1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn LUẬN VĂN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

149 557 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói, thế kỉ XX đã đi vào lịch sử nhân loại với những dấu ấn sâu sắc, một trong những dấu ấn cho đến ngày nay khi nhân loại bước sang thế kỉ XXI vẫn còn để lại những đánh giá nhìn nhận, đó là sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Thực tế sau hơn 70 năm tồn tại với nhiều thành tựu vĩ đại, CNXH ở Đông Âu và Liên Xô bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở khu vực này.Liên bang Xô Viết tan rã ngày 26.12.1991, 15 nước công hòa Liên bang trước đây đã thành lập những nước độc lập, có chủ quyền, 11 nước đã liên kết với nhau trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Đây là hậu quả của khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội đã kéo dài từ nhiều thập kỉ nay. Một khúc quanh kịch tính nhất, đau đớn nhất từ sau Cách mạng Tháng Mười đến nay. Tại sao? Có thể nói, người ta sẽ còn bàn luận nhiều về sự sụp đổ của Liên xô như một bài học đắc giá không quên. Nhiều nhà khoa học, chính trị Châu Âu đã cho rằng sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới là không thể tránh khỏi, vì nguyên nhân của sự sụp đổ này nằm trong bản chất của chủ nghĩa xã hội. Mà về bản chất, chủ nghĩa xã hội không thể đổi mới được. Nhưng thực tế cho thấy, nhìn phạm vi toàn thế giới, nhận xét trên không có căn cứ xác đáng bởi ở những nước lựa chọn con đường XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, sau quá trình đổi mới các nước này không những đã thoát khỏi khủng hoảng mà chế độ XHCN còn được củng cố. Kinh tế - chính trị ổn định, có bước tiến rõ rệt. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Rõ ràng, không thể nhận định rằng chủ nghĩa xã hội là vô vọng, không thể đổi mới được như nhiều nhà nghiên cứu Phương Tây khẳng định. Vậy ở đây có vấn đề: Cái gì chi phối thành công hay thất bại của chế độ chủ nghĩa trong điều kiện của cuộc khủng hoảng chung của chủ nghĩa xã hội 1 vào những năm 80 ? Theo dõi diễn biến các sự kiện xảy ra tại các nước XHCN ở Châu Á lẫn châu Âu trong những năm 80 cho thấy, để thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ, hội nhập với thế giới, hầu hết tất cả các nước này đều bắt tay vào công cuộc cải cách mở cửa, đổi mới, cải tổ đất nước. Song đường lối cải cách, đổi mới, cải tổ ở các nước này cũng có sự khác biệt. Trung Quốc, Việt Nam ưu tiên hàng đầu cải cách kinh tế, coi đó là trọng tâm của cải cách. Đổi mới, cải cách chính trị về thực chất chỉ là tạo điều kiện, thúc đẩy cải cách kinh tế mà thôi. Ở Liên Xô và Đông Âu tình hình lại khác hẳn. Sau một vài năm tiến hành cải cách kinh tế không mấy thắng lợi, các nước này đã quay sang cải cách chính trị, coi đó là khâu then chốt, quyết định cho cải cách ở lĩnh vực khác. Kết quả là Trung Quốc, Việt Nam đã thoát khỏi trì trệ khủng hoảng đi lên còn Đông Âu và Liên Xô thì rơi vào sụp đổ. Từ luận điểm này chúng ta thấy rằng nguyên nhân thất bại của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu nằm chính trong đường lối, bước đi của cải tổ. Vì vậy, nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô để có những nhìn nhận khách quan về sự thực lịch sử từ đó thấy những sai lầm và có thể rút ra những kinh nghiệm cho các nước vẫn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, Liên Xô và Việt Nam đều lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở Liên Xô, chủ nghĩa xã hội đã từng đạt những thành tựu to lớn, điển hình nhưng cuối cùng đi đến sụp đổ, còn ở Việt Nam, chúng ta đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhân dân học tập, rút kinh nghiệm được gì từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô? Nghiên cứu, tìm hiểu cải tổ ở Liên Xô, có thể phần nào giúp chúng ta tránh khỏi những bước đi sai lầm và vững tin hơn trên con đường đổi mới. Với tôi, vừa là một học viên, vừa là giáo viên giảng dạy môn lịch sử, những hiểu biết khi làm đề tài này giúp tôi tự tin hơn trong giảng dạy, trong việc đánh giá, nhận xét một cách khách quan về sự tan vỡ của Liên Xô cũng như một vấn đề lịch sử, tránh hiện tượng bóp méo, tô hồng lịch sử, từ đó 2 chúng ta có thể nhìn nhận một cách thấu đáo, toàn diện hơn tiến trình lịch sử đang tiếp diễn. Việc nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991) vừa mang tính lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Và đó chính là lý do khiến tôi chọn vấn đề “công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991)” làm đề tài luận văn. 2. Lịch sử vấn đề. Những biến động kinh tế, chính trị, xã hội của công cuộc cải tổ ở Liên Xô năm 80, 90 đã có trên 20 năm lắng đọng. Nhưng cho đến ngày nay, vẫn có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991). Đã có nhiều tác giả đề cập tới biến động ở Liên Xô trong thời gian chúng ta quan tâm, ở từng mặt, từng khía cạnh, từng giai đoạn riêng biệt trong đó tiêu biểu có một số công trình, bài viết của các học giả: *Các học giả Nga: Nhiều tác giả đã từng là nhân chứng sống của cuộc cải tổ. Họ hồi tưởng lại và viết thành sách. Những tác phẩm này là nguồn ta liệu chân thực về công cuộc cải tổ. 1. V. I Bôdin, Sự sụp đổ của thần tượng – những nét chấm phá chân dung M.X.Goocbachốp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2002. Tác giả là người thân cận của Goocbachốp nên ông được chứng kiến trực tiếp nhưng sự kiện diễn ra ở thời điểm đó. Cuốn sách là những suy nghĩ của ông về Goocbachốp. Lúc đầu ông có ấn tượng rất tốt về Goocbachốp nhưng dần dần “thần tượng” đó đã bị sụp đổ. 2. V.A Métvêđép - Ê kíp Goocbachốp nhìn từ bên trong. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Metvêđép là một nhân vật chủ chốt trong ê kíp Goocbachốp thời kỳ những năm cải tổ. Thông qua các cuộc tranh luận trong giới thân cận Goocbachốp qua các cuộc luận chiến với các lực lượng chính trị khác nhau, tác giả đánh giá, xem xét, lý giải những mốc chính trong thời kỳ cải tổ. 3 3. Vichto Aphanaxiep - Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng thống. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Trong cuốn sách tác giả dành một phần viết về “Goocbachốp và công cuộc cải tổ”. Tác giả trình bày quan điểm của mình về công cuộc cải tổ, về con người, phẩm chất của Goocbachốp. 4. Rưscốp Nhicôlai Ivanôvich, Cải tổ: Lịch sử của những sự phản bội. Tổng cục 2, Bộ quốc phòng, 1992.Là một người được cử làm chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô trong 6 năm “cải tổ chính thức”, ông có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những gì đang diễn ra trong trong thời điểm cải tổ. Chủ đề tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là: cải tổ, các sự kiện lớn diễn ra trong thời kỳ cải tổ, sự phản bội của Goocbachốp, qua đó tác giả đưa ra hệ thống quan điểm của mình. 5. Cuốn “sự phản bội của Goocbachốp “,NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1998. do tập thể tác giả biên soạn trong đó có phần “sự phản bội của Goocbachốp” của Etduard Iacovlep ở đây tác giả dường như lần theo các sự kiện từ tháng 3/1985 khi Goocbachốp thành Tổng bí thư đến tháng 8/1991 thì cải tổ sụp đổ, rồi cuối cùng đi đến kết luận về sự phản bội của Goocbachốp. 6. V.Paplốp, A.lakianốp, V.criuscốp : Goocbachốp - Bạo loạn sự kiện tháng tám nhìn từ bên trong. NXB Chính trị Quốc gia, 1994.Ba tác giả là những thành viên của Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, trực tiếp tham gia công cuộc cải tổ, cuốn sách cung cấp cho chúng ta những tư liệu về nguyên nhân đưa công cuộc cải tổ đi chệch quỹ đạo XHCN, các tư liệu văn bản, chứng cớ, lập luận có tính phản biện xung quanh sự kiện 19 - 8 - 1991. 7. A.Đôbrunhin - Đặc biệt tin cậy, Vị đại sứ ở Oasingtơn qua 6 đời Tổng thống Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, 2001. Tác giả của cuốn sách nguyên là Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhà ngoại giao chuyên nghiệp kỳ cựu, cựu Đại sứ Liên Xô tại Mỹ qua 6 đời Tổng thống Mỹ. Cuốn sách chứa đựng những thông tin tư liệu chưa hề công bố, trình bày lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Mỹ trong năm 1960 - 1990, qua đó phác hoạ đầy 4 đủ về mối quan hệ Xô - Mỹ đầy phức tạp. 8. Osepov.G.V - Những huyền thoại của cuộc cải tổ và hiện thực sau cải tổ đăng trên Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số TN 93 - 13, Hà Nội, 1993. Tác giả là Viện sĩ, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính trị xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga. Bài viết là sự mổ xẻ thực tiễn. Đó là những suy nghẫm về những sự kiện có tầm quan trọng trong xã hội về công cuộc cải tổ và hậu cải tổ… *Các học giả phương Tây: 1. Suman Son có "Những ông chủ Kremlin, quyền lực và số phận" Hà Nội, 2003.trong đó có giành một phần viết về Goocbachốp với cái nhìn mới mẻ về con người này. 2. Các nhà khoa học Phương Tây với công cuộc cải tổ ở các nước XHCN và Đảng cộng sản Pháp với công cuộc cải tổ ở các nước XHCN là hai bài tổng thuật được đăng trên tạp chí "Thông tin khoa học xã hội", số 1, số 2 - 1991. Bài thứ nhất chủ yếu phản ánh ý kiến của các nhà khoa học phương Tây thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau về công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước XHCN. Bài thứ hai phản ánh thái độ của Đảng cộng sản Pháp với công cuộc cải tổ, có thể cho những người quan tâm đến công cuộc cải tổ này tìm hiểu, suy nghĩ, rút ra kinh nghiệm. 3. Geard Duchêne - Một số ý kiến đánh giá đường lối cải tổ ở Liên Xô - Bản tin tham khảo nội bộ số 20,1990. Tác giả là nhà kinh tế học người Pháp đã điểm lại trên nhiều khía cạnh tình hình phát triển kinh tế của Liên Xô từ khi phát động cải tổ, từ đó đưa ra ý kiến đánh giá về nó. 4. A.I. I - dum - mob - Nền kinh tế Liên Xô dưới con mắt phương Tây đăng trong Bản tin chọn lọc, số 6, 1989. Bài này trình bày tổng quát cách nhìn nhận về cải tổ kinh tế ở Liên Xô của các nhà Xô Viết Phương Tây. Trong bàisử dụng tư liệu được nghe ở Quốc hội Mỹ, các thông tin đánh giá của các chuyên gia chính phủ, các sách chuyên đề và các bài viết của các nhà nghiên 5 cứu nổi tiếng ở Phương Tây, thông tin của các báo, tạp chí, các tư liệu qua các cuộc thảo luận của tác giả với các chuyên gia Phương Tây. *Các học giả Trung Quốc: 1. Đào Lộc Bình - Nói chuyện về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, NXB Sự thật, 1998. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến các vấn đề về cải tổ như vấn đề khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, cải tổ nông nghiệp, dân chủ hoá xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Vì đây là tác phẩm viết vào thời điểm công cuộc cải tổ đang diễn ra, được dịch năm 1987 nên chỉ dừng lại nghiên cứu ở giai đoạn một của cải tổ. 2. Du Thuý - Mùa đông và mùa Xuân Matxcơva, chấm dứt một thời đại. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.Đây là công trình chuyên khảo đi sâu vào những chủ trương biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội . gây nên tình trạng rối loạn trong xã hội, kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân thấp kém… Là người ngoài viết về một sự kiện đang diễn ra ở nước khác, nên trong cách nhìn nhận đánh giá của tác giả không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy nhiên cuốn sách cung cấp cho chúng ta những tài liệu quý báu để tìm hiểu đề tài này. 3. Tiêu Phong - Hai chủ nghĩa một trăm năm, NXB chính trị Quốc gia, 2004, được dịch nguyên bản từ tiếng Trung Quốc. Cuốn sách này được nhận giải thưởng sách hay toàn Trung Quốc năm 2002. Tác giả là một nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc, là cố vấn uỷ ban chuyên ngành chủ nghĩa xã hội thế giới thuộc Học hội chủ nghĩa xã hội khoa học Trung Quốc. Trong cuốn sách tác giả dành một phần đề cập đến sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa tư bản (CNTB), nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu… Trong sách tác giả đã dẫn một số tư liệu và sự kiện khác với tư liệu và sự kiện chúng ta hiện đó. Song đó là nguồn tài liệu tham khảo quý báu. 4. Lương Văn Đồng – Chiến lược diễn biến hoà bình của Mỹ. Tổng cục 6 II - Bộ quốc phòng, 5/1993.Tác giả thông qua cuốn sách trình bày cô đọng về ý đồ bá quyền thế giới của Mỹ qua chiến lược ngăn chặn, chiến lược diễn biến hoà bình. Cuốn sách này giúp ta tìm hiểu về sự chống phá của chủ nghĩa Đế quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô. *Các học giả Việt Nam: 1. Nguyễn Khắc Viện - Liên xô 70 năm trên con đường khai phá, 1987 và “Liên Xô mô hình mới của chủ nghĩa xã hội” - 1988. NXB Tổng hợp Phú Khánh, Hà Nội. Hai cuốn sách này đề cập đến tính tất yếu của cải tổ. Cải tổ là cách mạng, không có con đường nào khác ngoài cải tổ. 2. Năm 1988, Viện kinh tế thế giới có xuất bản thông tin chuyên đề “Cải tổ ở Liên Xô”. Cuốn sách giới thiệu một số bài viết và trả lời phỏng vấn của các viện sĩ, viện trưởng về công cuộc cải tổ đang diễn ra. 3. Sóng Tùng - Vì sao chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đăng trên tạp chí Cộng sản số 2, 1990. Bài viết có đề cập đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong đó nguyên nhân trực tiếp của nó là công cuộc cải tổ (1985 - 1991) gây ra. 4. Nguyễn Thị Hoa, Nhìn lại công cuộc cải tổ ở Liên Xô trước đây đăng trên Tạp chí cộng sản số 114, 2006. Bài viết tổng hợp nguyên nhân thất bại của cải tổ và rút ra bài học kinh nghiệm từ cải tổ. 5. Quang Lợi, tác giả của bài bút ký “Cải tổ - vùng mắt bão”. Bài viết được ghi lại từ những cảm nhận của tác giả khi ông trực tiếp sang thăm Liên Xô vào thời gian cuối của cuộc cải tổ, khi đất nước Liên Xô lâm vào khủng hoảng. Bài viết cung cấp cho ta số liệu về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô. Nhìn chung các tác giả nghiên cứu công cuộc cải tổ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các quan điểm trước đây đều nhằm vào chỉ trích Goocbachốp, đổ hết lỗi cho ông. Ngày nay, sau hơn hai mươi năm nhìn lại, có lẽ cần có một cái nhìn mới khách quan hơn về tổng thể cuộc cải tổ này. Mặt khác các công 7 trình nghiên cứu chỉ mới chỉ đề cập đến từng hiện tượng khía cạnh nhỏ, chưa có sự đánh giá tổng quát, do đó chúng tôi mong muốn được đi sâu nghiên cứu hơn nữa trong luận văn này. Những công trình tôi đề cập ở trên là nguồn tài liệu quý giá cho tôi tham khảo để hoàn thành luận văn của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô diễn ra từ năm 1985 đến 1991. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1985 (là mốc mở đầu của công cuộc cải tổ ở Liên Xô) đến năm 1991 (là mốc kết thúc cải tổ). - Về nội dung: Nghiên cứu quá trình cải tổ qua ba giai đoạn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội, ngoại giao và kết quả của nó từ đó rút ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Mục tiêu: Đề tài nhằm tìm hiểu công cuộc cải tổ từ 1985 đến 1991 vì vậy đề tài sẽ làm rõ sự cần thiết phải tiến hành cải tổ, quá trình cải tổ, hậu quả của nó đồng thời rút ra nhận xét, bài học kinh nghiệm. 4.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài là giải quyết các vấn đề để làm rõ: 1. Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cải tổ: - Bối cảnh trong nước và thế giới của công cuộc cải tô ở Liên Xô (1985- 1991). - Mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối cải tổ. 2. Quá trình cải tổ : - Quá trình cải tổ diễn ra trong 3 giai đoạn 8 - Kết quả của cải tổ. 3. Nhận xét công cuộc cải tổ và rút ra bài học kinh nghiệm. - Nhận xét về cải tổ. - Bài học kinh nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn được thực hiện trên quan điểm duy vật lịch sử, phản ánh trung thực quá trình cải tổ ở Liên Xô, nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đặt ra trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Là một đề tài liên quan đến lịch sử chính trị, luận văn được thể hiện theo trình tự thời gian, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic để trình bày và lý giải quá trình cải tổ. Đồng thời, đề tài được nghiên cứu dựa trên việc sử dụng những phương pháp sưu tầm, tra cứu,phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp… nhằm làm nổi bật những sự kiện quan trọng của quá trình cải tổ. 6. Đóng góp của Luận văn. Qua Luận văn này,tôi muôn góp phần dựng lại những nét chính trong quá trình hình thành đường lối, diễn biến, kết quả của cuộc cải tổ, giúp người đọc có cái nhìn tương đối về giai đoạn quan trọng trong lịch sử Liên Xô. Từ những so sánh, đối chiếu cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước XHCN khác, giúp chúng ta rút ra những bài học bổ ích, tránh được những sai lầm đáng tiếc xảy ra trên con đường đổi mới ở nước ta. Toàn bộ luận văn với những tài liệu thu thập được góp phần làm phong phú thêm kho tàng tư liệu, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử thế giới hiện đại. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cải tổ. 9 Chương II: Quá trình thực hiện và kết quảcông cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 - 1991) Chương III: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm. 10 [...]...B NỘI DUNG Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cải tổ 1.1 Hoàn cảnh lịch sử 1.1.1 Tình hình trong nước: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới Sự lớn mạnh đó là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy bản chất ưu việt của chế độ XHCN (XHCN) Tuy nhiên kể từ đầu... chủ nghĩa cộng sản Bản dự thảo cương lĩnh sửa đổi được công bố và thảo luận rộng rãi vào cuối năm 1985 đầu năm 1986 Sở dĩ có sự sửa đổi cương lĩnh này là do Đảng cộng sản Liên Xô nhận thức rằng: Tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi cần đòi hỏi chiến lược và sách lược phù hợp Đại hội khẳng định: "Cương lĩnh thứ ba của Đảng cộng sản Liên Xô được sửa đổi lần này là cương lĩnh hoàn thiện có... sản phẩm quốc nội tính theo đầu người chỉ bằng 37% của Mỹ Sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần, nông nghiệp giảm 3,5 lần Từ 1980 đến 1985 Liên Xô không đạt được vị trí số 1 trên thế giới về sản phẩm tính theo đầu người cao nhất thế giới như tuyên bố 1961 [70 ; 449] + Mức tăng năng suất giảm 2 lần và tiến dần đến số 0 Chi phí điện năng, nhiên liệu, kim loại cho một đơn vị thu nhập quốc dân cao hơn Mỹ 1,5... khủng hoảng nặng nề về mọi mặt 1.1.2 Tình hình thế giới Ở thời điểm trong nước Liên Xô có biểu hiện khủng hoảng thì trên thế giới cũng có nhiều biến đổi tác động đến Liên Xô 1.1.2.1 Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 Vào thập kỷ 70, tình trạng khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới có xu hướng gia tăng Cuộc khủng hoảng chính thức bùng nổ năm 1973 mang tính toàn cầu Dầu mỏ và khí đốt trở nên khan hiếm... pháp quản lý kinh tế hiệu quả, tập trung vào phát triển khoa học kỹ thuật nên thực lực của các nước tư bản tăng lên nhanh chóng Vị trí của Liên Xô, cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới bị đe doạ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỷ 50, tốc độ tăng trưởng của Liên Xô khoảng 10% Từ 1946 đến 1950 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng giá trị sản phẩm xã hội là 14,2% Từ năm... của dư luận như Goocbachốp khẳng định rằng: "những suy tư của tôi phù hợp với tâm trạng của các đồng chí trong Đảng của nhiều người, gần gũi với trái tim của những người mang những nỗi bất hạnh của chúng ta, đang chân thành muốn sửa chữa thực trạng này" [27; 35,36] Tìm hiểu nguồn gốc tư tưởng của sự vận động theo con đường cải tổ cho thấy Goocbachốp đang bàn luận một cách tích cực những lý luận của... và mời ông đến để tổ chức sản xuất Baibacốp - người trực tiếp chứng kiến điều đó đã chua xót kết luận: "Trên khắp thế giới các nhà quản lý kinh tế đều chạy theo các chuyên gia, còn ở nước ta thì các chuyên gia bị sưng chán vì va phải cánh cửa của những người quản lý kinh tế"[2; 346] 14 Cơ chế đó đã đạt đến giới hạn của nó Nếu như trong nhiều năm qua, cơ chế đó bảo đảm được một nhịp độ phát triển vững... lượng nhân công quá lớn để sửa chữa Việc xây dựng các xí nghiệp mất nhiều thời gian Giữa thiết kế và thi công là một quãng thời gian dài từ 8 đến 10 năm Đến lúc đi vào hoạt động thì nhà máy đó đã lạc hậu về mặt kỹ thuật [10; 8] Liên Xô cho xây dựng hàng loạt tổ hợp sản xuất khổng lồ theo lãnh thổ như tổ hợp sản xuất miền tây Xibia để khai thác dầu và khí đốt Trong khi trên thế giới dầu lửa tăng vọt thì... khí đốt 11 đã tạo ra sự chóng mặt trong giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trong những năm 70, việc khai thác than cũng được đẩy mạnh Hai tổ hợp khai thác than là Pavôlôđarơxcơ - Ekibaturơxki và Canxcô Achinxki Các tổ hợp công nông nghiệp cũng được xây dựng như nhà máy ô tô Camxki bên bờ sông Chennắc… Như vậy việc phát triển kinh tế theo chiều rộng sử dụng tối đa lợi thế tự nhiên, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp,... phong phú về lý luận và của sự sáng suốt về chính trị" [27; 35] 24 Trong Đảng và trong xã hội, việc trở về với tư tưởng Lênin đã được nhiều người ủng hộ Trong báo cáo ngày 22/4/1983 kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh của Lênin, M Goocbachốp đã dẫn ra chính luận điểm của Lênin về sự cần thiết phải tính đến những yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, về kế hoạch hoá và hạch toán, về việc sử dụng khéo . đại. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cải. ra bài học kinh nghiệm. - Nhận xét về cải tổ. - Bài học kinh nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn được thực hiện trên quan điểm duy vật lịch sử,

Ngày đăng: 02/12/2013, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng kết về tình hình kinh tế Liín Xô năm 1988 -1989 cho thấy rõ điều đó: - Bài soạn LUẬN VĂN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bảng t ổng kết về tình hình kinh tế Liín Xô năm 1988 -1989 cho thấy rõ điều đó: (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w