1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật

101 2,5K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM- - - -- - - -

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM- - - -- - - -

Trang 3

1.1.1.1 Khái niệm chung về rủi ro 1

1.1.1.2 Định nghĩa rủi ro tài chính và rủi ro chiến lược 2

1.1.1.3 Các loại rủi ro tài chính 3

1.1.2 Rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp 7

1.1.2.1 Rủi ro, quản trị rủi ro, tỷ suất sinh lợi và quyết định đầu tư 7

1.1.2.2 Rủi ro, năng lực tài chính và quyết định tài trợ 8

1.1.2.3 Rủi ro và khánh kiệt tài chính 9

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro

1.2.2 Mục tiêu, động cơ và lợi ích của quản tri rủi ro 10

1.2.2.1 Mục tiêu quản trị rủi ro

1.2.2.2 Động cơ quản trị rủi ro 11

1.2.2.3 Lợi ích quản trị rủi ro

1.2.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro 13

1.2.4 Chương trình quản trị rủi ro 14

1.2.5 Các phương thức quản trị rủi 15

1.2.6 Các công cụ, giải pháp phòng ngừa rủi ro 15

1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH NGÀNH 17

Trang 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI

CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

18

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển, vai trò của ngành trong nền kinh tế 18

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh 23

2.2 THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 48

3.1.1 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro phù hợp 48

3.1.2 Một số giải pháp xử lý và kiểm soát các rủi ro tài chính 56

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHÒNG NGỪA RỦI ROTÀI CHÍNH NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 71

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận Văn “Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp

ngành thuốc bảo vệ thực vật” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Những

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, hợp pháp và đáng tin cậy.Nguồn số liệu được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí,các công trình nghiên cứu đã được công bố Các giải pháp nêu trong luận vănđược rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2011Tác giả Luận văn

Phan Thanh Tròn

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNTBVTV: Doanh nghiệp Thuốc bảo vệ thực vậtBVTV: Bảo vệ thực vật

QTRR: Quản trị rủi ro

AFTA: Khu vực mậu dịch tự do Châu Á

CIC: Trung tâm thông tin tín dụng của NHNNVNCNH & HĐH: Công nghiệp hóa và hiện đại hóaCTCP: Công ty cổ phần

IRRI: Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tếNHNNVN: Ngân hàng nhà nước Việt NamTNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ: Tài sản cố địnhTMCP: Thương mại cổ phần

WTO: Tổ chức thương mại thế giới.DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁLSTS: Lãi suất tiền gửi

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Giá trị nhập khẩu các loại thuốc BVTV năm 2009 và 11 tháng năm 2010Bảng 2.2: Thị trường cung cấp thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam 11 thángđầu năm 2010

Bảng 2.3 : 10 Công ty Nông dược đứng đầu tại Việt namBảng 2.4: Bảng thống kê biến động lãi suất năm 2010 - 2011Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các chỉ số cơ bản năm 2009 – 2010Bảng 2.5 - Thống kê thăm dò thực trạng rủi ro đối với DNBVTVBảng 2.6 - Thống kê thăm dò loại rủi ro DN Thuốc BVTV thường gặpBảng 2.7 - Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro

Bảng 2.8 - Thống kê thăm dò loại rủi ro DN Thuốc BVTV quan ngại

Bảng 2.9- Thống kê thăm dò ý kiến về tác dụng của quản trị rủi ro trong cácDNTBVTV

Bảng 2.10- Thống kê thăm dò thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi rotrong các DNTBVTV

Bảng 2.11- Thống kê thăm dò thực trạng quản trị ngừa rủi ro trong các DNTBVTVBảng 2.12- Thống kê thăm dò mức độ am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro trongcác DNTBVTV

Bảng 2.13- Thống kê thăm dò mức độ am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro trongcác DNTBVTV

Bảng 2.14- Thống kê thăm dò thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh như làmột công cụ phòng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV

Bảng 2.15- Thống kê thăm dò về thái độ của các nhà quản lý đối với quảntrị rủi ro tại các DNTBVTV

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1.a: Biểu đồ biến động lãi suất các kỳ hạn năm 2010Biểu đồ 2.1.b: Biểu đồ biến động các loại lãi suất năm 2010-2011Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND

Biểu đồ 2.3: Thay đổi đồng nội tệ so với đô la mỹ các nước trong khu vực châu Á(từtháng 01/2010 đến tháng 01/2011)

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ so sánh lạm phát của Việt Nam và một số nước khu vực ASEANBiểu đồ 2.5 - Loại rủi ro DN Thuốc BVTV thường gặp

Biểu đồ 2.6 - Mức quan ngại về các loại rủi ro của DNTBVTV

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU1 Ý nghĩa của đề tài:

Theo lộ trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế, ngày 07/11/2006, Việt Namchính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Là thành viên của WTO, cácdoanh nghiệp sẽ đón nhận những thời cơ rất tốt nhưng đồng thời cũng đối mặt vớinhiều thách thức rất lớn trong cạnh tranh mà đòi hỏi tự thân doanh nghiệp phải tìm chomình hướng đi thích hợp để đủ sức vượt qua.

Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH &HĐH) đến năm 2020, ngành nông nghiệp nước ta vẫn giữ vai trò rất quan trọng, làmnền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.Vấn đề an ninh lương thực luônđược chính phủ đặc biệt quan tâm Hàng năm, giá trị xuất khẩu nông sản mang lại hơnmười tỷ USD, đây là nguồn ngoại tệ quan trọng để tiến hành quá trình CNH & HĐHvà thuốc bảo vệ thực vật là nguồn lực không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.Trong bối cảnh chịu tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những rủiro, tổn thất của những doanh nghiệp thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đếnngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Việc nhận diện các loại rủi rothường gặp để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp; đồng thời biến những tháchthức thành cơ hội giúp doanh nghiệp nắm lợi thế cạnh tranh là yêu cầu sống còn đốivới các doanh nghiệp ngành thuốc BVTV Từ nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài “

Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật” để làm

Luận văn tốt nghiệp Cao học.

2 Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu:

Mục đích: Luận văn tập trung vào trả lời 02 câu hỏi lớn sau:

- Doanh nghiệp ngành thuốc BVTV ở Việt Nam thường phải đối diện với những rủiro tài chính nào?

Trang 10

- Doanh nghiệp ngành thuốc BVTV cĩ thể quản trị rủi ro tài chính như thế nàođể phịng ngừa, né tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại tài chính mà rủi rotài chính cĩ thể gây ra?

Ý nghĩa: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các Doanh nghiệp ngành thuốc BVTV

nhận thức rõ hơn về các mối nguy cơ rủi ro tài chính , hiểu được lợi ích của quản trịrủi ro tài chính để lựa chọn giải pháp quản trị rủi ro thích hợp cho doanh nghiệpmình.

Đối tượng nghiên cứu: là tổng thể các nguy cơ rủi ro tài chính cĩ khả năng

gây tác động đến các doanh nghiệp ngành thuốc BVTV.

3 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng nguồn số liệu và thơng tin của các doanh nghiệp tiêu biểu về quymơ và uy tín, đại diện cho nhà sản xuất của các dịng sản phẩm thuốc BVTV như sau:

Cơng ty CP BVTV An Giang, Cơng ty CP Nơng Dược HAI, Cơng ty Cổ phầnĐồng Xanh, Cơng ty BVTV Sài Gịn,… đại diện cho các doanh nghiệp nội địa cungứng thuốc BVTV.

Cơng ty TNHH Bayer VN, Syngenta VN đại diện các doanh nghiệp đầu tưnước ngồi cung ứng thuốc BVTV.

Trên cơ sở các lý thuyết quản trị rủi ro tài chính và mục tiêu nghiên cứu đượcxác định, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phươngpháp quan sát, mơ tả, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính vàgiải pháp quản trị đối với từng loại rủi ro tài chính.

Ngồi ra luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh giữa các phương thứcquản trị rủi ro tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp ngành thuốc BVTV vốn đầu tưnước ngồi và phương thức quản trị rủi ro áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.

Tác giả tiến hành điều tra nghiên cứu từ 20 doanh nghiệp tiêu biểu đang hoạtđộng để đánh giá mức độ quan tâm đối với rủi ro và quản trị rủi ro nhằm minh họacụ thể hơn nữa về thực trạng rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt

Trang 11

động của doanh nghiệp ngành BVTV ở Việt Nam hiện nay và đề xuất biện pháp quảntrị rủi ro tài chính phù hợp.

4 Các đóng góp mới của luận văn:

Luận văn trình bày và phân tích có hệ thống thực trạng ruûi ro tài chính và quảntrị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành thuốc BVTV tại Việt Nam, dựa trêncơ sở các nghiên cứu hàn lâm và các chỉ tiêu đánh giá áp dụng trong thực tiễn Từ đóđưa ra giải pháp quản trị rủi ro tài chính hiệu quả nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp,nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

5 Kết cấu của luận văn:

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nộidung đuợc chia thành 3 chương như sau:

• Chương 1: Lý thuyết về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính.

• Chương 2: Thực trạng về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính các doanhnghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

• Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính các doanhnghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật.

Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực và cố gắng tu chỉnh nhiều lần nhưng đề tài này chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy Côvà các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Tác giả chân thành cảm ơn!

PHAN THANH TRÒN

Trang 12

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP1.1.1 Rủi ro:

1.1.1.1 Khái niệm chung về rủi ro:

Trong kinh tế học, có nhiều trường phái định nghĩa về rủi ro khác nhau nhưtrường phái tiêu cực trong từ điển Oxford xem “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặcbị đau đớn, thiệt hại …” Theo trường phái trung hoà xem “Rủi ro là sự bất trắc có thểđo luờng được” và theo cách nhìn của trường phái này, rủi ro luôn có tính hai mặt, rủiro có thể gây ra tổn thất nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội nếu như chúng tatích cực nghiên cứu để tiến hành quản trị rủi ro Với tác giả, Rủi ro là thuật ngữ mô tảkhả năng xảy ra sự kiện ngoài dự kiến gây ra những tổn thất dưới mọi hình thức Trongchừng mực nào đó, chúng ta có thể nhận dạng và đo lường khả năng xảy ra rủi ro đó đểcó những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại khi rủi ro xảy ra Tuy nhiên,có những Rủi ro mặc dù khả năng xảy ra hầu như không có nhưng khi xảy ra sẽ gây ranhững tổn thất nghiêm trọng Khủng hoảng nợ công tại châu Âu hiện nay là một minhchứng sinh động nhất từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2007-2009)mà bắt nguồn từ thị trường cho vay bất động sản ở Mỹ Rủi ro từ hoạt động mua bánchứng khoán phái sinh trên tài sản cơ sở là các hợp đồng cho vay bất động sản dướichuẩn đã được cảnh báo từ trước Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khả năng xảy ra rủiro là rất thấp nên vì mục tiêu lợi nhuận các tổ chức tài chính bất chấp tất cả.

Trong Luận văn này, tác giả chọn quan điểm xem rủi ro là khả năng xảy ra sựkiện ngoại ý tác động lên nguồn lực của doanh nghiệp gây ra những tổn thất hiện tạicũng như trong tương lai Dễ nhận thấy nhất về rủi ro của doanh nghiệp là khả năngxuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính như thu nhập hoặc vốn đầu tư.

Rủi ro xảy ra khi có sự hiện diện của những tình huống không chắc chắn, mànguyên nhân chủ yếu có thể là do lạm phát, do biến động lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng

Trang 13

hóa, hoặc do đánh giá sai các khả năng tình huống xảy ra, hoặc do quyết định đầu tưkhông thích hợp, hoặc cũng có thể do các yếu tố chính trị, xã hội, môi trường kinhdoanh thay đổi

Nếu chúng ta xem xét rủi ro trong khả năng xuất hiện thường xuyên, chúng tacó thể đo lường rủi ro dựa trên tỷ lệ với một bên là mức độ chắc chắn xảy ra với bêncòn lại là mức độ chắc chắn không xảy ra.

1.1.1.2 Rủi ro kiệt giá tài chính và rủi ro tài chính:

- Rủi ro kiệt giá tài chính: là rủi ro liên quan đến sự thay đổi của những nhân

tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, giá cổ phiếu.

- Rủi ro tài chính: là rủi ro liên quan đến dòng tiền, độ nhạy cảm của các nhân

tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, giá cổ phiếu và những rủi rodo doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính – sử dụng nguồn vốn vay trong kinh doanh,tác động đến thu nhập của doanh nghiệp hoặc làm chậm, mất khả năng thanh toán cáckhỏan nợ vay đến hạn.

“Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xácsuất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi

phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi, trong cấu trúc vốn của mình” (Tài

chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê năm 2005 [149-150]).

1.1.1.3 Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp:a) Rủi ro lãi suất:

Trong hoạt động kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụngvốn vay Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã được dự tính, song có rấtnhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiềnvay Chẳng hạn khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến, những tính toán, dựkiến trong kế hoạch kinh doanh ban đầu bị đảo lộn Tùy thuộc vào lượng tiền vay củadoanh nghiệp, mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất cũng sẽ khác nhau.

Trang 14

b) Rủi ro tỷ giá:

Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ mà doanh nghiệp không thể dự báotrước Trong trường hợp các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tỷ giángoại tệ mà hàng hóa đã được định giá trước, khi tỷ giá có sự biến động có thể tạo rarủi ro dẫn đến thua lỗ Tùy theo quy mô sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể gánhchịu số lỗ do rủi ro về tỷ giá nghiêm trọng hay không.

c) Rủi ro biến động giá cả hàng hóa :

Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cốđịnh giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ là một rủiro lớn Đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóathay đổi hàng ngày Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra thườngđược ký hợp đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, khi giá cả biến động, nguyên vậtliệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm đã cố định từ trước, nguy cơ thua lỗ là rấtlớn.

d) Rủi ro nguồn tín dụng:

Rủi ro nguồn tín dụng là tính không chắc chắn về khả năng huy động vốn tài trợcho các kế hoạch kinh doanh đúng hạn, lãi suất hợp lý và quy mô phù hợp Tiềm lựctài chính mỗi DN còn thể hiện ở khả năng mở rộng các kênh huy động vốn và nhân tốnày ngày càng trở thành một trong những lợi thế quan trọng trong quá trình cạnh tranh.

e) Rủi ro dòng tiền:

Rủi ro dòng tiền ngày càng phổ biến trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiệnnay Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanhnghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục Trên thực tế, tại những thờiđiểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơnlượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn Khi đó, tình trạng mất cân đối vềdòng tiền đã xẩy ra Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinhdoanh.

Trang 15

Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuấtkinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương củacông nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uytín của doanh nghiệp.

Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dàihạn Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do việcthu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không được thựchiện đúng cam kết Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằngnhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn Mất cân đối dài hạn xảy ra do nhữngnguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quálớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ cáckhoản chi phí thường xuyên, v.v… Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do tác độngdây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tănglên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn Mất cân đối dài hạnvề dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

1.1.2 Rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp

1.1.2.1 Rủi ro, quản trị rủi ro, tỷ suất sinh lợi và quyết định đầu tư

Tỷ suất sinh lợi là thước đo bằng số của thành quả đầu tư Tỷ suất sinh lợi đạidiện cho tỷ lệ phần trăm gia tăng trong tài sản của nhà đầu tư từ kết quả đầu tư Khiđầu tư, tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn hoạt động đầu tư của mình có tỷ suất sinhlợi cao nhất có thể.

