Mục tiêu nghiên cứu cảu đề tài là dựng lại có hệ thống, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong 3 thời kỳ tại Liên Xô: 1923 – 1924, 1927, 1934 – 1938; phân tích lý giải vai trò, ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong quan hệ với Quốc tế Cộng sản, với Liên Xô và những người cộng sản Xô Viết, với Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng Việt Nam; phân tích tác dụng to lớn của những hoạt động, trưởng thành của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô đới với tiến trình cáh mạng Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TỔNG QUAN KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2006
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYÊN ÁI QUỐC
TẠI LIÊN XÔ (Mã số: B.06-15)
Cơ quan chủ trì: Viện Hồ Chí Minh Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Lé Văn Tích
Thư ký đề tài: ThS Lý Việt Quang
Hà Nội - 2007
Trang 2CỘNG TÁC VIÊN
- Th§ Ngơ Vương Anh, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh - TS Nguyễn Thị Kim Dung, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
- Th§ Nguyễn Thị Giang, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh - TS Trần Văn Hải, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
- Th.S Lê Thị Thu Hồng, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
- GS Phan Ngọc Liên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- PGS, TS Trình Mưu, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh - PGS, TS Bùi Đình Phong, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỤC LỤC
F0 u¿ 6 7 nh
B Phần nội dung . - - + S2 ttnrretrieze.rrrerrire Chương Ï Những hoạt động cách mạng đầu tiên trên đất nước Lênin
(1923 L7)
1 Tham dự nhiều Hội nghị, Đại hội các tổ chức quốc tế và trỏ thành cán
bộ của Quốc tế Cộng SẲN chì HH Hà Hà uc
2 Học tập tại Trường Dai học Phương Đông Hee
3 Những trưởng thành trong hoạt động lý luận cằcece
Chương II Trở tại hoạt động tại Liên Xô lần thứ hai (1927)
1 Trên cương vị thành viên Quốc tế Cộng sản Ăccceere 2 Chắp nối cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản Chương [TH Trở lại Liên Xô tiếp tục học tập và vượt qua thử thách,
hướng về 'Tổ quốc (1934-1938) -5scexeerrereee
1 Thoát khỏi nhà tà Hồng Kông, trở lại Liên Xô trong gia đình Quốc tế 028 8ẺẼẼẽ ễii 2.Học tập tại Trường Quốc tế Lênin và công tác, nghiên cứu tại Viện
Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địA 5-25 ccc.erree, 3 Đại biểu tư vấn dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản
4 Vượi qua những thử thách, hướng về Tổ quốc sec Ket Wane ra3
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong gần 60 năm hoạt động cách mạng, kể từ sau khi xuất dương tìm đường cứu nước (1911) đến khi qua đời (1969), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có nửa thời gian (30 năm) sống và hoạt động ở nước ngoài Trong 30 năm ấy, Nguyễn Ái Quốc đã có 3 thời kỳ học tập và hoạt động cách mạng tại Liên Xô: những năm 1923 - 1924, 1927 và 1934 - 1938 với thời gian hơn 6 năm (chiếm một phần năm thời gian hoạt động ở nước ngoài) Đây là những năm tháng Nguyễn Ái Quốc vừa tích cực học tập, nghiên cứu lý luận trong nhiều trường học của Quốc tế Cộng sản, vừa cố gắng xây dựng
đường lối, khôi phục tổ chức Đảng cộng sản Đông Dương trên cương vị đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng
Trang 5cử làm cán bộ Ban Phương Đông nhưng những tài liệu gốc về Nguyễn Ái Quốc thời kỳ 1934 -1938 lại rất hiếm hoi (trong đó, năm 1934, 1936 chưa sưu tầm được một bài viết của Nguyễn Ái Quốc) Tại sao trên những cương
vị ấy mà ở ngay tại Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc phải trải qua những năm
tháng như "trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bền
cạnh, ở bên ngoài Đảng" (Thư Nguyễn Ái Quốc gửi một đồng chí ở Quốc tế
Cộng sản, ngày 6-6-1938"?) Theo chúng tôi, mỗi câu chữ trong bức thư này
của Nguyễn Ái Quốc dồn nén bao suy tư, chứa đựng nhiều vấn đề cần được
nghiên cứu kỹ lưỡng, nhiều chiều để tìm ra những lý giải, sớm có những kết luận khoa học, phù hợp với thực tế mà Nguyễn Ái Quốc đã trải nghiệm, đã sống
Trong thời gian này, quan hệ của Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản và với những người cộng sản Đông Dương ra sao? Gần đây có một số
tài liệu gốc về Đảng Cộng sản Đông Dương được công bố Do đó chúng ta
có điều kiện hiểu thêm về những năm tháng gian truân của Nguyễn Ái
Quốc ở Quốc tế Cộng sản, một vài chủ trương của Đảng cộng sản Đông
Dương đối với Nguyễn Ái Quốc Nhưng tại sao Nguyễn Ái Quốc vẫn được ca Đảng Cộng sản Đông Dương và Quốc tế Cộng sản ghi nhận là đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Quốc tế Cộng sản? Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản Việt Nam đầu tiên, sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương, đã có những phát biểu quan trọng tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924) nhưng chỉ là đại biểu tự vấn ở Đại hội lần thứ V và Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản (1935)? Tại sao Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương có những "nhắc nhở" đối với Nguyễn Ái Quốc trong
Trang 6Nguyễn Ái Quốc, để rồi có cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc với
quyên Tổng Bí thư Trường Chinh đầu năm 1941 và Nguyễn Ái Quốc trở
thành người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VII Đảng ta tháng 5 -
19412
Những sự kiện lịch sử trên đây chứng tỏ vị trí đặc biệt của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc ta Tuy nhiên, những tài liệu để nghiên cứu vấn đề trên đây đang quá ít oi, còn nhiều khoảng trống trong tiểu sử Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động ở Liên Xô
Ngày nay tư tưởng Hồ Chí Minh (cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin) được coi là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta thì việc nghiên cứu
tiểu sử Hồ Chí Minh, trong đó có 3 thời kỳ hoạt động ở Liên Xô; để từ đó
có những đánh giá khách quan, đẩy đủ về mối quan hệ giữa Nguyễn Ái
Quốc với Đảng Cộng sản Đông Dương, với Liên Xô và Quốc tế Cộng sản là
một nhiệm vụ quan trọng của giới nghiên cứu Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng
nước ta Đối với Viện Hồ Chí Minh, vấn đề trên đây trở thành nhiệm vụ cấp bách, cần xây dựng thành một đề tài nghiên cứu
Đặt vấn đề nghiên cứu Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô, hiện nay là việc làm thiết thực triển khai Chỉ thị số 23CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục về Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 7(1924-1927) của nhóm tác giả do PGS Song Thành (Chủ biên), Nxb Chính trị
quốc gia, H 1998 và một số công trình ở thể ký, mô tả lịch sử về Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô như đã nói ở trên Xem xét trên cả hai phương điện; một là, tương quan những thời kỳ hoạt động với các công trình đã công bố và hai là, về yêu cầu cần thiết phải có một công trình chuyên khảo tương xứng
với những năm tháng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động 6 năm ở Liên Xô,
chúng tôi cho rằng: việc nghiên cứu Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô là một đòi hỏi cấp bách của tình hình, là vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc
2 Tình hình nghiên cứu
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô là một chủ đề
nghiên cứu có ý nghĩa về nhiều mặt Tuy nhiên tài liệu tin cậy để nghiên cứu thì chủ yếu nằm trong kho lưu trữ của Viện Mác-Lênin (Liên Xô trước
năm 1991), phông Quốc tế Cộng sản, phông Đảng Cộng sản Đông Dương
Trước đây, khối tài liệu này được bảo quản rất chặt chẽ, đặc biệt đối với người nước ngoài
Người đầu tiên để cập đến vấn để trên đây có lẽ là: C.AOHHH, E.KOBEUJIEB với "TOBAPHHI XO HII MHH" (Đồng chí Hồ Chí Minh),
Mockba 1980, tiếng Nga Tuy nhiên tác giả của "TOBAPHII XO LUM
MHH'" trong công trình của mình muốn khắc hoạ bức chân dung của Hồ Chí Minh " từ Cậu bé làng Sen" đến vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam
hơn là phân kỳ và đánh giá những hoạt động của Người tại Liên Xô thông qua những tài liệu quý hiếm mà tác giả chưa 'điều kiện khai thác Mặc dù
Trang 8mục) KOMMHTEPHOBEI H rol CTPA/AHHĂ, FO/JbI HA/IE2KT (Chiến sĩ của Quốc tế Cộng sản và những năm gian truân, những năm hy
vọng) để khái lược một số hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô,
nhưng đây là một công trình viết theo thể "ký" pha lẫn bình luận chính trị,
