1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Mô hình kinh tế thị trường: Chính sách hội nhập quốc tế trong mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc - Ý nghĩa và định hướng vận dụng cho Việt Nam

21 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 600,81 KB

Nội dung

Tiểu luận nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế trong việc ban hành và thực thi chính sách hội nhập quốc tế trong mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc để từ đó đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng cho Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 2

PHẦN NỘI DUNG 3

I MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC 3

1 Lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc 3

2 Quá trình hình thành quan điểm lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 3

3 Đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc 4

4 Nguồn gốc lý luận của thể chế kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc 4

5 Điểm khác biệt của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc 4

6 Đặc trưng cơ bản của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc 4

7 Nền tảng của thể chế KTTT XHCN Trung Quốc 5

8 Ưu thế của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc 5

II CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRUNG QUỐC 6

1 Từ tăng trưởng nhanh sang phát triển với chất lượng cao 6

2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là: 7

3 Một số kết quả đạt được 10

4 Đánh giá chính sách hội nhập quốc tế của mô hình KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc thời đại mới 13

5 Những vấn đề còn tồn tại và đang đặt ra 15

III Ý NGHĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

Với tư tưởng bành trướng của mình, theo suốt chiều dài lịch sử phát triển đấtnước, giới tinh hoa lãnh đạo Trung Quốc rất chú trọng hướng đến mục tiêu đưaTrung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới Để thực hiện mục

tiêu trên, Trung Quốc thực hiện các chính sách hội nhập quốc tế linh hoạt với

những đặc thù riêng, trong đó, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên hàng đầu

Trong phạm vi môn học Mô hình kinh tế thị trường, học viên thực hiện tiểu

luận với đề tài: “Chính sách hội nhập quốc tế trong mô hình kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa Trung Quốc Ý nghĩa và định hướng vận dụng cho Việt Nam”.

Việc nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế trong việc ban hành và thực thichính sách hội nhập quốc tế trong mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩaTrung Quốc để từ đó đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụngcho Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng

Đề tài được thực hiện dưới góc độ khoa học chuyên ngành Kinh tế chính trịvới các phương pháp nghiên cứu cơ bản gồm phương pháp trừu tượng hóa khoahọc, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp,phương pháp thống kê, so sánh Phạm vi nghiên cứu là chính sách hội nhập quốc tếtrong mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc trong thời đại mới,dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

I MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

1 Lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Tại Đại hội XIV (năm 1992), Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đưa vấn

đề xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vào văn kiện đại hội với 6 đặctrưng cơ bản Đến Đại hội XIX (năm 2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra

quan điểm về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới

Về mặt lý luận, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (KTTTXHCN) ở

Trung Quốc là sản phẩm của sự kết hợp giữa lý luận của chủ nghĩa Mác với thực tiễn lịch sử phát triển đất nước Trung Quốc, là quá trình kế thừa tư tưởng Mao

Trạch Đông, lý luận về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc của Đặng

Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, quan điểm

phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào đến lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc

Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình.

2 Quá trình hình thành quan điểm lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc

Quá trình hình thành quan điểm lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

ở Trung Quốc gắn với ba giai đoạn quan trọng của công cuộc cải cách kinh tế: (i) Giai đoạn 1978 - 1984: Giai đoạn khởi đầu của nhận thức về cải cách thể

chế kinh tế, đó là từ kinh tế kế hoạch đơn thuần sang kinh tế kế hoạch là chủ yếu,

điều tiết thị trường là bổ sung, hay còn gọi là “kinh tế hàng hóa có kế hoạch”;

(ii) Giai đoạn 1984 - 1989: Giai đoạn chuyển sang nhận thức về “kết hợp

kinh tế kế hoạch với điều tiết thị trường”;

(iii) Giai đoạn 1989 - 1992: Giai đoạn xác lập nhận thức về “kinh tế thị

trường xã hội chủ nghĩa”.

Trang 4

3 Đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc

Sự kết hợp giữa chế độ XHCN với phát triển kinh tế thị trường, chế độ cônghữu giữ vị trí chủ thể Điểm khác biệt và cũng là điểm ưu việt của thể chếKTTTXHCN so với thể chế kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa đó là ở chỗ

nó quan tâm và bảo đảm đồng thời hiệu quả kinh tế và sự công bằng xã hội

4 Nguồn gốc lý luận của thể chế kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc

Là kết quả của sự tham khảo, vận dụng hài hòa, sáng tạo những học thuyết, quan điểm lý luận của kinh tế học phương Tây và chủ nghĩa Mác vào thực tiễn lịch

sử phát triển đất nước Trung Quốc; là một bộ phận cấu thành quan trọng hàng đầu

trong hệ thống lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc Nội dung quan trọng nhấttrong lý luận của Trung Quốc về thể chế KTTTXHCN nằm ở quan điểm xác lập vaitrò của Nhà nước là “hỗ trợ và hợp tác”