Trong kinh doanh, rủi ro là bạn đồng hành của tỷ suất sinh lợi Rủi ro là sựkhông chắc chắn của tỷ suất sinh lợi trong tương lai Rủi ro và tỷ suất sinh lợi có mốiquan hệ cùng chiều mà người ta thường gọi là sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinhlợi Tỷ suất sinh lợi nhà đầu tư mong đợi sẽ nhận được khi quyết định đầu tư được gọilà tỷ suất sinh lợi kỳ vọng Người đầu tư có lý trí chỉ quyết định đầu tư khi tỷ suất sinh

Trang 16

Độ lớn của rủi ro phụ thuộc vào mức độ biến đổi tỷ suất lợi nhuận và biên độdao động của tỷ suất lợi nhuận.

Hai doanh nghiệp có cùng mức độ biến đổi tỷ suất lợi nhuận nhưng doanhnghiệp nào có mức độ dao động của tỷ suất lợi nhuận cao hơn thì rủi ro cao hơn vàngược lại (Phụ lục 1)

Rủi ro, quản trị rủi ro, tỷ suất sinh lợi và quyết định đầu tư có mối quan hệgắn bó mật thiết với nhau Theo các chuyên gia về quản trị rủi ro, có thể ví quyết địnhđầu tư như một cổ xe, trong đó tỷ suất sinh lợi là động cơ còn rủi ro là những sự cố cóthể xảy ra trên đường khi xe đang chạy như đường hỏng, tránh né xe khác, và quảntrị rủi ro là phanh để hãm lại khi cần thiết Nếu cổ xe mà không có phanh thì khi tainạn xảy ra sẽ càng nghiêm trọng Như vậy, trong một chừng mực nào đó rủi ro có tácdụng cảnh tỉnh nhà đầu tư cần phải hành động tỉnh táo, có lý trí.

1.1.2.2 Rủi ro và khánh kiệt tài chính:

Với cách tiếp cận rủi ro thường dẫn đến kết quả thiệt hại về tài chính ở mức độkhác nhau đối với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp ngành thuốc BVTV do đặc thùđi lên từ những cơ quan chuyên trách, các đại lý phân phối nên quy mô vốn nhỏ bé, khigặp rủi ro, bị sụt giảm giá trị tài sản, có thể sẽ dẫn đến tổn thất phần lớn vốn kinhdoanh thậm chí mất hoàn toàn vốn; khi đó doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khánhkiệt tài chính Với tình trạng này khiến doanh nghiệp ngành thuốc BVTV mất khả năngthanh toán ngắn hạn, dài hạn hoặc có thể dẫn đến phá sản Việc thực thi các giải phápđể cứu doanh nghiệp như tái cấu trúc tài sản, thu hẹp quy mô, bán tài sản, bán nợ, muabán hoặc sáp nhập sẽ gây ra những tổn thất đáng kể cho cổ đông Với áp lực giám sáttừ các chủ nợ, việc đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cũng không dễ dàng cho doanhnghiệp do mâu thuẫn về quyền lợi từ chủ nợ và cổ đông.

1.1.2.3 Rủi ro và phá sản doanh nghiệp:

Phần lớn các doanh nghiệp ngành thuốc BVTV có quy mô vốn nhỏ, không thể đadạng hoá được danh mục đầu tư mà phần lớn chỉ tập trung vào một hoạt động Giải

Trang 17

pháp cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản cũng không đạt được, phá sản là điều tấtyếu nhưng “tiền mất tật mang” các chi phí thủ tục là gánh nặng đáng kể Việc định giávà thanh lý tài sản là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục phásản Các cổ đông sẽ gánh chịu tổn thất nghiêm trọng nếu phá sản doanh nghiệp chưa kểcác doanh nghiệp này phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chủ yếu vay mượn vốntừ cá nhân người thân gia đình vì vậy mô hình trách nhiệm hữu hạn trong doanh nghiệpcũng mất đi phần nào tính chất ngăn chặn rủi ro cho chủ doanh nghiệp.

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro theo nghĩa rộng hàm nghĩa rằng doanh nghiệp cần phát huy, sửdụng năng lực của chính mình để đề phòng và chuẩn bị cho sự biến động của thịtrường hơn là chờ đợi sự biến động rồi mới tìm cách đối phó lại.

Mục tiêu của quản trị rủi ro là nhận diện toàn bộ những rủi ro, xác lập mức rủiro DN có thể chấp nhận đồng thời phải ý thức được rủi ro với kiến thức đầy đủ để cóthể đo lường và giúp giảm nhẹ tổn thất Quản trị rủi ro có nghĩa là tất cả các chi tiết rủiro phải vận hành trong phạm vi được chấp nhận, giới hạn và quản lý.

Quản trị rủi ro tài chính là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn,nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng cáccông cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự

theo mức rủi ro mong muốn (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro

tài chính, NXB Thống kê năm 2007 [545])

Quản trị rủi ro là chương trình hướng tới sự hoàn thiện trong hoạt động củadoanh nghiệp, quản lý hiệu quả các nguồn lực quan trọng , bảo đảm sự tuân thủ cácquy định nhằm đạt được mục tiêu duy trì sự cân bằng tài chính và cuối cùng là ngănchặn sự mất mát, thiệt hại cho doanh nghiệp.

Trang 18

Chức năng chủ yếu của quản trị rủi ro là nhận diện, đo lường và quan trọng hơncả là giám sát rủi ro Quản trị rủi ro là một hành động chủ động trong hiện tại để bảo vệtrong tương lai.

Không ai nghi ngờ về sự cần thiết của quản trị rủi ro đối với mọi doanh nghiệp,nhưng đối với doanh nghiệp ngành thuốc BVTV điều này càng quan trọng hơn, bởi vìphần lớn các doanh nghiệp ngành này có quy mô nhỏ và có nhiều giới hạn, DN ngànhnày không có đủ điều kiện để đối phó với rủi ro như các doanh nghiệp lớn có đội ngũnhân viên chuyên nghiệp để xem xét mọi khía cạnh liên quan đến rủi ro.

1.2.2 Mục tiêu, động cơ và lợi ích của quản trị rủi ro:1.2.2.1 Mục tiêu quản trị rủi ro:

a) Kiểm soát rủi ro

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro là phải kiểm soát đượcrủi ro Đối với một quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh cụ thể, có nhiều rủi rotiềm tàng cùng đe dọa xảy ra Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng cũng có thể khôngxảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất lớn đến rất nhỏ Chúng có thể chỉ làđe dọa, nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề Do vậy vấn đề ởđây là làm thế nào kiểm soát được rủi ro, giới hạn tác động của nó trong phạm vi chophép.

b) Chuyển rủi ro thành lợi thế - đầu cơ khi có cơ hội.

Rủi ro không hoàn toàn chỉ có nghĩa là thua lỗ hoặc thất bại, mà rủi ro cũng cóthể tạo ra cơ hội để kiếm được lợi nhuận Do vậy một mục tiêu quan trọng khác củaquản trị rủi ro là cần phải giúp doanh nghiệp nhận thức đúng thực trạng rủi ro và khảnăng chuyển đổi rủi ro thành lợi thế Trên cơ sở nhận thức này, doanh nghiệp sẵn sàngsử dụng các nguồn lực để chuyển các rủi ro thành lợi thế của mình Để đạt được mụctiêu này, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực, chủ động xây dựng được dự ánđầu tư phù hợp với năng lực của mình và chủ động phòng ngừa rủi ro ngay từ khi bắt

Trang 19

đầu triển khai kế hoạch kinh doanh Doanh nghiệp cần xây dựng nhiều kịch bản, từ tốtnhất đến xấu nhất, để luôn giữ được khả năng chủ động ứng phó trong mọi trường hợp.

