1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng quy chế tình nguyện viên chữ thập đỏ

10 592 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM Số: 163 /QĐ-TƯHCTĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam CHỦ TỊCH TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM Căn cứ Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Theo đề nghị của các ông, bà: Trưởng Ban Tuyên truyền - Thanh thiếu niên, Tổ chức - Cán bộ, Đối ngoại và Phát triển và Văn phòng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam gồm: 6 chương, 17 điều theo văn bản kèm theo. Điều 2. Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ban, đơn vị Cơ quan Trung ương Hội căn cứ Quyết định thi hành. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Lưu VT, TTTTN. CHỦ TỊCH Trần Ngọc Tăng Tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số: 163 /QĐ-TƯHCTĐ ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Trung ương Hội) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này quy định về tình nguyện viên Chữ thập đỏ, tổ chức và hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ, trách nhiệm của các cấp Hội trong quản lý hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ. 2. Quy chế này áp dụng đối với cán bộ Hội, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Điều 2. Hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ 1. Hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ là hoạt động tự nguyện, không vụ lợi nhằm trợ giúp cho các đối tượng và cộng đồng dễ bị tổn thương trên cơ sở tuân thủ Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và các quy định tại Quy chế này. 2. Hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ bao gồm các hoạt động tự nguyện của cá nhân cán bộ Hội, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và hoạt động của các loại hình tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ theo sự hướng dẫn, tổ chức, quản lý và chỉ đạo của cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. 3. Hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ được sử dụng trang thiết bị, trang phục và các cơ sở vật chất khác mang biểu tượng Chữ thập đỏ. Trung ương Hội thống nhất quy định và quản lý trong toàn hệ thống mẫu trang phục, mẫu thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Điều 3. Ngày tình nguyện viên Chữ thập đỏ Hàng năm lấy ngày 8 tháng 5 - Ngày quốc tế Chữ thập đỏ làm ngày tình nguyện Chữ thập đỏ Việt Nam. Chương II TÌNH NGUYỆN VIÊN CHỮ THẬP ĐỎ Điều 4. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam 1. Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, tuân thủ Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và các quy định tại Quy chế này; 2. Có khả năng và điều kiện tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức; 3. Tự nguyện đăng ký tham gia thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể của cấp Hội nơi tình nguyện viên Chữ thập đỏ sinh sống, công tác. Điều 5. Trách nhiệm của tình nguyện viên Chữ thập đỏ 1. Chấp hành Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam và sự quản lý, phân công nhiệm vụ của cấp Hội trực tiếp; 2. Tuyên truyền và bảo vệ uy tín của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bảo vệ Biểu tượng Chữ thập đỏ; 3. Tham gia các hoạt động chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức; vận động đóng góp và trực tiếp đóng góp công sức, tiền, hàng cho các hoạt động chữ thập đỏ theo khả năng và điều kiện của mình; 4. Thực hiện việc sinh hoạt định kỳ theo nhóm, đội tình nguyện Chữ thập đỏ; cung cấp thông tin về nhân thân và trao đổi thông tin về việc đảm nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; 5. Luôn rèn luyện về bản lĩnh, ý chí, đạo đức, về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất các nhiệm vụ được giao; phối hợp trong và ngoài lực lượng của Hội khi thực hiện nhiệm vụ tình nguyện; đề xuất với cấp Hội những sáng kiến, giải pháp cho công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; 6. Có mặt kịp thời, đáp ứng nhanh nhất các hoạt động chữ thập đỏ diễn ra ở những địa bàn khác nhau, trong các thời điểm khác nhau. 7. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tuỳ điều kiện và khả năng của mình có nhiệm vụ tham gia hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở Hội; không tham gia ứng cử, đề cử vào cơ quan lãnh đạo Hội và không biểu quyết các vấn đề của Hội. Điều 6. Quyền lợi của tình nguyện viên Chữ thập đỏ 1. Được giao đảm nhận một công việc phù hợp với nguyện vọng, điều kiện và khả năng của tình nguyện viên Chữ thập đỏ; 2. Được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; được chia sẻ thông tin và tham gia xây dựng tổ chức Hội, đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Hội; 3. Được cấp thẻ, mang đồng phục tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam và biểu tượng Chữ thập đỏ khi tham gia các hoạt động Chữ thập đỏ; 4. Được ứng cử, đề cử, bầu cử vào ban lãnh đạo tổ chức tình nguyện và tham gia quản lý hoạt động của tổ chức tình nguyện mà mình là thành viên. 5. Được hỗ trợ các điều kiện, trang thiết bị cần thiết khi tham gia hoạt động trong khả năng thực tế của các cấp Hội; 6. Được tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng khi có thành tích, đóng góp xuất sắc cho các hoạt động chữ thập đỏ; 7. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được Hội giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn. Tuỳ khả năng và điều kiện cụ thể, tình nguyện viên Chữ thập đỏ có thể đăng ký sinh hoạt tại một tổ chức cơ sở Hội. 8. Trong khi làm nhiệm vụ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ bị thiệt hại về tài sản; tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì được Hội Chữ thập đỏ các cấp đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 7. Kết nạp, công nhận tình nguyện viên Chữ thập đỏ 1. Người có nguyện vọng tham gia hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ viết phiếu đăng ký gia nhập lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ. 2. Cấp Hội quản lý trực tiếp xem xét quyết định công nhận; tổ chức lễ kết nạp tình nguyện viên và trao thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ cho tình nguyện viên tại sinh hoạt thường kỳ của tổ chức cơ sở Hội/chi hội hoặc cuộc họp của Ban Chấp hành Hội cơ sở, nhân các sự kiện chính trị, sinh hoạt truyền thống. 3. Cấp Hội ra quyết định công nhận tình nguyện viên Chữ thập đỏ phân công nhiệm vụ cụ thể cho tình nguyện viên; bố trí để tình nguyện viên tham gia sinh hoạt và hoạt động tại một đội, nhóm phù hợp với nguyện vọng và nhiệm vụ được giao của tình nguyện viên. Điều 8. Rút tên, xoá tên tình nguyện viên Chữ thập đỏ 1. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ không có điều kiện và khả năng tham gia các hoạt động chữ thập đỏ liên tục trong 6 tháng thì rút tên khỏi danh sách tình nguyện viên Chữ thập đỏ. 2. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ vi phạm Điều lệ Hội, bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì bị xoá tên khỏi danh sách tình nguyện viên Chữ thập đỏ. 3. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ giữ cương vị lãnh đạo trong tổ chức tình nguyện khi bị xoá tên khỏi danh sách tình nguyện viên Chữ thập đỏ thì đương nhiên không còn giữ chức danh lãnh đạo tổ chức tình nguyện. Chương III TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN Điều 9. Tổ chức tình nguyện viên 1. Tổ chức tình nguyện viên được thành lập ở tất cả các cấp Hội. Tình nguyện viên ở cấp nào do Hội Chữ thập đỏ cấp đó ra quyết định công nhận, trao thẻ, giao nhiệm vụ và trực tiếp quản lý. 2. Các cấp Hội căn cứ vào nội dung, lĩnh vực, địa bàn hoạt động và số lượng tình nguyện viên để thành lập các loại hình tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ thích hợp. 3. Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh được thành lập trung tâm thông tin tình nguyện viên để giới thiệu các hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ; tiếp nhận đăng ký gia nhập lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ của các cá nhân; giới thiệu hoặc tổ chức cho tình nguyện viên Chữ thập đỏ tham gia các hoạt động chữ thập đỏ ở trong và ngoài địa phương mình. Điều 10. Hoạt động của tình nguyện viên 1. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tham gia hoạt động Chữ thập đỏ thường xuyên, theo đợt hoặc đột xuất theo yêu cầu của từng hoạt động cụ thể; 2. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ thực hiện nhiệm vụ được giao độc lập hoặc theo các đội hình tình nguyện Chữ thập đỏ trong tuyên truyền các giá trị nhân đạo; công tác xã hội, cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo, tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ dựa vào cộng đồng; chăm sóc sức khoẻ, vận động hiến máu, hiến mô, tạng, sơ cấp cứu ban đầu; tìm kiếm tin tức thân nhân; vận động xây dựng quỹ Hội; phát triển tổ chức Hội và các hoạt động nhân đạo khác do Hội tổ chức. 3. Hoạt động của tình nguyện viên được tổ chức trên một địa bàn hoặc nhiều địa bàn trong cả nước. Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, huyện điều phối hoạt động tình nguyện viên Chữ thập đỏ tại địa phương mình. Hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ diễn ra ở nhiều địa phương hoặc ở ngoài nước do Trung ương Hội điều phối. Điều 11. Hồ sơ tình nguyện viên 1. Hồ sơ tình nguyện viên Chữ thập đỏ cấp nào do Hội Chữ thập đỏ cấp đó quản lý. 2. Hồ sơ gồm: a) Phiếu đăng ký tham gia lực lượng tình nguyện viên có dán ảnh. b) Sổ quản lý tình nguyện viên. c) Sổ theo dõi hoạt động, nghịêp vụ hành chính và các báo cáo liên quan. d) Bản cam kết của tình nguyện viên tôn trọng Điều lệ Hội và tuân thủ các nguyên tắc hoạt động chữ thập đỏ. 3. Các thông tin cá nhân tình nguyện viên được bảo mật. Điều 12. Sử dụng trang phục và thẻ tình nguyện viên 1. Trang phục và thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thống nhất quản lý và chỉ được sử dụng trong các hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ và các hoạt động, sự kiện do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức. 2. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ được trao thẻ tình nguyện viên; tự trang bị hoặc được cấp trang phục tình nguyện viên Chữ thập đỏ theo mẫu do Trung ương Hội Chữ thập đỏ ban hành. Điều 13. Hoạt động của các loại hình tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ 1. Các loại hình tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ bao gồm: đoàn, đội, nhóm, câu lạc bộ tình nguyện viên và các hình thức tổ chức khác thực hiện sinh hoạt định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần để đánh giá kết quả hoạt động của từng tình nguyện viên, của đoàn, đội, nhóm, câu lạc bộ; xây dựng kế hoạch hoạt động thời gian tới và giao nhiệm vụ cụ thể cho tình nguyện viên. 2. Các loại hình tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ chủ động đề xuất với cấp Hội quản lý trực tiếp để tổ chức các sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, phối hợp hoạt động với các tổ chức và các đội hình tình nguyện khác, gắn với những hoạt động cụ thể tại cộng theo yêu cầu của cấp Hội. 3. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất với cấp Hội quản lý trực tiếp. Chương IV TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TÌNH NGUYỆN VIÊN Điều 14. Trách nhiệm của Hội Chữ thập đỏ các cấp 1. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ; vận động xây dựng lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ. 2. Quản lý tình nguyện viên và các loại hình tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ; trực tiếp quyết định công nhận, cho rút tên, xoá tên tình nguyện viên Chữ thập đỏ; quyết định thành lập tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi hành kỷ luật đối với lãnh đạo các tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ. 3. Định hướng hoạt động, hướng dẫn kỹ năng hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ; giao nhiệm vụ cụ thể cho tình nguyện viên và các loại hình tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ; chia sẻ thông tin và kiểm tra uốn nắn hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ. 4. Hỗ trợ và vận động hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tình nguyện viên, các tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ trong hoạt động nhân đạo, trong cuộc sống, công tác và nâng cao năng lực tình nguyện Chữ thập đỏ . 5. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tình nguyện viên Chữ thập đỏ; chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ; phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ. 6. Tổ chức tôn vinh, khen thưởng tình nguyện viên và tập thể tình nguyện viên có thành tích xuất sắc hoặc đề nghị khen thưởng ở ngoài hệ thống Hội. 7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hệ thống về số lượng, chất lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ và hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ. Chương V KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 15. Khen thưởng Tập thể, cá nhân tình nguyện viên Chữ thập đỏ có thành tích xuất sắc và tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ thì được khen thưởng theo Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoặc được đề nghị khen thưởng các hình thức khen thưởng của Nhà nước và các tổ chức khác. Điều 16. Xử lý vi phạm Tập thể, cá nhân tình nguyện viên vi phạm Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Quy chế này, làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Hội và hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ, tuỳ mức độ, tính chất sai phạm mà áp dụng một trong các hình thức xử lý sau đây: a) Đối với cá nhân: khiển trách; cảnh cáo; xoá tên. b) Đối với tập thể: khiển trách; cảnh cáo; giải tán. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17. Hiệu lực thi hành Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2009. Mọi quy định trái với các quy định tại Quy chế này đều bãi bỏ. Các cấp Hội, cán bộ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hanh phúc , ngày tháng năm 2011 PHIẾU ĐĂNG KÝ Gia nhập Tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam Họ và tên: ………… ………………………………… Giới tính: …………… . Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………… . Số chứng minh thư nhân dân: …………………… . Nơi cấp: ………………… Địa chỉ thường trú: . Số điện thoại bàn (nhà):.……………… . Số điện thoại bàn (CQ):……………… . Số điện thoại di động:……………………….E-mai (nếu có):………………… Nghề nghiệp và nơi công tác:…………………………………………………… Nhóm máu: .………. Đã hiến máu lần thứ …… . Kỹ năng chuyên môn, lĩnh vực có thể đóng góp:……………………………… Thời gian có thể tham gia hoạt động tình nguyện: ………………………… . Sau khi nghiên cứu Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ, tôi nhận thấy có đủ điều kiện tham gia các hoạt động tình nguyện và tự nguyện đăng ký gia nhập tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam; sẵn sàng nhận nhiệm vụ do Hội giao và thực hiện Quy chế hoạt động của tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam. , ngày . tháng…….năm…… . Người đăng ký (Ký và ghi rõ họ tên) . tình nguyện viên Chữ thập đỏ sinh sống, công tác. Điều 5. Trách nhiệm của tình nguyện viên Chữ thập đỏ 1. Chấp hành Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ. thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Điều 3. Ngày tình nguyện viên Chữ thập đỏ Hàng năm lấy ngày 8 tháng 5 - Ngày quốc tế Chữ thập đỏ làm ngày tình nguyện Chữ

Ngày đăng: 02/12/2013, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w