Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một phần của tài liệu TL quản lý nguồn nhân lực “ Thực trạng, phương hướng và giải pháp về quản lý cân đối Ngân sách tại Việt Nam” (Trang 33 - 36)

II. Giải pháp hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước

10.Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính- NSNN, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Hạn chế tối đa việc đề xuất ứng trước dự toán. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết không thực hiện chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do chủ quan các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chậm.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 ngày 12 tháng 2012 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN, bảo đảm đúng dự toán được giao. Tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công, chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài.

Tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Nghiên cứu các cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức. Phấn đấu góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thực hiện dịch vụ công trực tuyến với mức độ cao trên môi trường mạng, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức có thể tìm kiếm, khai thác các thông tin liên quan đến tài chính - NSNN.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện việc quản lý cân đối ngân sách nhà nước cho thấy quản lý cân đối ngân sách nhà nước gắn liền với thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ các khoản thu- chi của NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và đất nước. Vì vậy, việc khai thác, huy động nguồn thu vào NSNN và sử dụng vốn NSNN, chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không thể tách rời của vấn đề phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Trong cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mới hoạt động của ngân sách nhà nước đòi hỏi phải xây dưng mô hình quản lý ngân sách thích hợp và phù hợp với thông lệ quốc tế, mô hình này cho phép xác định cơ cấu ngân sách với nội dung các khoản thu và chi để đảm bảo sự cân đối của ngân sách nhà nước.

Cơ chế cân đối ngân sách nhà nước này tạo ra thế chủ động rất lớn cho chính phủ cho phép giải quyết trước hết các nhu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật tự xã hội, hơn nữa nó cũng vạch ra một ranh giới rõ ràng về phạm vi tiêu dùng nằm trong giới hạn các khoản thu nhập do nền kinh tế tạo ra.

Một phần của tài liệu TL quản lý nguồn nhân lực “ Thực trạng, phương hướng và giải pháp về quản lý cân đối Ngân sách tại Việt Nam” (Trang 33 - 36)