1.2.2.2 Động cơ quản trị rủi ro:

Lý do chính để doanh nghiệp tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại cóliên quan đến độ bất ổn của các nhân tố trên thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá cả hànghóa, sự điều chỉnh thay đổi của chính sách pháp luật, những khó khăn không lườngtrước được trong kinh doanh.

Phần lớn các doanh nghiệp ngành thuốc BVTV là các doanh nghiệp nhỏ và vừa,các chủ sở hữu không có điều kiện để nắm giữ một danh mục đầu tư được đa dạng hóatốt, việc không ưa thích rủi ro sẽ là một động lực quan trọng cho quản trị rủi ro.

Những bài học từ sự thất bại của các doanh nghiệp khác khi không quan tâmđến quản trị rủi ro cũng góp phần khuyến cáo doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn đếnvấn đề này Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập một cách toàn diện vào thịtrường thế giới, các quan hệ giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạngvà phức tạp hơn Cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều hơn, nhưng rủi ro cũng nhiều hơn.Những điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn nữa đến quản trị rủi ro.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các sản phẩm phái sinh cũng bắt đầu đượcgiới thiệu và xuất hiện trên thị trường Việt Nam Chính sự ra đời của những sản phẩmnày cũng tạo nên một tác động tâm lý to lớn về yêu cầu phòng ngừa rủi ro trong toànthể cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành thuốc BVTV.

1.2.2.3 Lợi ích quản trị rủi ro:

Đối với các doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, có nhiềuchủ sở hữu là các cổ đông, công ty quản trị rủi ro có hiệu quả với chi phí thấp hơn sovới trường hợp nếu chính bản thân cổ đông thực hiện quản trị rủi ro thông qua điềuchỉnh danh mục đầu tư cá nhân.

“Các công ty quản trị rủi ro để giảm thuế, giảm chi phí phá sản, bởi vì các nhà

Trang 20

đầu cơ khi có dịp, để kiếm được lợi nhuận kinh doanh chênh lệch hoặc để giảm rủi ro

tín dụng và từ đó làm giảm chi phí đi vay” (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang,

Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê năm 2007 [547].

Đối với doanh nghiệp ngành thuốc BVTV thường do một vài cá nhân làm chủsở hữu, không có sự khác biệt về chi phí giữa quản trị rủi ro của doanh nghiệp và cánhân chủ sở hữu, quản trị rủi ro có thể mang lại một số lợi ích sau:

- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi thế về khấu trừ thuếkhi đầu tư tài sản mới, các khoản lỗ chuyển sang…cũng như phát huy tối đa lá chắnthuế để gia tăng giá trị doanh nghiệp.

- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp ngành thuốc BVTV tránh rơi vào tình trạngphá sản, tiết kiệm chi phí phá sản.

- Quản trị rủi ro bảo đảm cho doanh nghiệp ngành thuốc BVTV có được trạngthái an toàn, tăng sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tưđúng đắn, tránh đầu tư lệch lạc Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợithế để tìm kiếm lợi nhuận.

- Một doanh nghiệp ngành thuốc BVTVcó chương trình quản trị rủi ro có hiệuquả sẽ hoạt động ổn định, được các đối tác và các tổ chức tài trợ vốn tin cậy, giảm rủiro tín dụng, từ đó làm giảm chi phí đi vay.

- Quản trị rủi ro có hiệu quả giúp doanh nghiệp ngành thuốc BVTV tránh đượctrường hợp bị sa vào tranh chấp, kiện tụng; giảm thiểu khả năng vi phạm pháp luậttrong kinh doanh.

- Hiện nay, với mức độ phát triển nhanh của thị trường chứng khoán, quản trịrủi ro mang tính chuyên nghiệp làm gia tăng giá trị thương hiệu, củng cố niềm tin củanhà đầu tư tạo ra lợi thế về giá cổ phiếu trên thị trường, tăng tính thanh khoản – mộttrong những yêu cầu bức thiết nhất hiện nay trên thị trường chứng khoán.

1.2.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro1.2.3.1 Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp

Trang 21

Rủi ro hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của mọidoanh nghiệp, không phân biệt quy mô và loại hình Nhưng mức độ ảnh hưởng của rủiro thì hết sức khác nhau giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô, hình thức tổchức của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, với bộ máy tổ chức đồng bộ, đội ngũchuyên gia chuyên nghiệp, chương trình quản lý rủi ro hoàn hảo, cơ chế kiểm tra, kiểmsoát chặt chẽ,… các doanh nghiệp này lại có đủ điều kiện để sử dụng các công cụ tàichính hiện đại để quản trị rủi ro Do vậy tác động tiêu cực của rủi ro thường được ngănchặn và giảm thiểu trong mức giới hạn cho phép Đối với doanh nghiệp ngành thuốcBVTV, do những hạn chế về quy mô, không có khả năng thiết lập chương trình quảntrị rủi ro đầy đủ như doanh nghiệp lớn, nên tác động tiêu cực của rủi ro thường rất nặngnề.

Mức độ tác động của rủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào hình thức tổ chức củadoanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vớicơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát,Giám đốc công ty… trong quá trình hoạt động các tổ chức này có sự quản lý, giám sátlẫn nhau Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có thể tiến hành kiểm toán nội bộ, yêu cầuBan giám đốc công ty xây dựng chương trình quản trị rủi ro và thực hiện các biện phápbảo đảm an toàn tài sản và các nguồn lực của công ty Trong các doanh nghiệp ngànhthuốc BVTV, thông thường chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là người quản lý doanhnghiệp, thiếu các cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc ra quyết định đầu tư thườngdo ý chí chủ quan của một vài người, chương trình quản trị rủi ro thường bị bỏ qua,nên khả năng xảy ra rủi ro cũng như mức độ tác động tiêu cực thường rất lớn.

1.2.3.2 Nhận thức của nhà quản trị

Việc nhận diện, đánh giá nguy cơ tiềm tàng, mức độ, tính chất nguy hiểm củarủi ro, việc xây dựng chương trình và chính sách chủ động phòng ngừa rủi ro ngày nay

Trang 22

vậy, nhận thức của nhà quản trị là một trong các nhân tố quan trọng quyết định đếncông tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

1.2.3.3 Sự phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh:

Thị trường các sản phẩm phái sinh ra đời và phát triển đã cung cấp cho cácdoanh nghiệp những công cụ có khả năng phòng ngừa rủi ro một cách chủ động vàhiệu quả Sự phát triển của thị trường này đã tác động đến việc xây dựng tâm lý phòngngừa rủi ro trong toàn thể xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp Các doanh nghiệpngành thuốc BVTV tuy có nhiều hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh đểphòng ngừa rủi ro, nhưng sự phát triển của thị trường này có tác động lớn đến việcnâng cao ý thức về phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp ngành thuốc BVTV.