5 Điểm khác biệt của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc

Không giống thể chế và chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa tại các nước Âu - Mỹ,hay tiền tư bản chủ nghĩa tại một số nước khu vực châu Phi và Trung Đông, cũngkhông giống với thể chế kinh tế kế hoạch và chế độ kinh tế XHCN truyền thốnghiện còn tồn tại ở Cu Ba, Triều Tiên, thể chế KTTTXHCN đặc sắc Trung Quốc

thể hiện ở chỗ Nhà nước đóng vai trò “hỗ trợ và hợp tác”, hay nói cách khác là thực hiện kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước.

6 Đặc trưng cơ bản của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIV (năm 1992) xácđịnh thể chế KTTTXHCN tại Trung Quốc có 6 đặc trưng cơ bản sau:

(i) Thể chế kinh tế thị trường được hình thành dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản và trong điều kiện chính trị của chính quyền dân chủ nhân dân;

(ii) Kinh tế thị trường hoạt động trong sự kết hợp với chế độ kinh tế cơ bản,

mà công hữu là chủ thể, kết hợp với các thành phần kinh tế khác cùng phát triển;

Trang 5

(iii) Kinh tế thị trường thực hiện nguyên tắc cùng giàu có;

(iv) Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, hệ thống thị trường có cạnh tranh

trong trật tự;

(v) Thiết lập hệ thống điều hành vĩ mô, trong đó điều hành gián tiếp là chính; (vi) Xây dựng chế độ phân phối và chế độ bảo đảm xã hội thích ứng với thể

chế thị trường

7 Nền tảng của thể chế KTTT XHCN Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 3 Khóa XVIII thông qua “Quyết định của Trung ươngĐảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng đi sâu cải cách toàn diện”

đã chỉ ra: Chế độ kinh tế cơ bản với chế độ công hữu là chủ thể, các chế độ sở hữu

khác cùng phát triển là trụ cột quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc

Trung Quốc

8 Ưu thế của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc

Đặc trưng cơ bản của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc là “sự kết hợp hữu cơ giữa kinh tế thị trường với chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc” Đặc trưng này mang lại ba ưu thế so với các thể

chế kinh tế thị trường khác:

Một là, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đảng cầm quyền duy nhất tại Trung

Quốc, từ đó phát huy tối đa ưu thế ổn định về mặt chính trị, thống nhất về các chủtrương chính sách cải cách phát triển kinh tế có liên quan;

Hai là, chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phát huy tối đa tính ưu việt

của chế độ XHCN so với chế độ tư bản;

Ba là, thực hiện và phát triển kinh tế thị trường, bảo đảm phát huy tối đa tính

ưu việt của nền kinh tế thị trường Hay nói cách khác, xây dựng và phát triển nền KTTT XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đặc trưng cơ bản nhất của CNXH đặc sắc Trung Quốc.

Trang 6

II CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRUNG QUỐC

Tư duy kinh tế Tập Cận Bình thể hiện ở những chủ trương, luận thuyết vềchuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tìmkiếm động lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Trung Quốc, trong đótuyến chính là cải cách cơ cấu trọng cung, hóa giải các rủi ro thách thức, đưa TrungQuốc trở thành cường quốc thế giới

Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10/2017) đã xác lập Tưtưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới với mụctiêu đến năm 2035 cơ bản hoàn thành hiện đại hóa, trở thành cường quốc hiện đạihóa vào giữa thế kỷ XXI Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắcTrung Quốc thời đại mới được đưa vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, trởthành tư tưởng chỉ đạo đối với sự nghiệp cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hóa ởTrung Quốc

Để hoàn thành mục tiêu trên, Trung Quốc phải hoàn thành công cuộc côngnghiệp hóa, xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, chuyển đổi thành công phươngthức tăng trưởng và phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu Tiếp đó, Hộinghị Công tác kinh tế trung ương Trung Quốc tháng 12/2017 đã lần đầu tiên đưa rakhái niệm “Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc TrungQuốc thời đại mới” Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế tập trung vào chuyển đổiphương thức phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển

Nội hàm cơ bản của tư tưởng kinh tế tập trung theo hướng chuyển đổi phươngthức tăng trưởng, động lực phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế theo phương châm

“sáng tạo, hài hòa, màu xanh, mở cửa, cùng hưởng”, trong đó tuyến chính là “cải cách trọng cung”

