1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN (KINH tế THƯƠNG mại) tiểu luận kinh tế quốc tế AFTA

22 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảmthuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 - 5%, đồng thời loại bỏ tất cảcác hạn chế về định lượng và các hàng rào phi

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: AFTA

Môn: KINH TẾ QUỐC TẾ

Lớp 04 - Nhóm 09

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

1 NGUYỄN ĐỖ QUYÊN (thuyết trình)

2 NINH MAI THẢO

3 LÂM THU HUYỀN

4 BÀN THỊ THỦY

5 LÊ THỊ LÂN

6 VŨ TIẾN NAM

Trang 3

tế như:

- Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA)

- Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP)

- Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuấtcông nghiệp cùng nhãn mác (BBC)

- Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)

Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trongnội bộ thương mại ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu tư trongkhối Do đó, AFTA được ra đời

Trang 4

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AFTA

I Quá trình hình thành và phát triển AFTA

AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(ASEAN Free Trade Area), là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữacác quốc gia trong khối ASEAN Theo đó sẽ giảm dần thu thuế quan xuống còn

0 - 5% Loại bỏ hàng rào thuế quan đa phần với các nhóm hàng và thủ tục hảiquan giữa các quốc gia

Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trongmôi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEANtrước nhứng thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kếtchặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là:

- Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ,đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trongASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trongnước cũng như quốc tế

- Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt nhưkhu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA và khu vực mậu dịch tự do Châu

Âu EU sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoáASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này

- Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãirộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tàinguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Nga và cácnước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòihỏi ASEAN phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực

Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của TháiLan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lậpKhu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA)

Sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) do thủ tướngThái Lan đưa ra vào năm 1991, sau đó được thủ tướng Singapore ủng hộ Tháng

Trang 5

7/1991, Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN tại Kualalumpur (Malaysia) đã hoannghênh sáng kiến này mặc dù có nhiều nước còn tỏ ra dè dặt Hội nghị Bộtrưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 23 tháng 10/1991 đã nhất trí thành lập Khu vựcmậu dịch tự do ASEAN và Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tháng 1/1992họp tại Singapore quyết định thành lập AFTA.

Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines,Singapore và Thái Lan Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm 4nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar

II Mục tiêu chính của AFTA

Việc thành lập AFTA năm 1992 là một mốc quan trọng trong lịch sử tự dohóa thương mại nội bộ ASEAN, đánh dấu sự phát triển về chất trong hợp tác

thương mại khu vực Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tháng 1/1992 họp tại

Singapore quyết định thành lập AFTA với 3 mục tiêu cơ bản sau:

- Tự do hóa thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quantrong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan

- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khốithị trường thống nhất Đây là mục tiêu trung tâm của việc thành lập AFTA,AFTA tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhất trong ASEAN, điều đó cho phéphợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội bộ khu vực và khai thác các thếmạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau

- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đangthay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại

Với AFTA, các nước ASEAN hy vọng rằng sẽ nâng cao hơn nữa khả năngcạnh tranh của các doanh nghiệp, mở rộng thị trường ngay trong nội bộ tổ chứcASEAN bằng cách giảm thiểu hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan

hệ mậu dịch giữa các nước thành viên với nhau Nhưng quan trọng hơn hết làtạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút được nhiều vốn đầu tưnước ngoài và làm cho kinh tế ASEAN có thể thích nghi được với điều kiện

Trang 6

kinh tế quốc tế đang thay đổi theo hướng gia tăng quá trình tự do hóa Tuynhiên, AFTA mới chỉ là nấc thang đầu tiên trong tiến trình khu vực hóa Với sức

ép của các hợp tác kinh tế khu vực và các tổ chức thương mại quốc tế khác,AFTA buộc phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện và không chỉ dừng lại ở một liênminh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do mà trong tương lai sẽ tiếp tụctiến tới những tầm cao mới như thị trường chung, liên minh kinh tế

III Nội dung cơ bản của AFTA

1 Hiệp định CEPT và các quy định chung của CEPT

Để thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, các nướcASEAN - cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệulực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT

CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảmthuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 - 5%, đồng thời loại bỏ tất cảcác hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm, bắtđầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003 (đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh

so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu: từ 15 năm xuống còn 10 năm)

Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việcthực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu,không tách rời dưới đây :

- Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan: Mục tiêu cuối cùng của AFTA làgiảm thuế quan xuống 0 - 5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và cácnước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm

- Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): hạn ngạch, cấpgiấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật (kiểm dịch, vệ sinh dịchtễ)

- Thứ ba là hài hoà các thủ tục hải quan

2 Các Nội dung và Quy định cụ thể

a Vấn đề về thuế quan

Trang 7

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Các nước lập 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hoá trong biểu thuếquan của mình để xác định các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng thực hiệnCEPT:

- Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (IL)

- Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL)

- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL)

- Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL)

Trong 4 loại Danh mục nói trên thì :

- Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): Là những sản phẩmkhông phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không phải cắtgiảm thuế, loại bỏ hàng rào phi thuế quan Các sản phẩm trong danh mục nàyphải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộcsống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoánghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ ( theo điều 9B Hiệp định CEPT)

- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảmcao (SEL): Là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế vàthời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thức hiện cắt giảmthuế cho các sản phẩm này, cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm là từ 1/1/2001 kếtthúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0 - 5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn cácsản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT

- Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay ( IL) và Danh mục sản phẩm tạmthời chưa giảm thuế (TEL): Là 2 Danh mục mà sản phẩm trong những Danhmục này phải thực hiện các nghĩa vụ CEPT, tức là phải cắt giảm thuế và loại bỏhàng rào phi thuế quan Tuy nhiên tiến độ có khác nhau Sản phẩm hàng hoátrong 2 Danh mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo, nguyên nhiênvật liệu, sản phẩm nông nghiệp nghĩa là tất cả những sản phẩm hàng hoá được

Trang 8

giao dịch thương mại bình thường trừ những sản phẩm hàng hoá được xác địnhtrong 2 Danh mục (SEL) và (GEL) nêu trên.

Bước 2: Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm (toàn bộ thời gianthực hiện Hiệp định):

Việc thực hiện Hiệp định chính là các nước thành viên phải xây dựng lộtrình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 Danh mục sản phẩm cắt giảmthuế ngay (IL) và Danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL) Các nguyên tắcxây dựng lộ trình giảm thuế tổng thể như sau:

- Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List - IL): Các sảnphẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời điểm bắtđầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm như sau :

+ Các sản phẩm có thuế suất trên 20% (> 20%) sẽ được giảm xuống 20%trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục giảm xuống còn 0 - 5% trong 5 năm còn lại

Cụ thể: Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào1/1/1998, và tiếp tục giảm xuống còn 0 - 5% vào 1/1/2003

+ Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuốngcòn 0 - 5% trong vòng 7 năm đầu Cụ thể: Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặcthấp hơn 20% được giảm xuống còn 0 - 5% vào 1/1/2000

Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi năm

5 %, không được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường hợp thuếMFN thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT tại thờiđiểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó; trường hợpthuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo thuế suấtMFN đó và phải điều chỉnh lịch trình Không được nâng mức thuế CEPT củanăm sau lên cao hơn năm trước

- Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Để tạo thuận lợicho các nước thành viên có một thời gian chuẩn bị và chuyển hướng đối với một

số sản phẩm tương đối trọng yếu, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành

Trang 9

viên ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình cắtgiảm thuế quan ngay theo CEPT.

Tuy nhiên, Danh mục (TEL) này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản phẩmtrong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh mục cắtgiảm thuế (IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện Hiệp định tức

là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong Danh mục(TEL) vào Danh mục (IL)

Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục (TEL) sangDanh mục (IL) này như sau:

+ Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế suấtxuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm đượcchuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức phải bằnghoặc thấp hơn 20%, và tiếp tục giảm xuống còn 0 - 5% vào 1/1/2003 như lịchtrình đối với sản phẩm trong Danh mục (IL)

+ Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ đượcgiảm xuống còn 0 - 5% vào 1/1/2003

Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục (IL) nói trên

Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng và thực hiện,không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng như không được phép chuyển các mặthàng từ Danh mục cắt giảm (IL) sang bất kỳ Danh mục nào, không được chuyểncác mặt hàng từ Danh mục (TEL) sang Danh mục nhạy cảm (SEL) hay Danhmục loại trừ hoàn toàn (GEL) mà chỉ có sự chuyển từ Danh mục (TEL) sangDanh mục (IL) nói trên, hoặc chuyển từ Danh mục (SEL), (GEL) sang Danhmục (TEL) hoặc (IL) Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm phán lại vớicác nước khác và phải có nhân nhượng bồi thường

Bước 3: Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực hiện việc cắt giảmthuế hàng năm:

Trên cơ sở lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm các nướcthành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế suất

Trang 10

CEPT của năm đó Văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN đểthông báo cho các nước thành viên.

Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT: Muốn được hưởng nhượng bộ vềthuế quan khi xuất khẩu hàng hoá trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiệnsau:

(1) Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) của cả nướcxuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặcthấp hơn 20%

(2) Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTAthông qua

(3) Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoảmãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nộiđịa) ít nhất là 40%

b.Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế quankhác (NTBs)

Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan cần phảiđược tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan Các hàngrào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch, giấyphép, ) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các quyđịnh về tiêu chuẩn chất lượng, ) Các hạn chế về số lượng có thể được xác địnhmột cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàngtrong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên khác.Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và loại bỏphức tạp hơn rất nhiều Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau:

- Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với cácsản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó; cụ thể:những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ phải bỏ cáchạn chế về số lượng

Trang 11

- Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi.

- Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệtđối với các sản phẩm thuộc CEPT

- Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách vàthừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau

- Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngộtgây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), cácnước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhậpkhẩu

c Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan

Thống nhất biểu thuế quan: Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất

và xuất nhập khẩu ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ khu vực được

dễ dàng và thuận lợi, cũng như các cơ quan hải quan ASEAN dễ dàng trong việcxác định mức thuế cho các mặt hàng một cách thống nhất, ngoài ra phục vụ chocác mục đích thống kê, phân tích, đánh giá việc thực hiện CEPT - AFTA, cũngnhư tình hình xuất nhập khẩu nội khối, các nước đã quyết định sẽ thống nhấtmột biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số theo Hệ thống điều hoàcủa Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS) Biểu thuế quan chung của ASEANhoàn thành trong năm 2000 và được áp dụng từ năm 2000, những nước nàochậm nhất cũng áp dụng từ năm 2002

Thống nhất hệ thống tính giá hải quan: Vào năm 2000, các nước thành viênASEAN thực hiện phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT - GTV(GATT Transactions Value), thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung vềthương mại và thuế quan 1994 ( Hiện nay là Tổ chức thương mại thế giới WTO)

để tính giá hải quan Một cách tóm tắt là giá trị hàng hoá để tính thuế xuất nhậpkhẩu là giá trị giao dịch thực tế giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu,không phải là do nhà nước áp đặt

Ngày đăng: 04/05/2021, 19:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w