nên vấn đề: Những năm tháng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô không được tập trung nghiên cứu và đánh giá _thoả đáng
Epghénhi Cabelép trong "Đồng chí Hồ Chí Minh” tập I (bộ 2 tập),
NXB Thanh Niên, H 1985 lại một lần nữa khái lược những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô trong 3 thời kỳ ở các để mục "Ở đất nước những người mở đường", "Thành lập Đảng" và "Tổ quốc thứ hai" mà không
phân tích, đánh giá, không đưa ra những sử liệu để minh chứng cho những hoạt động này
Người Việt Nam đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề trên đây là Hồng Hà với "Bác Hồ trên đất nước Lênin" Nxb Thanh Niên, H
1980 Đây là công trình được viết "dựa vào những hồ sơ của Quốc tế Cộng sản lưu trữ ở Liên Xô, những cuộc phỏng vấn các đồng chí Liên Xô cùng hoạt động với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tài liệu liên quan đến Người lưu trữ tại Pháp, Đức, Bỉ, Ý Anh"' Giá trị lớn của công trình này là: đã đưa ra một số tài liệu lưu trữ (trong đó có một số tài liệu mới công bố lần đầu) phản ánh những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong cả ba thời kỳ hoạt động tại Liên Xô Tuy nhiên, theo mục tiêu đặt ra, tác giả chỉ muốn
"ghi lại những câu chuyện về hoạt động cách mạng"? của Nguyễn Ái Quốc trong công trình của mình đo đó những tài liệu nêu ra trong tập sách không
được chú nguồn; những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc không được phân
Trang 9kỳ, lý giải trong mối quan hệ 3 chiều: Nguyễn Ái Quốc - Đảng Cộng sản
Đông Dương - Quốc tế Cộng sản và đất nước Liên Xô Bên cạnh đó, tác giả
của "Bác Hồ trên đất nước Lênin" còn có những lầm lẫn khi cho rằng:
Nguyễn Ái Quốc hỏi đồng chí Vaxin Côlarốp, Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Quốc tế Cộng sản, là: "Đại hội (lần thứ V Quốc tế Cộng sản - TG) có ra lời kêu gọi đặc biệt gởi các thuộc địa không?” trong phiên bế mạc Đại hội ngày 8-7 (tr.125) Thực tế câu hỏi này được nêu ra tại phiên khai mạc Đại hội ngày 17-6-1924 Tại trang 305, tác giả "Bác Hồ trên đất nước Lênin” lại
viết rằng: "đồng chí Lê Hồng Phong là uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành
Quốc tế Cộng sản" (tại Đại hội lần thứ VII năm 1935 - TG) Thật ra, tại Đại hội này, Lê Hồng Phong được bầu là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản v.v
Sau khi Liên Xô tan rã, những tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ Quốc tế Cộng sản được chuyền vào "Trung tâm Nga bảo quản vò khai thác tài liệu lịch sử hiện đại" và sự khai thác những tài liệu này có phần "cởi mở" hơn Do đó, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà sử học Việt Nam tổ chức
những đợt khai thác tài liệu về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, về Đảng
Cộng sản Đông Dương tại Trung tâm này Trong các công trình của các tác
giả nước ngồi cơng bố đầu tiên về những người học tập tại Liên Xô,
Trường Đại học Phương Đông, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản trước hết phải kể đến cuốn: "Quốc tế Cộng sản và Việt Nam" của nhà sử học - Việt Nam học A A Xôcôlốp, đã dịch sang tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia
H 1999 Bên cạnh đó, có nhiều tác giả khác có những nghiên cứu và công
bố tư liệu hoặc những chuyên đề về Hồ Chí Minh, quan hệ của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương, Quốc tế Cộng sản như công trình
Trang 10Quinn-Judge với “Hồ Chí Minh - những năm tháng lưu lạc 1919-1941”, London
2002 Tuy nhiên, giới sử học trong nước đã khá thận trọng trong việc khai
thác khối tài liệu trên đây và cẩn trọng xác minh khoa học khi đưa khối tài
liệu này để lấp dần những những khoảng trống trong cuộc đời hoạt động
của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô Theo đó các tác giả đã bước đầu nêu ra
một số nhận xét về quan hệ của Nguyễn Ái Quốc với Đảng Cộng sản Đông Dương Ví dụ: TS Trần Văn Hùng trong "Một số chỉ tiết trong cuộc đời
hoạt động của đông chí Nguyễn Ái Quốc những năm 20 -30 thế kỷ XX" (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8 năm 2000), Đỗ Quang Hưng trong "Chủ tịch
Hồ Chí Minh những năm 1934-1938, rọi sáng thêm cho vấn đề dân tộc hay
quốc tế” (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2 năm 1900), Phan Ngọc Liên trong
"Những hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước năm 1930" (Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 6 năm 1993)
Một số sách: "Hồ Chí Minh - Những hoạt động quốc tế” của GS Pham Ngọc Liên (Chủ biên), Nxb Quân đội nhân dân, H 1994, "Hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài " của Phan Ngọc Liên và Đình Xuân Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, H.1998, "Thêm một số hiểu biết vầ Hồ Chí Minh " của Đỗ Quang Hưng, Nxb Lao Động, H 1999 xuất bản đã bổ sung thêm một số tài liệu, nhận định về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô Tuy nhiên, mục tiêu của các công trình này là nêu ra những hoạt động 30 năm ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc vì vậy mà những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô chỉ được nghiên cứu ở một mức độ nhất định, đôi khi chỉ dừng lại ở việc "thông báo hoạt động" chứ không phân tích lý
giải sâu sắc trong mối quan hệ nhiều chiều như đã nói trên đây
Trang 11“Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam" của Hồ Tố Lương (năm 2007), trong Luận án Tiến sĩ sử học của Trần Đình Nhoan (nam 1986) về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô (1923 - 1924), về mối
quan hệ của Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản
Đông Dương trong kết quả nghiên cứu đẻ tài cấp Bộ "Nguyễn Ái Quốc với
Quốc tế Cộng sản 1920-1943" của TS Lê Văn Tích (2001)
Các tập: "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp" của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, xuất bản lần thứ 7, "Hồ Chí Minh
toàn tập" xuất bản lần thứ 2: tập 2, 3 và "Hồ Chí Minh - Biên niên sử" tập l,
2, Nxb Thông tin lý luận và Nxb Chính trị quốc gia, H 1992, 1993 (tái bản năm 2006) giúp ta có thể tra cứu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
tại Liên Xô trong cả thời kỳ 1923-1924, 1927 và 1934 -1938
Năm 2006, công trình "Hồ Chí Minh - Tiéu sit" do GS Song Thanh
chủ biên, ra mắt bạn đọc, trong đó các tác giả đã dành 3 chương: 4, 5, 6 (trong tổng số 13 chương) nghiên cứu những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng hoạt động ở nước ngoài (1923-1941), trong đó có Liên Xô Tuy nhiên, những sự kiện và những vấn đề tác giả nêu ra là những đánh giá chung, chưa đi sâu nghiên cứu toàn diện và đầy đủ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô Vì vậy, "Hồ Chí Minh -
Tiểu sử" lần này cung cấp nhiều tư liệu và gợi ra một số vấn đề để đẻ tài
nghiên cứu tiếp theo tốt hon
Trang 12năm 1980 hay sau khi Liên Xô tan rã (khi có sự "mở cửa” của "Trung tâm Nga bảo quản và khai thác tài liệu lịch sử hiện đại) thì do nhiều lý do mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu đẩy đủ những hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô trong mối quan hệ với Quốc tế Cộng sản,
Đảng Cộng sản Đông Dương như một chuyên khảo sử học
Tiếp thu thành quả nghiên cứu của các công trình đã công bố, cùng với sự xuất bản bộ "Văn kiện Đảng toàn tập” và với những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong quá trình làm luận án tiến sĩ về Quốc tế Cộng sản, quá trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam , chúng tôi
tiếp tục nghiên cứu vấn để: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô
3 Mục tiêu nghiên cứu
1 Dựng lại có hệ thống, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong
3 thời kỳ tại Liên Xô: 1923-1924, 1927 và 1934-1938
2 Phân tích lý giải vai trò, ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong quan hệ với Quốc tế Cộng sản, với Liên Xô và những người cộng sản Xô Viết, với Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng
Việt Nam
3 Phân tích tác dụng to lớn những hoạt động, trưởng thành của
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô đối với tiến trình cách mạng Việt Nam -
Trang 13Vấn để Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô không
đơn thuần là liệt kê các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong 3 thời kỳ mà
cần nghiên cứu những hoạt động ấy trong mối quan hệ với Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng Việt Nam
