1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Tác hại của thuốc lá

4 2,6K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

TÁC HẠI CỦA THUỐC (120 PHÚT) I. Mục đích : Giúp HS - Hiểu rõ thêm về tác hại của thuốc đối với sức khỏe, kinh tế, môi trường và cộng đồng. - Rèn luyện kỹ năng tự giác phòng tránh thuốc và vận động bạn bè, người thân trong gia đình không hút thuốc II. Tài liệu, phương tiện - Tranh minh họa về mức độ thiệt hại của thuốc đối với kinh tế đất nước. - Giấy trắng khổ A4,A0 bút dạ các màu III. Các hoạt động Khởi động (5 phút) Chơi trò “mã số vỗ tay” Cho lớp đứng thành vòng tròn, nếu đông thì chia thành 2 vòng tròn Cách chơi : Điểm danh từ số 1 theo vòng tròn đến các số tiếp theo, riêng những người đến các số 7 và bội số của 7 (14,21,28,35 ,…) thì không hô mà vỗ tay, việc điểm danh diễn ra có thể nhiều vòng cho đến khi có người đáng lẽ phải vỗ tay lại hô số điềm danh. Người hô nhầm phải đứng ra giữa vòng chịu phạt một bài hát, ngâm thơ hay kể chuyện Có thể vào bài từ nội dung trò chơi , theo hướng : Trong trò chơi vừa qua, nếu không cảnh giác sẽ bị phạt. Trong cuộc sống, không cảnh giác có thể mắc phải những thói quen có hại như nghiện hút thuốc lá. * Hoạt động 1 : Hỏi đáp về tác hại của thuốc (35 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh thấy rõ thêm tác hại của thuốc đối với sức khỏe của mọi người. Đồ dùng : Phiếu học tập số 1,2,3 Cách tiến hành : Chơi trò “hỏi đáp về tác hại của thuốc lá” Bước 1 : Chia lớp thành 5 nhóm đóng vai thực hiện chương trình truyền hình “Hỏi đáp về tác hại của thuốc lá” Nhóm 1, 2; nghiên cứu phiếu học tập số 1, thực hiện chương trình truyền hình “Hỏi đáp về thuốc với các bệnh đường hô hấp” Nhóm 3,4 : nghiên cứu phiếu học tập số 2, thực hiện chương trình truyền hình “Hỏi đáp - thuốc với các bệnh tim mạch” Nhóm 5 : nghiên cứu phiếu học tập số 3, thực hiện chương trình truyền hình “Hỏi đáp - thuốc với bệnh ung thư” Mỗi nhóm phân công một người đóng vai người dẫn chương trình truyền hình, một người đóng vai bác sỹ. Cả nhóm chuẩn bị lời thoại cho người dẫn chương trình và bác sỹ. Bước 2 : Các nhóm lần lượt thể hiện chương trình của nhóm mình Sau khi mỗi nhóm thực hiện xong chương trình, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, góp ý. Kết luận : - Thuốc gây ra nhiều bệnh, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm dẫn đến tử vong. - Để bảo vệ sức khỏe cần tránh xa thuốc lá. Nếu đã hút thì kiên quyết cai và bỏ hẳn thuốc lá. * Hoạt động 2 : Hút thuốc một năm tốn bao nhiêu tiền (25 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh thấy được số tiền phải bỏ ra để mua thuốc một năm rất lớn. Hút thuốc gây ra thiệt hại lớn đến kinh tế của bản thân, gia đình và xã hội. Đồ dùng : Phiếu học tập số 4 Cách tiến hành Bước 1 : Học sinh làm việc cá nhân với phiếu học tập số 4, tính số tiền phải bỏ ra để mua thuốc hàng năm của một học sinh, của một người lớn, của những người nghiện thuốc ở Việt Nam. Đồng thời suy nghĩ xem số tiền đó có thể được dùng vào những việc có ích nào ? Bước 2 : Chia sẻ kết quả trong cặp 2 người Bước 3 : Chia sẻ kết quả trong nhóm Bước 4 : Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình Giáo viên chốt lại các điểm chính, giới thiệu tranh minh họa về tác hại kinh tế của việc hút thuốc Chú ý : Ngoài những tốn kém trực tiếp trên, tác hại về kinh tế cho đất nước còn tăng lên nhiều do ; - Năng suất lao động xã hội giảm sút vì người lao động hút thuốc bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - Chi phí khổng lồ của đất nước cho những căn bệnh liên quan đến thuốc Kết luận : - Hút thuốc gây thiệt hại lớn đến kinh tế bản thân, gia đình và xã hội - Nếu không hút thuốc lá, số tiền tiết kiệm được có thể dùng làm nhiều việc có ích * Hoạt động 3 : Hút thuốc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như thế nào ?(25 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh thấy được tác hại của thuốc đối với những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác thải ra Đồ dùng : Giấy A0, bút dạ Cách tiến hành : Bước 1 : Nêu vấn đề : khi người ta hút thuốc sẽ sinh ra khói thuốc, nếu để điếu thuốc tự cháy có sinh ra khói thúôc không ? Nhu vậy có thể chia thành mấy loại khói thuốc ? Loại nào độc hại hơn ? Giáo viên giải thích : có 2 loại khói thuốc, gồm : - Khói thuốc chính khói thuốc do người hút thuốc hút vào và thở ra. Khói thuốc chứa tới hơn 4000 chất hoá học, phần lớn chất độc hại, trong đó 43 chất được biết tác nhân gây ưng thư . - Khói thuốc phụ khói tỏa ra từ điếu thuốc để tự cháy. Thành phần các chất độc ở khói thuốc phụ còn cao hơn khói thuốc chính nhiều lần Bước 2 : Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm , nêu câu hỏi thảo luận - Ở trong phòng cùng với người hút thuốc có bị ảnh hưởng đến sức khỏe không ? Vì sao ? - Hãy đề xuất giải pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu của người hút thuốc đối với sức khỏe mọi người xung quanh Bước 3 : Các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 và lần lượt trình bày Lưu ý : Sau phần trình bày của mỗi nhóm giáo viên mới các nhóm khác đặt câu hỏi đề làm rõ thêm nếu cần thiết. Các nhóm trình bày sau không lặp lại ý kiến đã trùng lắp với các nhóm trước. Bước 4 : Giáo viên chốt lại các ý chính Kết luận : - Người không hút thuốc mà hít phải khói thuốc gọi hút thuốc thụ động. Người hút thuốc thụ động cũng có thể mắc phải các bệnh do thuốc gây ra như người hút thuốc - Hút thuốc hại đến sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh - Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá, cần vận động người đó bỏ thuốc hoặc không hút thuốc trong nhà - Cần phải cấm hút thuốc ở những nơi làm việc và sinh hoạt công cộng (trong phòng họp, rạp chiếu bóng, trên tàu, xe …) * Hoạt động 4 : Thuốc gây hại cho môi trường như thế nào ? (30 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được việc hút thuốc gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồ dùng : Phiếu học tập số 5 gồm các bản báo cáo về tác hại của thuốc đối với môi trường. Giấy A0, bút dạ. Cách tiến hành : Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận . Giao cho mỗi nhóm 1 báo cáo (photocopy báo cáo thành nhiều bản để phát cho mỗi người 1 bản) Bước 1 : Cá nhân nghiên cứu, trả lời các câu hỏi - Trong báo cáo này, thuốc đã gây hại cho môi trường như thế nào ? - Nếu số người hút thuốc giảm đi thì sẽ có tác động tích cực đến môi trường thế nào ? Bước 2 : Thảo luận nhóm chia sẻ kết quả làm việc của các cá nhân Lần lượt các nhóm trình bày xong, các nhóm khác nhận xét, góp ý. Giáo viên chốt lại các ý chính Kết luận - Việc hút thuốc gây ra tác hại nhiều mặt đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của con người. - Mỗi người không hút thuốc sẽ góp phần làm trong sạch môi trường của trái đất * Hoạt động 5 : Học sinh có thể làm gì để góp phần làm giảm việc hút thuốc ? Mục tiêu : Giúp học sinh thấy rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động chung phòng chống thuốc Đồ dùng : Phiếu màu nhỏ, giấy A0, bút dạ. Cách tiến hành : Bước 1 : Phát cho mỗi học sinh một phiếu nhỏ, yêu cầu các em ghi ra những việc cụ thể mà bản thân em có thể làm để giảm tình trạng hút thuốc lá. Bước 2 : Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh nêu một việc làm cụ thể, ghi tóm tắt lên bảng. Nếu em nào có ý kiến trùng với ý kiến đã nêu thì mời các em khác cho đến khi tập hợp hết các ý kiến. Bước 3 : Giáo viên tổng hợp Kết luận : - Học sinh có thể làm rất nhiều việc cụ thể đề phòng chống thuốc : Kiên quyết không thử, hút dù chỉ một lần, giải thích cho bạn bè, người thân về tác hại của thuốc và khuyên họ giảm/bỏ thuốc - Mỗi người tuỳ theo điều kiện và khả năng của mình đều có thể làm được những việc tốt, góp phần phòng chống thuốc lá. - Mọi tổ chức, cá nhân kể cả trẻ em đều có trách nhiệm tham gia phòng chống thuốc lá. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 THUỐC VỚI CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP (dùng cho hoạt động 1 – lớp 7) Khói thuốc đi vào cơ thể người tác động trực tiếp lên bộ máy hô hấp, gây ra các bệnh viêm mũi, họng, thanh quản, phế quản, phổi, trong đó bệnh thường gặp và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng với người hút thuốc viêm phế quản mãn tính Người bị viêm phế quản mãn tính hay ho khạc vào buổi sáng hàng ngày, thỉnh thỏang có 1 đợt nhiễm khuẩn kèm theo sốt và khó thở xuất hiện. Dần dần khó thở thường xuyên và nặng hơn gọi suy hô hấp, đến nỗi nhai cơm cũng phải thở hổn hển. khó thở làm tim phải làm việc nhiều và thiếu Oxy dẫn đến suy tim. Cuối cùng người bệnh sẽ chết vì suy hô hấp, suy tim hoặc các biến chứng : viêm phổi, vỡ phế nang (túi chứa khí để trao đổi Oxy với máu), không khí tràn vào túi màng phổi. Ở Pháp, hàng năm số người chết do viêm phế quản từ 15 đến 40 nghìn người, chiếm tỷ lệ từ 3% đến 7% tổng số người chết hàng năm. Cac số liệu nghiên cứu ở Việt Nam dưới đây cho thấy số lượng hút càng nhiều, tỷ lệ bị viêm phế quản mãn tính càng cao. Số lượng hút trung bình / năm Viêm phế quản mãn tính <5 bao 3% 5 – 10 bao 10% 10 – 20 bao 22% >20 bao 60% Các bệnh trên có thể giảm nhẹ hoặc không diễn biến xấu nếu người bệnh điều trị kịp thời và bỏ hẳn thuốc lá. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 THUỐC VỚI CÁC BỆNH TIM MẠCH (dùng cho hoạt động 1 – lớp 7) Thuốc gây nên bệnh nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch. Hai bệnh này đe dọa tính mạng con người. Bệnh nhồi máu cơ tim một vùng của cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể dẫn đến tim bị tổn thương nặng, hậu quả rất nguy hiểm có thể gây tử vong. Bệnh xơ vữa động mạch hiện tượng lắng đọng các chất mỡ, dần dần gây cứng thành mạch, làm hẹp hoặc tắc lòng mạch. Bệnh gây ra tắc mạch máu não, nhũn não từ đó gây ra liệt hoặc tử vong Ngoài ra các chất độc trong khói thuốc còn gây xơ cứng động mạch vành (động mạch của tim), tăng đông máu gây tắc mạch máu, làm giảm sức co bóp của tim, giảm vận chuyển oxy của hồng cầu Tại Mỹ, tỷ lệ chết do xơ cứng động mạch vành ở người hút thuốc gấp 1.4 lần so với người không hút. Tại Anbani số người bị nhồi máu cơ tim ở người hút thuốc cao gấp 2,5 lần so với người không hút. Theo thống kê tại Viện Tim Mạch Việt Nam thì hầu hết người suy động mạch vành có thói quen hút thuốc lá. Các bệnh trên có thể giảm nhẹ hoặc không diễn biến xấu nếu người bệnh điều trị kịp thời hoặc bỏ hẳn thuốc lá. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 THUỐC VỚI BỆNH UNG THƯ (dùng cho hoạt động 1 – lớp 7) - Hiện nay ung thư bệnh chưa chữa được. Nếu ai không may bị ung thư thì chắc chắn sẽ chết vì bệnh đó - Thuốc gây ra ung thư phổi, thanh quản, họng., khoang miệng, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang … - Trong các bệnh ung thư do thuốc gây ra, ung thư phổi phổ biến nhất. Ở các nước Châu Âu, Mỹ 90-95% bệnh nhân bị ung thư phổi người nghiện thuốc lá, ở Việt Nam tỷ lệ này trên 80% - Thời gian hút càng dài, nhất hút từ khi tuổi còn trẻ, số điếu thuốc hút mỗi ngày càng nhiều. nguy cơ bị ung thư càng tăng. Một người hút 1 bao thuốc một ngày thì có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 10 lần so với người không hút - Người nghiện thuốc chết vì ung thư phổi cao gấp 7,5 lần so với người không hút - Người nghiện thúôc chết vì ung thư miệng cao gấp 3 lần so với người không hút - Người nghiện thuốc chết vì ung thư thực quản cao gấp 2 lần so với người không hút - Bỏ thuốc biện pháp có hiệu quả giảm nguy cơ bị ung thư đối với người nghiện thuốc lá. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (dùng cho hoạt động 2 – lớp 7) - Mỗi học sinh hút thuốc thường xuyên, mỗi ngày hút thuốc hết 1000đ. Một năm hết bao nhiêu ? SỐ tiền đó có thể dùng làm những việc có ích gì ? - Một người lớn hút thuốc thường xuyên, mỗi ngày hút thuốc hết 2000đ. Một năm hết bao nhiêu tiền ? Số tiền đó có thể dùng làm những việc có ích gì ? - Ước tính Việt Nam có 12 triệu người hút thuốc thường xuyên, mỗi người một ngày hút hết 1500đ. Hỏi những người nghiện thuốc ở Việt Nam mỗi ngày tốn báo nhiêu tiền ? Mỗi năm tốn bao nhiêu tiền cho việc hút thuốc ? Sồ tiền đó có thể dùng làm những việc có ích gì ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (dùng cho hoạt động 4 – lớp 7) Báo cáo 1: Thuốc loại cây cần nhiều các chất dinh dưỡng hơn các cây trồng khác và cũng cần sử dụng nhiều phân bón và chất diệt cỏ hơn. Đất trồng cây thuốc thường bị lạc hậu và mất dinh dưỡng. Báo cáo 2: Khi thuốc được sản xuất, rất nhiều rác cũng được thải ra, trong đó có nhiều rác thải hóa chất độc hoại làm ô nhiễm đất, nước, không khí và có hại cho sức khỏe cho những người tiếp xúc với chúng. Năm 1995 ngành công nghiệp thuốc thế giới thải ra 2262 triệu kg rác, 209 triệu kg chất thải hóa học Báo cáo 3 : Thuốc yêu cầu nhiều phân bón, thúôc trừ sâu và thuốc diệt cỏ hơn các cây trồng khác. Những hóa chất này làm ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước của một vùng lớn khi mà chúng bị rửa trôi theo nước mưa. Ngòai ra những nông dân trồng thuốc dễ bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng những hóa chất này. Báo cáo 4 : Hút thuốc tạo ra nhiều chất thải từ việc vứt bỏ các đầu lọc, vỏ bao, vỏ kiện thuốc. Chỉ tính riêng năm 1995, ước tính có khoảng 5535 tỷ điếu thuốc chứa trong 276.750 triệu bao, 27.675 triệu cây thuốc được bán trên toàn cầu. Lượng rác thải không lồ đó gây ra ô nhiễm đáng kể cho môi trường. Báo cáo 5 : Trong thuốc có 4000 chất hóa học, phần lớn các chất độc hại trong đó hơn 40 chất tác nhân gây ung thư. Khi hút thuốc các chất đó đều được tung vào không khí. Ngoài ra các chất độc này còn tòa ra không khí ngay cả khi trồng trọt, chế biến thuốc lá. Vậy cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí do thuốc ở những đâu ? Báo cáo 6 : Thúôc phải được sấy khô trước khi làm thành điếu. Ở nhiều nơi phải dùng củi để sấy thuốc lá, cứ 1 hecta thuốc cần phải đốn chặt 1 hecta cây rừng. Tại Makawi, một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Phi, cứ 3 cây bị chặt thì có 1 cây dùng cho việc sấy thuốc lá. Tòan thế giới, hàng năm có hơn 2.5 triệu hecta rừng bị chặt phá để làm nhiên liệu sấy thuốc lá. Ngòai ra còn có một diện tích rừng rất lớn bị chặt để sản xuất giấy cuốn thuốc và giấy đóng bao thuốc lá. . quen có hại như nghiện hút thuốc lá. * Hoạt động 1 : Hỏi đáp về tác hại của thuốc lá (35 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh thấy rõ thêm tác hại của thuốc lá đối. TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ (120 PHÚT) I. Mục đích : Giúp HS - Hiểu rõ thêm về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, môi

Ngày đăng: 28/11/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w