Bình giảng LỜI THỈNHCẦU Ở NGHĨATRANGĐỒNGLỘC của VƯƠNG TRỌNG Bài thơ Lời thỉnhcầu ở nghĩatrangĐồngLộc của Vương Trọng đã rất nổi tiếng. Nhiều người đã trình bày cảm nhận của họ về bài thơ này trên các diễn đàn. Bài viết của tôi có kế thừa một vài ý tưởng của thầy tôi - Nhà giáo Phạm Văn Chữ, bởi cả hai thầy trò đều thích và có trao đổi nhiều. Bài bình của thầy Phạm Văn Chữ đã đăng báo, có đăng lại trên phongdiep.net. Vì văn bản được dạy ở lớp 8 phần Ngữ văn địa phương Hà Tĩnh, để góp thêm tư liệu cho đồng nghiệp và học sinh nên tôi thực hiện bài viết này, và gọi là bài bình giảng. LỜI THỈNHCẦU Ở NGHĨATRANGĐỒNGLỘC - Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi Còn hương nữa hãy dành phần cho đất Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi Bao xương máu mới làm nên ĐồngLộc Lòng tướng nhớ xin chia đều khắp Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi. - Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, kìa! Ơi các em tuổi quàng khăn đỏ Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá Thương các chị lắm phải không? Thì hãy quay về Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao vùng đất trống Các chị nằm còn khát bóng cây che. - Hai mươi bảy năm qua chúng tôi không thêm một tuổi nào Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về ĐồngLộc Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc Về bón chăm cho lúa được mùa hơn Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường. - Cần gì ư? Lời ai hỏi trong chiều Tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu Ngày bom vùi tóc tai bết đất Nằm xuống mộ rồi, mái đầu chưa gội được Thỉnhcầu đất cằn cỗi nghĩatrang Cho mọc dậy vài cây bồ kết Hương chia đều trong hư ảo khói nhang. Đồng Lộc, 5 - 7 - 1995 VƯƠNG TRỌNG Sự hi sinh của mười cô gái ở Ngã ba ĐồngLộc mùa hè năm 1968 là hình ảnh bi tráng của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ. Đã có không ít thơ ca tưởng nhớ mười nữ anh hùng. Nếu chọn vài bài thơ hay, sâu sắc và xúc động lòng người nhất về đề tài này thì chắc chắn chúng ta không thể quên Lời thỉnhcầu ở nghĩatrangĐồngLộc của nhà thơ quân đội Vương Trọng. Ngay từ tên gọi, bài thơ đã đưa người đọc vào một không khí rất trang nghiêm, thành kính. Không khai thác tính chất bi tráng của hình tượng, tứ thơ của Vương Trọng dẫn dắt người đọc tìm về những nẻo khuất tâm hồn mình một cách đầy bất ngờ. Trong nhan đề bài thơ đã có sự định vị, đã thông báo không gian nhưng đây không phải là lời thỉnhcầu của tác giả hay của ai đó khi đến viếng thăm Ngã ba Đồng Lộc. Chủ thể của những lời thỉnhcầu kia là các liệt sĩ anh hùng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là kiểu nhân vật trữ tình hoá thân. Đó là điều tạo nên nét mới mẻ và độc đáo của tứ thơ. Nhìn vào hình thức kết cấu, ta nhận thấy bài thơ được chia thành bốn phần tương ứng với bốn điều thỉnhcầu của các cô. Đến với bài thơ này, hãy giữ tâm thế như khi trở về với địa chỉ đỏ năm xưa, cứ theo trình tự của những lời thỉnhcầu ấy, để lòng trí ta lắng nghe và cảm nhận. Vì sao ta lại về với ĐồngLộc - mảnh đất miền núi xa xôi, cằn cỗi, nghèo nàn? Ta trở về bởi lòng ta đã nhiều lần rưng rưng vì sự hi sinh đồng thời của mười cô gái. Ta trở về bởi đã biết bao lần muốn nói lời cảm phục, tiếc thương. Ta trở về bởi lòng tự hào được đặt chân lên con đường huyết mạch, đến dâng nén tâm hương trước mười di ảnh anh hùng. Bao người về đây đều thành tâm khấn nguyện. Nhưng tôi tin không ít người trong chúng ta chợt giật mình nhận ra bản thân thật vô tình khi nghe lời thỉnhcầu đầu tiên: - Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi Còn hương nữa hãy dành phần cho đất Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi Bao xương máu mới làm nên ĐồngLộc Lòng tướng nhớ xin chia đều khắp Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi. Chúng ta hướng về các cô, dâng hương cắm đầy các bát nhang mà đôi khi quên dành phần cho đất. Đã có hàng trăm con người hi sinh để giữ cho mạch máu ĐồngLộc này thông suốt, thân xác họ đã vĩnh viễn hoà tan vào trong đất mẹ. Các cô không muốn vì mình mà các chiến sĩ, các đồng đội thanh niên xung phong bị lãng quên. Vì thế các cô mới xincác đoàn khách đến thăm hãy chia lòng tưởng nhớ cho đều khắp. Lời các cô nghẹn ngào: Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi/ Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc. Đó là mong muốn một lẽ công bằng tự nhiên; sự khiêm tốn, chân thành át đi giọng bi thiết. Mặt đất cỏ lan, vùng trời toả nắng ở đây là hình ảnh biểu tượng của thanh bình. Các cô đã