1.2.4 Chương trình quản trị rủi ro

Rủi ro có thể xuất hiện theo những hình thức khác nhau tùy theo từng giai đoạnvà đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động của doanh nghiệp Việc thiết lập mộtchương trình quản trị rủi ro phù hợp là một cách để bảo vệ doanh nghiệp khỏi mắc phảinhững vấn đề không may có thể xảy đến bất cứ lúc nào “Nội dung cơ bản của mộtchương trình quản trị rủi ro phải bao gồm việc kết hợp chuyển đổi linh hoạt các quyếtđịnh kinh doanh với dự báo giá cả và sử dụng các công cụ tài chính hiện đại, được thực

hiện bởi một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro ở doanh nghiệp “PGS.TS Nguyễn Thị

Ngọc Trang, “Quản trị rủi ro”

* Một chương trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải đạt được các mục tiêu cụ thểchủ yếu sau:

- Xây dựng các nguyên tắc, quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kếhoạch kinh doanh có tính nhất quán và có thể kiểm soát.

- Hỗ trợ cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định đúng đắn, lập kếhoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo về hoạt độngkinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

Trang 23

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;bảo vệ và làm gia tăng giá trị cũng như hình ảnh doanh nghiệp.

- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực của doanh nghiệp.- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Một chương trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải thể hiện được những nộidung cụ thể sau: Xác định rủi ro, mô tả rủi ro, phân tích rủi ro, lượng hóa rủi ro, xếphạn rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo vể rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quytrình quản lý rủi ro.

1.2.5 Các phương thức quản trị rủi ro

- Quản trị rủi ro chủ động: Là phương thức quản trị rủi ro thông qua các chươngtrình, chính sách của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi ro ngay từ khi chúngcòn tiềm ẩn Các chính sách quản trị rủi ro thực hiện vừa giúp doanh nghiệp chủ độngné tránh rủi ro, giới hạn tác động rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận được, từ đógiúp doanh nghiệp tránh được các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi rothành cơ hội và làm tăng giá trị doanh nghiệp.

- Quản trị rủi ro thụ động: Là các biện pháp đối phó, khắc phục những hậu quảsau khi rủi ro đã xảy ra Tất nhiên khi rủi ro đã xảy ra, tổn thất đã rõ ràng, các giảipháp khắc phục sẽ khó có được kết quả như mong muốn.

1.2.6 Các công cụ phòng ngừa rủi ro

Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, với sự hỗ trợ của công nghệthông tin, thế giới ngày càng trở nên “phẳng hơn”, sự lưu thông và dịch chuyển cácnguồn tài chính cũng như các loại hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhưng chínhvì thế mà sự bất ổn cũng cao hơn, rủi ro cũng nhiều hơn và ngày càng trở nên khó dựbáo hơn Trước tình hình đó, thị trường xuất hiện nhu cầu về các phương thức quản trịrủi ro một cách năng động và chủ động hơn Đó là nguyên nhân ra đời của các công cụphòng ngừa rủi ro Các công cụ này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển giao

Trang 24

điểm ngành nghề hoạt động của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụquản trị rủi ro khác nhau mục tiêu khác nhau, nhưng chủ yếu là để quản trị các rủi roliên quan đến độ bất ổn của lãi suất, của giá cả hàng hóa và của tỷ giá Các công cụquản trị rủi ro phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:

- Hợp đồng kỳ hạn (forwards): là loại công cụ quản trị rủi ro ra đời sớm nhất,đơn giản nhất trong các sản phẩm phái sinh, xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro nhữngbất ổn liên quan đến giá cả hàng hóa Đây là loại hợp đồng giữa hai bên – người muavà người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏathuận ngày hôm nay.

- Hợp đồng giao sau (future): cũng là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổnvề giá cả hàng hóa, là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặc bántài sản vào một ngày tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay Hợp đồng giao saulà sự phát triển của hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống hợp đồng kỳ hạn,nhưng loại hợp đồng này được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn giao dịchgiao sau.

- Quyền chọn (options): dùng công cụ này để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, giá cổphiếu trong tương lai Thực chất Otions là hợp đồng giữa người mua và người bán,trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tàisản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay Người muaquyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn Người bán quyềnchọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếungười mua muốn thế Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call),một quỳên chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put) Hầu hết các quyền chọnchúng ta quan tâm là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như các loại ngoạitệ, cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại thoả thuận tàichính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, và bảo hiểm cũng là một hìnhthức khác của quyền chọn Ngoài ra, bản thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản

Trang 25

công ty Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyềnchọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắtbuộc phải thực hiện giao dịch Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua vàbán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tàisản với giá cố định nếu giá tri của nó thay đổi.

- Quyền chọn trên hợp đồng giao sau là một kết hợp của thị trường giao sau vàthị trường quyền chọn Quyền chọn trên thị trường giao sau cho người mua quyềnđược mua hoặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong tương lai với giá cốđịnh vào ngày hôm nay

- Hoán đổi (swaps): sử dụng công cụ này nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãisuất hoặc cả hai Hoán đổi là Hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền,một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiềntrong một khoảng thời gian xác định Ví dụ, một bên đối tác đang nhận được một dòngtiền từ một khoản đầu tư, nhưng lại thích một loại đầu tư khác với dòng tiền mà mìnhđang thị hưởng Bên đối tác này sẽ liên lạc với một dealer hoán đổi, thường là mộtcông ty hoạt động trên OTC, và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch Tuỳthuộc vào lãi suất hay giá sau đó thay đổi như thế nào mà một bên sẽ thu được lợinhuận hay là bị lỗ Lãi của bên này chính là lỗ của bên kia Có 4 loại hoán đôỉ là hoánđổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá Cũng giốngnhư hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ.Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn Nó là cải tiến tài chínhmới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạnvà rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụngcủa hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.

Trong thị trường tài chính, các sản phẩm phái sinh là hàng hoá được giao dịch,bản thân các sản phẩm này cũng mang lại lợi nhuận hoặc thua lỗ cho người mua và bán

Trang 26

(với ý nghĩa là nhà đầu cơ) Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, doanh nghiệp cóthể chuyển rủi ro mà họ không mong muốn cho các đối tác khác.

Hiện nay, tuy còn đơn sơ nhưng thị trường Việt Nam cũng đã triển khai một vàicông cụ cho các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro cho mình như: các Option tiềntệ, hoán đổi (Swaps)

Tuy các sản phẩm phái sinh là những công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, nhưng doyêu cầu về quy mô hợp đồng giao dịch và chi phí bỏ ra, việc sử dụng các công cụ nàyđể quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp ngành thuốc BVTV cũng rất hạn chế.

1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số công ty Bảo vệ thực vật hàng đầu ViệtNam:

Với các công ty đa quốc gia thì sự tồn tại hay diệt vong của một doanh nghiệpnhiều khi bắt nguồn từ chính hoạt động quản trị rủi ro và ứng phó với khủng hoảng.

Ông Richard Whittington, giáo sư quản lý tại trường Cranfield School ofManagement, cho rằng: “Hiện nay tình hình đối với các doanh nghiệp khó khăn hơntrước rất nhiều, các công ty trước đây thường có nhiều thời gian để nghĩ trước khi phảnứng thế nhưng nay họ phải phản ứng rất nhanh nhạy”.

Với bề dày về kinh nghiệm quản trị rủi ro toàn cầu của mình, các công ty đaquốc gia kinh doanh ngành vật tư nông nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh trên thịtrường toàn cầu để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, tiền tệ và dòng tiền.

Syngenta Group và Bayer là hai Doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu ở ViệtNam có đầy đủ bộ máy về quản trị rủi ro Họ có bộ phận chuyên trách về quản trị rủi roở Việt Nam dưới sự điều hành của CFO từ Singapore Các DN này sử dụng các côngcụ như quyền chọn (Options) tiền tệ, hợp đồng Hoán đổi(Swaps) tiền tệ hoặc lãi suấtđể bảo vệ thu nhập và giảm thiểu chi phí lãi vay.

Với các DN ngành thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam, chủ yếu vài DN hàng đầumới có bộ phận kiểm soát nội bộ kiêm quản trị rủi ro tổng thể Các DN này với quy môđủ lớn mới có thể sử dụng các công cụ phái sinh Công cụ phòng ngừa thường sử dụng

Trang 27

nhất là quyền chọn ngoại tệ mà chủ yếu là đồng dollar Mỹ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá,Hợp đồng Hoán đổi chỉ hai DN sử dụng và các tổ chức tham gia bán các sản phẩmphái sinh này là Ngân hàng Agribank, HSBC, BIDV, Standard Chartered

Đại đa số các DN ngành thuốc BVTV còn lại chưa có bộ phận chuyên tráchkiểm toán nội bộ cũng như quản trị rủi ro toàn diện nên lời khuyên dành cho các DNnày là hãy tìm cho mình những nhà tư vấn có chất lượng và hãy lưu ý hai cảnh báosau:

+ Dù giáo sư Whittington cho rằng việc tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoàimang lại nhiều giá trị, Brian Leach cảnh cáo rằng cách tiếp cận này có điểm bất lợi:“Người ta có thể đưa ra lời khuyên độc lập trong 1 năm đầu tiên hoặc hơn thế nữa thếnhưng sau đó còn được như vậy hay không lại là chuyện khác Nếu chi phí thuêchuyên gia bên ngoài rẻ, có thể quên những lời họ nói đi Nhưng nếu chi phí lớn, chấtlượng lời khuyên sẽ tùy vào phí.”

+ Một khi bộ máy quản trị rủi ro đã tập hợp được các phương án tối ưu để xử lýnhững rủi ro khi xảy ra, nếu có một phương án mang lại sự nguy hiểm thì khả năngphương án này được thực thi là rất cao Chúng ta đang nói tới Định luật Murphy: "Nếutrong kinh doanh nghiêm túc có cách làm nguy hiểm, người ta sẽ làm theo cách đó".Cho đến nay, chúng ta đều thấy, dường như định luật Murphy chi phối mọi hoạt độngcủa con người: trong nhiều phương án tối ưu phát triển một hoạt động nào đó, nếutrong đó có một phương án không tối ưu, khi triển khai, người điều hành sẽ thực hiệntheo phương án đó

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học cả trong nướcvà ngoài nước, tác giả đã tổng hợp và trình bày khái quát những lý luận cơ bản về:Rủi ro và quản trị rủi ro; phân tích và chỉ rõ trong hoạt động của doanh nghiệp ngànhthuốc BVTV phải đối diện với nhiều loại rủi ro; phân tích mối quan hệ giữa rủi ro vàhoạt động của doanh nghiệp; đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến quản trị rủiro; nghiên cứu và giới thiệu về chương trình quản trị rủi ro, phương thức quản trị rủiro và các công cụ phòng ngừa rủi ro Kinh nghiệm từ các công ty hàng đầu thế giới vềcông tác quản trị rủi ro Các vấn đề lý luận trên sẽ tiếp tục được đối chiếu, so sánhvới thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong các DNNVV ở Việt Nam, sẽ được trìnhbày trong Chương II của luận văn.

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁCDOANH NGHIỆP NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

2.1TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT2.1.1 Vai trò và vị thế của ngành thuốc BVTV:

Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới có lịch sử lâu đời gắng liền với nềnvăn hóa lúa nước Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nền nông nghiệp nước ta đã đóng vaitrò quyết định trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam trước đây và cảtrong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Với 60% lao độnglàm nông nghiệp, Việt Nam đang có những thế mạnh về những sản phẩm nông nghiệpkhông chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước với dân số hơn tám mươi triệu người màcòn xuất khẩu những sản phẩm như gạo, cà phê, tiêu… mang về lượng ngọai tệ quantrọng phục vụ quá trình hiện đại hóa ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nóichung.

Năm 2010, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 19,15 tỷ USD, một con số kỷ lục từtrước đến nay Nhằm phát huy thế mạnh của ngành nông nghiệp trong những năm tớicần phải đảm bảo về năng suất và chất lượng sản phẩm cung ứng trong đó nhân tốquan trọng không thể thiếu là các sản phẩm vật tư nông nghiệp Đây là biện pháp hữuhiệu nhất trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng nhằm tránh khỏi các loại dịch hạinhanh chóng và hiệu quả nhất Trong thời gian vừa qua, các loại dịch hại như rầy nâu;bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; đạo ôn… trên cây lúa đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh thànhtrên cả nước như Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất cảnước với diện tích canh tác là 2,5 triệu hecta/vụ; rau quả; cây ăn trái và cây côngnghiệp có diện tích canh tác khoảng 120.000 hecta mà nếu không sử dụng thuốc bảo vệthực vật để bảo vệ, ngăn chặn và tiêu diệt thì sẽ gây thiệt hại đến năng suất cây trồngkhoảng từ 35% đến 40% Đây là khoảng thiệt hại không chỉ ngành nông nghiệp mà cònảnh hưởng nền kinh tế, đến đời sống của người dân mà đại đa số là người nông dân

Trang 30

trong ngành nông nghiệp nhằm bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, tránh tác hạicủa dịch hại nói chung Các loài động thực vật xuất hiện rất phong phú không nhữngvề chủng loại mà còn phát triển về mật độ và số lượng như côn trùng, vi sinh vật, cỏdại Những sinh vật này nếu không bị can thiệp ngăn cản, chúng sẽ phát triển rấtnhanh, không ngừng tấn công và gây hại cho các loại cây trồng trong sản xuất nôngnghiệp Các loài sinh vật gây hại trong nông nghiệp, lâm nghiệp này được gọi chung làdịch hại Theo thống kê của các nhà nghiên cứu trên thế giới thì tác hại của chúng là rấtlớn, có thể làm cho năng suất cây trồng bị giảm đến 30%, thậm chí là 100% Theo tổchức FAO thì chỉ riêng cỏ dại, nếu được diệt trừ tốt đã có thể đem lại một sản lượnglương thực đủ nuôi cả hàng trăm triệu người Do vậy, phòng trừ dịch hại là một việclàm không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp Phòng trừ dịch hại có khá nhiều biệnpháp, nhưng đến nay thì biện pháp hóa học vẫn tỏ ra rất hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Chính vì vậy, cũng như nông dân trên thế giới, nông dân Việt Nam đang ngàycàng sử dụng các chất hóa học ngày càng nhiều cho cây trồng Cùng với các chất sinhhọc và phi hóa học khác dùng để trừ dịch hại được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật.Trước nhu cầu của nông dân Việt Nam về vật tư thuốc bảo vệ thực vật ngày càng caonhư vậy nên đã tạo ra một thị trường kinh doanh thuốc BVTV ngày càng sôi động, rấtđa dạng về chủng loại và nhiều về số lượng Để tham gia cung ứng sản phẩm cho thịtrường thuốc BVTV, hiện nay đã có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia, từ một côngty nhỏ chỉ làm công tác bán buôn thuần túy đến nhiều công ty sản xuất nổi tiếng trênthế giới đều có mặt ở thị trường này Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam là một nềnkinh tế đang phát triển và tầng lớp nông dân còn rất nghèo nên khả năng sử dụng vốnđể đầu tư trong sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế Vì vậy, tuy thị trường thuốcBVTV ở Việt Nam có sôi động nhưng tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ còn khá thấp sovới các thị trường khác trong khu vực.

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam liên tục có tốc độ tăng trưởng caođã làm thay đổi phần nào của hoạt động kinh tế nông thôn Trong môi trường hội nhập,

Trang 31

thị trường nông dược Việt Nam cũng nhanh chóng hòa nhập vào thị trường thế giới,lưu lượng trao đổi hàng hóa trong nước với nước ngoài ngày càng cao làm cho ngườidân nhanh chóng tiếp cận với những sản phẩm mới có nhiều ưu điểm hơn và mạnh dạnchuyển qua sử dụng Chính những yếu tố trên đã khẳng định được Việt Nam hiện nayđang trở thành thị trường tiềm năng đối với việc tiêu thụ vật tư thuốc BVTV trongnông nghiệp.

+ Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV: Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập

khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam tháng 11/2010 đạt 62,8 triệu USD,tăng 44,5% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổngkim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam 11 tháng đầu năm2010 đạt 477 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,6% trong tổngkim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 11 tháng đầu năm 2010.

Bảng 2.1 Giá trị nhập khẩu các loại thuốc BVTV 11 tháng đầu năm 2010:

Loại thuốcGiá trị nhập khẩu

Trung Quốc dẫn đầu thị trường về kim ngạch cung cấp thuốc trừ sâu và nguyênliệu cho Việt Nam 11 tháng đầu năm 2010, đạt 199 triệu USD, tăng 13,4% so với cùngkỳ, chiếm 41,8% trong tổng kim ngạch.

Bảng 2.2: Thị trường cung cấp thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam 11 thángđầu năm 2010

Trang 33

Hiện nay, theo số liệu thống kê từ Cục BVTV, trong năm 2010, hiện cả nước cókhoảng 300 Doanh nghiệp (DN) trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài kinhdoanh sản phẩm thuốc BVTV, trong đó số lượng DN trong nước chiếm 60% Có thểnói, Việt Nam hiện nay là một thị trường tiêu thụ thuốc BVTV đầy tiềm năng nênkhông khó nhận ra xu hướng các tập đoàn, công ty nước ngoài có uy tín đang thâmnhập một cách mạnh mẽ, nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO.

Bảng 2.3: Mười công ty kinh doanh thuốc BVTV hàng đầu tại Việt Nam:

Đvt: triệu USD

Năm 200911 tháng 2010Nhập

Tỷtrọng

Trang 34

2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của các DN ngành thuốc BVTV:

Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là thuốc BVTV, hiện nay, nhiều doanh nghiệpmở rộng hoạt động theo xu hướng đa ngành:

- Sản xuất, mua bán hoá chất ( trừ hoá chất có tính độc hại mạnh ), phân bón.- Sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp.

- Dịch vụ bảo vệ thực vật, cung cấp giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt.- Cho thuê kho, văn phòng, máy móc thiết bị sản xuất ngành nông dược, xe tải

2.2.THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CÁCDOANH NGHIỆP NGÀNH THUỐC BVTV

2.2.1 Nhận diện rủi ro tài chính các DNTBVTV2.2.1.1 Rủi ro lãi suất:

Đặc thù các DNTBVTV là kinh doanh vật tư nông nghiệp gắn liền tính thời vụvà thường là ba tháng đến một năm nên nguồn vốn vay luôn là yếu tố cực kỳ quantrọng trong tài chính các doanh nghiệp này Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, doanhnghiệp chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, nhiều trường hợp phải huyđộng từ thị trường tín dụng phi chính thức với lãi suất cao Trong một vài năm gầnđây, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thường xuyên biến động và đôikhi không tuân theo một qui luật nào Năm 2006 khi mà chỉ số CPI giảm, kéo theolãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm, các ngân hàng thương mạivẫn điều chỉnh tăng lãi suất Sang năm 2008 trước tác động của lạm phát, lãi suấtngân hàng có thời điểm đã tăng lên đến 21%/năm Từ cuối năm 2008 và sang năm2009, trước tác động của giảm phát và suy thoái kinh tế, lãi suất đã giảm xuống,xoay quanh mức 10%/năm Tuy nhiên các doanh nghiệp đã ký hợp đồng vay vốnvới lãi suất cao từ giữa năm 2008 vẫn phải chịu mức lãi suất cao theo hợp đồng đãký trước đây.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thật sự trở thành kênh huy động vốnmột cách hiệu quả Trong khi các doanh nghiệp nói chung và ngành Thuốc BVTV nói

Trang 35

riêng luôn thiếu vốn vì vậy vốn vay từ tổ chức tín dụng là kênh huy động chính để tàitrợ vốn lưu động cũng như các dự án trung và dài hạn cho DN.

Theo Báo Cáo Tài Chính đến 31/10/2010, Công ty CP BVTV Sài Gòn sử dụngnợ vay chiếm 35,29 % tổng nguồn vốn (tương đương 168 tỷ đồng) Như vậy lãi suấttăng bình quân 32% (từ 10% do được khuyến khích từ suy giảm kinh tế lên 14,4% vàcuối 2010 tăng lên 19 %) làm cho khoản lãi vay mà Công ty phải trả tăng thêm 32%.Đây là chi phí ngoài kế hoạch sẽ làm giảm đáng kể khoản lợi nhuận trong năm 2010.

Báo Cáo Tài Chính Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ đến31/12/2010 Khoản vay và nợ ngắn hạn phải trả là 572.677.466.908 đồng chiếm69,82% tổng nguồn vốn của DN Khoản lãi vay phải trả năm 2009 là 41.061.034.634đồng nhưng năm 2010 lãi vay phải trả tăng lên 89.046.819.431 đồng trong khi khoảnvay và nợ ngắn hạn giảm tương đương 78 tỷ đồng Theo Báo cáo Kết quả hoạt độngkinh doanh quí 1/2011, Lãi vay phát sinh là 20,32 tỷ tăng 111% so với cùng kỳ nămtrước.

16Lãi suất tiền gửi VNĐ (%/năm)

Biểu đồ 2.1.a: Biểu đồ biến động lãi suất các kỳ hạn năm 2010

Mười tháng đầu năm 2010, lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín

Trang 36

10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm Từ đầu tháng 11, lãi suất huy động và cho vaynhích lên một chút tăng khoảng 1,5%/năm, huy động và cho vay vốn tiếp tục tăng, bảođảm khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, từ ngày 7 đến 10/12, lãi suất huy động VND tăng đột biến lên 18% Một trong những điểm nhấn quan trọng là ngân hàng Techcombank huy độngtiết kiệm "3 ngày vàng" với lãi suất 17%, tăng 3% so với lãi suất của các tổ chức tíndụng khác, đã tác động làm tăng đột biến lãi suất trên thị trường tiền tệ và làm dịchchuyển mạnh tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng.

17-Biểu đồ biến động lãi suất

Biểu đồ: 2.1.b: Biểu đồ so sánh các loại lãi suất năm 2010-2011

Những tháng cuối năm 2010 đầu năm 2011, sự biến động thất thường của lãisuất lại tiếp tục tái diễn gần giống như kịch bản cuối năm 2008 Ngân Hàng NhàNuớc (NHNN) thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đã liêntục có những động thái điều chỉnh làm lãi suất cho vay biến động lớn:

Trang 37

Bảng 2.4: Bảng thống kê biến động lãi suất năm 2010 - 2011:

NgàyLS tái chiếtkhấu/năm

LS tái cấpvốn/năm

LS huyđộng/năm

LS chovay/năm

2.2.1.2 Rủi ro tỷ giá:

Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã phải hai lần điều chỉnhtỷ giá Lần thứ nhất vào ngày 11/2, NHNNVN tăng tỷ giá thêm 3%, lên mức 18.544VND/USD Đến ngày 17/8, NHNNVN lại điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hànglên 18.932 VND/USD (tăng gần 2,1%), biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên +/-3%.

