1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hoạt động tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ hai đại học y dược tphcm năm học 2016 – 2017

38 157 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Gần đây, được sự hỗ trợ của Đại Học Harvard HoaKỳ, Khoa y Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chươngtrình đào tạo Bác sĩ đa khoa theo hình thức module từ năm 2015 – 2016.V

Trang 1

BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Báo cáo tổng kết

Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Y ĐA KHOA NĂM THỨ HAI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

Trang 2

MỤC LỤC TRANG

2.2.1 Dân số nghiên cứu 11

2.2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu 112.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ 11

2.6 Xử lý, thống kê và phân tích số liệu 14

3.7 Mối liên quan giữa khả năng tự học với kết quả học tập 22

3.8 Mối liên quan giữa thời gian tự học với kết quả học tập 24

4.6 Các mối liên quan giữa khả năng tự học với kết quả học tập 29

4.8 Tính mới và tính ứng dụng của đề tài 30

Tài liệu tham khảo

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa đến nay, việc tìm hiểu về thế giới xung quanh luôn là nhu cầutất yếu của con người, hơn nữa, không những tìm hiểu, con người còn tìmcách giải thích các sự vật và hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và vũ trụ.Đầu tiên, con người tự mình tìm tòi để hiểu biết các sự vật, hiện tượng xảy

ra xung quanh, sau đó truyền đạt sự hiểu biết và kinh nghiệm cho người đờisau Dần dần con người biết tổ chức trường lớp để truyền đạt kiến thức, kỷnăng, kinh nghiệm mà mình có được cho nhiều người Từ đó hình thức giáodục được hình thành, có thầy trò, có trường lớp Tuy nhiên bên cạnh việchọc có người hướng dẫn, giảng dạy, con người còn cần có khả năng tự học

để nâng cao nhận thức của mình Việc học vì thế không còn gói gọn trongkhông gian hay thời gian nào đó mà là một việc phải làm suốt đời, nghĩa làviệc học không phải lúc nào, nơi nào cũng phải có người dạy, người hướngdẫn ở bên mình, trái lại việc học phải được thực hiện mọi lúc mọi nơi và tựmình tìm tòi học hỏi là chính

Trước bùng nổ thông tin như hiện nay, người học cần phải có khảnăng tự học để nắm bắt thông tin, nâng cao tri thức, vì vậy việc học tập càngkhông thể hoàn toàn lệ thuộc vào sự giảng dạy, hướng dẫn của người thầy

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 14 trường đạihọc trọng điểm của cả nước Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng

là trường đại học lớn nhất trong lĩnh vực y dược, luôn có truyền thống sángtạo, đổi mới trong chương trình đào tạo, đặc biệt là trong phương phápgiảng dạy và học tập Gần đây, được sự hỗ trợ của Đại Học Harvard (HoaKỳ), Khoa y Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chươngtrình đào tạo Bác sĩ đa khoa theo hình thức module từ năm 2015 – 2016.Việc thực hiện chương trình đổi mới này không những đòi hỏi Thầy cô

Trang 5

giảng viên phải thay đổi cách dạy cho phù hợp mà còn đòi hỏi sinh viên cầnphải có phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, đặc biệt là khảnăng tự học, tự nghiên cứu để có thể đáp ứng tốt chương trình đổi mới, nângcao năng lực chuyên môn, phục vụ tốt công việc sau khi ra trường.

Khảo sát hoạt động tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ hai (ngaysau một năm học chương trình đổi mới theo hình thức module) nhầm cungcấp thông tin cho nhà trường để có giải pháp nâng cao chất lượng dạy vàhọc, đảm bảo chất lượng đào tạo Bác sĩ đa khoa theo nội dung mà Đại học

Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố trong sứ mệnh lịch sử củanhà trường

Do đó chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát hoạt động tự học của sinh viên

y đa khoa năm thứ hai Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm học

2016 – 2017” để nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi : Hoạt động tự học củasinh viên y đa khoa như thế nào sau một năm học tập chương trình đổi mớitheo hình thức module và có mối liên quan hay không giữa kết quả học tậpvới các hoạt động tự học của sinh viên

Trang 6

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu tổng quát

Xác định các hoạt động tự học và so sánh kết quả học tập vớikhả năng tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ hai Đại học YDược TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tự học và một số khái niệm về tự học

Học chính là nền móng cho sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực hay củabất cứ quốc gia hoặc tổ chức nào Bởi vì nhờ học hỏi loài người đã trang bịcho mình tri thức để chinh phục thế giới xung quanh

