Vềcáichếtcủađại văn hàoNga Lev Tolstoy TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG ÁM ẢNH BỞI NHỮNG CÁICHẾTCỦA NGƯỜI THÂN… Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy sinh ngày 28 tháng 8 (tức ngày 9 tháng 9 theo lịch hiện nay(*)) năm 1828 tại điền trang Yasnaya Polyana thuộc tỉnh Tula. Yasnaya Polyana là nơi Tolstoy khởi đầu sự sống của mình, là nơi khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật, là nơi chứng kiến những tìm tòi, những biến chuyển trong nghệ thuật cũng như trong những tư tưởng triết lý, đạo đức của ông, và đó cũng là nơi mà vào đêm 28/10/1910 ông đã chạy trốn, từ bỏ tất cả: gia đình, tài sản . để đi trên con tàu vô định đến cáichết khi đã ở tuổi 82 và tên tuổi đã nổi tiếng trên thế giới. Các nhà nghiên cứu Tolstoy đã đưa ra nhiều suy đoán về cuộc chạy trốn khỏi Yasnaya Polyana của nhà văn. Một số người cho rằng, đó là do ông không thể chịu đựng nổi cuộc sống chung với người vợ đã gắn bó với ông trong 48 năm. Một số khác cho rằng, ông muốn rời bỏ thế giới như những tội đồ trong quá khứ. Lại có người nghĩ rằng, nhà văn cảm thấy cáichếtcủa mình đến gần và muốn chạy trốn, dấu mình để chết như một vài loài cầm thú vẫn làm. (Theo Martine de Courcel. Tolstoy: The Ultimate Reconciliation, New York, 1988, tr.3-4). Ý nghĩ vềcáichết ám ảnh Tolstoy suốt cuộc đời. Ngay từ thuở ấu thơ, cáichếtcủa người mẹ, sau đó là của người cha đã để lại dấu ấn không nhỏ đối với sự hình thành tính cách của nhà văn. Chẳng hạn, khi nói về mẹ mình, nhà văn từng viết: “Tôi hoàn toàn không nhớ mẹ tôi. Bà mất khi tôi mới một tuổi rưỡi. Thật tình cờ đến kỳ lạ là không còn giữ lại được một tấm hình nào của bà, thành ra tôi không thể tưởng tượng ra bà như một thể xác hiện hữu. Tôi có phần mừng vui vì điều đó, bởi trong trí tưởng tượng của tôi, bà chỉ là một hình ảnh tinh thần, và tất cả những gì tôi biết về bà đều rất đẹp đẽ, và tôi nghĩ rằng, đó không phải chỉ vì mọi người khi nói với tôi về mẹ đều cố chỉ nói những điều tốt đẹp, mà thực sự ở bà có rất nhiều điều tốt đẹp. Hơn nữa, không chỉ mẹ tôi, mà tất cả những người xung quanh tôi, từ cha tôi cho đến những anh đánh xe, đều hết sức tốt đẹp trong mắt tôi. Có lẽ, tình cảm yêu thương trong trắng nơi tôi, như ánh sáng, đã giúp tôi nhìn thấy ở mọi người những phẩm chất tốt đẹp nhất của họ. Và việc tất cả mọi con người đó đối với tôi đều hết sức tốt đẹp là một sự thật lớn hơn rất nhiều so với khi tôi chỉ nhìn thấy những khiếm khuyết nơi họ” (Tolstoy L.N., Hồi ức, Nguồn: http://tolstoy- nasledie.rsl.ru/ru/additionalmenu/tolstoy). Cáichếtcủa những người anh trai khi Tolstoy còn trẻ, đặc biệt là người anh Nikolai (nguyên mẫu cho nhân vật chính trong tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Thời thơ ấu) cũng có những tác động rất lớn. Ngày 13/10/1860, một tháng sau cáichếtcủa anh trai, nhà văn đã viết trong nhật ký: “… sự kiện này đã bứt tôi ra khỏi cuộc sống một cách kỳ lạ… Cáichếtcủa Nikolenka - đó là ấn tượng mạnh nhất trong đời tôi” (Toàn tập tác phẩm, tập 48, trang 29- 30). Lev Tolstoy và con gái Tatyana Lvovna. ĐẾN NHỮNG TÁC PHẨM VIẾT VỀCÁICHẾT Tolstoy là nhà văn hay viết vềcái chết, ông không chỉ viết về nó từ con mắt của người còn sống, mà còn cả từ con mắt của người chết. Có thể nói, không gì khó khăn và mạo hiểm hơn đối với nhà văn khi phải đặt mình vào vị trí của người đang sắp đi vào cõi chết và mô tả những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời người đó. Tolstoy đã làm điều đó trong Chiến tranh và hòa bình, trong Anna Karenina, trong Cáichếtcủa Ivan Ilich, . Andrey trong Chiến tranh và hòa bình cảm thấy cáichết từ ngoài xô vào hai cánh cửa mà chàng không thể nào chống giữ nổi. Ivan Ilich trong Cáichếtcủa Ivan Ilich thấy mình bị kéo vào một hố đen, còn với Anna, khi đã lao vào tàu, “nàng muốn đứng dậy và nhảy lùi về sau, nhưng một khối đồ sộ và rắn chắc đã đập vào đầu và xô nàng nằm ngửa ra”. Các nhân vật đều chống cự với cái chết, mệt mỏi, đau đớn, hay sợ hãi, song khi cáichết đã thực sự đến, thì dường như luôn là sự giải thoát, sự thức tỉnh - thức tỉnh ở một thế giới khác. Andrey cảm thấy thoát khỏi sức mạnh từ trước trói buộc chàng, và một cảm giác lâng lâng từ đây không rời chàng nữa. Với Ivan Ilich, cơn đau và nỗi sợ chết giày vò ông suốt thời gian bệnh tật đã biến mất, “thay thế cho cáichết là ánh sáng”. Anna tuy không phải đối mặt với cáichết trong thời gian dài như Andrey và Ivan Ilich, cáichếtcủa nàng chỉ là khoảnh khắc, nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, nàng cũng đã thấy “luồng ánh sáng đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời với bao nhiêu lo âu, phản phúc và đau khổ, lúc này càng bừng lên chói lọi hơn, rọi chiếu vào mọi vật bấy lâu nay vẫn chìm trong bóng tối…”. Không một ai đang sống có thể kiểm chứng được những gì Tolstoy mô tả có đúng sự thực không, nhưng những trang viết vềcáichết nơi Tolstoy luôn hấp dẫn và gây xúc động, khiến người đọc cảm giác đó chính là sự thực. Và cái ánh sáng của sự giải thoát, sự thức tỉnh ở những giây phút cuối cùng làm người ta tin rằng chết chưa phải là hết. Và dĩ nhiên, thông qua cáichết “thực thể” là những kiếm tìm của nhà văn về bản chất của tồn tại, mà sự sống và cáichết là hai mặt làm nên tồn tại đó. CUỐI CÙNG LÀ CÁICHẾTCỦA CHÍNH NHÀ VĂN Tolstoy từ lâu đã chuẩn bị cho cáichếtcủa mình. Những ngày tháng cuối đời, Tolstoy luôn bị ám ảnh bởi ý muốn từ bỏ gia đình. Những mâu thuẫn giữa ông và vợ, bà Sophia Andreevna, trở nên căng thẳng. 4 giờ sáng ngày 28/10 (tức ngày 10/11) năm 1910, ông bí mật rời Yasnaya Polyana để lên tàu ra đi, sau khi để lại cho Sophia bức thư: “ . Chuyến đi của anh sẽ làm em đau khổ. Anh xin lỗi vì điều đó . Anh không thể làm khác được . Ngoài tất cả những chuyện khác ra, anh không thể sống lâu thêm trong cảnh xa hoa này. Anh đang và sẽ làm những gì mà những ông già ở tuổi anh thường làm: từ bỏ thế giới này để sống những ngày cuối đời trong yên bình và cô đơn .” (Tolstoy L.N. Toàn tập tác phẩm, tập 84, Thư gửi cho vợ S.A.Tolstaya, Ngày 28/10/1910, Nguồn: http://az.lib.ru/t/tolstoj_lew_nikolaewich/text_1330.shtml). Đi cùng với đại văn hào là cô con gái út Alexandra và người bác sĩ riêng Dushan Makovitsky. Không một kế hoạch cụ thể về mục đích của chuyến đi. Trên toa tàu hạng ba, những hành khách bình dân nhận ra nhà văn (như sau đó trong bức điện tín Tolstoy đọc cho con gái để gửi về cho người thư ký riêng là V.G.Chertkov viết: “những người nông dân nhận ra… tôi sợ công chúng…”), dù vậy, ông vẫn vui vẻ trò chuyện với họ. Nhà văn quyết định ghé tu viện Shamordino, nơi có người em gái Maria của ông, lúc này đã 80 tuổi, làm nữ tu. Cảnh quan tĩnh lặng, yên bình của tu viện cuốn hút nhà văn, nhưng ông chỉ dừng lại đây không lâu, rồi tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, việc ngồi trên tàu nhiều giờ, trong gió lạnh đã tác động đến phổi của Tolstoy. Tolstoy từng là người hết sức khoẻ mạnh, có thể làm được cả những công việc tay chân nặng nề, nhưng không có nghĩa bệnh tật không quấy rầy ông (và mặc dù nhà văn không chỉ một lần trong thư từ và các tác phẩm của mình tỏ thái độ ghét các bác sĩ, nhưng người ta tính trong suốt cuộc đời, ông đã được khoảng 74 bác sĩ chăm sóc). Tuổi 82, ông không tránh khỏi những bệnh của tuổi già ở tim mạch, gan, dạ dày, mật, khớp,… và điều mà các bác sĩ đặc biệt lo ngại nơi ông là bệnh phổi. Trong gia đình ông đã có tiền sử bệnh lao phổi (ông sinh được 13 người con nhưng chỉ giữ được 6, trong số 7 người con bị chết, một số chết vì phổi. Đó cũng là căn bệnh chiếm 30-40% tỉ lệ tử vong vào đầu thế kỷ XX). Đám tang Lev Tolstoy. Năm 1901-1902, Tolstoy đã bị viêm phổi nặng nhưng vượt qua được, và lần này căn bệnh lại tấn công ông đang lúc trên đường đi. Ngày thứ ba kể từ lúc rời khỏi nhà, người ta phải đưa ông xuống tàu, vào ga xép Astapovo cách Tula khoảng 100 km. Tình trạng của nhà văn lúc đó rất xấu, thân nhiệt cao, có lúc ông đã ngất đi, nhưng rồi lại tỉnh táo lại. Trong bức điện đầu tiên gửi từ Astapovo, cho Chertkov, ông vẫn còn chưa nguôi ý định tiếp tục hành trình: “Tôi cảm thấy khoẻ hơn, sẽ tiếp tục đi”, nhưng trong bức điện của cô con gái Alexandra lại viết: “Hôm qua đã xuống Astapovo, nhiệt độ cao, nửa mê nửa tỉnh, sáng nay nhiệt độ bình thường, bị lạnh trở lại, không thể có chuyện đi tiếp được, cha muốn ông đến đây” (Theo Chertkov V.G. Những ngày cuối cùng của Tolstoy, Nguồn: http://www.linguadex.com/tolstoy/). Những người thân của Tolstoy đều đã biết tin nhà văn ốm nặng và lập tức đến Astapovo. Tuy nhiên, ngoài Alexandra, chỉ có con gái lớn