SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐẠI MỸ NHÂN VƯƠNG CHIÊU QUÂN Chiêu Quân được cho là đã tự sát khi sắp hoặc vừa đặt chân lên đất Hồ. Nhưng sự thật là nàng đã sinh con đẻ cái cho vua Hung nô, sau đó lại lấy con trai vị vua này khi ông ta chết. Vương Chiêu Quân sống cách đây hơn 2.000 năm, thời vua Hán Nguyên đế (năm 49 - 33 TCN). Trong 2.000 năm đó Trung Quốc có vô số giai nhân tuyệt sắc, nàng vẫn được xếp vào nhóm tứ đại mỹ nhân, với sắc đẹp “lạc nhạn”, đẹp đến nỗi làm chim đang bay cũng phải ngẩn ngơ quên vô cánh đến nỗi sa xuống đất. Huyền thoại về cái chết tiết liệt của Chiêu Quân Có vô số sách vở, tiểu thuyết, kịch… về Chiêu Quân, kể chuyện một cô gái sở hữu sắc đẹp xuất chúng nhưng vì không đút lót tiền cho thợ vẽ Mao Diên Thọ nên chân dung của nàng khi đến tay nhà vua chẳng những kém phần xinh đẹp mà còn có một “nốt ruồi sát phu” ở dưới khóe mắt. Dĩ nhiên, hoàng đế không đời nào lại vời một cô gái có khiếm khuyết như vậy. Vì thế, Vương Chiêu Quân chịu cảnh lạnh lùng trong hậu cung. Nhờ tiếng đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân được thái hậu biết đến và giới thiệu với Hán Nguyên đế. Được biết đến một trang tuyệt sắc suýt bị bỏ quên trong thâm cung, nhà vua mừng rỡ, sủng ái nàng hết mực. Mao Diên Thọ sợ tội, trốn sang Hung Nô, dâng cho thiền vu bức chân dung của nàng. Vua Hung Nô mê đắm, bèn sai sứ yêu cầu nhà Hán nộp Chiêu Quân cho mình, nếu không sẽ khởi động can qua. Vì yếu thế, vua Hán đành gạt nước mắt tiến Chiêu Quân đi. Đến Nhạn Môn quan, Chiêu Quân ôm đàn chơi một khúc nhạc bi thiết rồi gieo mình xuống sông tự tử. Một giả thuyết khác kể rằng, khi sang đến đất Hồ, Chiêu Quân yêu cầu vua Hung Nô xây một chiếc cầu trên sông Hắc Thủy để làm lễ tạ ơn trời đất. Cầu xây xong, nàng bước lên, nhìn cánh chim nhạn trên bầu trời, ngó xuống ngắm dòng nước chảy xiết, ngâm một bài thơ rồi nhảy xuống sông, xác nàng trôi về tận Trung Nguyên. Lại có sách kể, Chiêu Quân sang đến đất Hồ đã đưa ra điều kiện đầu tiên để nàng phục tùng là trị tội Mao Diên Thọ. Sau khi Thọ bị vua Hung Nô giết, nàng cũng tự sát. Làm vợ của hai đời vua Hung Nô Thực tế, Vương Chiêu Quân không hề tự tử để tránh cái số phận làm vợ vua Hung Nô. Nàng đã thực sự trở thành vợ yêu của vị thiền vu Hô Hàn Tà, theo cách nói ngày nay là trở thành “sứ giả hòa bình” góp phần tạo nên 60 năm quan hệ tốt đẹp giữa nhà Hán và Hung Nô. Vương Chiêu Quân xuất thân trong một gia đình thường dân ở Hồ Bắc, được tuyển vào cung một thời gian dài mà vẫn không được vua vời đến nên vẫn chỉ là một cung nữ bình thường. Với hậu cung với hàng nghìn gái đẹp của các hoàng đế Trung Quốc, chuyện một trang tuyệt sắc bị bỏ quên hoặc không được vua biết tới là rất bình thường. Cũng có sách nói Hán Nguyên đế từng “ngự hạnh” Chiêu Quân, nhưng vẻ đẹp của nàng không hợp mắt vua nên sau đó không được nhớ đến nữa. Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà vào chầu vua Hán (sự thực là vào thời gian này, Hung Nô đã chịu triều cống nhà Hán), tỏ ý muốn cưới một công chúa Hán triều. Vì không muốn gả công chúa nên vua Hán quyết định ban cho Hô Hàn Tà 5 cung nữ, trong đó có Vương Chiêu Quân. Theo sách “Hậu Hán thư”, chính Chiêu Quân tình nguyện xin đi, có thể vì nàng quá tuyệt vọng với tiền đồ của mình trong cung Hán. Và cũng theo một số tài liệu, đến lúc này Hán Nguyên đế mới biết mặt Vương Chiêu Quân, tiếc đứt ruột vì mình đã bỏ sót một nhan sắc khuynh thành, muốn giữ nàng lại nhưng vì “vua không nói hai lời” nên đành ban nàng cho chúa Hung Nô. Trên đất Hung Nô, nàng cung nữ bị bỏ quên Vương Chiêu Quân mới được hưởng địa vị của một bà chúa, được thiền vu sủng ái. Nàng sinh được ba người con, trong đó một con trai chết sớm, người còn lại là con trai tên là Y Chư Trí Nha Sư và một con gái. Mấy năm sau, Hô Hàn Tà chết. Theo tục lệ Hung Nô, khi cha chết thì con được quyền lấy vợ cha theo tục nối dây. Là người Hán, Chiêu Quân cảm thấy khó chấp nhận điều này nên đã gửi thư xin vua Hán cho mình trở về quê. Vua Hán lúc này là Thành đế trả lời rằng đã ở đâu thì phải theo phong tục đó. Vì thế, Chiêu Quân trở thành vợ của Phục Chu Luy Nhược Đề, con trai lớn của Hô Hàn Tà, và sinh thêm hai người con gái với vị thiền vu này. Không rõ Chiêu Quân qua đời năm bao nhiêu tuổi nhưng chắc chắn không có chuyện nàng tự sát để khỏi phải lấy chúa Hung Nô. Chuyện nàng tự tử chẳng qua xuất phát từ thành kiến của người Hán xem các dân tộc như Hung Nô là man di mọi rợ, việc một nhan sắc tuyệt thế người Hán phải làm vợ Hung Nô là “vấy bẩn danh tiết” nên mới “bắt” nàng phải chết. Vì có nhiều cách kể về cái chết của Chiêu Quân nên hiện có nhiều ngôi mộ được cho là của nàng. Ngay trong đất Mông Cổ đã có hai “mộ Chiêu Quân”, cả hai đều cỏ xanh ngăn ngắt nên gọi là “thanh trủng” (mồ xanh). Ở tỉnh Tuy Viễn của Trung Quốc, nơi giáp biên giới Mông Cổ, được cho là nơi Chiêu Quân tự tử, cũng có ngôi mộ của Chiêu Quân và hai thị nữ cùng quyên sinh với nàng. Hồng Phạm (tổng hợp) . SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐẠI MỸ NHÂN VƯƠNG CHIÊU QUÂN Chiêu Quân được cho là đã tự sát khi sắp hoặc vừa đặt chân lên đất Hồ. Nhưng sự thật là nàng đã sinh con đẻ cái cho vua Hung. nàng phải chết. Vì có nhiều cách kể về cái chết của Chiêu Quân nên hiện có nhiều ngôi mộ được cho là của nàng. Ngay trong đất Mông Cổ đã có hai “mộ Chiêu Quân , cả hai đều cỏ xanh ngăn ngắt. vào nhóm tứ đại mỹ nhân, với sắc đẹp “lạc nhạn”, đẹp đến nỗi làm chim đang bay cũng phải ngẩn ngơ quên vô cánh đến nỗi sa xuống đất. Huyền thoại về cái chết tiết liệt của Chiêu Quân Có vô số