Tài liệu SKKN Vật lý 9

3 484 0
Tài liệu SKKN Vật lý 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SKKN / VÕ DUY HÒA / THCS VÕ THỊ SÁU SẮP XẾP DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG ĐIỆN HỌC - VẬT 9 THUẬN TIỆN TRONG VIỆC SỬ DỤNG A. THỰC TRẠNG : Năm học 2005-2006 tôi được nhà trường phân công dạy bộ môn Vật 9, với môn học mà các kết luận, qui tắc đa số đều được rút ra từ thực nghiệm. Do đó nhờ sự hỗ trợ của ngành giáo dục các cấp mà phần lớn đủ đồ dùng để thực hiện các tiết trong sách giáo khoa theo chương trình. Nhưng hiện nay các trường trong huyện nói chung và trường tôi nói riêng khi sử dụng đồ dùng gặp những khó khăn sau đây : - Do đồ dùng để lung tung, nhãn ngoài không đồng bộ với phần trong. - Phòng để thiết bị quá chật (dùng chung nhiều môn) - Tốn nhiều thời gian để chuẩn bị được dụng cụ thí nghiệm. - Cán bộ thiết bị là kiêm nhiệm, không thuộc chuyên môn bộ môn. - Không kiểm tra được việc mất mát hư hỏng đồ dùng khi giao nhận giữa cán bộ thiết bị với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh. - Không phát hiện để sửa chữa kịp thời các dụng cụ phục vụ cho nhiều tiết học kế tiếp. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Trước tình hình dụng cụ bị hư hỏng, học sinh vẽ, viết bậy có thể dẫn đến mất mát và không thể sử dụng lâu dài trong các năm tiếp theo. Tôi kiến nghị Ban giám hiệu và kết hợp với cán bộ thiết bị thực hiện một số biện pháp như sau đối với đồ dùng trong chương Điện học. SKKN / VÕ DUY HÒA / THCS VÕ THỊ SÁU 1. Tận dụng một số két giấy đựng hàng người ta không sử dụng (như thùng mì tôm, thùng sách giáo khoa .) 2. Chia đồ dùng loại có thể dùng chung các tiết trong chương riêng và bỏ vào thùng (gồm 6 thùng cho 6 nhóm mỗi lớp) có dán nhãn ngoài thùng “Danh mục các đồ dùng”. Cụ thể mỗi thùng có dán nhãn sau: DANH MỤC CÁC ĐỒ DÙNG Giảng dạy các tiết : 1, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 15, 18 a. Bộ nguồn điện (hoặc hộp pin phòng khi điện cúp) b. 10 đoạn dây nối có phít cắm hai đầu. c. 1 công tắc d. 1 vôn kế và 1 ampe kế e. 1 biến trở con chạy g. 1 bảng gồm nhiều điện trở, vòng dây . 3. Các đồ dùng riêng cho từng tiết cũng chia ra nhóm và mỗi nhóm một thùng có dán nhãn ngoài “Danh mục các đồ dùng” ghi rõ tiết nào đồ dùng gì. Những dụng cụ nào không có trong bộ đồ dùng cần mượn của bộ môn khác hoặc ở lớp khác trong khối cũng ghi ở nhãn danh mục. SKKN / VÕ DUY HÒA / THCS VÕ THỊ SÁU DANH MỤC CÁC ĐỒ DÙNG a. Một số bóng đèn điện. (giảng dạy các tiết 10, 12, 15) b. 1 bình nhiệt lượng kế, 1 nhiệt kế.(giảng dạy tiết 18) c. 1 công tơ điện cho cả lớp (mượn môn công nghệ, giảng dạy tiết 13) 4. Yêu cầu học sinh phải biết bảo quản, không phá phách, vẽ bậy lên đồ dùng. Các nhóm trưởng khi nhận hoặc trả đồ dùng phải kiểm tra có bi hư hỏng hoặc mất mát gì không so với danh mục và báo cáo với giáo viên. C. KẾT QUẢ Qua thực hiện như trên tôi thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học trong chương Điện học - Vật 9 có nhiều thuận lợi như sau : - Tốn ít thời gian trong chuẩn bị cũng như khi giao đồ dùng cho từng nhóm học sinh. - Tránh mất mát hư hỏng dụng cụ và học sinh vẽ viết bậy lên dụng cụ. - Phát hiện kịp thời những hư hỏng nhỏ để kịp sửa chữa cho tiết học tiếp theo. - Việc theo dõi đồ dùng của các nhóm trưởng từng lớp, giáo viên, cán bộ thiết bị, Ban giám hiệu được thuận lợi. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân, tôi mạo mụôi ghi lại mong quý đồng nghiệp và Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp đóng góp ý kiến để hoàn thiên hơn. Xin cảm ơn. . SKKN / VÕ DUY HÒA / THCS VÕ THỊ SÁU SẮP XẾP DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG ĐIỆN HỌC - VẬT LÝ 9 THUẬN TIỆN TRONG VIỆC SỬ DỤNG. THỰC TRẠNG : Năm học 2005-2006 tôi được nhà trường phân công dạy bộ môn Vật lý 9, với môn học mà các kết luận, qui tắc đa số đều được rút ra từ thực nghiệm.

Ngày đăng: 01/12/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan