KIỂM TRA ÔN TẬP CHƯƠNG AMIN

4 327 12
KIỂM TRA ÔN TẬP CHƯƠNG AMIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIEM TRA ON TAP CHUONG AMIN

ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 60 phút; Mã đề thi 134 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Dãy gồm các dd nào sau đây đều tác dụng với dd HCl và dd NaOH trong những điều kiện thích hợp nếu có. A. (HCOO) - ( NH 3 CH 3 ) + ; CH 3 COOCH 3 ; NH 2 -CH 2 -COOH. B. NH 2 -CH 2 -COOH; CH 3 COOH; NH 4 HCO 3 ; CH 3 COOCH 3 C. CH 3 -NH 3 + Cl - ; CH 3 COOCH 3 ; C 6 H 5 NH 2 ; CH 3 COONH 4 D. CH 3 COONH 4 ; CH 3 -CH(NH 2 )-COOH; NH 4 HSO 4 Câu 2: Từ aminoaxit có CTPT C 3 H 5 O 2 N có thể tạo được bao nhiêu polime ? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 3: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư), được dung dịch Y. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch Y cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp X là: A. CH 3 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH; CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH B. CH 3 CH(NH 2 )COOH; CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH C. H 2 NCH 2 COOH; CH 3 CH(NH 2 )COOH D. CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH; CH 3 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH Câu 4: Phát biểu không đúng là: A. Trong dd H 2 N-CH 2 -COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. B. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. C. Hợp chất H 2 N-CH 2 -COOH 3 N-CH 3 là este của glixin D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. Câu 5: Hiện tựơng nào sau đây được mô tả không chính xác ? A. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dd anilin xuất hiện màu xanh. B. Nhúng quỳ tím vào dd etyl amin thấy qùi tím chuyển màu xanh. C. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dd anilin thấy có kết tủa trắng. D. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđroclorua làm xuất hiện "khói trắng". Câu 6: Lấy 97,5 gam benzen đem nitro hóa, thu được nitrobenzen (hiệu suất 80%). Đem lượng nitrobenzen thu được khử bằng hiđro nguyên tử mới sinh (đang sinh) bằng cách cho nitrobenzen tác dụng với bột sắt trong dung dịch HCl có dư (hiệu suất 100%), thu được chất hữu cơ X. Khối lượng chất X thu được là: A. 129,50 gam B. 116,25 gam C. 93,00 gam D. 103,60 gam Câu 7: Khi cho muối tác dụng với dung dịch KOH ta thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có KNO 3 , etylmetylamin thì công thức cấu tạo của muối có thể là: A. C 3 H 10 N 2 O 3 B. C 3 H 7 –NH 3 + NO 3 - C. CH 3 –CH 2 –NH 2 -CH 3 .HNO 3 D. C 3 H 5 –NH 2 .HNO 3 Câu 8: Có các dd riêng biệt sau: C 6 H 5 NH 3 + Cl - , H 2 N-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH, Cl - H 3 N + -CH 2 -COOH, HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH, H 2 N-CH 2 -COOH, H 2 N-CH 2 -COONa. Số lượng các dd có pH < 7 là: Trang 1/4 - Mã đề thi 134 A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 9: Trong số các phát biểu sau về anilin? (1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH. (2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím. (3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime. (4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4) Câu 10: Protein phản ứng với Cu(OH) 2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là A. màu da cam B. màu tím C. màu vàng D. màu đỏ Câu 11:Cho 0,1 mol aminoaxit X phản ứng hết với 400ml dung dịch HCl 0,25M tạo thành 12,55g muối khan. X có công thức cấu tạo là: A. H 2 NCH 2 CH(NH 2 )COOH B. CH 3 CH(NH 2 )COOH C. CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH. D. (NH 2 ) 2 C 3 H 5 COOH Câu 12: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C 3 H 7 NO 2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H 2 NCH 2 COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH 2 =CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. CH 3 NH 2 và NH 3 . B. CH 3 OH và CH 3 NH 2 . C. CH 3 OH và NH 3 . D. C 2 H 5 OH và N 2 . Câu 13:Từ glyxin và alanin có thể tạo ra tối đa mấy đipeptit ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14: Cho 20g hỗn hợp X gồm ba amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68g muối. Xác định thể tích HCl đã dùng ? A 16ml B. 32ml C. 160ml D. 320ml Câu 15: Sắp xếp tính bazơ các chất sau theo thứ tự tăng dần. A. C 6 H 5 NH 2 <NH 3 <C 2 H 5 NH 2 B. NH 3 <C 2 H 5 NH 2 <C 6 H 5 NH 2 C. C 2 H 5 NH 2 <NH 3 < C 6 H 5 NH 2 D. C 6 H 5 NH 2 <C 2 H 5 NH 2 <NH 3 Câu 16 : Cho dãy các chất: CH 2 =CHCl, CH 2 =CH 2 , CH 2 =CH-CH=CH 2 , H 2 NCH 2 COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là A. 0,3 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,4 Câu 18: Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dd FeCl 2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây? A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl 2 . B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl 2. C. . Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl 2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr. D. Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl 2 Câu 19: Nilon–6,6 là một loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. Câu 20. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,96 lít khí CO 2 , 1,12 lít khí N 2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 8,1 gam H 2 O. Công thức phân tử của X là A. C 2 H 7 N. B. C 4 H 9 N. C. C 3 H 7 N. D. C 3 H 9 N. Câu 21: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai? A. CH 3 –N-CH 3 B. H 2 N-[CH 2 ] 6 -NH 2 C. CH 3 –NH-CH 3 D. C 6 H 5 NH 2 CH 3 Trang 2/4 - Mã đề thi 134 Câu 22: CH 3 -CH(CH 3 ) – CH(NH 2 ) – COOH có tên gọi là A. axit 2-amino-2-metylbutanoic. B. axit 2-amino-3-metylpentanoic. C. axit 2-amino-3-metylbutanoic D. axit 3-amino-2-metylbutanoic. Câu 23: Axit 2-aminoetanoic(H 2 N-CH 2 -COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây A. K 2 SO 4 , NaOH, Mg(OH) 2 . B. HCl, NaOH, CH 3 OH. C. Na 2 SO 4 , Cu(OH) 2 , H 2 . D. Ag, CH 3 OH, Cu(OH) 2 . Câu 24:Tên gọi tắt của peptit sau là: H 2 N – CH 2 – CO – NH – CH – CO – NH – CH 2 – COOH CH 3 A. Ala-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Ala. C. Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Câu 25:Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit Y thì thu được 2 mol alanin, 1 mol valin và 2 mol glyxin. Khi thủy phân không hoàn toàn Y thì thu được các đipeptit Ala-Val, Val-Ala và tri peptit Ala- Gly-Gly. Trình tự các α - amino axit trong Y là A. Ala–Val–Ala–Gly –Gly B. Val–Ala–Ala–Gly–Gly C. Gly–Ala–Ala–Val–Ala D. Gly–Ala–Ala–Ala–Val Câu 26. Cho X là một amino axit. Khi cho 0,01mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 160ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,91gam muối khan . Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 6,25gam dung dịch NaOH 6,4%. Công thức cấu tạo của X là A. NH 2 C 3 H 6 COOH B. (NH 2 ) 2 C 3 H 3 (COOH) 2 C. (NH 2 )C 3 H 4 (COOH) 2. D. (NH 2 ) 2 C 3 H 5 COOH Câu 27: Tên thay thế của Valin là: A. Axit 2 – aminopropanoic C. Axit 1 – aminopentan – 1,4 – đioic B. Axit 2 – amino – 3 – metylbutanoic D. Axit α - aminoisovaleric Câu 28: Để làm sạch ống nghiệm chứa anilin, ta thường dùng A. Dung dịch NaOH B. xà phòng C. Nước D. Dung dịch HCl Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam B. Etylamin phan ứng với axit nitro ở nhiệt độ thường sinh ra bọt khí C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng thu được muối điazoni Câu 30: Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C 7 H 9 N là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 31: Cho 0,1 mol anilin vào dung dịch brom dư. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 33 gam B. 31 gam C. 33,3 gam D. 31,4 gam Câu 32: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -COOH. B. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH. C. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -COOH. D. H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng A. Phân tử peptit mạch hở có số liên kết peptit bao giờ cũng nhiều hơn số gốc α-amino axit B. Phân tử peptit mạch hở tạo bởi n gốc α-amino axit có chứa (n – 1) liên kết peptit C. Các peptit đều có phản ứng với Cu(OH) 2 tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng D. Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit Câu 34: Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng? Trang 3/4 - Mã đề thi 134 A. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống. B. Muối đinatriglutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính) C. Axitglutanic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan. D. Các aminoaxit (nhóm NH 2 ở vị số 6, 7 .) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon. Câu 35: Tripeptit là hợp chất A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit. Câu 36: Phát biểu đúng là A. Khi thuỷ phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α - aminoaxit B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH) 2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm C. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thuỷ phân xenlulozơ thành mantozo D. Axit nucleic là este của axit photphoric và glucozo Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng về enzim? A. Hầu hết các enzim có bản chất protêin B. Enzim có khả năng làm xúc tác cho quá trình hóa học C. Mỗi enzim xúc tác cho rất nhiều chuyển hóa khác nhau D. Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim thường nhanh hơn đến 10 9 - 10 11 lần Câu 38: Xúc tác enzim có đặc điểm nào sau đây? A. Xúc tác enzim có tính chọn lọc rất cao và tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, thường gấp 10 9 đến 10 11 lần tốc độ của cùng phàn ứng nhờ xúc tác hoá học. B. Xúc tác enzim tuy không có tính chọn lọc cao nhưng tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, thường gấp 10 9 đến 10 11 lần tốc độ của cùng phàn ứng nhờ xúc tác hoá học. C. Xúc tác enzim có tính chọn lọc rất cao tuy nhiên tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim thấp hơn so với xúc tác hoá học của cùng phản ứng D. Xúc tác enxim không có tính chọn lọc cao và tốc độ phan ứng nhờ xúc tác enzim gần bằng so với xúc tác hoá học của cùng phản ứng. Câu 39: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biết dc các dd: glucozơ, glixerol, etanol, anbumin. A. dd NaOH B. dd HNO 3 C. dd AgNO 3 D. Cu(OH) 2 Câu 40: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit A. Lipit B. Protein C. Xenlulozơ D. Glucozơ -------Hết-------- Trang 4/4 - Mã đề thi 134

Ngày đăng: 01/12/2013, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan