1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bao cao tham luan

6 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

Xin chân thành cảm ơn!.[r]

(1)

ĐẢNG ỦY XÃ BHALÊÊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ NGUYỄN BÁ NGỌC - YTẾ

*

Bhalêê, Ngày tháng 03 năm 2010 BÁO CÁO THAM LUẬN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ NHIỆM KÌ 2010-2015

Kính thưa đoàn Chủ tịch! Kính thưa quí vị đại biểu! Thưa Đại hội!

Hôm Đảng bộ xã Bhalêê tổ chức Đại hội toàn thể Đảng bộ xã Bhalêê lần thứ VII nhiệm kỳ 2010-2015 Đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn của Đảng bộ và nhân xã nhà.

Lời đầu tiên cho phép thay mặt cho toàn thể đảng viên chi bộ Nguyễn Bá Ngọc- Y tế xin kính chúc các đ/c lãnh đạo, quí vị đại biểu và toàn thể Đại hội lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Kính thưa Đại hội!

Báo cáo chính trị mà Đoàn chủ tịch đã trình bày, toàn thể đảng viên chi bộ hoàn toàn nhất trí, qua đó chúng cũng rất tự hào góp một phần nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã nhà

Tại Đại hội lần này được sự cho phép của đoàn Chủ tịch xin TM Chi Bộ Nguyễn Bá Ngọc- Y tế xin báo cáo về công tác lãnh, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục và công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân của chi bộ đối với trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc và trạm y tế xã Bhalêê sau:

Bhalêê là một xã vùng thấp của huyện Tây Giang có 100% dấn số là người DTTS đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

I Đặc điểm tình hình chung: 1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của UBND huyện đầu tư sở vật chất cho 02 đơn vị giáo dục và y tế, mà trực tiếp là sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Phòng GD- ĐT và Trung tâm y tế huyện Tây Giang.

- Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã Bhalêê và sự phối hợp với các ban ngành xã về công tác Giáo dục và Y tế.

- Sự nổ nhiệt tình của tập thể CBCCVC công tác giảng dạy và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

- Vai trò, vị trí của Giáo dục và y tế ngày càng được các cấp, các ngành và nhân dân nhận thức đúng đắn Đặc biệt là sự chuyển biến tích cực của đa số nhân dân việc quan tâm đến việc học tập của em mình.

2 Khó khăn:

(2)

số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học của em mình, còn khán trắng cho nhà trường nên chất lượng học tập chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ y tế có nhiều biến động: Như chuyển đơn vị khác, đi học… Do vậy gặp không ít khó khăn cho việc triển khia các hoạt động của trạm y tế.

- Tuổi đời đảng viên còn trẻ, chưa am hiểu nhiều về phong tục, tập quán, ngôn ngữ của người dân địa phương nên ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ.

- Một bộ phận học sinh chưa có động và ý thức học tập, địa bàn lại rộng, khó khăn nên công tác chuyên cần của học sinh chưa cao.

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu những năm qua chi bộ đã chỉ đạo 02 đơn vị Nguyễn Bá Ngọc và Y tế từng bước vượt qua những khó khăn để ổn định các hoạt động của nhà trường và trạm y tế mà đặc biệt là công tác trì nâng cáo chất lượng dạy học và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân dân có những chuyển biến tích cực Do đặc thù của học sinh và nhân dân là người dân tộc thiểu số, địa bàn rộng lại khó khăn nên điều kiện học tập, giáo dục học sinh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn nhiều hạn chế Vì vậy công tác nâng cao chất lượng học tập, duy trì số lượng học sinh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đặt lên hàng đầu trong nhiệm vụ chính trị của chi bộ và đã lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đạt được những kết sau:

II Kết quả đạt được:

1 Đánh giá tình hình chất lượng giáo dục từ năm học 2006- 2007 đến như sau (kết quả về mặt học lực):

- Năm học 2006 – 2007: Giỏi : em tỉ lệ 0,4 % Khá : 87 em tỉ lệ 11,9 % TB : 618 em tỉ lệ 84,7 % Yếu : 22 em tỉ lệ 3,0 % - Năm học 2007 – 2008 : Giỏi : em tỉ lệ 0,2 %

Khá : 39 em tỉ lệ 6,3 % TB : 341 em tỉ lệ 55,2 % Yếu : 183 em tỉ lệ 29,6 % Kém : 54 em tỉ lệ 8,7 %. - Năm học 2008 -2009 : Khá : 57 em tỉ lệ 14,1 %

TB : 345 em tỉ lệ 85,2 % Yếu : em tỉ lệ 0,5 % Kém : em tỉ lệ 0,2 %. - Học kỳ I năm học 2009-2010: Giỏi : em tỉ lệ 0,9 %

Khá : 61 em tỉ lệ 18.2 % TB : 192 em tỉ lệ 57.3 % Yếu : 79 em tỉ lệ 23,6 %

(3)

2 Công tác y tế:

Trong thời gian qua trạm y tế xã đã có nhiều cố gắn để khắc phục khó khăn và cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân địa bàn xã.