Tuy nhiên, học không có nghĩa là người dạy nói gì thì người học làmtheo nguyên mẫu Trái lại người học phải biết tư duy để hiểu rõ vấn đềngười dạy truyền đạt và hơn thế nữa, phải biết phát triển vấn đề được truyềnđạt lên cao và đi sâu hơn Ngay từ trước công nguyên, Khổng Tử (Triết giaTrung Quốc, sinh năm 551 và mất năm 479 TCN) đã từng bảo các môn đệcủa mình “ Vật có bốn góc, dạy cho biết một góc mà không suy ra được bagóc kia thì không dạy nữa”

Cũng như vậy, ở phương Tây, triết gia Socrates (sinh năm 469 và mấtnăm 339 TCN) đã từng đưa ra quan điểm về giáo dục “Giáo dục phải giúpcon người tự khẳng định chính mình”, suy rộng ra, ông cho rằng giáo dụckhông những giúp người học tiếp thu kiến thức do người dạy truyền đạt màcòn phải tự tìm tòi, suy nghĩ để tiêu hóa kiến thức đó thành kiến thứccủa mình

Ngày nay, ngay trong những năm 30 của thể kỷ 20, nhà sư phạm nổitiếng người Nhật Bản T.Makiguchi đã có quan điểm về giáo dục một cách

cụ thể: “Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và đặt tráchnhiệm học tập vào tay mỗi học sinh” Như vậy thì rõ ràng giáo dục được coinhư quá trình hướng dẫn học sinh tự học, tự nâng cao kiến thức

Tóm lại, từ đông sang tây, từ xưa đến nay, vấn đề cơ bản của giáodục vẫn là người dạy có vai trò không chỉ truyền đạt kiến thức mà là hướng

Trang 8

dẫn người học, đồng thời người học không chỉ tiếp thu kiến thức đượctruyền đạt mà phải biết tự học, tự tìm tòi học hỏi, tự suy luận để hình thành

và phát triển kiến thức của mình

Gibbon, một nhà giáo dục học, đã từng nói : “Mỗi người đều phảinhận hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một thứ quantrọng hơn do chính mình tạo lấy” Tác giả Dương Văn Phương trong nghiêncứu về hoạt động tự học của sinh viên tại Trường đại học Vinh năm 2011 đã

lý giải “Thứ do người khác truyền cho chính là những kiến thức mà ngườihọc tiếp thu từ sự truyền đạt của người thầy Còn thứ quan trọng hơn dochính mình tạo lấy Thứ quan trọng đó chính là việc tự học” [22]

Còn N.A.Rubakin thì định nghĩa tự học như sau “Tự học là quá trìnhlĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cánhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đốichiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loàingười thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủthể” Trong tuyển tập tác phẩm của mình, Nguyễn Cảnh Toàn đã trình bày,

để lĩnh hội được định nghĩa trên, người học phải tự mình động não, suynghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (so sánh, quan sát, phân tích, tổnghợp,…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chấtcủa mình, cả động cơ, tình cảm, có chí tiến thủ, không ngại khó….) đểchiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đóthành sở hữu của mình” [9,10]

Theo Quản Thương Lý, người học cũng cần phải có nhận thức đầy

đủ, đúng đắn về việc tự học : “Tự học là công việc tự giác của mỗi người donhận thức đúng đắn được vai trò quyết định của nó (tự học) đến sự tích lũykiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sựtiến bộ xã hội” [16] Như vậy, từ sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và

Trang 9

vai trò của việc tự học, người học sẽ có động cơ tự học đúng đắn, từ đó thúcđẩy người học tìm cách chiếm lĩnh các tri thức khoa học trong lĩnh vựcmình đang tìm kiếm, học hỏi Khi đó người học mới có thể có kết quả học tập nhưmong muốn.