Tatyana và con trai lớn Sergei là được gặp mặt cha. Tolstoy luôn quan tâm hỏi về tình hình tâm trạng và sức khoẻ của Sophia, nhưng không có ý muốn gặp bà, vì vậy các bác sĩ và con cái không cho bà vào với ông, cũng không cho nhà văn biết rằng, vợ ông cùng hai con trai nhỏ đang ở ngay gần ông, trong một toa xe trên sân ga. Vật lộn với bệnh tật, với cáichết đang đến gần kề, Tolstoy vẫn không ngừng nghĩ đến những vấn đề của cuộc sống, đến những vấn đề tư tưởng, đạo đức mà ông trăn trở kiếm tìm. Ông yêu cầu Chertkov đọc báo, đọc thư từ, đọc những trang sách Những điều đã đọc (Krug chetenia - bộ những tác phẩm hay trích dẫn tác phẩm cổ kim của thế giới, mà Tolstoy đã tập hợp xuất bản vào cuối đời), ông quan tâm đến số tiền 500 rúp từ lợi nhuận bán bản dịch sang tiếng Anh tác phẩm Phục sinh để xây một trạm thu lúa cho nông dân ở Yasnaya Polyana; ông nghĩ đến những người nông dân nghèo khổ, đói khát và khôn nguôi cảm giác tội lỗi về cuộc sống sung túc của mình (Theo lời Chertkov, Tolstoy nhắc đến cáichếtcủa người nông dân đã được ông mô tả trong tác phẩm Ba ngày ở trong làng và nói trong nước mắt: “Số tôi bị buộc phải chết với tội lỗi vẫn mang theo trong mình”, Chertkov V.G., Tài liệu đã dẫn). Ngày cuối cùng, sức khỏe Tolstoy trở nên rất xấu. Ông khó thở, ho ra máu, phải dùng đến morphine. Sáu bác sĩ túc trực chăm sóc nhà văn (trong đó có hai bác sĩ từ Moskva tới), và mặc dù ở trong tình trạng tồi tệ, nhưng dường như Tolstoy vẫn không đánh mất sự sắc sảo, hóm hỉnh của mình khi bảo với mọi người: “Tôi chỉ khuyên các người ghi nhớ một điều: ngoài Lev Tolstoy còn có rất nhiều người trên thế gian này, vậy mà các người chỉ nhìn vào mỗi Lev mà thôi” (Theo nhà viết tiểu sử Tolstoy là N.N. Gusev, câu nói của Tolstoy được nhắc lại bởi những người chứng kiến không hoàn toàn giống nhau, câu này là theo lời kể của Alexandra- con gái nhà văn. Gusev N.N., Những lời cuối cùng của Tolstoy là như thế nào? Nguồn: http://feb-web.ru/feb/tolstoy/serial/tt1/tt1- 077-.htm). Lần tỉnh lại sau cùng, nhà văn cho gọi con trai lớn Sergei lại gần, nói những lời cuối: “Cha yêu chân lý… cha rất yêu chân lý”, rồi sau đó đi vào hôn mê. Các bác sĩ, những người thân quây quần bên chiếc giường nhỏ bé tranh sáng tranh tối, nằm trên đó là một cụ già râu tóc bạc phơ, khô rút lại nhỏ thó, nhưng đồng thời cũng là nhà văn, nhà tư tưởng vĩ đạicủa nhân loại. 6 giờ 5 phút sáng ngày 7 (tức 20) tháng 11 năm 1910, con người ấy đã ra đi. . Về cái chết của đại văn hào Nga Lev Tolstoy TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG ÁM ẢNH BỞI NHỮNG CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI THÂN… Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy sinh. Courcel. Tolstoy: The Ultimate Reconciliation, New York, 1988, tr.3-4). Ý nghĩ về cái chết ám ảnh Tolstoy suốt cuộc đời. Ngay từ thuở ấu thơ, cái chết của