Bài giảng bai hai loai dien tich

4 528 2
Bài giảng bai hai loai dien tich

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Liêng Trang Ngũ Thị Thuận Tuần :21 Ngày soạn:02/01/11 Tiết :20 Ngày dạy: 05/01/11 BÀI 18 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I/ Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì? . - Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử gồm : hạt nhân mang điện tích dương các electron mang điện tích âm quang xung quanh hạt nhân , nguyên tử trung hoà về điện . 2. Kỹ năng: - Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát . 3.Thái độ: - Trung thực , hợp tác nhóm II/ Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh : *Giáo viên : - tranh vẽ to mô hình đơn giản nguyên tử( hình 18.4) * Học sinh : 1. 2 mảnh ni lông 70mm x 12mm. 2. 1 bút chì . 3. 1 mảnh len. 4. 1 thanh thuỷ tinh . III/ Tổ chức hoạt động dạy – học : 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ : 1. Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào ? 2. Vật nhiễm điện có những tính chất nào ? 3. Bài tập 17.1 (SBT) 3. Đặt vấn đề : Ở bài trước ta đã biết có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút được các vật nhẹ khác. Vậy nếu 2 vật nhiễm điện để gần nhau chúng có khả năng tương tác với nhau như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này. 4. Tiến trình bài dạy: Hoạt Động Của Học Sinh Trợ Giúp Của Giáo Viên Hoạt động 1 : Thí nghiệm tạo 2 vật nhiễm điện cùng loại , tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng - HS đọc TN 1, các nhóm chọn dụng cụ và tiến hành TN. - Nêu hiện tượng xảy ra, nhận xét ý kiến của các nhóm khác. +Trước khi cọ xát: 2 mảnh nilon không có hiện tượng gì. +Sau khi cọ xát: 2 mảnh nilon đẩy nhau. - Hai vật giống nhau cùng là nilon cùng cọ xát vào một vật do đó hai mảnh nilon phải nhiễm điện giống nhau. - Đọc TN hình 18.2, chọn dụng cụ TN và tiến hành - Yêu cầu HS đọc TN 1 tìm hiểu các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN. - Nêu cách tiến hành TN Lưu ý : Khi cô xát phải đều , không mạnh tránh ni lông bị cong, cọ theo 1 chiều với số lần như nhau - Quan xát hiện tượng xảy ra, rút ra nhận xét. -H: Hai mảnh nilon khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vì sao? -H: Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không? Chúng ta tiến hành tiếp TN Vật lý 6 Trường THCS Liêng Trang Ngũ Thị Thuận TN, thảo luận kết quả TN: Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô → đẩy nhau. - Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau - Thống nhất ý kiến hoàn thành nhận xét. - Người ta đã tiến hành nhiều TN khác nhau và đều rút ra nhận xét như vậy. Yêu cầu HS ghi vở nhận xét. - ĐVĐ: Hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau. Chúng ta cùng tiến hành TN để kiểm tra điều này. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại 2 -Cá nhân đọc thông tin -Bố trí thí nghiệm theo nhóm -Đại diện nhóm nêu nhận xét  Rút ra kết luận . -Hoàn tất kết luận vào vở . Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. - Có hai loại điện tích: Điện tích dương (+) và điện tích âm (-). - C1: Cọ xát mảnh vải và thanh nhựa mảnh vải và thanh nhựa đều nhiễm điện. +Chúng hút nhau → mảnh vải và thanh nhựa nhiễm điện khác loại. + Mảnh vải mang điện tích (+) → thước nhựa mang điện tích (-). -Bố trí thí nghiệm như hình 18.3 (SGK) -Hiện tượng tương tác là gì ? -Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn , đưa thanh thuỷ rinh chưa nhiễm điện lại gần chúng quan sát hiện tượng ? -Nêu hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 2 ? -Làm