Ở nước ta, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trong hội nghị

về giáo dục năm 1969 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức : “Biến quá trìnhgiáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình dạy học thành quá trình

tự học”

Gần đây tác giả Lê Khánh Bằng, trong tác phẩm “Nghiên cứu về đặcđiểm của phương pháp dạy học ở đại học” đã nêu quan điểm về vấn đề tựhọc trong giáo dục “Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trítuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một số lĩnh vực khoa học nhất định” [3]

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, khả năng tự học được hình thành vàphát triển trong quá trình giáo dục, học tập, là quá trình có nhiều gian nan

và thách thức mà người học đã trải qua [9,10] Chính vì vậy, để có được khảnăng tự học, tác giả Lê Hải Yến trong bài viết đăng trong Tạp chí Dạy vàhọc ngày nay, đọc sách một cách có hiệu quả là một kỹ năng quan trọnghình thành khả năng tự học của người học [4] Còn theo tác giả Lê Thị Liên,việc tổ chức Seminar sẽ giúp cho học viên nâng cao khả năng tự học, tự nghiêncứu, người dạy chỉ là người hướng dẫn [5]

Trang 10

khái quát, tổng hợp để tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà ngườidạy đã định hướng cho.

Mức độ 2 : Tự học không có sự điều khiển trực tiếp của người dạy,gọi là “học không giáp mặt” Người học phải tự sắp xếp thời gian và điềukiện vật chất để tự học tập, tự củng cố kiến thức, tự đào sâu những tri thức,hoặc tự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo ở một lĩnh vực nào đó theonhững yêu cầu trong chương trình đào tạo của nhà trường

Mức độ 3 : Để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình, ngườihọc tự tìm kiếm tài liệu, tự phân tích, đánh giá, tự rút kinh nghiệm, tư duysáng tạo Đây chính là mức độ tự học cao

1.3 Các công trình nghiên cứu về tự học của sinh viên Đại học y

dược Thành phố Hồ Chí Minh

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Vinh về “Một sốgiải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học TP Hồ Chí Minh” [11]

đã ghi nhận:

- Đa số sinh viên của Đại học y dược TPHCM đều nhận thức được

sự cần thiết của hoạt động tự học với tỷ lệ 95.5%

- Sinh viên dù nhận thức được vai trò của hoạt động tự học nhưngchưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạtđộng tự học đối với sự phát triển của bản thân sau khi rời khởi ghếnhà trường

- Động cơ học tập chủ yếu của sinh viên là có tấm bằng đại học để

đi làm và để làm vui lòng cha mẹ với tỷ lệ 83,5%

- Sinh viên phải học ngày 2 buổi Đối với sinh viên lớp dưới, mộtbuổi học lý thuyết, một buổi thực tập tại trường Đối với sinh viêncác lớp trên, buổi sáng thực tập tại Bệnh viện, buổi chiều học lý

Trang 11

thuyết tại trường Vì vậy hầu như sinh viên chỉ có buổi tối hoặcngày thứ bảy, chủ nhật là có thời gian dành cho các hoạt động tựhọc Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình trong tuần lễ, sinhviên chỉ có 4 – 6 giờ tự học/ngày (tỷ lệ 67,5%) Điều này đã làmhạn chế khả năng tự học, chỉ đủ thời gian cho bài làm ở nhà(homework) hoặc xem lướt qua bài học hôm sau chứ không cóthời gian tìm hiểu thêm các sách báo, tài liệu có liên quan đếnbài học.

- Ngoài hình thức tự học độc lập một mình, hầu hết sinh viên cótham gia hình thức tự học theo nhóm (tỷ lệ 87%) Đó là do nhàtrường chia sinh viên thành từng tổ học tập, mỗi tổ khoảng 10 sinhviên Các sinh viên trong tổ học chung lý thuyết, chung các buổithực hành, đặc biệt là cùng đi thực hành làm sàng chung bệnhviện Nhờ đó việc học nhóm phát huy được khả năng tự học củasinh viên

- Về phương pháp tự học, đa số sinh viên thường xuyên thực hiệnphương pháp “trao đổi với bạn bè về nội dung bài học” (tỷ lệ87%) Phương pháp này cũng do xuất phát từ việc học tổ nhóm.Việc trao đổi bài học với bạn bè sẽ giúp sinh viên hiểu rõ bài họchơn, tiếp thu bài học dễ dàng hơn

- Ít sinh viên có thói quen đọc sách hoặc tài liệu có liên quan bàihọc (tỷ lệ 22%) Điều này có lẽ do sinh viên không có nhiều thờigiờ cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu và cũng có lẽ trong quátrình học trung học, sinh viên không được khuyến khích hoặchướng dẫn tham khảo thêm tài liệu ngoài sách giáo khoa

- Về địa điểm tự học, chỉ có 18% sinh viên chọn thư viện làm nơitham khảo tài liệu, tự học mặc dù ở Đại học y dược Thành phố Hồ

Trang 12

Chí Minh, ngoài thư viện trung tâm, ở mỗi khoa đều có thư việnriêng Có lẽ các thư viện ở Đại học y dược TPHCM chưa đủ rộng,chưa thoải mái và thời gian phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầuhọc tập của sinh viên.