Cũng từ thời điểm này, giá USD trên thị trường tự do bắt đầu đà tăng không phanh.Vào các tháng cuối năm 2010, người người, nhà nhà rút tiền mua vàng, USD tích trữ vìlo ngại VND mất giá, khiến một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư không được lưuthông qua hệ thống ngân hàng hay đầu tư vào sản xuất kinh doanh Có thời điểm, cácnhà đầu tư còn xôn xao tin đồn tỷ giá có thể lên tới 23.000 VND/USD do một số nhậnđịnh từ một vài tổ chức nước ngoài.

Trang 38

Biểu đồ 2.2:Diễn biến tỷ giá USD/VND

(01/2010 – 02/2011)

21500Tự do mua

21000Tự do bánTỷ giá trung bình các NHTM20500

Nguồn: BSC, Bloomberg

Đánh giá của NHNNVN cũng cho thấy, từ tháng 10 đến nay, thị trường ngoại tệvà tỷ giá có diễn biến phức tạp, tỷ giá mua, bán thực tế của doanh nghiệp biến độngtheo tỷ giá trên thị trường tự do (thường thì tỷ giá trên thị trường tự do cao hơn tỷ giácủa các ngân hàng khoảng 1.500 đồng).

Đầu vào nguyên vật liệu của các DN ngành Thuốc BVTV từ nhập khẩu Bìnhquân, mỗi DN dành từ 50% đến 70% giá trị hàng bán để thanh toán tiền nguyên vậtliệu đầu vào Sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập đã làm chonhân tố biến động tỷ giá trở thành một trong những rủi ro gây ra nhiều bất ổn cũng nhưtổn thất nhất cho các DN Chính sách giá luôn có độ trễ của nó và việc điều chỉnh giábán thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch mua hàng của các đại lý cũng như doanhthu của DN.

Trang 39

Biểu đồ 2.3: Thay đổi tỷ giá USD so với các đồng tiềnChâu Á (01/2010- 01/2011)

1Malaysian ringgit

Thai bahtTaipei dollarSingapore dollarPhilippine pesoIndonesian rupiahChina renminbiKorean wonHong Kong dollarVietnamese dong

Nguồn: BSC, Bloomberg

2.2.1.3 Rủi ro biến động giá cả hàng hóa (lạm phát):

Những năm gần đây, vấn đề lạm phát luôn là một trong những thách thức lớn nhấttrong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Việt Nam.

Trang 40

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các chỉ số cơ bản năm 2009 – 2010:Chỉ số cơ bản 2009Năm Năm2010 Dự báo 2011GDP (%) 5.32%6.78%6,5% - 6,7%

GDP (tỷ USD, giá hiện hành) 85,1101,5116

Thâm hụt thương mại (tỷ USD) 12.812.412 -14

FDI cam kết (tỷ USD) 22.618.620

FDI giải ngân (tỷ USD) 101112 - 15

Nguồn: Bloomberg, BSC

Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện nay, kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ ưutiên hàng đầu đã được Thủ tướng nêu lên trong kỳ họp chính phủ định kỳ đầu năm2011 Dưới áp lực tăng giá dầu thô, giá vàng và lạm phát của thế giới, giá xăng dầutrong nước đã điều chỉnh tăng 2 lần từ đầu năm Xăng tăng từ 16.400 lên 21.300đ/líttương đương 30%, giá điện cũng tăng trên dưới 15% và mặt bằng giá mới đã đượcthiết lập Vấn đề lạm phát chưa có dấu hiệu chững lại đã gây áp lực lớn đến mục tiêubảo toàn vốn cho hầu hết các doanh nghiệp.

Với chỉ số CPI dự kiến vượt 17% trong năm 2011, kế hoạch phân phối lợinhuận có thể bị phá vỡ do áp lực chi cổ tức bằng tiền mặt tăng Mục tiêu củng cố tiềmlực tài chính từ lợi nhuận giữ lại có thể bị ảnh hưởng.

So sánh lạm phát ở Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN qua các năm.Theo biểu đồ so sánh, đồng nội tệ của Việt Nam so với đô la Mỹ mất giá mạnh hơn sovới các đồng nội tệ khác trong khu vực Đông Nam Á Đây là lợi thế đối với các doanh

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Giá trị nhập khẩu các loại thuốc BVTV 11 tháng đầu năm 2010: - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.1 Giá trị nhập khẩu các loại thuốc BVTV 11 tháng đầu năm 2010: (Trang 31)
Bảng 2.3: Mười cơng ty kinh doanh thuốc BVTV hàng đầu tại Việt Nam: - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.3 Mười cơng ty kinh doanh thuốc BVTV hàng đầu tại Việt Nam: (Trang 33)
Dưới nhiều hình thức thỏa thuận, lãi suất huy động lên đến 17%/năm, lãi suất cho vay theo mặt bằng chung là 20%/năm thậm chí cĩ doanh nghiệp vay lãi suất tương đương 21% nếu tính cả phí kèm theo - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
i nhiều hình thức thỏa thuận, lãi suất huy động lên đến 17%/năm, lãi suất cho vay theo mặt bằng chung là 20%/năm thậm chí cĩ doanh nghiệp vay lãi suất tương đương 21% nếu tính cả phí kèm theo (Trang 37)
Bảng 2.4: Bảng thống kê biến động lãi suất năm 2010- 2011: - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.4 Bảng thống kê biến động lãi suất năm 2010- 2011: (Trang 37)
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các chỉ số cơ bản năm 2009 – 2010: - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp các chỉ số cơ bản năm 2009 – 2010: (Trang 40)
Trong bảng kết quả điều tra trên, tác giả đưa ra 5 loại rủi ro phổ biến để các đại diện doanh nghiệp lựa chọn loại rủi ro mà DN mình thường găp nhất - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
rong bảng kết quả điều tra trên, tác giả đưa ra 5 loại rủi ro phổ biến để các đại diện doanh nghiệp lựa chọn loại rủi ro mà DN mình thường găp nhất (Trang 44)
Bảng 2. 7- Thống kê thăm dị mức độ quan ngại rủi ro - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2. 7- Thống kê thăm dị mức độ quan ngại rủi ro (Trang 46)
Bảng 2. 8- Thống kê thăm dị loại rủi ro DN Thuốc BVTV quan ngại: - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2. 8- Thống kê thăm dị loại rủi ro DN Thuốc BVTV quan ngại: (Trang 47)
Bảng 2.9- Thống kê thăm dị ý kiến về tác dụng của quản trị rủi ro trong các DNTBVTV - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.9 Thống kê thăm dị ý kiến về tác dụng của quản trị rủi ro trong các DNTBVTV (Trang 49)
Bảng 2.10- Thống kê thăm dị thực trạng áp dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.10 Thống kê thăm dị thực trạng áp dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV (Trang 50)
Bảng 2.11- Thống kê thăm dị thực trạng quản trị ngừa rủi ro trong các DNTBVTV - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.11 Thống kê thăm dị thực trạng quản trị ngừa rủi ro trong các DNTBVTV (Trang 51)
Bảng 2.13- Thống kê thăm dị mức độ am hiểu các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.13 Thống kê thăm dị mức độ am hiểu các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV (Trang 52)
Bảng 2.12- Thống kê thăm dị mức độ am hiểu các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV. - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.12 Thống kê thăm dị mức độ am hiểu các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV (Trang 52)
Bảng 2.14- Thống kê thăm dị thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh như là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 2.14 Thống kê thăm dị thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh như là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro trong các DNTBVTV (Trang 53)
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỒNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
2 BẢNG TỒNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 95)
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỒNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA - Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật
2 BẢNG TỒNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w