- Hoàn tất việc bàn giao, nhận tài sản trang thiết bị của dự án Maltesel và trung tâm y tế huyện Tây Giang trang bị cho trạm.

- Ởn định chở làm việc cho cán bộ, sử dụng vận hành tốt các loại máy: X-Quang, điện tim, siêu âm…

- Tổ chức công tác cấp cứu, khám bệnh và điều trị bệnh nhân tại trạm và các xã khác chuyển đến Đảm an toàn tuyệt đối điều trị không để xảy sai sót trong chuyên môn và sai sót thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Cung cấp đẩy đủ thuốc chữa bệnh phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân, không để thiếu thuốc nhất là thuốc thiết yếu.

- Kiểm tra, giám sát và tổ chức các hoạt động về chăm sóc sức khoẻ tại các thôn bản và các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia

- Tổ chức truyền thông nhân ngày thế giới phòng chống sốt rét và triển các hoạt động hưởng ứng tháng VSATTP.

- Phối hợp triển khai thực hiện chiến dịch sức khoẻ sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng năm 2009.

Trong năm qua kết quả hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế cụ thể như sau:

- Tổng số lần khám và chữa bệnh là 6236 - Tỉ lệ trẻ tiêm chủng 100%

- Số bệnh nhân sốt rét : không có - Số lần khám phụ khoa : 412 - TS phụ nữ đẻ tại trạm là :41 - TS lần phụ nữ khám thai: 82

- TS cặp vợ chồng thực hiện biện pháp tránh thai: 267 - TS trẻ suy dinh dưỡng dưới tuổi: 41/280 tỉ lệ: 14,7% III.Nguyên nhân tồn tại hạn chế :

Song song với những kết quả đã đạt được từ công tác lãnh chỉ dạo của chi bộ trong năm qua đối với 02 đơn vị Chúng cũng đã thẳng thắn nhận còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đó là:

1 Về công tác Giáo dục:

Chất lượng học tập của học sinh những năm qua thấp xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Chất lượng đầu năm vào của học sinh lớp vào thấp còn tồn tại học sinh ngồi nhầm lớp

- Tỉ lệ chuyên cần của học thấp, học sinh nghỉ học một cách tự (đặc biệt vào những ngày mưa gió và mùa rẫy) mà nhà trường chưa có những biện pháp mạnh vì cần phải trì số lượng để đảm bảo chỉ tiêu phổ cập (1 số em nghỉ học 2,3 tuần vẫn vận động lớp) dẫn đến hỏng kiến thức

(4)

- Việc đổi mới chương trình, SGK, phương pháp dạy học mới đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo của học sinh đối tượng học sinh của nhà trường chưa theo kịp. Chương trình còn nặng so với học sinh miền núi

- Do phải thực hiện công tác phổ cập của địa phương

- Sự đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học : chưa có phòng bộ môn, thư viện đạt chuẩn nên các tiết thí nghiệm thực hành nhiều lúc chưa thực hiện được, nếu làm thì chất lượng càng thấp

2 Về công tác Y tế:

- Y tế thôn bản báo cáo tình sức khoẻ và cân trẻ em chưa cao, thiếu chính xác. - Một số chuyên trách chưa quản lí tốt mảng hoạt động của mình.

- Một số bệnh nhân còn uống rượu, bia đến trạm xin thuốc.

- Công tác của chuyên trách DSKHHGĐ xã chưa phối hợp tốt với trạm y tế, chưa đáo với nhu cầu của nhân dân.

-Một số cán bộ chưa thực hiện nghiêm túc trang phục của ngành giờ hành chính.

IV Biện pháp dạy học công tác y tế:

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu công tác chỉ đạo của chi bộ đã đề ra một số biện pháp giải pháp hoạt động Giáo dục và công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đó là:

1.Công tác giáo dục:

- Ngay từ đầu năm học các tổ chức đoàn thể các tổ chuyên môn trường và trạm y tế xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của mình và kế hoạch cụ thể tuần, tháng.

- Thực hiện tốt phong trào “Tiếng kẻng học ” UBND huyện phát động tại khu nội trú nhà trường, cung với đơn vị Tiểu học Bhalêê tham mưu với UBND xã thực hiện đảm bảo ở các thôn

- Thực hiện giảng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém : từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng để phân luồng đối tượng học sinh và kế hoạch phụ đạo từ đầu năm học cho học sinh yếu kém và có các biện pháp nhằm duy trì số lượng (đối với các em học phụ đạo mà không ở nội trú thì được ăn ở buổi trưa tại khu nội trú).Giáo viên giảng dạy thì không có tiền thù lao

- Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương công tác giáo dục của nhà trường : hay vắng học, bỏ học: Hằng tuần, tháng nhà trường thường xuyên báo cáo văn bản số lượng học sinh hay vắng học, bỏ học cho địa phương Tham mưu với UBND xã thành lập đoàn công tác để vận động học sinh, đến từng thôn bản, từng nhà gia đình học sinh bỏ học, có dấu hiệu bỏ học thực hiện cam kết văn bản( các biện phap cụ thể ) Tham mưu hội khuyến học huyện,xã trao các phần quà, kịp thời thăm hỏi động viên học sinh có nguy bỏ học, vắng học học sinh bỏ học HKI năm 2009- 2010 giảm đáng kể ( 02 em)

- Quản lý việc chặt chẽ việc tự học của học sinh khu nội trú : phân chia phòng cho học sinh tự học ban đêm và điểm danh đêm (Giáo viên trực ngày phụ trách).

(5)

thức cao với công việc, đưa các tiêu chí, trì số lượng, chất lượng giáo dục vào thi đua và đánh giá giáo viên cuối năm

- Thành lập chi hội khuyến học tại trường nhằm gây quỹ để động viên thăm hỏi học sinh có gia đình khó khăn Chỉ đạo liên đội thực hiện chương trình “Giúp nhau vượt khó học tập ”.

- Chỉ đạo giáo viên phải bám sát học sinh, thương yêu và có trách nhiêm với học sinh, thường xuyên vận động học sinh của lớp mình có dấu hiệu bỏ học, vắng học.

- Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm tạo niềm vui để các em thích tới trường

- Thông qua các buổi chào cờ, chương trình hướng nghiệp lớp tuyên truyền để học sinh thấy được lợi ích của việc học

- Thực hiện giảng dạy chương trình dạy học theo đúng qui định của các cấp quản lí.

- Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài học cứ vào phân phối chương trình và những yêu cầu mới đề bài soạn Bài soạn phải đảm bảo nội dung , đủ thông tin và phù hợp với đối tượng học sinh địa bàn vùng biên giới

2 Công tác y tế:

- Trạm y tế soát lại số cân trẻtại các thôn và bổ sung số lượng cân hư hỏng - Tập huấn lại cho y tế thôn bản về cách ghi chép sổ sách và các mẫu báo cáo - Tham mưu cho chính quyền địa phương có cách xử lí nghiêm với các bệnh nhân say rượu, bia đến trạm xin thuốc.

- Xử lí nghiêm cán bộ chưa thực hiện nghiêm túc trang phục của ngành trong giờ hành chính.

- Thực hiện giao ban với xã tháng để có đề xuất kiến nghị.

- Chỉ đạo các chuyên trách các mảng rà soát lại các chỉ tiêu các chương trình y tế quốc gia được giao để có kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

- Thực hiện kiểm tra công tác VSATTP tai các thôn bản, trường học; tẩy giun cho học sinh định kỳ theo đúng qui định.

V Những kiến nghị đề xuất :

Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị và thực hiện có hiệu quả những giải pháp, biện pháp nêu chi bộ chúng mạnh dạn đề xuất với các cấp, các ngành, với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương những vấn đề sau:

1 Đối với Giáo dục:

- Các cấp quản lý kiến nghị với bộ GD – ĐT có chương trình giảm tải đối với học sinh miền núi, cho phép giáo viên vận dụng linh hoạt từ những kiến thức chuẩn vào giảng dạy phù hợp với đối tượng hoàn cảnh học sinh miền núi.

- Các cấp thực hiện tốt đào tạo , bố trí việc làm đối với học sinh đã tốt nghiệp THCS,THPT để các em thấy được lợi ích của viêc hoc.

- Đầu tư sở vật chất như: thư viện, phòng bộ môn để thực hiên tốt các tiết thí nghiệm thực hành

- Chính quyền địa phưong có biện mạnh đối với những gia đình có em hay vắng học, bỏ học ( đặc biệt là những học sinh ở xã học mà không chịu ở nội trú nhưng chuyên cần chưa tốt ).

(6)

2 Đối với y tế:

- UBND xã cần quan tâm lãnh chỉ đạo kịp thời công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

- UBND xã tham mưu cho BHXH huyện làm thẻ BHYT cho tất các đối tượng theo qui định để đảm bảo thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

- UBND xã phân công cho cán bộ xã phối hợp với trạm y tế xa tăng cường giám xuống tận các thôn để vận động bà biết cách phòng chống các bệnh và giữ vệ sinh môi trường.

- UBND xã chỉ đạo kịp thời cho cán bộ chuyên trách dân số xã phối hợp với trạm y tế làm tốt công tác DSKHHGĐ.

- Đối với ban quản trị các thôn cần phối hợp với các thôn bản vận động và triển khai các hoạt động tại thôn thực hiện các chương trình y tế tại thôn.

Cuối cùng xin kính chúc quí vị đại biểu sức khoẻ, chúc Đại hội của chúng ta thành công tốt đẹp Xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 07/05/2021, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w