Phát triển thị trường tài chính gắn với đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu TL quản lý nguồn nhân lực “ Thực trạng, phương hướng và giải pháp về quản lý cân đối Ngân sách tại Việt Nam” (Trang 32 - 33)

II. Giải pháp hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước

8. Phát triển thị trường tài chính gắn với đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

hóa doanh nghiệp nhà nước

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán; nghiên cứu, hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thúc đẩy phát triển thị trường tài chính lành mạnh, an toàn. Triển khai đồng bộ các giải pháp theo Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, Đề án phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020; nâng cao khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Phát huy có hiệu quả kênh huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và có lộ trình giảm tỷ lệ vay vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại.

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó tập trung vào cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường quản lý theo dõi, đánh giá tình hình thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào những ngành không phải ngành kinh doanh chính, thoái vốn nhà nước ở công ty cổ phần nhà nước không cần chi phối. Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước. Đẩy nhanh việc minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Thực hiện thu nộp kịp thời, đầy đủ vào NSNN số thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước chỉ được sử dụng từ nguồn quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để bổ sung vốn theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Tăng cường công tác cán bộ, kiện toàn cán bộ lãnh đạo và nâng cao năng lực quản

trị doanh nghiệp. Tách bạch nhiệm vụ SX-KD với nhiệm vụ chính trị, công ích. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu TL quản lý nguồn nhân lực “ Thực trạng, phương hướng và giải pháp về quản lý cân đối Ngân sách tại Việt Nam” (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w