chung hưởng đất trời với đồng chí, đồng đội nên các cô mong được hưởng chung lòng tưởng nhớ. Đó là lời thỉnhcầu của các cô và cũng là sự lên tiếng của lịch sử. Đoạn thơ tiếp theo hướng đến đối tượng cụ thể: - Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, kìa! Ơi các em tuổi quàng khăn đỏ Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá Thương các chị lắm phải không? Thì hãy quay về Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao vùng đất trống Các chị nằm còn khát bóng cây che. Về Đồng Lộc, có rất nhiều đoàn khách thiếu nhi, các em đến đây còn bị hoa cỏ may khâu nặng ống quần. Đồi Trọ Voi còn nhiều cỏ may nghĩa là đất đai còn hoang sơ, môi trường còn thiếu sức sống. Cỏ may là một loài cỏ dại. Một đất nước hoà bình, có điều kiện dựng xây, cần phải cải thiện môi trường sống. Như những ngườì chị trong nhà, rất thân tình, các chị đã bày tỏ một mong muốn cao cả, nhắn nhủ các em tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao vùng đất trống. Không quá sức đối với các em, đó là việc các em hoàn toàn có thể làm được - tuổi nhỏ làm việc nhỏmà! Thỉnhcầu đó sẽ được các em hăng hái thực hiện vì các chị nằm còn khát bóng cây che. Với thanh niên, các chị thỉnh cầu: - Hai mươi bảy năm qua chúng tôi không thêm một tuổi nào Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về ĐồngLộc Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc Về bón chăm cho lúa được mùa hơn Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường. Câu đầu của khổ thơ này nói lên một nghịch lý đau thương ai cũng có thể hiểu và thông cảm. Nhưng các cô không nói để sẻ chia mà nói để thỉnh cầu, nhắn nhủ. Lời nhắn nhủ thật cảm động:Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc/ Về bón chăm cho lúa được mùa hơn.Thời đại của các cô là thời cả dân tộc nêu cao khẩu hiệu biến đau thương thành hành động. Dân tộc đói nghèo, kháng chiến gian khổ, ác liệt nên các cô quyết tâm sống, chiến đấu vì ấm no và hạnh phúc cho dân tộc mình. Để lời nhắn nhủ tìm vào sâu thẳm những trái tim, các cô nhắc đến một chi tiết chân thực đến đau xót về bữa ăn cuối cùng không có gạo. Các bạn thanh niên đã hăng hái lao động sản xuất cho đất nước ta thu được những mùa vàng, hãy nghĩ đến sự khốc liệt của đói khổ trong quá khứ, để quyết tâm xây dựng tương lai đất nước phồn vinh. Ba khổ thơ trên là những lời thỉnhcầu cho đồng đội, cho môi sinh, cho đất nước. Vậy các cô cần gì cho bản thân mình? Các cô vĩnh viễn nằm lại đất sâu ở lứa tuổi đẹp nhất đời người, khi tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu. Sự hi sinh của những người con gái trong cái ngày đau thương ấy được đặc tả bằng một hình ảnh chân thực đầy ám gợi: Ngày bom vùi tóc tai bết đất/ Nằm xuống mộ rồi, mái đầu chưa gội được. Thiệt thòi và đau thương là thế nhưng mong muốn của các cô thật quá khiêm nhường: Thỉnhcầu đất cằn cỗi nghĩa trang/ Cho mọc dậy vài cây bồ kết. Một loài cây hết sức quê kiểng, gợi một thứ hương thơm thanh khiết rất đỗi quen thuộc với những người con gái sông La yêu nước, yêu đời. Trong nghi ngút trầm hương của những tấm lòng về đây tưởng nhớ, các cô thỉnhcầu một chút hương quê chia đều trong hư ảo - một thỉnhcầu không hề gợn chút gì vị kỉ; một thỉnhcầu rất nữ tính, thanh xuân. Bài thơ nhắc nhủ mọi người khi tưởng nhớ quá khứ hãy biết sống vì hiện tại và tương lai cho có ý nghĩa. Người đã hi sinh sẽ thanh thản, siêu thoát khi những người còn lại và lớp kế tục không ngừng xây dựng, phát huy những gì dân tộc đã giành được. Lời thỉnhcầu ở nghĩatrangĐồngLộc được viết bởi một nhà thơ mặc áo lính. Chất lính, lí tưởng dân tộc và thời đại thấm sâu vào trong máu thịt nhà thơ. Nên ở đây, khi hoá thân vào nhân vật, Vương Trọng đã tự tin thể hiện sự sáng tạo độc đáo và ông đã thành công. Trong bài, tác giả không đóng vai trò chủ thể trữ tình mà gián tiếp bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Chính hình thức lời thỉnhcầu gợi nên không khí thiêng liêng, thành kính, chuyển tải được những thông điệp giản dị nhưng gần gũi, chân thành, cảm động và sâu sắc. Sức sống của thi phẩm được biểu hiện cụ thể khi rất nhiều khách thăm viếng ĐồngLộc đã lắng nghe, ghi chép và thuộc nằm lòng. Thơ có số phận như thế quả không nhiều! NGUYỄN THANH TRUYỀN . Bình giảng LỜI THỈNH CẦU Ở NGHĨA TRANG ĐỒNG LỘC của VƯƠNG TRỌNG Bài thơ Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc của Vương Trọng đã rất nổi tiếng góp thêm tư liệu cho đồng nghiệp và học sinh nên tôi thực hiện bài viết này, và gọi là bài bình giảng. LỜI THỈNH CẦU Ở NGHĨA TRANG ĐỒNG LỘC - Mười bát nhang,