1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề thi thử kì thi Olympic môn GDCD lớp 10 năm 2018 THPT Lê Quý Đôn - Lần 3 có đáp án | Lớp 10, Giáo dục công dân - Ôn Luyện

5 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề thi thử kì thi Olympic môn GDCD lớp 10 năm 2018
Trường học Trường THPT Lê Quý Đôn
Chuyên ngành Giáo dục công dân
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2018
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72 KB

Nội dung

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.( 1,0 đ). - Cùng với sự vận độn[r]

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Trang 2

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: ( 4 điểm)

Phân tích mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất Cho ví dụ minh họa Qua đó, em rút ra bài học thực tiễn gì cho bản thân?

Đáp án câu 1:

- Cách thức vận động phát triển phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất ( 0,25 đ)

- Mọi sự vật trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau ( 0,75 đ)

+ Khái niệm chất: Là những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác

+ Khái niệm lượng: dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình

độ phát triển (cao, thấp), quy mô(lớn, nhỏ), tốc độ vận động(nhanh, chậm), số lượng(ít, nhiều) của sự vật và hiện tượng

- Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất (1,5 đ)

+ Sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng ( 0,25đ)

+ Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần.(0,25 đ)

+ Qúa trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay.(0,25đ)

+ Giới hạn độ là khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng.(0,25đ)

+ Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.( 0,25đ)

+ Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng.(0,25đ)

Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ( Cu) ở trạng thái rắn Nếu ta tăng nhiệt độ lên đến

1083 độ C, đồng sẽ nóng chảy

ở ví dụ này, độ là khoảng giới hạn trong đó nhiệt độ của đồng chưa đạt tới 1083 độ C, điểm nút

là nhiệt độ 1083 độ C

- Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng ( 0,5 đ)

Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất giữa chất

và lượng

Ví dụ: Khi nước ở trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi thì thể tích của nó đã khác trước, vận tốc của các phân tử nước và độ hòa tan của nó cũng khác trước

- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất có ý nghĩa đối với chúng ta trong cuộc sống ( 1,0 đ)

+ Tích cực học tập để tích lũy tri thức, nhằm tạo nên sự thay đổi về chất

+ Để tạo ra sự biến đổi về chất thì nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định

Vì vậy, trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ Tích cực học tập để tích lũy tri thức nhằm tạo nên sự thay đổi về chất Tránh mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn

Câu 2: ( 4 điểm)

Trang 3

Bằng những kiến thức đã học em hãy làm rõ quan điểm: “ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức”

Đáp án câu 2:

Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử

-xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và -xã hội.( 0,5đ)

a Thực tiễn là cơ sở của nhận thức ( 1,0 đ)

- Mỗi người, mỗi thế hệ không chỉ có nhận thức do thực tiễn và kinh nghiệm trực tiếp đem lại

mà còn kế thừa, tiếp thu những tri thức của thế hệ đi trước, của người khác đem lại Song, suy cho cùng, mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính , hiểu được bản chất, quy luật của chúng ( 0,5đ)

- Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn

về sự vật, hiện tượng ( 0,5đ)

b Thực tiễn là động lực của nhận thức ( 0,5đ)

- Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển

c Thực tiễn là mục đích của nhận thức ( 1,0 đ)

Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

d Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.( 1,0 đ)

Nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận thức lại diễn ra ở từng người, từng thế

hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau Vì vậy, tri thức của con người về

sự vật và hiện tượng có thể đúng đắn hoặc sai lầm Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ

Câu 3: ( 4 điểm)

Đạo đức là gì? Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người Kể tên một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Đáp án câu 3:

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.( 0,5đ)

- Sự giống nhau ( 0,25đ)

Đạo đức và pháp luật đều là những phương thức có khả năng điều chỉnh hành vi của con người

- Sự khác nhau ( 3,0 đ)

+ Pháp luật ( 1,5đ)

Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế (0,5đ)

Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu được quy định bằng văn bản của nhà nước bắt buộc cá nhân và tổ chức phải tuân theo.( 0,5đ)

Trang 4

Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của nhà nước.( 0,5đ)

+ Đạo đức ( 1,5đ)

Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện.( 0,5đ)

Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu cao của xã hội đối với con người ( 0,5đ) Nếu con người không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.( 0,5đ)

- Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc ( 0,25đ)

Câu 4: ( 4 điểm)

Thế nào là một tình yêu chân chính? Hãy nêu các biểu hiện cơ bản của tình yêu chân chính Theo

em, trong tình yêu của nam nữ cần tránh những điều gì và giải thích tại sao phải tránh những điều đó

Đáp án câu 4:

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với những quan niệm đạo đức và tiến bộ xã hội.( 0,5đ)

- Biểu hiện cơ bản của tình yêu chân chính ( 2,0 đ)

+ Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến gắn bó giữa một nam và một nữ, biểu hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư và nguyện vọng, mơ ước, hoài bão , sự hòa hợp về tính cách giữa hai người.( 0,5đ)

+ Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình nghĩa vụ đối với người mình yêu Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn phải biết hi sinh cho nhau ( 0,5đ)

+ Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình nghĩa vụ đối với người mình yêu Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn phải biết hi sinh cho nhau ( 0,5đ)

+ Có sự chân thành, tin cậy và sự tôn trọng từ hai phía Thiếu đi sự chân thành, tin cậy thì tình yêu sẽ không có cơ sở để tồn tại.( 0,5đ)

- Trong tình yêu nam nữ cần tránh một số điều sau ( 1,5đ)

+ Yêu đương quá sớm (0,25đ)

Tuổi 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện bản thân, chưa thật sự trưởng thành Yêu quá sớm thường sao nhãng việc học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết vì còn đang phụ thuộc vào cha mẹ

+ Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu vì mục đích vụ lợi.( 0,25đ)

Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu

+ Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.( 1,0 đ)

Ở Việt Nam quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình Hơn nữa, quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại.( 0,25đ)

Có thai ngoài ý muốn gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình.( 0,25đ) Nạo, phá thai sẽ dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau.( 0,25đ)

Trang 5

Khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như AIDS, bệnh lậu, bệnh giang mai….( 0,25đ)

Câu 5: ( 4 điểm)

Nhà sử học, triết học người Mỹ Will Durant đã từng nói: “ Chuẩn mực đạo đức tự biến đổi phù hợp với điều kiện môi trường” Bằng kiến thức đã học, em hiểu như thế nào về câu nói trên? Hãy liên hệ thực tế để chứng minh câu nói của Will Durant là đúng

Đáp án câu 5:

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh

hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.( 1,0 đ)

- Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến

đổi cho phù hợp, nghĩa là không thể có một nền đạo đức vĩnh viễn và bất biến.( 0,5đ)

- Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hoa văn hóa của nhân loại.( 0,5đ)

- Học sinh liên hệ thực tế để chứng minh câu nói của Will Durant đúng ( 2,0 đ)

Chúng ta biết rằng nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau và các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị

Chẳng hạn,

+ Trong chế độ phong kiến “ trung” có nghĩa là trung thành vô điều kiện với vua, vua bảo chết thì phải chết Ngày nay, “ trung” có nghĩa là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân + Chế độ hôn nhân cũng vậy Trong xã hội phong kiến, hôn nhân dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp, “ môn đăng hộ đối”, “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, bất bình đẳng đối với người phụ nữ

Ngày nay, thì nam nữ có quyền tự do yêu đương và kết hôn Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…

Ngày đăng: 05/05/2021, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w