nhận xét ? -Tại sao thanh nhựa và thanh thuỷ tinh nhiễm điện khác loại . -Nêu kết luận -Giáo viên chốt và hoàn thiện kết luận . -Giáo viên giới thiệu qui ước như SGK . -Làm C1 ? Hoạt động 3 : Sơ lược cấu tạo nguyên tử -Cá nhân đọc thông tin kết hợp với hình 18.4. -Trả lời 4 câu hỏi của giáo viên -Hoàn tất nội dung phần 2 vào vở -Giáo viên treo hình 18.4 (SGK)/ 51 -Đọc phần II SGK ? -Giáo viên phát phiếu học tập . -Điền từ thích hợp vào 4 câu Giáo viên đã cho ? -Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử theo mô hình nguyên tử hình 18.4 ? Đếm số dáu ( - ) , ( + ) ở hạt nhân và lớp vỏ ?  Vậy nguyên tử trung hoà về điện Thông báo : Nguyên tử có kích thước rất bé nếu xếp 1 hàng dài 1mm đã có khoảng 10 triệu nguyên tử . Vật lý 6 + + + + + + + Trường THCS Liêng Trang Ngũ Thị Thuận Hoạt động 4 :Vận dụng – củng cố Vận dụng: -Cá nhân làm C2  C4 . C2: Trước khi cọ xát, thước nhựa và miếng vải đều có điện tích dương và điện tích âm vì chúng đều có cấu tạo từ các nguyên tử. Trong nguyên tử: Hạt nhân mang điện tích dương, êlectron mang điện tích âm. - C3: Trước khi cọ xát, các vật chưa nhiễm điện → không hút mẩu giấy nhỏ. - C4: Sau khi cọ xát: +Mảnh vải mất êlectrôn → nhiễm điện dương. +Thước nhựa nhận thêm êlectrôn → mang điện tích âm. -Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn. -Nhận xét -Thu thập thông tin  ghi vào vở - Học sinh trả lời Vận dụng: -C2, C3 , C4 ?  Giáo viên sửa sai khi cần thiết -Giáo viên giới thiệu vật nhiễm điện chương ( + ) và ( - ) Củng cố: - Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích. -Đọc điều em chưa biết ? Hoạt động 5:Dặn dò . - Ghi nhận thông tin -Soạn bài dòng điện , nguồn điện . -Chuẩn bị 1 mảnh tôn ( 80mm x 80mm ), 1 mảnh nhựa 130mm x 180mm, 1 mảnh len , 1 bóng đèn pin cho mỗi nhóm . -Vận dụng hiểu biết đó, về nhà hoàn thành bài tập 18.1, 18.2, 18.3, 18.4 (SBT tr 19) 5.Nội dung ghi bảng: I/ Hai loại điện tích : 1.Thí nghệm 1 (SGK) Nhận xét ; ……………………………….cùng loại …………………………….đẩy nhau . 2.Thí nghiệm 2 (SGK) Nhận xét …………………………….hút nhau …………………………khác loại 3.Kết luận : ……………………………………….hai ………………………….đẩy nhau , ………………………………hút nhau *Qui ước : (SGK) C1 : Mảnh vải mang điện tích dương vì 2 vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại ; thanh nhựa cọ xát vào vải thì nhiễm điện âm . Vật lý 6 Trường THCS Liêng Trang Ngũ Thị Thuận II.Sơ lược cấu tạo nguyên tử . (SGK) *Chú ý : 1 vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron , nhiễm điện dương nếu mất bới electron . III.Vận dụng : C2: Trước khi cọ xát ; Cả 2 đều có điện tích dương và âm vì đều có cấu tạo từ các nguyên tử , trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương, electron mang điện tích âm C3: Trước khi cọ xát : Các vật chưa nhiễm điện  Không hút giấy nhỏ . C4: Sau khi cọ xát 4. Vải mất electron  nhiễm điện dương 5. Thước nhựa nhận thêm electron  nhiễm điện âm IV. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Vật lý 6 . 05/01/11 BÀI 18 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I/ Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai điện tích và nêu được đó là hai loại. tra bài cũ : 1. Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào ? 2. Vật nhiễm điện có những tính chất nào ? 3. Bài tập 17.1 (SBT) 3. Đặt vấn đề : Ở bài

Ngày đăng: 25/11/2013, 19:11

Hình ảnh liên quan

-Bố trí thí nghiệm như hình 18.3 (SGK) -Hiện  tượng  tương tác là gì ?  - Bài giảng bai hai loai dien tich

tr.

í thí nghiệm như hình 18.3 (SGK) -Hiện tượng tương tác là gì ? Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan