1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Vật lý và truyện kiều

1 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 26 KB

Nội dung

Vật truyện Kiều Trong truyện Kiều, khi đọc tới chỗ Từ Hải chết đứng, hẳn là mọi người cho rằng vô lý. Làm sao mà Từ Hải có thể chết đứng được??? Thực ra, cụ Nguyễn Du đã nghiên cứu ứng dụng lực điện từ vào trong tác phẩm của mình. Bởi theo quan niệm của triết học phương Đông thì Nam dương, Nữ âm. Khi Từ Hải chết, xung quanh Từ Hải có rất nhiều binh lính. Chính vì Từ Hải các binh lính mang điện cùng dấu nên đẩy nhau. Các binh lính đứng xung quanh nên các cặp lực trực đối nhau triệt tiêu lẫn nhau, làm cho Từ Hải vẫn đứng mà không đổ: "Khí thiêng khi đã về thần, Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng" Khi Thúy Kiều (mang điện âm) chạy vào, Thúy Kiều đã phá vỡ sự cân bằng đó, làm cho Từ Hải đổ xuống: "Lạ thay oan khí tương triền, Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra". Công nhận cụ Nguyễn Du nhà mình thâm thúy giỏi thật! ……………………………………………………………………………………………………. Đọc Truyện Kiều thấy người xưa thật là am hiểu vật lý. Còn nhớ có một lần, Thúy Vân đã nhắc đến một hiện tượng có liên quan đến lực hút tĩnh điện. Chúng ta đã biết, Kiều gặp Kim Trọng, ngay từ lần đầu tiên đã như là "cá gặp nước, chim nhạn gặp trời xuân" rồi. Hai người đã có ý trao mối duyên tơ, thề hẹn trăm năm gắn bó. Ai ngờ chuyện đời éo le trắc trở, tai họa bất ngờ, lại thêm phần số phận hẩm hiu mệnh bạc, Kiều phải bán mình chuộc cha, cứu gia đình khỏi cơn hoạn nạn, nhờ em là Thúy Vân thay mình nâng khăn sửa áo, chăm sóc chàng lang Kim cho trọn chữ phu thê. Sau 15 năm lưu lạc, cuối cùng Kim Trọng cũng tìm lại được Kiều, cứu được gia đình họ Vương qua cơn nguy khốn hoạn nạn. Một ngày nọ, trong lễ đoàn viên tác hợp, có đông đủ cả gia đình, Thúy Vân thay mặt cả gia đình đứng lên phát biểu: "Tàng tàng chén cúc giở say Đứng lên Vân mới giãi bày trước sau Rằng trong tác hợp cơ trời Đôi bên gặp gỡ một lời kết giao Gặp cơn binh địa ba đào Vậy đem duyên chị gửi vào cho em Cũng là phận cải duyên kim Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao". Ở SÁCH TRUYỆN KIỀU, NHÀ XUẤT BẢN giáo dục 1972, phía dưới đoạn thơ này (trang 168) có chú thích: Phận cải, duyên kim: Hạt cải để gần hổ phách thì bắt vào hổ phách, đá nam châm hút cái kim. Ý NÓI TÌNH DUYÊN GẮN BÓ. Về mặt vật lý: Hổ phách là nhựa hóa thạch nghìn năm của cây lá kim (thông, tùng, bách .). Hổ phách có nhiều màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng lấp lánh rất đẹp, là nguyên liệu quý cho ngành mỹ nghệ. Hổ phách cách điện tốt, giòn, khô, dễ tích điện do cọ xát, . hút hạt cải bằng lực hút tĩnh điện (giống như thanh ebônit cọ xát vào len hút mảnh giấy vụn). Đá nam châm có thành phần oxit sắt từ, từ tính mạnh. Cái kim bằng sắt nên cũng sẽ bị nam châm hút. Qua đó mới thấy người đời xưa thật là giỏi. Các cụ chẳng những am hiểu các hiện tượng vật mà còn biết cách đem những cách nói rất vật vào tình yêu cuộc sống. . Vật lí và truyện Kiều Trong truyện Kiều, khi đọc tới chỗ Từ Hải chết đứng, hẳn là mọi người cho rằng vô lý. Làm sao mà Từ Hải có. Các cụ chẳng những am hiểu các hiện tượng vật lý mà còn biết cách đem những cách nói rất vật lý vào tình yêu và cuộc sống.

Ngày đăng: 29/11/2013, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w