1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng NGLL 7-thag 1 tiet 9

4 862 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 72 KB

Nội dung

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 – HOẠT ĐỘNG 1 (TIẾT 9) MÙA XUÂN VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS: - Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét thay đổi trong đời sống văn hoá ở quê hương, địa phương em. - Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước. - Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1) Nội dung: - Những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng xuân của quê hương, đất nước. - Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá quê hương. - Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện… về truyền thống văn hoá tốt đẹp đó. 2) Hình thức hoạt động: Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1) Về phương tiện hoạt động: - Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (và của các nước khác nếu có). - Những bài thơ, bài hát, câu chuyện… liên quan tới chủ đề hoạt động. - Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án và thang chấm điểm cho cuộc thi. 2) Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan. - Hội ý với cán bộ lớp về yêu cầu cuộc thi và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động: + Cử người dẫn chương trình + Cử ban giám khảo Trang 1 + Phân công trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động + Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Thời gian Thực hiện Nội dung thực hiện 5’ 30’ Tập thể MC MC + Khán giả MC + các đội chơi 1. Hoạt động 1: Khởi động - Toàn thể HS hát bài “ Em là mầm non của Đảng” (Nhạc và lời: Mộng Lân) - Để hiểu biết về những nét đẹp truyền thống phong tục tập quán vào những ngày xuân của dân tộc .và những nét thay đổi trong đời sống văn hóa ở quê hương ,địa phương mình .Hôm nay lớp ta tổ chức hội thi giữa các tổ về vấn đề này. Đó là lí do của tiết hoạt động hôm nay. - Giới thiệu đại biểu khách mời - Giới thiệu thành viên ban giám khảo, thư ký - Giới thiệu 3 đội chơi - Chương trình gồm 3 phần: + Trả lời nhanh + Ai giỏi hơn + Thi thố tài năng 2. Hoạt động 2: Thi tìm hiểu truyền thống văn hóa quê hương, đất nước Để mở đầu buổi sinh hoạt có tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi ngắn.  Phần 1: Trả lời nhanh  Đại diện mỗi đội bốc thăm câu hỏi (mỗi câu 10đ) 1) Em hãy điền vào chỗ trống còn thiếu trong câu sau: “Mùng một tết … , mùng hai tết …, mùng ba tết …” Đáp án: cha, mẹ, thầy 2) Em hãy điền vào các chỗ trống còn thiếu sau: Thịt mỡ, dưa hành, … Cây nêu, tràng pháo, … Đáp án: câu đối đỏ, bánh chưng xanh 3) Em hãy kể 2 loại hoa đặc trưng cho miền Bắc và miền Nam của đất nước ta? Đáp án: hoa đào và hoa mai 4) Vào những ngày tết trẻ em rất thích được chúc tết ông bà, cha mẹ… vì lí do nào vậy? Đáp án: nhận được lì xì 5) Ngày đưa ông táo về trời là ngày nào trong năm? Đáp án: 23 tháng chạp 6) Hãy kể một số phong tục Tết của dân tộc Việt Nam mà em biết? Trang 2 MC Khán giả Đáp án: đưa ông táo, dựng cây nêu, xông đất, chưng mâm ngũ quả, câu đối Tết… 7) Hãy kể tên các bài hát có chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân, quê hương, đất nước? Đáp án: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Em là mầm non của Đảng, Quê hương… 8) Hãy kể 1 câu chuyện vui về ngày tết mà em biết.  Phần 2: Ai giỏi hơn  Phần này có 3 câu hỏi, ưu tiên cho đội nhỏ điểm nhất chọn trước. 1) Hãy đọc 1 bài thơ ca ngợi Đảng, mùa xuân, quê hương, đất nước 2) Hãy kể về 1 phong tục Tết của 1 dân tộc mà bạn biết. 3) Bạn hãy giải thích câu nói “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” *** Trong lúc chờ đợi các bạn suy nghĩ các bạn khán giả của các đội sẽ trả lời 1 số câu hỏi đố vui để thư giãn nha: 1.Có một người đi xuyên qua đường, tuy anh ta mặc quần áo đen, lúc đó không có đèn cũng không có ánh trăng, nhưng người lái xe vẫn nhìn thấy anh ta. Tại sao? Đáp án: tại vì là ban ngày mà làm sao mà không thấy anh ta được. 2. Có một con sói đang đi tìm mồi cuối cùng cũng tìm được ba chú lợn con, nhưng nó lại không ăn thịt chúng . Tại sao? Đáp án: tại vì đó là 3 con lợn đất làm sao mà ăn được đây. 3. Hôm nay rùa và thỏ lại tiến hành một cuộc thi đấu . Lần này thỏ không ngủ mà chạy rất nhanh, tại sao nó vẫn thua? Đáp án: tại vì đó là cuộc thi đi chậm 4. Quả gì chưa ăn thì màu xanh, ăn vào thì màu đỏ, nhả ra thì màu đen ? Đáp án: quả dưa hấu 5. Chú Thành có 9 người con trai, mỗi người này đều có 1 em gái. Hỏi chú Thành có bao nhiêu người con? Đáp án: 10 người con 6. Trên bàn có 12 cây nến đang cháy sáng, có một cơn gió thổi qua làm tắt 3 ngọn nến, lại một lúc sau, một con gió thổi qua nữa làm tắt thêm 2 ngọn nến. Hỏi trên bàn còn lại mấy cây nến ? Đáp án: 5 ngọn nến  Phần 3: Thi thố tài năng  Cái tiết trời se lạnh của mùa đông vừa qua để lại đây 1 chút gì đó tiếc nuối của mùa đông là 1 cái gì đó mát mẻ của mùa xuân sắp đến, để đón chào mùa xuân 2011 chúng ta sẽ lấy chủ đề “mùa xuân” làm chủ đề chính cho cuộc thi âm nhạc hôm nay. Thể lệ: các bạn sẽ hát 1 đoạn nhạc, ngâm 1 đoạn thơ có các cụm từ “mùa xuân”, “Tết”, Trang 3 5’ “quê hương”, “đất nước”, “Đảng”, để giành phần ưu tiên hát trước mỗi đội cử ra 1 bạn bốc thăm để giành quyền hát trước. Trong cuộc chơi, nếu đội nào hát lại bài hát đã được đội khác hát rồi sẽ bị loại, cứ như vậy đội còn lại sẽ giành chiến thắng ở phần này. 3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động - BGK công bố điểm, xếp hạng và phát thưởng - GVCN nhận xét về thái độ, chuẩn bị của các đội chơi. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (5’) - Giới thiệu những phong tục đẹp trong ngày Tết: + Mùng một tết cha: Sáng mùng một Tết, sau khi làm lễ gia tiên, người con trưởng mời cha mẹ ngồi vào 2 ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, em sau, sau cùng là các cháu. Mọi người cùng mừng thọ và cúi lạy ông bà, cha mẹ bằng 2 lạy và 2 vái (nếu ông bà, cha mẹ đã mất thì lạy 4 lạy, 4 vái). + Mùng hai tết mẹ: Sáng mùng hai tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Trước hết là làm lễ tưởng niệm tổ tiên, mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, sau đó mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và cuối cùng cũng được chúc mừng lại. + Mùng ba tết thầy: Người xưa đã khẳng định: “Không thầy đố mày làm nên”. Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống của dân tộc. Và ngày mùng ba tết, các học trò thường đến nhà thầy chúc tết. - Xem trước và chuẩn bị cho hoạt động: “ Truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương”. Chúc sức khỏe các cô thầy và các bạn có 1 ngày nghỉ cuối tuần thật vui và ý nghĩa bên gia đình. Ngày soạn 26/12/2010 Phó hiệu trưởng Ngô Thùy Dương Trần Minh Tâm Trang 4 . Hãy kể 1 câu chuyện vui về ngày tết mà em biết.  Phần 2: Ai giỏi hơn  Phần này có 3 câu hỏi, ưu tiên cho đội nhỏ điểm nhất chọn trước. 1) Hãy đọc 1 bài. 5. Chú Thành có 9 người con trai, mỗi người này đều có 1 em gái. Hỏi chú Thành có bao nhiêu người con? Đáp án: 10 người con 6. Trên bàn có 12 cây nến đang

Ngày đăng: 29/11/2013, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w