Vì vậy, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử
để phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu Đặc biệt phương pháp lịch sử
và lôgíc sẽ được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu
Sản phẩm chính của đề tài là 01 bản Tổng quan khoa học của đề tài
(khoảng 105 trang A4), Báo cáo tóm tất (35 trang A4) và Kỷ yếu đề tài cùng đĩa mềm chứa nội dung đề tài
5 Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận bao gồm 3 chương phản ảnh ba thời kỳ
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô Chương I Những hoạt động cách mạng đầu tiên trên đất nước Lênin (1923 - 1924) 1 Tham dự nhiều Hội nghị, Đại hội các tổ chức quốc tế và trở thành cán bộ của Quốc tế Cộng sản
2 Học tập tại Trường Đại học Phương Đông 3 Những trưởng thành trong hoạt động lý luận
Chương II -
Trang 141 Trên cương vị thành viên Quốc tế Cộng sản
2 Chắp nối cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản Chương III Trở lại Liên Xô tiếp tục hợc tập và vượt qua thử thách, hướng về Tổ quốc (1934-1938) 1 Thoát khỏi nhà tù Hồng Kông, trở lại Liên Xô trong gia đình Quốc tế Cộng sản
2 Học tập tại Trường Quốc tế Lânin và nghiên cứu tại Viện nghiên
cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa
3 Đại biểu tư vấn dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản
Trang 15B PHẦN NỘI DUNG
Chương I
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT NƯỚC LÊNIN (1923-1924)
1 Tham dự nhiều Hội nghị, Đại hội các tổ chức quốc tế và trở
thành cán bộ của Quốc tế Cộng sản
Trước khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã có tới chục năm bôn ba khắp các châu lục Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, liên lạc với những người yêu nước Việt Nam, tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919), cùng những đại biểu của các thuộc địa Pháp ở Pari lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ) Những năm tháng hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ai Quốc có nhiều nhận thức về ý thức giai cấp Tuy nhiên, phải đến những
năm 1920-1923 thì sự trưởng thành về ý thức giai cấp của Nguyễn Ái Quốc
mới có những bước chuyển biến về chất Đó là việc Người bỏ phiếu đồng ý ˆ
để Đảng Xã hội Pháp đi theo đường lối Quốc tế Cộng sản, và Người trở
thành đẳng viên Đảng Cộng sản Pháp Đây là dấu mốc quan trọng dé Nguyễn Ái Quốc có những tìm hiểu về Quốc tế Cộng sản, về Lênin, về
Cách mạng Tháng Mười Nga và đó là những yếu tố nên tảng để Nguyễn Ái Quốc có những quyết định quan trọng, tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình
Mùa hè năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo lân thứ nhất những luận
Trang 16LHumanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920), Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ lệ”' Từ đó
Người hồn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba Người hãng hái tham gia
các cuộc tranh luận trong Đảng Xã hội Pháp để bênh vực quan điểm của
Lênin về vấn đề thuộc địa Tuy nhiên "Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng
Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã
giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào
của Lênin viết"?
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3-1919) dưới sự lãnh đạo của Lênin đã tạo bước chuyển biến căn bản trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào giải phóng dân tộc Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Lênin và Quốc tế III đã đặt ra vấn đề liên minh giữa phong trào giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản ở các nước tư bản Luận điểm đó được thể hiện rõ trong Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề đân tộc và vấn đề thuộc địa do Lénin trình bày tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản và đã được Đại hội thông qua Qua đó, tên tuổi của Lênin và Quốc tế II đã hoàn toàn chỉnh phục và quy _ tụ được nhiều nhà cách mạng trên thế giới, trong đó có đồng chí Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản Đông Dương
Trong những năm hoạt động ở Pháp (1917-1923), đặc biệt từ sau khi được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa (năm 1920), Nguyễn Ái Quốc say mê nghiên cứu lý luận cách
' Hồ Chí Minh: Toàn rập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia H 1995, tr 128
Trang 17mạng của Lênin; đường lối của Quốc tế Cộng sản trên tất cả các vấn đề, đặc
biệt là vấn đề dân tộc và thuộc địa; đồng thời hăng hái tham gia mọi hoạt
động thực tiễn nhằm kiểm nghiệm và thực hiện lý luận, đường lối và các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản Người đã viết nhiều bài đăng trên báo Le
Paria (Người cùng khổ), La Vie Ouvrière (đời sống công nhân), L'Humanité (Nhan đạo), trên Tạp chí La Revue Communiste (Tap chí Cộng sản) v.v phát biểu trên nhiều điễn đàn của Đảng Cộng sản Pháp (Dai hdi I và II của Đảng Cộng sản Pháp), nêu rõ thực trạng đời sống xã hội va tinh
thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa dưới ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của những người Pháp dân chủ, tiến bộ tán thành quan điểm của Người về vấn đề dân tộc và thuộc
địa Chính những hoạt động lý luận dưới ánh sáng của tư tưởng và Quốc tế
Cộng sản đã góp phần quan trọng định hướng lý tưởng và con đường
Nguyễn Ái Quốc đến với Liên Xô, quê hương của Lênin, nơi có trụ sở Quốc
tế Cộng sản
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô Được trực
tiếp quan sát đất nước của Lênin - quê hương của cách mạng tháng Mười,
Nguyễn Ái Quốc càng có điều kiện mở rộng tầm mắt và nhận thức của
mình Người say mê nghiên cứu đường lối chiến lược, sách lược của Quốc tế Cộng sản qua các văn kiện Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản; tình hình các thuộc địa trên thế giới; chính sách của các đế quốc đối với các thuộc địa v.v Tại đây, Người được tiếp xúc với nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô và đại biểu của các đảng cộng sản anh em, nhà hoạt động nổi tiếng, những đồng chí lãnh đạo
Trang 18V.Côlarốp (Bungari) v.v hiểu thêm cụ thể tình hình, đời sống tư tưởng
chính trị, kinh tế xã hội không những của nhân dân các nước thuộc địa mà cả của giai cấp vô sản và các Đảng Cộng sản ở các nước đó, cũng như thái
độ của các Đảng Cộng sản đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Nhờ có kiến thức cơ bản về lý luận Mác - Lênin, lại đi sâu nắm tình
hình ở các thuộc địa, nắm được quan điểm của một số đảng cộng sản Tây Âu trong vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp và cung cấp cho
Quốc tế Cộng sản nhiều tư liệu quý và những nhận định sâu sắc Người đã
phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu của các đảng cộng sản và phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước; đề xuất những kiến nghị cụ thể vẻ biện pháp
khắc phục những nhược điểm về nhận thức lý luận, đường lối và phương
thức hoạt động
Là đại biểu của Đông Dương thuộc địa, đẳng viên Đảng Cộng sản Pháp trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã được tham dự nhiều đại hội quốc tế quan trọng: Hội nghị lần thứ Nhất Quốc tế Nông dân (10-1923); Đại hội Quốc tế Công hội đỏ (7-1924), Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (7-1924); và đã có những đóng góp lý luận đầy ấp tính thực tiễn sinh động
vé van dé dan tộc và thuộc địa; thể hiện qua các bài phát biểu ở các hội nghị
quốc tế cùng với hàng chục bài viết đăng trên các báo Sự thật (Pravađa -
Liên Xô), Quốc tế Nông dân, Quốc tế Công hội đỏ, Nữ công nhân và trên
tập san Thư tín quốc tế ([nprecor) v.v
Quốc tế Nông dân là một tổ chức cách mạng hoạt động dưới sự chỉ
Trang 19Tháng 10 năm 1923, tại Mátxcova, Hội nghị lần thứ Nhất Quốc tế
Nông dân được tổ chức Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị với tư cách là
đại biểu chính thức của nông dân các nước thuộc địa Người đã hai lần phát
biểu ý kiến trên diễn đàn Hội nghị và được bầu làm ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân
Trong bài phát biểu thứ nhất (ngày 10-10-1923), Nguyễn Ái Quốc đã
thẳng thắn vạch trần thủ đoạn của thực dân Pháp trong việc cướp đoạt ruộng
đất của nông dân tại các nước thuộc địa như Angiêri và Đông Dương Người yêu cầu Quốc tế Nông dân với tư cách là một tổ chức cách mạng có sứ mệnh lãnh đạo giai cấp nông dân thế giới, phải: “giáp đỡ chúng tôi,
giang rộng cánh tay anh em đón chúng tôi để chúng tôi cũng có thể bước vào gia đình quốc tế vô sản”!
Khẳng định quan điểm nói phải đi đôi với làm, trách nhiệm của Quốc
tế Nông đân là phải thể hiện bằng bành động, bằng chủ trương bênh vực
quyền lợi của giai cấp nông dân dù họ ở bất cứ nước nào Nguyễn Ái Quốc đồng thời bày tô sự không đồng tình với quan điểm của nhiều người trong Quốc tế Cộng sản coi nhẹ vai trò của các Đảng cộng sản và lực lượng quần
chúng ở các nước thuộc địa của một số tổ chức trong Quốc tế Cộng sản
(Quốc tế Nông dân, Quốc tế Công hội đỏ ) Trên diễn đàn tại Hội nghị này,
trong bài tham luận lần thứ hai, Nguyễn Ái Quốc một lần nữa lên án gay
gắt tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa nói chung và giai cấp nông dân nói riêng Những tội ác của bọn thực dân được phơi bày không chỉ bằng việc cấu kết với Nhà thờ, Giáo hội để cướp đoạt ruộng đất của nông dân, mà còn qua thể hiện qua chính sách bóc lột nông
đân thuộc địa bằng thuế khóa nặng nẻ, đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc
Trang 20phiện Từ những số liệu, chứng cứ tội ác của bọn thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn chỉ ra rằng: “Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành
một quốc tế thât sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị
bóc lột và bị áp búc nhiều hơn các đông chí, đêu tham gia Quốc tế của các
đông chỉ"
Nội dung các tham luận của của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị lần
thứ Nhất Quốc tế Nông dân đã cho thấy tính nhất quán trong tư tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị của Người, sự kiên quyết của Người trong việc đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lênin Sau này trong
các tham luận đọc tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc vẫn kién tri dé nghị Quốc tế Cộng sản cần có chính sách, quan tâm giúp đỡ mạnh mẽ cho cách mạng ở các nước thuộc địa, đặc biệt phải chú ý đến vai trò, vị trí lịch sử của giai cấp nông dân ở thuộc địa
Tại Hội nghị lần thứ Nhất Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được
bầu vào Hội đồng Quốc tế nông dân (52 đại biểu) và Hội đồng đã bầu Nguyễn Ái Quốc vào Đoàn Chủ tịch Hội đông Quốc tế nông dân gồm 11
thành viên
Cũng tại Mátxcơva, từ ngày L7-6 đến ngày 8-7-1924, đã diễn ra Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản Đại hội đã tổng kết tình hình và rút ra những bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh giai cấp từ năm 1918 đến 1923 Tại Đại hội, vấn đề dân tộc và thuộc địa chiếm một phần rất quan trọng trong chương trình nghị sự Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội với tư cách là đại biểu tư vấn Người đã trình bày nhiều lần trước diễn
Trang 21đàn Đại hội vẻ vấn đề dân tộc và thuộc địa nhằm giải phóng các dân tộc bị áp bức
Tại phiên họp thứ 8, sáng ngày 23-6-1924, Nguyễn Ái Quốc đã phát
biểu về vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa đối với cách mạng ở chính quốc Người nói: "Tôi phát biểu ở đây để lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một
sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa, còn có cả nguy cơ của các thuộc địa Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn
toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc
biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa", rằng “Vì vậy,
muốn đánh bại các nước này (các nước đi xâm chiếm thuộc địa - TG), trước ”2, Do vậy, những người cộng sản
hết chúng ta phải tước thuộc địa của nó đi
cần phải hiểu những thành công của họ là phải liên hệ chặt chẽ với việc giải quyết vấn đề thuộc địa, rằng họ cần phải nghiên cứu nghiêm túc hơn vấn đề thuộc địa
Tại phiên họp 22, ngày 1-7-1924, nhân danh đảng viên Đảng Cộng
sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã phê bình Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng
sản Anh và Đảng Cộng sản một số nước chưa hành động nhiều vì công cuộc giải phóng thuộc địa Người nói: " sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách
thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đẳng đó vẫn không
có hiệu quả gì Chương trình ấy sẽ không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ
' Hồ Chí Minh: Toản tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr 273
Trang 22nghĩa Lênin"! "Còn các Đảng Cộng sản của chúng ta như Đảng Cộng sản Anh, Hà Lan, Bỉ và các đảng cộng sản các nước khác mà giai cấp tư sản ở đấy chiếm giữ thuộc địa, thì đã làm những gì ? Các đảng này, từ khi chấp
nhận bản Luận cương của Lênin, đã làm được những gì để giáo dục cho giai
cấp công nhân nước mình tỉnh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, tỉnh thân gần gũi với quần chúng lao động các nước thuộc địa ? Tất cả những việc mà các đảng của chúng ta đã làm về mặt này, thật hầu như chưa có gì cả Còn về tôi, là một người sinh trưởng ở một nước hiện nay là thuộc địa của Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa"”
Nguyễn Ái Quốc kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của tư
tưởng cơ hội, cải lương, dân tộc hẹp hòi, những nhận thức mơ hồ chưa đúng của một số đảng cộng sản Từ đó, Người nói: "Vậy phải hành động thực tiên như thế nào? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những
Nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ Chúng ta cần có biện pháp cụ thể Tôi để nghị mấy điểm
dưới đây:
1 Mở trên báo LHumanitếé một mục để đăng đều đặn hằng tuần ít
nhất hai cột các bài về vấn đề thuộc địa
2 Tăng cường tuyên truyền và tuyển lựa đảng viên của Đảng trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có phân bộ cộng sản
3 Gửi những người bản xứ vào Trường đại học cộng sản của những
người lao động phương Đông ở Mátxcơva
' Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.L, tr 277,
Trang 234 Thoả thuận với Tổng Liên đoàn lao động thống nhất để tổ chức những người lao động của các thuộc địa làm việc ở Pháp
5 Đặt nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa
đến vấn đẻ thuộc địa"' Từ thực tế ấy, Nguyễn Ái Quốc khẩn thiết đề nghị Quốc tế Cộng sản cần có biện pháp cụ thể để khắc phục những nhược điểm
trên trong nhận thức và hành động về vấn đề dân tộc và thuộc địa
Tại phiên họp 25, ngày 3-7-1924, Nguyễn Ái Quốc phát biểu nêu lên cuộc sống cơ cực, tình trạng thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo của nhân dân
Đông Dương cũng như nhân dân các nước thuộc địa của Pháp: "Trong tất
cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao Sự nổi đậy của nông dân bản xứ đã chín muồi Trong nhiều nước
thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dim trong mau Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên
nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo'? Tiếp theo, Người đề
nghị: "Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ và chỉ đạo cho họ con đường đi
tới cách mạng và giải phóng "Ẻ
Qua những lần phát biểu tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tỉnh thần kiên quyết đấu tranh nhằm bảo vệ và
làm rõ thêm những luận điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
Đây là kết quả của hàng chuỗi hoạt động vất vả - những trải nghiệm của
Nguyễn Ái Quốc trong hơn một thập kỷ diễn ra ở nhiều châu lục trước đó
Sự phê bình thẳng thắn, có sức thuyết phục và những để nghị cụ thể của
Người đối với các Đảng Cộng sản đã có tác dụng tích cực đến Đại hội, đến
' Hồ Chí Minh: Toàn rập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, LÍ, tr 281 ? Hồ Chí Minh: Toàn rập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr 289
Trang 24việc bổ sung và điều chỉnh đường lối của nhiều Đảng Cộng sản, đặc biệt là Đảng Cộng sản Pháp trong vấn đề thuộc địa Những hoạt động và đóng góp của Nguyễn Ái Quốc vào việc bảo vệ và phát triển tư tưởng của Lênin càng
khẳng định lập trường Lêninít và vị trí quốc tế của Người - vị lãnh tụ của
giai cấp vô sản Việt Nam
Những năm tháng hoạt động ở Quốc tế Cộng sản (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã học tập và tích luỹ được những bài học và kinh nghiệm
đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa cũng như các nước tư bản để vận ˆ
dụng vào chỉ đạo cách mạng Đông Dương sau này Nhờ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc mà Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản anh em biết đến tình hình Đông Dương và phong trào cách mạng ở Đông Dương, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương, giúp đỡ nhân dân Đông
Dương vượt qua mọi khó khăn trước sự khủng bố, đàn áp vô cùng dã man
của chủ nghĩa đế quốc Pháp Qua vấn đẻ Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc cũng giúp cho các Đảng Cộng sản các nước quan tâm hơn đến vấn đề thuộc địa, trước hết là Đảng Cộng sản Pháp
Cũng chính trong những ngày tháng đó, Nguyễn Ái Quốc đã có điều
kiện hoàn chỉnh thêm những tư tưởng chính trị của mình, trước hết là tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Những hoạt động sôi nổi và những bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ nay da dé cập đến nhiều nhân tố của cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa Đó là:
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc là người cảnh báo về tình trạng thiếu hiểu
biết đầy đủ vẻ tình cảnh thuộc địa nói chung và nông dân thuộc địa nói
riêng Điều đó làm cho những vấn để dân tộc - thuộc địa Lênin để ra và
Trang 25giấy tờ chưa đi vào thực tế Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ các diễn đàn của
các tổ chức, các Hội nghị và Đại hội để trình bày luận điểm này mà theo
Người cần phải có một sự am hiểu thong qua việc lên án chủ nghĩa thực dân
Nguyễn Ái Quốc đã đi sâu, vạch trần bản chất bóc lột dã man của
chủ nghĩa thực dân và chỉ rõ: chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù trực tiếp, nguy hại nhất của nhân đân các nước thuộc địa mà còn là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân đân lao động toàn thế giới Từ luận điểm đó, Người khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng thế giới, có quan hệ khăng khít với cách
mạng vô sản ở chính quốc nhu "là một trong những cái cánh” của cách
mạng vô sản Điều đặc biệt là Người đã nêu lên luận điểm quan trọng: Cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nó có tính độc lập, chủ động, nên trong những điêu kiện nhất định, cách mạng ở thuộc địa có thể nổ ra trước và thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc
Khẳng định trên đây của Nguyễn Ái Quốc không chỉ phê phán quan điểm sai lầm "hữu khuynh" cho rằng cách mạng vô sản quyết định cách
mạng thuộc địa, mà còn chống cả quan điểm “tả” khuynh cho rằng cách mạng ở châu Âu phụ thuộc vào cách mạng ở phương Đông, rằng số phận của phương Tây hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ phát triển và lực lượng cách mạng ở các nước phương Đông (?)
Luận điểm về khả năng cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc là quan điểm độc lập, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, có giá trị lý luận và thực tiễn rất lớn Với quan điểm này,
Trang 26vào việc xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn của các Đảng Cộng sản
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc tích cực lăn lộn trong phong trào cộng sản
và công nhân, đã đi qua 28 nước ở 4 châu lục, tổng kết thực tiễn giúp cho
những người cộng sản ở nhiều nước nhìn nhận rõ hơn nhiều vấn đề trong
chiến lược và sách lược về vấn để dân tộc và thuộc địa trong thực tế của
cuộc đấu tranh giai cấp
Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng ở
thuộc địa là đi từ giải phóng dân tộc tới giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, tức là làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Để làm được điều đó, phải tiến hành cách mạng đến cùng, phải "cách mệnh đến nơi", phải đem chính quyền giao cho dân chúng số nhiều, không để trong tay một bọn ít người, có như thế dân chúng mới được
hưởng hạnh phúc" Như vậy, trước hết phải làm cách mạng giải phóng dân
tộc, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đánh đuổi đế quốc xâm lược như "An
Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philippin đuổi
Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do bình đẳng
cho nhân dân nước mình, ấy là dân tộc cách mệnh"', sau đó mới có địa bàn tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp và làm phong phú thêm về
nội dung hình thức và phương pháp hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
Quan niệm bao trùm nhất của Người về tổ chức lực lượng cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc là phải huy động được sự tham gia của
Trang 27tuyệt đại bộ phận nhân dân trong cộng đồng dân tộc Vì vậy, trong quá trình
xây dựng Mặt trận, ngoài việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin về vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và liên mịnh công nông là nòng cốt của lực lượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc còn đánh giá đúng khả năng cách mạng của từng giai cấp tầng lớp: giai cấp nông dân, là "bạn đồng minh tự nhiên", "đồng minh chắc chắn" của giai cấp công nhân trong sự nghiệp cách mạng, còn "học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản
áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn
" Người chỉ rõ, đấu tranh giai cấp và dân cách mạng của công nông thôi
tộc ở phương Đông không giống phương Tây Do vậy cần phải khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng yêu nước, lấy công nông làm gốc, đo giai cấp công nhân lãnh đạo Có như vậy mới tạo
nên được sức mạnh dân tộc để chiến đấu và chiến thắng bọn đế quốc
Cách mạng là sự nghiệp chung của dân chúng chứ không phải là việc riêng của một vài người Do vậy phải biết tập hợp, giáo dục quần chúng "phải làm cho dân giác ngộ”, "phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu", "phải bày sách lược cho dân"? Làm cách mạng phải lâu dài, phải
quyết tâm, phải bền gan chiến đấu
Thứ tư, cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng cách mạng, có đội ngũ cán bộ đảng viên có lý tưởng, lập trường và đạo đức cách mạng, có quyết tâm chiến đấu vì lý tưởng, giải phóng dân tộc và nhân loại “Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
"3
thuyền mới chạy" Người chỉ rõ: "Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
Trang 28chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin"! Đảng
phải theo chủ nghĩa ấy Đây là một đóng góp rất to lớn làm cho ảnh hưởng cộng sản ngày càng mở rộng, đặc biệt là ở châu Á và Đông Nam Á
Những luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc trên đây của
Nguyễn Ái Quốc là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào các nước
thuộc địa ngay từ đầu những năm 20, những luận điểm trên đã được truyền
vào Việt Nam Nó là tư tưởng cách mạng hướng phong trào dân tộc vào các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, là cơ sở của đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau khi tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, với tư cách là đại biểu Đông Dương, ngày 21 tháng 7 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ II Quốc tế Công hội đỏ hợp từ ngày 7-7 đến 22-7-1924
tại Mátxcơva
Quốc tế Công hội Đỏ được thành lập ngày 3-7-1921 Đây là tổ chức liên hiệp quốc tế của các cơng đồn cách mạng thế giới (tồn tại đến năm
1937 thì giải thể) Với nhiệm vụ liên kết các trung tâm công đồn, khơng để
gia nhập tổ chức cơng đồn cải lương là Quốc tế Amxtécđam, liên kết các nhóm, các khuynh hướng đối lập tiến bộ trong nội bộ các tổ chức cơng đồn
cải lương ở các nước Quốc tế Công hội Đỏ đấu tranh để thiết lập sự thống
nhất trong phong trào cơng đồn trên cơ sở đấu tranh cách mạng nhằm bảo vệ những yêu sách của giai cấp công nhân, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc và đoàn kết với giai cấp công nhân Nga Xô Viết
Trang 29Trong phiên họp lần thứ 15 của Đại hội, Người đã đọc bản tham luận với nội dung lên án sự bóc lột thậm tệ của bọn tư bản, đối với giai cấp công
nhân, đặc biệt là công nhân ở xứ thuộc địa Đông Dương
Bằng các con số, dẫn chứng cụ thể, Nguyễn Ái Quốc tố cáo chế độ
thực dân dung túng cho bọn chủ tư bản đàn áp, bóc lột sức lao động của
công Đông Dương một cách nặng nẻ, đến tận xương tủy, với đồng lương
chết đói Người cho rằng đó là hình thức nô lệ hóa công nhân, coi công nhân như những tù nhân, nhiều người bị biến thành những món hàng đem bán của bọn chủ nhà máy
Tuy vậy, theo Người: “Tình hình không phải không có lối thoát, bởi vì với sự gúp đỡ của các tổ chức cách mạng gần gũi với Quốc tế Công hội đỏ, chúng tôi quyết đập tan lực lượng của chủ nghĩa đế quốc châu Âu áp bức
chúng tôi Nhưng để đạt tới kết quả đó, để thúc đẩy nhanh chóng công cuộc giải phóng của giai cấp vô sản Dông Dương thì cần thiết một điều là các đồng chí chúng ta trong các tổ chức công nhân cách mạng Pháp phải tích
cực giúp đỡ chúng tôi trong cuộc đấu tranh giải phóng của chúng tơi”.! Ngồi ba hội nghị, đại hội kể trên, tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc còn dự Đại hội lần thứ IV Quốc tế Thanh niên (ngày 15-6-1924) và tham dự nhiều hoạt động quan trọng khác như: dự lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế lao
động và nói chuyện với những người biểu tình tại Hồng trường, tham gia Đoàn Chủ tịch mít tính vì hoà bình tại Mátxcơva Cũng tại đây, Nguyễn Ái
Quốc tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động văn hoá xã hội như hoạ sĩ Liên Xô N.I.Crôptrencô, hoạ sĩ Thuy Điển Ê.Giôhanxen, nhà báo Liên Xơ Ơxíp
Mandenxtam
Trang 30Một trong những hoạt động sôi nổi, góp phần nâng cao nhận thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc và tuyên truyền đường lối và tấm gương Lênin với các dân
tộc thuộc địa, tạo tiền dé quan trọng để Người và những người cộng sản Đông
Dương sớm tìm thấy những bài học lý luận Mác - Lênin để áp dụng vào Việt
Nam là hàng loạt bài báo Nguyễn Ái Quốc viết trong hơn một năm hoạt động
tại Mátxcơva Trước hết phải kể đến những bài báo Nguyễn Ái Quốc viết về
Lnin và Lênin với các dân tộc thuộc địa sau khi Lênin qua đời
Sau này kể lại sự kiện Lênin qua đời, Người viết: “Vào một ngày tháng
giêng năm 1924, chúng tôi đang ăn bữa sáng tại quán cơm ở tầng dưới khách sạn thì được tin Lênin mất Không ai muốn tin điều đó, nhưng khi ngoảnh lai,
chúng tôi thấy lá cờ Xô Viết Mátxcova đã bỏ rũ Một sự xúc động lớn xâm
chiếm tâm hồn chúng tôi, bữa ăn bị bỏ đở, và không thấy đói nữa Lênin đã mất
Thế là tôi chưa được gặp Lênin và đó là một điều ân hận lớn trong đời tôi Khi
tôi đến nước Nga, Người đang ốm nặng và đang chữa bệnh ở Goócki, cho nên không đến thăm được”!
Nguyễn Ái Quốc tham dự lễ tang Lênin, do Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva
Với tình cảm chân thành, sâu đậm, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Lénin và các dân tộc thuộc địa” chỉ mấy ngày sau khi Lênin qua đời, đăng trên trang nhất báo Pravđa (Liên Xô), ngày 27-1-1924 Người nêu lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân các nước thuộc địa đối với Lênin, vì Lênin “sau khi giải phóng nhân dân mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa” Bài viết kết thúc với những lời tha thiết: “Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta Ngày nay, Người là ngôi sao
sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội
Trang 3121
Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng t4”
Sau đó, Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài nêu công lao và sự
nghiệp của Lênin đối với cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa? Tiếng nói của Nguyễn Ái Quốc là tiếng nói chung không chỉ của nhân
dân Việt Nam mà cả nhân đân thế giới đối với V.I.Lênin, thể hiện lòng biết
ơn, lòng tin và quyết tâm đi theo con đường mà Cách mạng tháng Mười đã
vạch ra
Cũng trong năm 1924, Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài báo
khác có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đăng trên: La Vie Ouvrière (Đời sống công nhân) bài: Chính sách thực dân Anh, Tình cảnh nông dân An Nam ; các bài đăng trên Tập san Inprekorr (Thư tín quốc tế - Cơ
quan ngôn luận của Quốc tế Cộng sản) bài: Đóng Dương và Thái Bình Dương, Chủ nghĩa đế quốc Pháp dám làm những gì? , báo L'Humanité: bài Tình hình ở Trung Quốc, Phong trào công nhân ở
Thổ Nhĩ Kỳ, báo Le Pania: bài Đoàn kết giai cấp và sự phá sản của
thực dân Pháp, Lênin và các dân tộc phương Đông và Những cát tốt đẹp của nên văn mình Pháp, Tình hình những người lao động ở Đông
Dương
Là cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản nên trong thời gian hoạt động tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc còn gửi nhiều thư từ đến đồng chí Petơrốp - Tổng thư ký Ban Phương Đông (bộ phận Người tạm thời công tác từ 11-12-1923), trình bày nguyên nhân sự yếu kém của các dân tộc
' Hồ Chí Minh: Toàn tập Sd, t,t 236 - 231
? Các bài: “Lênin và các đân tộc phương Đông” (7-1924), “Lênin và các dân tộc thuộc địa(2-1925),
Trang 32phương Đông là do tình trạng biết lập và kiến nghị về những biện pháp để sớm chấm dứt tình trạng này; gửi thư đến đồng chí Dinôviép - Chủ tịch Ban
chấp hành Quốc tế Cộng sắn để trình bày hoàn cảnh công tác, nguyện vọng được trao đổi về vấn đẻ thuộc địa, gửi thư đến đồng chí Toranh - Uỷ viên
Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, trong Ban Thuộc địa, về nguyện vọng và
điều kiện kinh phí cho chuyến công tác vẻ Việt Nam sắp tới của mình Với thái độ thẳng thần và chân thành của Nguyễn Ái Quốc, những nguyện
vọng và để nghị của Người đã được Ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản đánh giá tích cực và đáp ứng phần lớn Chính thái độ đúng đắn, chính trực và tự
tin của Nguyễn Ái Quốc đã dẫn đến Quyết định quan trọng do đồng chí Pêtơrốp - Tổng thư ký Ban Phương Đông ký ngày 14-4-1924 Quyết định
nhận đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ cán bộ tạm thời trở thành cán bộ chính thức trong biên chế của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản! Đây là thành quả của hàng loạt hoạt động tích cực trên cả hai phương diện lý luận và thực
tế của Nguyễn Ái Quốc, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của Người
trong thời kỳ đầu tiên Người hoạt động tại Liên Xô Đây cũng là cơ sở quan
trọng để củng cố và phát triển mối quan hệ tích cực giữa cách mạng Việt
Nam và cách mạng thế giới trong những năm tiếp sau
2 Học tập tại Trường Đại học Phương Đông
Thời kỳ thứ nhất Nguyễn Ái Quốc đến sống và làm việc tại Liên Xô
chỉ khoảng một năm rưỡi (từ tháng 7-1923 đến cuối năm 1924) nhưng đây là thời kỳ làm việc sôi nổi và tích cực học tập trau dồi lý luận cách mạng của Người Chính những kết quả của quá trình học tập lý luận và hoạt động
Trang 33thực tiễn phong phú đã tạo đà để Nguyễn Ái Quốc vận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam sau này
Mục đích Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô giữa năm 1923 là để tìm gặp Lênin và tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, nhưng vì Lênin đang ốm nặng, Đại hội phải hoãn họp, nên Người đã tranh thủ vào học lớp ngắn hạn của Trường Đại học Cộng sản của những người lao động Phương Đông,
gọi tất là Trường Đại học Phương Dong!