Theo nghiên cứu của Lý Văn Xuân, Nguyễn Ngọc Lân, Trần ĐứcNhật về hoạt động tự học ở bậc Trung học phổ thông của 339 sinh viênđăng ký nhập học năm thứ nhất y đa khoa tại Đại học Y Dược Thành phố

Hồ Chí Minh năm 2015[6] đã ghi nhận:

- Về học lực, sinh viên loại giỏi chiếm tỷ lệ 82,01%, sinh viên khá

và trung bình có tỷ lệ 17,99%

- Về phương pháp tự học được sinh viên áp dụng thường xuyên là

“học theo trọng tâm bài giảng được thầy cô nhấn mạnh” với tỷ lệ83,78% Dưới 50% sinh viên “xem qua bài học trong sách giáokhoa trước khi đến lớp” hoặc “soạn lại hoặc hệ thống lại bài học

đã được giảng dạy trong lớp”

- Về hình thức tự học, có đến 84,96% sinh viên thường xuyên tựmột mình Tỷ lệ sinh viên thường xuyên học tổ nhóm chỉchiếm 22,42%

- Về địa điểm tự học, hầu hết sinh viên thường xuyên tự học tại nhàvới tỷ lệ 92,92% Chỉ có 22,12% sinh viên thường xuyên đến thưviện tự học để soạn lại bài học hoặc tham khảo tài liệu có liên quanđến bài học

Cũng theo nghiên cứu của Lý Văn Xuân, Lê Trường Vĩnh Phúc, LýKhánh Vân về hoạt động tự học ở bậc trung học phổ thông của 364 sinhviên đăng ký nhập học năm thứ nhất y khoa tại Đại học Y Dược TP Hồ ChíMinh năm 2016[7] đã ghi nhận:

Trang 13

- Về học lực, sinh viên xếp loại giỏi chiếm tỷ lệ 81,3%, sinh viênkhá và trung bình có tỷ lệ 18,3% Tỷ lệ về học lực này tươngđương với học lực của sinh viên nhập học năm 2015.

- Về phương pháp tự học được sinh viên thường xuyên áp dụng là

“học theo trọng tậm bài giảng được thầy cô nhấn mạnh” với tỷ lệ77,2% Có dưới 50% sinh viên “xem qua bài học trong sách giáokhoa trước khi đến lớp” hoặc “soạn lại hoặc hệ thống lại bài học

đã được dạy” Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ về phương pháp tựhọc của sinh viên nhập học năm 2015

- Về hình thức tự học, có đến 80,2% sinh viên thường xuyên tự họcmột mình Tỷ lệ sinh viên học theo tổ nhóm chỉ chiếm 21,7%.Như vậy về hình thức tự học của sinh viên nhập học năm 2016cũng giống như sinh viên nhập học năm 2015

- Về địa điểm tự học, đa số sinh viên thường xuyên tự học tại nhàvới tỷ lệ 88,5% Chỉ có 21,4% sinh viên thường xuyên đến thưviện tự học Như vậy về địa điểm tự học, sinh viên nhập học năm

2016 cũng giống như sinh viên nhập học năm 2015

Tóm lại, qua khảo sát của Lý Văn Xuân và cộng sự về hoạt động

tự học ở bậc trung học phổ thông của sinh viên lúc mới đăng kýnhập học năm thứ nhất y đa khoa năm 2015 và 2016 cho thấy việchọc còn thụ động, hầu như chỉ dựa vào sự giảng dạy và hướng dẫncủa thầy cô Đây là một trở ngại mà sinh viên cần phải khắc phục

để có thể học tập tốt chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa theo hìnhthức module, đặc biệt là phương pháp giảng dạy TBL (team baselearning), một phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự học tập tích cực,chủ động của sinh viên trong đó việc chuẩn bị kiến thức trước khiđến lớp là một việc hết sức quan trọng và cần thiết

Trang 14

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu:

- Đây là nghiên cứu định lượng với thiết kế nghiên cứu mô tả cắtngang có phân tích

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

2.2.1 Dân số nghiên cứu:

- Là sinh viên y đa khoa năm thứ hai tại Khoa Y Đại học y dượcThành phố Hồ Chí Minh sau khi hoàn tất chương trình đào tạo Bác sĩ đakhoa năm thứ nhất theo hình thức module

2.2.2 Cỡ mẫu

- Số sinh viên theo danh sách cung cấp bởi Ban đào tạo Khoa ykhoảng 360 sinh viên Với điều kiện và khả năng có được, chúng tôi tiếnhành lấy mẫu toàn bộ

2.2.3 Tiêu chuẩn chọn vào

- Tất cả sinh viên đang học năm thứ hai ngành Bác sĩ đa khoa sau khihoàn tất chương trình đào tạo năm thứ nhất theo hình thức module

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ.

- Sinh viên tạm ngừng học (lưu ban) và sinh viên các khóa trướcđược nhà trường quyết định cho học lại

Trang 15

- Sinh viên không trả lời đầy đủ bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền(phiếu khảo sát).

2.3 Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu là phiếu khảo sát gồm bộ câu hỏi tự điền vớicác nội dung

- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: giới tính, tuổi khu vực tuyển sinh,điểm trúng tuyển đại học, học lực ở bậc Trung học phổ thông, trình độngoại ngữ

- Kỹ năng tự học:

+ Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết

+ Tham khảo và nghiên cứu tài liệu có liên quan bài giảng+ Đọc, hiểu tài liệu tiếng nước ngoài

+ Hệ thống, tóm tắt và soạn lại bài học đã nghe giảng trong lớp+ Hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà (homework) theo yêu cầu củagiảng viên

Trang 16

+ Học qua băng ghi âm, ghi hình trong lớp

- Thời gian tự học mỗi ngày

+ Dưới 2 giờ+ Từ 2 giờ đến dưới 4 giờ+ Từ 4 giờ đến dưới 6 giờ+ Từ 6 giờ trở lên

- Địa điểm tự học

+ Ở nhà+ Ở ký túc xá+ Ở thư viện+ Ở khuôn viên trường+ Ở nơi khác

2.4 Phương pháp thu nhập số liệu

Mỗi sinh viên tham gia nghiên cứu được phát 01 phiếu khảo sát gồmcác câu hỏi soạn sẵn, tự điền

- Đối với nội dung đặc điểm đối tượng nghiên cứu: sinh viên tự điềnhoặc đánh chéo vào ô tương ứng

- Đối với nội dung kỹ năng tự học, phương pháp tự học, hình thức tựhọc, sinh viên tự đánh giá theo 3 mức độ dưới đây và đánh chéo vào ôtương ứng

+ Rất tốt+ Tốt+ Chưa tốt

- Đối với nội dung thời gian và địa điểm tự học : sinh viên đánh chéovào ô tương ứng

Trang 17

2.5 Kiểm soát sai lệch

2.5.2 Sai lệch thông tin

- Sai lệch thông tin có thể xảy ra khi câu hỏi soạn sẵn tự điền chưa rõhoặc có thể hiểu lầm

- Biện pháp khắc phục: Khảo sát thử khoảng 30 sinh viên để sửachữa, bổ sung, hoàn chỉnh câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát Khi tiếnhành khảo sát, đối tượng nghiên cứu (sinh viên) được giải thích rõ các nộidung trong phiếu khảo sát

2.6 Xử lý, thống kê và phân tích số liệu

- Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu

- Số liệu được nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data 3.1

- Phân tích số liệu dựa trên phần mềm Stada 13.0

- Thống kê số liệu được trình bày dạng mô tả với tần suất và tỷ lệphần trăm

- Dùng kiểm định chỉ bình phương và kiểm định chính xác Fisher để

so sánh các tỷ lệ và phân tích mối liên quan giữa các biến số

Trang 18

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

Qua khảo sát 294 sinh viên y đa khoa năm thứ hai Đại học y dược TP

Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 ngay sau khi học xong năm thứ nhấtcho kết quả như sau:

3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1 : Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Nhận xét :

Sinh viên nam chiếm đa số với tỷ lệ 58,5%, gấp 1,5 lần sinh viên nữ.Sinh viên nhóm tuổi ≤ 19 tuổi chiếm tỷ lệ 83,7% là sinh viên lần đầu thiđại học và trúng tuyển vào học Đại học y dược TP Hồ Chí Minh ngành

Trang 19

Y đa khoa Phần lớn sinh viên đạt kết quả học tập Khá-Giỏi ở năm thứnhất theo chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa hình thức module với tỷ lệ65,6%, gần gấp 2 lần số sinh viên còn lại.

10159125

3,454,142,5

Ngày đăng: 05/05/2021, 18:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w