1 Từ tăng trưởng nhanh sang phát triển với chất lượng cao

Trang 7

Kinh tế Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII (năm 2012), đặc biệt là từ sau Đạihội XIX (năm 2017) đến nay có nhiều thay đổi Trong nước, nền kinh tế tăngtrưởng chậm lại, hàng hóa sản xuất vượt quá nhu cầu, khủng hoảng tài chính luôntiềm ẩn nguy cơ bùng phát Trên cục diện quốc tế, kinh tế thế giới phục hồi chậmchạp, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, các cuộc chiến tranh thương mại và vấn đề an ninhphi truyền thống bùng phát Trong bối cảnh đó, Trung Quốc xác định nước này đã

bước vào thời đại mới, đó là thời đại tăng trưởng kinh tế có sự thay đổi từ tăng

trưởng nhanh sang phát triển với chất lượng cao, mâu thuẫn xã hội được xác định

là mâu thuẫn giữa nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp không ngừng tăng lên với sự pháttriển thiếu cân bằng và đầy đủ

Trước bối cảnh mới đó, để thực hiện thành công giai đoạn quyết định thắng lợi

“Giấc mộng Trung Hoa”, Tập Cận Bình đã nêu ra một loạt những quan điểm mới,

đánh giá mới, phân tích mới về phát triển kinh tế, hình thành tư tưởng kinh tế xãhội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Đồng thời, đây cũng là sự sáng tạomới trên cơ sở tổng kết thực tiễn cải cách mở cửa và xây dựng KTTT XHCN của

Trung Quốc, là những thành quả mới của việc “Trung Quốc hóa” chủ nghĩa Mác.

2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là:

Hội nghị công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc diễn ra vào tháng 12/2017

đã nêu chủ trương thể hiện rõ hơn tư tưởng kinh tế qua 7 nội dung được gọi là “7 kiên trì”:

- Thứ nhất, kiên trì tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng

Cộng sản Trung Quốc đối với công tác kinh tế, đảm bảo nền kinh tế Trung Quốcphát triển theo đúng hướng;

- Thứ hai, kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, quán triệt thúc đẩy bố cục tổng thể “5 trong 1” và bố cục chiến lược “4 toàn diện”;

Trang 8

- Thứ ba, kiên trì thích ứng, nắm chắc và dẫn dắt trạng thái mới trong phát

triển kinh tế, dựa trên đại cục, nắm vững quy luật;

- Thứ tư, kiên trì thúc đẩy thị trường phát huy vai trò mang tính quyết định

trong phân phối các nguồn lực, phát huy tốt hơn nữa vai trò của chính phủ, kiênquyết loại bỏ những trở ngại về cơ chế, thể chế đối với phát triển kinh tế;

- Thứ năm, kiên trì thích ứng với sự thay đổi của những mâu thuẫn chủ yếu

trong phát triển kinh tế của Trung Quốc, hoàn thiện điều tiết vĩ mô, tùy cơ ứngbiến, đưa ra biện pháp thích hợp, lấy cải cách cơ cấu nguồn cung làm tuyến chínhtrong công tác kinh tế;

- Thứ sáu, kiên trì chiến lược mới về phát triển kinh tế, nhằm thẳng vào những

vấn đề cụ thể, tạo ra ảnh hưởng to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của TrungQuốc;

- Thứ bảy, kiên trì sách lược và phương pháp công tác đúng đắn, đạt được tiến

triển trong khi vẫn giữ vững sự ổn định, duy trì trọng tâm chiến lược, kiên trì tưduy giới hạn đỏ, tiến bước một cách vững chắc

Trang 9

Tư tưởng kinh tế gắn với việc xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa được

Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu, gồm 6 nhiệm vụ lớn:

- Đi sâu cải cách kết cấu trọng cung;

- Đẩy nhanh xây dựng nhà nước kiểu sáng tạo;

- Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn;

- Thực thi chiến lược phát triển hài hòa khu vực;

- Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN;

- Thúc đẩy cục diện mới mở cửa toàn diện

- Hệ thống kinh tế hiện đại hóa là cốt lõi cho sự thành bại của kinh tế TrungQuốc trong mục tiêu cường quốc

Tư tưởng kinh tế của ông Tập Cận Bình được Hội nghị công tác kinh tế Trungương Trung Quốc tháng 12/2017 xác định cụ thể hơn qua 8 công tác trọng điểm và

3 trận chiến công kiên Cụ thể, 8 công tác trọng điểm bao gồm:

- Đi sâu cải cách trọng cung;

Trang 10

- Kích hoạt sức sống các chủ thể thị trường;

- Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn;

