KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 SINH VIÊN SOẠN BÀI: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN LỚP : GDCT – 4B NĂM HỌC: 2009 – 2010 BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh cần: 1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là lòng yêu nước, và biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước - Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Về thái độ: - Yêu quý, bảo vệ quê hương đất nước. - Tự hào về truyền thống quê hương. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 3. Về kỹ năng Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, phù hợp với kỹ năng của bản thân. II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: - Lòng yêu nước: Khái niệm, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - Trách nhiệm học tập và rèn luyện của thanh niên, học sinh để chuẩn bị tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Phương pháp đàm thoại, thuyết trình giảng giải, trực quan, nêu vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Tổ chức cho học sinh trình bày các bài hát, bài thơ, cho học sinh nghe băng, xem hình về tình yêu quê hương đất nước. IV. TÀILIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - SGK GDCD 10 - SGV GDCD 10 - Sách thiết kế bài giảng lớp 10 - Sưu tầm các bài thơ, đoạn văn , tranh ảnh, đoạn phim phù hợp với nội dung bài giảng. - Sử dụng máy chiếu, bảng , phấn…. Tố Loan-4B Trang 1 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (2 phút) 2. Giới thiệu bài mới (5 phút) GV: Cho học sinh chơi trò chơi “Hiểu ý đồng đội”. Một HS A sẽ được mời ngẫu nhiên lên đứng quay mặt xuống lớp Các cụm từ lần lượt hiện ra, các bạn dưới lớp sẽ xung phong gợi ý cho HS A đoán từ hiện ra trên màn hình. Yêu cầu: dùng lời nói diễn đạt sao cho không có từ nào trùng với các từ gợi ý. Nếu vi phạm từ đó sẽ được bỏ qua. Kết thúc trò chơi GV sẽ đặt câu hỏi: Những cụm từ trên đề cập đến nội dung gì? Hs trả lời GV:nhận xét và đặt vấn đề giới thiệu bài: Mỗi người ngay từ khi sinh ra đều có một Tổ quốc của riêng mình, hai tiếng Tổ quốc rất đổi yêu thương và trìu mến, lắng sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta.Việt Nam là Tổ quốc của cô và các em . Vậy là một người công dân Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.? Đó là nội dung mà cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay. BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 3. Dạy bài mới (30 phút) Tiết 1 Tố Loan-4B Trang 2 Tố Loan-4B Trang 3 Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu : Lòng yêu nước. a.Lòng yêu nước là gì ? GV yêu cầu một HS đọc đoạn thơ: “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc ! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”. (Chế Lan Viên) GV hỏi: Các em hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ? -HS trả lời - GV nhận xét - GV: Theo em, lòng yêu nước là gì? - HS trả lời. Cả lớp cùng trao đổi, bổ sung ý kiến. - GV: Nhận xét, bổ sung - GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài. - GV đặt câu hỏi: theo các em lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? HS trả lời GV nhận xét, giảng giải cho HS GV chuyển ý: Trong quá trình dựng nước và giữ nước với biết bao khó khăn và thử thách, nhưng dân tộc ta đã vượt qua và xây xựng đất nước ta giàu đẹp như ngày nay. Có được thành quả này chính là nhờ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ xưa đến nay. Có thể nói yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Để hiểu biết hơn về truyền thống đó chúng ta sang phần b. Hoạt động 2: b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. GV hỏi: Qua lịch sử hàng nghìn năm, các em biết Việt Nam thường xuyên là đối tượng tiến công của nhiều đội quân xâm lược. Vì sao? - HS trả lời GV hỏi tiếp Bằng cách nào, dân tộc ta đã đánh thắng giặc ngoại xâm, cả những đội quân hùng mạnh nhất thời đại - HS trả lời - GV: nhận xét, kết luận và cho học sinh ghi bài. 1. Lòng yêu nước. a. Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tinh thần yêu quê hương đất nước và tinh thần đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. - Yêu nước là truyền thống dân tộc cao quý và thiêng liêng nhất. - Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác. - Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc trong cuộc đấu tranh 4. Luyện tập củng cố (6 phút) Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức: Câu 1: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm…nhất và gần gũi nhất đối với con người a. Thương yêu b. Bình dị c. Sâu sắc d. Chân thật Câu 2: Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh…giúp đất nước ta tồn tại và phát triển a. Toàn dân b. Nội sinh c. Tổng hợp d. Dân tộc Câu3: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là … của ta a. Lịch sử b. Phẩm chất đạo đức c. Một truyền thống quý báu d. Giá trị truyền tống Câu 4. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? a) Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu nước. b) Những người xa quê hương, Tổ quốc, đóng góp tiền của để phát triển kinh tế là yêu nước. c) Học sinh tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình là yêu nước. d) Tất cả các quan điểm trên. 5. Dặn dò (2 phút) Làm bài tập(SGK) Chuẩn bị truớc phần “Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Tiết 2 1 . Kiểm tra bài cũ. (5 phút). GV:Nêu câu hỏi: Lòng yêu nước là gì? Tại sao nói lòng yêu nước ở mổi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố và thử thách? HS: Trả lời cá nhân. HS: Cả lớp bổ sung ý kiến. GV: Nhận xét và cho điểm HS. 2. Giới thiệu bài mới. (3 phút ) Đất nước hòa bình thống nhất như hiện nay là nhờ sư hy sinh anh dũng, kiên cường, quyết lòng giành độc lập của các bậc cha anh, của bao thế hệ thanh niên vì nước quê mình. Vì thế mỗi chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với công lao to lớn ấy? Đó là một câu hỏi lớn mà mỗi chúng ta phải tự tìm cho mình câu trả lời, thể hiện trách nhiệm của chúng ta đối với đất nước, đối với quê hương-nơi chôn rau cắt rốn của mình. 3.Dạy bài mới (30 phút) Tố Loan-4B Trang 4 Bài 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Tiết 2 Tố Loan-4B Trang 5 Tố Loan-4B Trang 6 Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GV đặt vấn đề: HS chúng ta là những công dân trẻ tuổi của đất nước, phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ? - GV hỏi: Các em hãy nêu những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH mà các thế hệ cha ông đã đạt được? - HS trả lời: - Hàng loạt công trình thế kỷ đã mọc lên: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Ya Ly, Thác Mơ, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, đường dây cao thế 500KV Bắc Nam, cầu Mỹ Thuận, cầu qua sông Hàn, Hầm đèo Hải Vân, nâng cấp quốc lộ 1 A, 5, 8, nhiều sân bay, bến cảng được nâng cấp , hiện đại hoá, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời… - GV hỏi: Tiếp bước các thế hệ cha ông, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, thanh niên học sinh cần phải làm gì? - HS trả lời: - GV: Nhận xét, kết luận và cho học sinh ghi bài. - GV: Bác Hồ đã dạy: “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” GV: Em hiểu thế nào về lời dạy của bác Hồ? Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc? Hoạt động 2: Trách nhiệm bảo vệ Tổ 2. Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . - Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; - Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. - Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của đại phương, đất nước; thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời vận động mọi người cùng tham gia. - Tích cực tham gia góp phần xây dựng xã hội bằng những việc làm tích cực: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội… - Biết phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. 4. Luyện tập củng cố( 5 phút) Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức: Câu 1: Công dân nam giới…được gọi nhập ngũ a. Từ 18 tuổi b. Từ 17 tuổi c. Đủ 18 tuổi d. Từ sau 18 tuổi Câu 2 Hành vi nào sau đây nói lên trách nhiệm của học sinh đối với Tổ quốc a) Học tập chăm chỉ b) Rèn luyện ý thức đạo đức. c) Có lối sống lành mạnh. d) Đấu tranh chống tệ nạn xã hội. e) Tích cực tham gia hoạt động tập thể. f) Tất cả các hành vi trên. Câu 3. Câu nói sau đây là của ai? Nói lúc nào? ở đâu ? ý nghĩa? Gợi ý :Câu nói của Bác Hồ khi đến thăm đơn vị bộ đội đóng quân tại đền Hùng ( Phú Thọ) Để động viên toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Câu 4. Qua các chương trình truyền hình, sách báo và qua thực tế ở địa phương, em hãy nêu một vài tấm gương những cá nhân, tập thể đã có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Học sinh tự sưu tầm trên báo chí. Câu 5. Hành vi nào sau đây phá hoại công cuộc cách mạng của đất nước ta? a) Xuyên tạc đường lối , chính sách của Đảng. b) Cấu kết với bọn phản động nước ngoài phá hoại đất nước. c) Tham ô, tham nhũng. d) Thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên. e) Buôn lậu, làm hàng giả. f) Vi phạm pháp luật. g) Tất cả các hành vi trên. 5. Dặn dò học sinh ( 2 phút) - Các em về nhà ôn lại bài vừa học - Sưu tầm những hình ảnh, tư liệu về các vấn đề sau: Ô miễm môi trường Dân số Những căn bệnh hiểm nghèo Tố Loan-4B Trang 7 . chức cho học sinh trình bày các bài hát, bài thơ, cho học sinh nghe băng, xem hình về tình yêu quê hương đất nước. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - SGK GDCD. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 SINH VIÊN SOẠN BÀI: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN LỚP : GDCT – 4B NĂM HỌC: 2009 – 2010 BÀI 14. CÔNG DÂN