Giáo án bài "Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật", Ngữ Văn 10, tập 1.Vào bài mới: Các em thân mến, có lẽ các em cũng đã được nghe nhiều về cụm từ “phong cách nghệ thuật”. Hay trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta cũng khá quen thuộc với từ này: “Cô ấy có phong cách sống đẹp.” hay “Cậu ấy là một người rất phong cách.”…Tuy nhiên, có lẽ chúng ta vẫn còn mơ hồ về khái niệm này. Hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng đi vào tìm hiểu bài đầu tiên thuộc nhóm bài phong cách học, cũng là một trong số những bài hay và thú vị nhất. Đó là bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”. (Bài giảng có powerpoint kèm theo, tiện lợi và khoa học.)
Ngày soạn :……………… Người soạn : Phạm Mai Huyên Lớp : K60B SOẠN GIẢNG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT Tiết …………. A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Về kiến thức: + Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + Hiểu được đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật - Về kĩ năng: Biết cách phân tích, thẩm bình và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Về thái độ: + Biết tôn trọng, giữ gìn nét đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật + Bước đầu có sự nhìn nhận về vấn đề xây dựng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cho riêng bản thân. B. Phương pháp dạy học: - Phương pháp gợi mở, đàm thoại - Phương pháp phân tích ngôn ngữ - Phương pháp thuyết minh phong cách học - Phương pháp so sánh, đối lập C. Phương tiện dạy học: - Với giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu. - Với học sinh: sách giáo khoa, vở soạn, tài liệu tham khảo D. Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, ngoài những yêu cầu cơ bản, ta còn cần đảm bảo yêu cầu nào để có thể sử dụng hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao? Lấy ví dụ minh họa? Trả lời: - Để sử dụng tiếng Việt hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao, ngoài việc tuân thủ đúng theo những yêu cầu cơ bản, ta còn cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để lời nói, câu văn có tính nghệ thuật. - Ví dụ: + Trong thơ văn: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) + Trong lời nói hàng ngày… II. Bài mới: Vào bài: Các em thân mến, có lẽ các em cũng đã được nghe nhiều về cụm từ “phong cách nghệ thuật”. Hay trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta cũng khá quen thuộc với từ này: “Cô ấy có phong cách sống đẹp.” hay “Cậu ấy là một người rất phong cách.”…Tuy nhiên, có lẽ chúng ta vẫn còn mơ hồ về khái niệm này. Hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng đi vào tìm hiểu bài đầu tiên thuộc nhóm bài phong cách học, cũng là một trong số những bài hay và thú vị nhất. Đó là bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”. Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Tiết 1: *HĐ1: Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật: - Giáo viên cung cấp ngữ liệu và hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu. (trong phần powerpoint trình chiếu) + Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau về ngôn ngữ trong 2 ngữ liệu trên? - HS đọc, nhận xét ngữ liệu, từ đó rút ra thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật. - GV bổ sung: ngoài ra, ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời nói hàng ngày, hoặc trong các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khác. + Ví dụ minh họa: trong phần powerpoint. - Có bao nhiêu loại ngôn ngữ nghệ thuật chính? Đó là những loại nào? Em hãy lấy ví dụ các tác phẩm đã học thuộc 3 thể loại trên? I. Ngôn ngữ nghệ thuật: 1. Khái niệm: - Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, được sử dụng trong văn bản nghệ thuật; trong lời nói hàng ngày và trong các văn bản thuộc những phong cách ngôn ngữ khác. 2. Phân loại: có 3 loại: - Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự… VD: “Hồi trống cổ thành”(trích Tam quốc diễn nghĩa) - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ… VD: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích Chinh phụ ngâm) - Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là gì? + Em hãy chỉ ra chức năng thông tin và chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật trong 2 ngữ liệu đã nêu ở phần khái niệm? -Học sinh quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi. *HĐ2: Tìm hiểu về các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật # 1. Tìm hiểu về tính hình tượng - GV sử dụng lại ví dụ đã dẫn ở phần trên rồi hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ bằng hệ thống câu hỏi sau: +Em hãy so sánh điểm tương đồng và khác biệt của 2 ngữ liệu trên trong việc thể hiện hình ảnh hoa sen? + Em có nhận xét gì về những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao? -GV dẫn giải: hình ảnh hoa sen trong bài ca dao được gọi là hình - Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng… VD: “Quan âm Thị kính” 3.Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: - Chức năng thông tin - Chức năng thẩm mỹ: + biểu hiện cái đẹp và khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ nơi người đọc, người nghe. + có được nhờ sự lựa chọn, xếp đặt, tinh luyện của người sử dụng theo các mục đích thẩm mỹ khác nhau. II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: 1.Tính hình tượng a) Hình tượng nghệ thuật là gì? - VD - Nhận xét: + Điểm tương đồng: cả 2 ngữ liệu đều nói đến hình ảnh loài hoa sen có thực trong đời sống, dùng những chi tiết miêu tả hoa, lá, nhị, môi trường sống và đặc tính của hoa sen. + Điểm khác biệt: Hoa sen trong ngữ liệu 1chỉ là hình ảnh một loài hoa có thực. Ngoài ý nghĩa tả thực, hoa sen trong bài ca dao còn biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao, trong sạch của con người trong xã hội. + Biện pháp điệp từ: “Lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng”; sử dụng những từ phủ định để khẳng định: “gì đẹp”, “chẳng” => Nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp thanh cao của hoa sen, và cũng là vẻ đẹp của con người trong xã hội. Hình tượng nghệ thuật: là hình ảnh thực, được cảm nhận tượng nghệ thuật. Vậy, em hiểu thế nào là hình tượng nghệ thuật? - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát những ví dụ trong sách giáo khoa, làm rõ những biện pháp nghệ thuật bằng việc phân tích ví dụ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh… - Vậy từ việc phân tích ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét: thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật? Tiết 2 #2.Tìm hiểu về tính truyền cảm: -GV cung cấp ví dụ (trong phần trình chiếu) và hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ bằng hệ thống câu hỏi: + Xét ví dụ và cho biết nội dung ý nghĩa của bài thơ trên? + Ngoài nội dung ý nghĩa, em còn nhận thấy cảm xúc gì thể hiện trong bài thơ? + Bài thơ gợi cho em cảm xúc gì? + Từ đó, em hãy rút ra thế nào là tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật? -HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi. #3.Tính cá thể hóa: -GV đưa ví dụ 1 (trong phần trình chiếu) và hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ: + Em hãy nhận xét cách dùng từ ngữ, cách xây dựng hình ảnh, hình tượng của hai nhà thơ? + Từ đó em hãy so sánh sự khác qua lăng kính chủ quan của tác giả, biểu tượng ý nghĩa sâu xa, gợi suy nghĩ, liên tưởng nơi người đọc. b) Tính hình tượng: - Là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật, có được nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ. Qua đó, xây dựng được những hình ảnh mang ý nghĩa sâu xa, được gọi là hình tượng nghệ thuật. - Tính hình tượng khiến cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa - Tính đa nghĩa cũng có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý nhiều. 2. Tính truyền cảm - VD - Nhận xét: + Nội dung ý nghĩa: xây dựng được hình tượng người phụ nữ Việt Nam tảo tần, chịu thương chịu khó + Tình cảm cảm thông, trân trọng của nhà thơ với người vợ của mình, đồng thời còn thể hiện sự cay đắng, tự trách mình. + Người đọc cảm thông với tâm trạng dằn vặt của nhà thơ – nhận vật trữ tình. -Kết luận: + Tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật là sự thể hiện tình cảm của tác giả, đồng thời khơi gợi tình cảm nơi độc giả với đối tượng được xây dựng. + Nó còn là sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết và người đọc. 3. Tính cá thể hóa -VD -Nhận xét: + Thơ Hồ Xuân Hương: từ ngữ dân giã, bình dị: “thân em”, “trắng”, “tròn”, “nước non”, “rắn nát”, “kẻ”…; hình ảnh chiếc bánh trôi bình dân, dùng hình ảnh gần gũi để nói lên nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ? HS làm việc nhóm để thảo luận, cử đại diện phát biểu. Học sinh khác nhận xét, góp ý. GV nhận xét và kết luận + Từ đó, em hiểu thế nào về tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật? -GV cung cấp ví dụ 2(trong phần trình chiếu) và phân tích ví dụ: + Vầng trăng 1: vẹn tròn, sáng trong minh chứng cho tình yêu son sắt, thủy chung của Kim Trọng – Thúy Kiều. + Vầng trăng 2: không toàn vẹn mà đã bị chia cắt => tái hiện nỗi đau chia li giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều. Tính cá thể hóa còn được thể hiện ở cấp độ nhỏ hơn. *HĐ3:Tổng kết -GV gọi học sinh đọc ghi nhớ, tổng kết kiến thức đã học. *HĐ4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập -GV hướng dẫn học sinh giải bài tập 2, 4 trong SGK thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.=> mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” + Thơ Bà Huyện Thanh Quan: từ ngữ trang trọng, hoài cổ: “xế tà”, “quốc quốc”, “gia gia”…; hình ảnh “đèo Ngang”, “chú tiều”, “chợ”, “sông”; giọng thơ buồn man mác, khắc khoải…=> phong cách hoài cổ, trang trọng. -Kết luận: + Tính cá thể hóa được thể hiện ở việc lựa chọn sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu riêng có ở mỗi một tác giả, tạo nên phong cách riêng của mỗi người, không thể trộn lẫn. + Trong chính một tác phẩm của một tác giả, việc lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ cho các nhân vật khác nhau cũng rất khác nhau => chính tác giả cũng không thể lặp lại mình. + Tác dụng: tạo nên sự mới lạ, sáng tạo, không trùng lặp ở ngôn ngữ nghệ thuật. =>Tổng kết: - Ngôn ngữ nghê thuật - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật III.Luyện tập 1.Bài tập 2(trang 101) Tính hình tượng được xem là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật, bởi vì: - Hình tượng là phương tiện và cũng là mục đích sáng tạo của nghệ thuật. *HĐ5: Dặn dò - Dặn dò học sinh học bài và chuẩn bị bài tiếp theo: “Trao duyên” - Trong những phong cách ngôn ngữ khác vẫn có tính truyền cảm và tính cá thể hóa: ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ chính luận…Nhưng chỉ có ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng mới xuất hiện đậm đặc. 2. Bài tập 4(trang 102) So sánh: - Cách lựa chọn từ ngữ - Nhịp điệu thơ - Hình tượng thơ => khác nhau ở mỗi nhà thơ, thể hiện phong cách khác nhau. Rút kinh nghiệm bài giảng: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013 GVCN lớp . nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + Hiểu được đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật - Về kĩ năng: Biết cách phân tích, thẩm bình và sử dụng ngôn ngữ. mới lạ, sáng tạo, không trùng lặp ở ngôn ngữ nghệ thuật. =>Tổng kết: - Ngôn ngữ nghê thuật - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật III.Luyện tập 1.Bài tập 2(trang