- Thực thi chiến lược phát triển hài hòa khu vực;

- Thúc đẩy cục diện mới mở cửa toàn diện;

- Nâng cao bảo đảm và cải thiện trình độ dân sinh;

- Đẩy nhanh xây dựng chế độ nhà ở đa chủ thể cung ứng, nhiều kênh bảo đảm,thuê mua song song;

- Thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái

Vượt qua 3 “trận chiến”: (i) Phòng ngừa hóa giải rủi ro lớn; (ii) Xóa đói giảm

nghèo chuẩn xác; (iii) Phòng chống ô nhiễm

Cải cách trọng cung là tuyến chính trong các chủ trương, giải pháp cải cáchkinh tế của ông Tập Cận Bình Cải cách kết cấu trọng cung theo quan điểm TrungQuốc là cải cách với xuất phát điểm nâng cao chất lượng nguồn cung, tăng cườngtính thích ứng và linh hoạt của cơ cấu nguồn cung, nâng cao yếu tố năng suất laođộng, làm cho việc phân bổ các nguồn lực như lao động, đất đai, vốn có hiệu quảhơn, đóng góp nhiều hơn vào chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế 5nhiệm vụ chính của cải cách kết cấu trọng cung bao gồm: Giải quyết vấn đề sảnxuất thừa, giúp Doanh nghiệp giảm chi phí; giảm tồn kho bất động sản; tăng hiệuquả nguồn cung; phòng ngừa các rủi ro tài chính

Cải cách trọng cung là thực thi ưu hóa kết cấu cung, tăng điều tiết vĩ mô từtầm nhìn trung và dài hạn để nguồn cung thực sự hiệu quả Bên cạnh việc cung cấpcác động lực phát triển mới, cải cách kết cấu trọng cung cần thực hiện việc giảm dưthừa công suất, giảm chi phí là những nhiệm vụ trọng điểm Nhà nước Trung Quốc

sẽ theo đuổi chính sách tài chính tích cực, với việc giảm thuế để giúp phát triển nềnkinh tế thực; Sẽ có nhiều biện pháp mạnh hơn trong việc triển khai thực hiện rộngrãi toàn quốc cải cách kết cấu trọng cung nhằm khắc phục nền kinh tế đang tăngtrưởng chậm lại của Trung Quốc

Trang 11

3 Một số kết quả đạt được

- Trong 30 năm từ năm 1979-2009, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sảnxuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần; hoànthành công nghiệp hóa và tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết các nhiệm vụ

do Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007) đề ra, biến TrungQuốc từ một “công xưởng của thế giới” thành một “nhà máy của tri thức”

- Trong những năm khủng hoảng, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tếvới nhịp độ tuy có giảm, song vẫn dẫn đầu thế giới Năm 2009, GDP tăng 9,2%;năm 2010 - 10,3%; năm 2011 - 9,2%; năm 2012 - 7,6%; năm 2013 - 7,6% và năm

2014 - 7,4% GDP năm 2014 đạt 10.500 tỷ USD Và nếu tính theo sức mua tươngđương (PPP), thì GDP/người Trung Quốc còn cao hơn một chút so với người Mỹ.Cũng phải nói thêm rằng hiện GDP của Trung Quốc đã lớn gấp 6 lần GDP củaNga, khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách, nền kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/3kinh tế Nga Dự trữ vàng và ngoại hối của Trung Quốc trong năm 2014 đạt gần

4000 tỷ USD; kim ngạch thương mại cũng hơn 4000 tỷ USD Công nghiệp sản xuất

ô tô tăng với “tốc độ bão táp”: Năm 1978, trước khi cải cách, Trung Quốc đạt sảnlượng 149.000 xe ô tô/năm Đến năm 2010, 2011, mỗi năm nước này đã có thể xuấtxưởng 18 triệu xe, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới Năm 2012 sảnlượng ô tô tăng lên 19 triệu 300 nghìn xe Năm 2013 đạt 20 triệu xe và năm 2014lên đến mức 22 triệu xe

- Một trong những thành tựu đầy ấn tượng không thể không nhắc đến củaTrung Quốc chính là sự phát triển của khoa học và công nghệ cao Hàng triệungười Trung Quốc đã được đào tạo đại học và sau đại học tại các quốc gia phươngTây, chủ yếu là tại Mỹ

- Nhiều người trong số họ đã trở thành chuyên gia nổi tiếng thế giới và theotiếng gọi của Bắc Kinh đã trở về tổ quốc, và họ đã được cất nhắc vào những vị trílãnh đạo của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các học viện Kỹ thuật, các

Ngày đăng: 26/04/2021, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w