Ở đây, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã được thấy một nhà trường
kiểu mới Trường được tổ chức theo chế độ tự quản, học viên tự bầu ra đại
biểu của mình tham gia quản lý kinh tế và hành chính của trường, luân phiên nhau làm công việc phục vụ Nhà trường trang cấp cho học viên về ăn
mặc, hàng tháng còn được lĩnh tiền tiêu vặt Các học viên thuộc cùng một
dân tộc hoặc cùng sử dụng quen một thứ tiếng được ở chung, học tập chung
để có điều kiện thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau Tuy các học viên
thuộc 62 dân tộc khác nhau nhưng đoàn kết và giúp đỡ nhau như anh em trong đại gia đình cách mạng
Trường có một đội ngũ giáo sư giỏi, phụ trách dạy các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, lịch sử các cuộc cách mạng, lịch sử phong trào công nhân, duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học Trong 20 năm tổn tại, Trường Đại học Phương Đông đã đào tạo cho các nước phương Đông hàng nghìn cán bộ, trong đó có nhiều người về sau trở thành cán bộ lãnh đạo có
uy tín, sự nghiệp cách mạng của nhiều nước Một số cán bộ lãnh đạo tiền
bối của Đảng ta cũng đã học trường này
Trang 34Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên vào học trường Đại học
Phương Đông, được tham gia trực tiếp công việc của Quốc tế Cộng sản, được thâm nhập thực tế nước Nga Xô Viết Do vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, nhận thức của Người được nâng cao, giàu tính khái quát, tổng
kết thành hệ thống quan điểm Điều đó được phản ánh ở những tham luận,
bài viết, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ này Đặc biệt ở bản
tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V và Báo cáo về Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ Có thể nói, đây chính là lần đầu tiên trong quá trình
tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc được học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin tại trường lớp chính thức Như Người đã phát biểu: “Việc thành lập Trường đại học bénsévich đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, và nhà trường đã dạy chúng tôi nguyên lý đấu tranh giai cấp, và nhà trường đã đặt mối liên hệ giữa chúng tôi với các dân tộc phương Tây và trang bị cho chúng tôi - những người nô lệ, khả năng hoạt động chặt chế”)
Hàng năm, nhà trường tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Ngày 21-4-
1924, kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập, Nguyễn Ái Quốc được mời tham
dự Sau lễ kỷ niệm, Nguyễn Ái Quốc viết thư cho Pêtơrốp, Bí thư Ban
Phương Đông, những cảm nghĩ của mình về trường, đặt vấn đề “Trường Đại học Phương Đông hiện nay đang dung nạp 62 dân tộc phương Đông Con số này sẽ ngày càng tăng thêm tuỳ theo sự hoạt động và công tác tuyên truyền của Quốc tế mỗi ngày một mở rộng Trường Đại học này là một cái lò đào tạo những cán bộ tuyên truyền đầu tiên cho các nước phương Đông””
' Hồ Chí Minh: Toản tập, Sđd, t 1, tr 483
Trang 35Quan tâm nhiều đến việc đào tạo cán bộ cách mạng cho các nước
thuộc địa, ngay trong thời gian đầu ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã viết
nhiều bài báo để giới thiệu nhà trường và cổ vũ, lựa chọn những cán bộ Việt
Nam đến học tại Trường Đại học Phương Đông
Trong thời kỳ học tập tại Trường, Nguyễn Ái Quốc đã viết hàng chục
bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống công nhân”, “Nhân đạo”, “Sự thật", “Đoàn kết" và các tạp chí “Thư tín Quốc tế”, “Quốc tế
nông dân” -
Được học tập và hoạt động tại Mátxcova - trung tâm của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, bên cạnh những nhà lãnh đạo cộng sản quốc tế - những đại biểu của nhiều dân tộc anh em vừa có thực tiễn phong phú lại vừa có lý luận cách mạng tiên tiến G.Dinôviép, ĐÐ.Manuinxki, F.Pêetơrốp, Z.Vôtinxki (Liên Xô), Katayama Xen (Nhật Ban), Ruth Ficher
(Đức), Chu Ân Lai, Trương Thái Lôi (Trung Quốc), M.Rôi (Ấn Độ)
Nguyễn Ái Quốc có nhiều ảnh hưởng tích cực, tư duy lý luận trưởng thành
nhanh chóng Đặc biệt từ khi được làm sinh viên Trường Đại học Phương Đông và sau khi trở thành cán bộ Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc càng có điều kiện hoạt động mạnh trên cả phương diện thực tế và lý luận
Sự trau đồi và trưởng thành trên phương diện lý luận được thể hiện qua tầm nhìn, trình độ tổng kết, khái quát lý luận và những dự kiến vẻ xu
hướng phát triển của phong trào cách mạng, đặc biệt về mối quan hệ và khả năng phát triển của phong trào cách mạng thuộc địa Chủ đẻ và nội dung
các bài báo Nguyễn Ái Quốc viết trong thời kỳ đầu trên đất nước Xô Viết
Trang 36Bên cạnh chủ để ca ngợi tấm gương Lênin trong công cuộc giải phóng thuộc địa, gợi mở con đường giải phóng dân tộc ở các thuộc địa thông qua tấm gương Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga (như đã trình
bày ở mục 1, đầu chương), nhiều chủ đề khác được các bài báo, những công
trình lý luận của Nguyễn Ái Quốc đề cập đến
Theo dõi sát phong trào công nhân ở Viễn Đông và thế giới thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài về phong trào đấu tranh và sự trưởng
thành của công nhân ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ,
Xyri, Dahémay, An Độ, Bác Phi Nguyễn Ái Quốc nhận xét: ở Nhật Bản
“bên cạnh phong trào vô sản, các phong trào khác có tính cách mạng cũng
lan rộng Đó là phong trào Eta lúc đầu với tư cách là cuộc đấu tranh lẻ tẻ
ot
thì hiện nay đã trở thành cuộc đấu tranh giai cấp”' Còn “giai cấp vô sản Thổ Nhĩ Kỳ người đã đóng góp rất nhiều vào cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc thì từ bây giờ đã thấy bất buộc tiến hành một cuộc đấu tranh khác: "? Ở Đông Dương những người công nhân bản xứ
Cuộc đấu tranh giai cấp
vốn thường rất ngoan ngoãn dễ sai dễ bảo, do không được giáo dục và tổ chức, nhưng vì quá khốn khổ và vì sự tàn bạo của bọn chủ, hơn 600 thợ
nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) đã bãi công và “Đây là lần đầu tiên, một
phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa Chúng ta hãy ghi lấy dấu hiệu của thời đại”
Một số bài báo khác của Nguyễn Ái Quốc lại đi sâu tìm hiểu những
thành tích của nhân dân Xô Viết, những kinh nghiệm và sự giúp đỡ vô tư
của họ đối với các dân tộc thuộc địa Bằng thực tế tận mắt chứng kiến thắng
lợi của Chính sách Kinh tế mới (NEP), những bài báo của Nguyễn Ái Quốc
Trang 37về Liên Xô đã khẳng định vai trò to lớn và sự giúp đỡ vô tư, hào hiệp của
Đảng Cộng sản (b) và nhân dân Liên Xô đối với phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt với các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, Đông Dương
Tên tuổi và hình ảnh của Nguyễn Ái Quốc được biết đến rộng rãi trong các
đồng chí hoạt động trong Quốc tế Cộng sản cũng như trong nhân dân Liên Xô Báo Projector (đèn chiếu) đã đăng ảnh Nguyễn Ái Quốc bên cạnh những đại biểu dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản với hàng chữ ghi chú: “Các lãnh tụ chủ chốt của giai cấp vô sản thế giới”
Chủ để quan trọng được để cập trong nhiều bài báo của Nguyễn Ái
Quốc trong thời kỳ này chính là: từ sự tố cáo sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đến việc khẳng định vai trò của cách mạng thuộc địa trong mối quan
hệ với cách mạng ở chính quốc Chủ đề này được đề cập khá rõ ràng, thẳng
thắn trong Báo cáo của Người tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tháng
7-1924 Nguyễn Ái Quốc không chỉ so sánh chủ nghĩa tư bản như con đỉa
hai vòi, hút máu công nông cả ở thuộc địa và chính quốc, mà Người còn chỉ ra vai trò to lớn của thuộc địa và cách mạng thuộc địa quan trọng như thế nào trong sự nghiệp giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức giai cấp Người chỉ rõ: “Hiện nay noc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc Các thuộc địa trở thành nền tang của lực lượng phản cách mạng Vì vậy muốn đánh bại các nước này,
trước hết chúng ta phải tước thuộc địa của nó đi ”t
Nếu từ luận điểm “con đỉa hai vòi” đã dẫn đến sự “bình quân” vai trò của cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, cho rằng phải đồng thời tiến hành hai cuộc cách mạng ở chính quốc và thuộc địa thì cách mạng mới
Trang 38có thể thành công! thì quan điểm “trước hết phải tước thuộc địa của nó đi”
vừa nêu trên đây đã dẫn đến vị thế chủ động của cách mạng thuộc địa trong quan hệ với cách mạng chính quốc Những người cộng sản ở thuộc địa có
thể tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (cách mạng thuộc địa)
trước cuộc cách mạng ở các nước chính quốc, khi có điều kiện thì cuộc cách mạng ấy vẫn có thể thắng lợi, chứ không nhất thiết phải tiến hành sau cách mạng chính quốc Đây là đóng góp to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong công cuộc giải phóng thuộc địa (thực tiễn thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám-1945 ở nước ta đã diễn ra đúng như sự tiên đoán của Nguyễn Ái Quốc trước đó hai thập kỷ)
3 Những trưởng thành trong hoạt động lý luận
Thời kỳ thứ nhất Nguyễn Ái Quốc đến sống và làm việc ở Mátxcơva tuy chưa đầy một năm rưỡi (từ tháng 7-1923 đến tháng 10-1924) nhưng là thời kỳ hoạt động sôi nổi và tập trung nhất của Người về mặt tư tưởng - lý luận; không phải đơn thuần chỉ là học tập, vận dụng mà còn có những đóng góp sáng tạo, góp phần phát triển, làm phong phú lý luận về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa theo con đường của cách mạng
vô sản
Sống ở Mátxcơva, trung tâm của cách mạng vô sản thế giới, được làm việc trong Quốc tế Cộng sản, bên cạnh những nhà lãnh đạo nổi tiếng của Quốc tế Cộng sản và các đảng anh em, tư duy lý luận về cách mạng thế giới của Nguyễn Ái Quốc có điều kiện cọ sát, tranh luận, do đó phát triển rất
' Thực tế những người cộng sản ở các nước chính quốc lại rất đề cao cách mạng ở chính quốc, họ cho
Trang 39nhanh Sau một khoá học lý luận ngắn hạn tại Trường Đại học Phương
Đông, Nguyễn Ái Quốc được tham dự nhiều đại hội và hội nghị quốc tế lớn, như Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Đại
hội các tổ chức quốc tế thuộc Quốc tế Cộng sản như Thanh niên, Phụ nữ,
Cơng đồn, v.v Tại diễn đàn các hội nghị và đại hội này đã diễn ra những cuộc trao đổi lớn về chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản quốc tế, cũng như các phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa Tham gia vào
các diễn đàn đó, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng tư tưởng của V.LLênin, đối
chiếu lý luận được học ở Trường Đại học Phương Đông với kinh nghiệm thực tiễn rút ra sau hơn 10 năm bôn ba, khảo sát về chủ nghĩa tư bản, đế quốc và các thuộc địa của chúng, Người đã phát biểu nhiều ý kiến sắc sảo,
nêu lên nhiều luận điểm mới, góp phần bổ sung và phát triển lý luận về
cách mạng thuộc địa Có thể khái quát sự trưởng thành về tư duy lý luận của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ thứ nhất tại Liên Xô như sau:
Thức tỉnh các đồng chí cộng sản châu Âu về tình hình thuộc địa và tâm quan trọng của vấn đề thuộc địa
Nguyễn Ái Quốc là người sớm thấy rõ Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản châu Âu, nói chung biết rất ít về tình hình các nước thuộc địa Người tự xác định là “sẽ tận dụng mọi cơ hội có được để thức tỉnh các đồng chí cộng sản ở châu Âu về vấn đề thuộc địa”
Đối với Đảng Cộng sản Pháp, mặc dù đã có sự chỉ đạo chặt chế của
Trang 40sản Pháp, tháng 7-1923, Nguyễn Ái Quốc đã nhắc lại ý nghĩa và tác dụng của nghị quyết của Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa và cho rằng tình hình sẽ rất đáng phấn khởi nếu như những nghị quyết đó của quốc tế được chấp hành trên thực tế
Nhưng như Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Khốn nỗi cho đến nay,
những nghị quyết ấy chỉ được dùng để tô điểm mặt giấy”' Phân bộ Pháp, phân bộ Anh và phân bộ các nước thực dân khác đều chưa làm gì cho các
thuộc địa của chủ nghĩa tư bản nước họ, chưa có một chính sách và cương lĩnh rõ rệt về thuộc địa, các đẳng viên chưa hiểu thuộc địa là gì và tầm quan trọng có vấn đề thuộc địa như thế nào!
Đảng Cộng sản Pháp đã thành lập một Ban Nghiên cứu thuộc địa, đã có mục về thuộc địa trên báo LHwmanité; đáng tiếc là báo L'Humanité đã đột nhiên bỏ mục thuộc địa đi, còn Ban Nghiên cứu thuộc địa thì ở vào tình
trạng bị tê liệt! Trong khi đó, báo tư sản đã dành đều đặn nhiều trang cho
việc tuyên truyền chính sách thuộc địa và chúng luôn luôn sợ bị cải chính
và lật mặt nạ Đảng Cộng sản Pháp không thể cứ lặp lại mãi những lời tuyên
bố ủng hộ nhân dân các thuộc địa mà không làm gì cả, “những người bị áp
bức khốn khổ bất đầu tự hỏi rằng không biết thực ra chúng ta là những
người đứng đắn hay là những kẻ lừa phỉnh Cuộc hành trình của các đồng chí Vayăng Cutuyariê và Angdré Bécténg qua Angiéri va Tuynidi, tiến hành hầu như cùng một lúc với các cuộc đạo chơi đế vương của bọn đại
biểu tư sản đã được dân chúng châu Phi hết sức hoan nghênh Nếu những
cuộc hành trình cùng một tính chất như thế được tiếp tục trong tất cả các
thuộc địa thì chắc chắn kết quả sẽ đáng mừng”?
` Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 1, tr 194