẵn sang tiếp nhận vai trò lịch sử là trị vị quốc gia Đại Việt. Năm 1225, sau khi Lý Chiêu Hoàng (8 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (7 tuổi; 1218 - 1277) trong một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu. Tiếp sau nhà Trần, năm 1400, Hồ Quý Ly lên làm vua, mở ra giai đoạn trị vì của nhà Hồ (1400 – 1407). - GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lý, Trần, Hồ. - HS theo dõi SGK và vễ sơ đồ lên bảng. - GV nghe HS trả lời, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn chỉnh sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lý, Trần, Hồ. - 1009, nhà Lý thành lập - 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội) - 1054 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt. * Bộ máy Nhà nước thời Lý, Trần, Hồ Vua Tể tướng Đại thần Sảnh Viện Đài Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững - HS tiếp tục theo dõi SGK tr.88 và trình bày tổ chức chính quyền địa phương thời Lý, Trần, Hồ. - GV đặt câu hỏi: So với thời Đinh, Tiền Lê, em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ ở cả Trung ương và địa phương? => Bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn. Chính quyền địa phương: + Chia thành Lộ, Trấn do Hoàng thân, quốc thích cai quản. + Dưới lộ. trấn là: phủ, huyện, châu do quan lại của triều đình trông coi. + Thời Trần đứng đầu các xã là Xã quan. Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân - GV kể chuyện: Giống như các triều đại phong kiến Trung Quốc khác, từ lâu nhà Minh đã có âm mưu xâm lược Đại Việt. Lợi dụng thời cơ nhà Hồ mới thành lập và tiến hành nhiều cải cách gây nên sự mâu thuẫn trong nội bộ, Minh Thái Tông đã đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt. Năm 1407, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Để chống lại những chính sách đô hộ tàn bạo và giành lại độc lập cho dân tộc, Lê Lợi và những người bạn chiến đấu của ông đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê, sử thường gọi là Lê sơ. Nhà nước quân chủ mới được tổ chức thao mô hình thời Trần, Hồ. - GV tiếp tục giảng: Đất nước dần trở nên cường thịnh. Xuất phát từ những yêu cầu mới về chính trị, từ những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. - GV yêu cầu HS đọc SGK tr.88 và trình bày những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông ở cả Trung ương và địa phương. - HS theo dõi SGK và phát biểu: - GV giải thích thêm: các chức quan trung gian giữa vua và các cơ quan hành chính (như chức tể tướng) bị bãi bỏ. Nhà vua làm việc trực tiếp 6 bộ: Lại (giữ việc quan tước), Hộ (giữ việc ruộng đất), Lễ (giữ việc lễ nghi), Binh (giữ việc quân sự), Hình (giữ việc luật lệnh), Công (coi việc xây dựng các công * Bộ máy nhà nước thời Lê sơ -1428, Lê Lợi lập ra nhà Lê sơ. - 1460 – 1471, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính. + Chính quyền trung ương: Vua Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững trình) => mỗi bộ phụ trách hoạt động của Nhà nước. Vua trực tiếp quyết định mọi việc của nhà nước. - GV tiếp tục yêu cầu HS trình bày về cải cách ở địa phương của Lê Thánh Tông. - GV bổ sung thêm: khác với triều Lý, Trần các chức vụ cao cấp trong triều đình và cai quản các địa phương đều do vương hầu quý tộc nắm giữ. Ở thời Lê quan lại đều phải trải qua thi cử, đỗ đạt mới được bổ nhiệm. - GV đặt câu: Em có nhận xét gì về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông và bộ máy Nhà nước thời Lê sơ? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV kết luận: Đây là một cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện dược tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của chính quyền của trung ương và đặc biệt là tăng cường quyền lực của nhà vua => Bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến mức độ cao, hoàn thiện. Lại Hộ Lễ Binh Hình Công Bên cạnh 6 Bộ còn có Hàn lâm viện, Ngự sử đài. - Chính quyền địa phương: + Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân - GV dẫn dắt: Chúng ta vừa tìm hiểu về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại phong kiến từ thế kỷ XI – XV. Song song với việc xây 2. Luật pháp và quân đội * Luật Pháp: Đạo Phủ Huyện Châu Xã Thừa ty Đô ty Hiến ty Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững dựng nhà nước thì luật pháp cũng được đặt ra nhằm để ổn định và quản lý xã hội. - GV yêu cầu HS đọc SGK tr.89 và trình bày về sự ra đời của các bộ luật thời phong kiến. - GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK tr.89 và trả lời câu hỏi: Các điều luật trên nói lên điều gì? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV kết luận: Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước. Riêng trong bộ Quốc triều hình luật, vai trò của người phụ nữ được đề cao so với ý thức trọng nam khinh nữ của Nho giáo. - GV dẫn dắt: Nếu như luật pháp là công cụ để nhà nước ổn định và quản lý xã hội thì quân đội là công cụ được xây dựng nhằm bảo vệ Nhà nước. - GV yêu cầu HS đọc SGK tr.89 và trình bày về tổ chức quân đội. - GV giải thích: chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông): kết hợp chặt chẽ giữa binh và nông, quân lính được chia phiên, hết phiên canh được cho về nhà cày cấy. Ưu điểm: giảm bớt chi phí lương thực cho quân đội; đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động sản xuất và hoạt động bảo vệ đất nước; tạo mối liên hệ quân – dân gần gũi. - 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên). - Thời Trần: Hình luật. - Thời Lê: Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). * Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm: + Cấm binh: bảo vệ nhà vua và kinh thành. + Ngoại binh: bảo vệ đất nước, được tuyển theo chế độ “ngụ binh ư nông”. - Quân đội được trang bị đầy đủ vũ khí. - Khi có chiến tranh, nhà Trần cho phép các vương hầu và nhân dân tổ chức dân binh tham gia kháng chiến. Hoạt Động 5: Cả Lớp, Cá Nhân - GV dẫn dắt: chúng ta vừa tìm hiểu xong tình hình luật pháp và quân đội thời Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ, bên cạnh đó, để đảm bảo sự ổn định của đất nước và an ninh quốc gia, các triều đại trên luôn chú trọng các hoạt động đối nội và đối ngoại. - GV yêu cầu cả lớp đọC SGK (tr.88&89) và trình bày các chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản của các triều đại phong kiến. - HS theo dõi SGK và trả lời. 3. Hoạt động đối nội và đối ngoại * Đối nội: Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững - GV nhận xét, bổ sung bằng một số chính sách cụ thể: + Nhân dân: chăm lo đê điều, khuyến khích sản xuất nông nghiệp + Các dân tộc ít người: gả con gái cho các tù trưởng miền núi; tuy nhiên cũng rất nghiêm khắc đối với những người có hành động phản loạn hoặc muốn tách ra khỏi cộng đồng. - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về tác dụng của các chính sách đối nội của nhà nước phong kiến? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV nhận xét: những chính sách trên thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc” của các nhà nước phong kiến. Qua những chính sách đó, đoàn kết dân tộc được giữ vững, tạo nên một bức tường thành vững chắc chống lại âm mưu chống đối, phản loạn, cũng như thôn tính, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - HS trình bày chính sách đối ngoại. - GV giải thích thêm: chính sách này hoàn toàn phù hợp với khách quan của lịch sử. Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, là một nước nhỏ bên cạnh Trung Hoa là một đất nước rộng lớn thì việc phải giữ hòa hiếu và cống nạp là một điều cần thiết để giữ vững độc lập. Tuy nhiên, khi có chiến tranh, nhân dân Đại Việt vẫn thể hiện được ý chí quật cường, sẵn sang chiến đấu bảo vệ tổ quốc. - GV bổ sung thêm: Với các nước phía Tây và Phía Nam (Lào, Chăm pa, Chân Lạp), Điệt Việt vẫn luôn giữ quan hệ thận thiện. Tuy nhiên, trong các thế kỷ XI – XV, Chăm pa vẫn thường đem quân đánh lên Đại Việt. Vì vậy, nàh nước phong kiến Đại Việt buộc phải dung chính sách vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo và cuối cùng khuất phục được Chăm pa. - Quan tâm đến đời sống nhân dân. - Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người. * Đối ngoại: - Với các triều đại phương Bắc: + Quan hệ hoà hiếu. + Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. - Với phương Nam (Chăm pa, Lào, Chân Lạp): dùng chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn. 4. Sơ kết bài - Củng cố: + Trải qua 5 thế kỉ sau ngày giành lại độc lập, nhân dân ta đã xây dựng được một nhà nước ngày càng hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các mặt: hành chính, luật pháp, quân đội. + Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thời Ngô đến thời Lê sơ luôn luôn giữ vững tư thế độc lập tự chủ của mình và đoàn kết được với các dân tộc ít người trong nước. - Bài tập về nhà: Lập bảng thống kê quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) theo mẫu: Ngô Đinh Tiền Lê Lý Trần Hồ Lê Sơ Thời gian tồn tại Tổ chức bộ máy nhà nươc Luật pháp Quân đội - Dặn dò: + HS học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. + Chuẩn bị bài 18. . NƯỚC PHONG KIẾN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Qua bài học này, học sinh hiểu được: - Quá. tắt diễn biến, qua đó nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa Lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng. 2. Mở bài Chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ X đã mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam. Nhà. phát triển lên tới đỉnh cao ở thế kỷ XV trên một lãnh thổ thống nhất. Để hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), chúng ta cùng tìm