Bạn biết gì về franchising
Bạn biết gì về franchising? (Phần 1) Có thể bạn muốn tự xây dựng công việc kinh doanh của mình, bởi vì bạn muốn tự mình làm chủ? Nhưng bạn có nhất thiết phải bắt đầu từ vạch xuất phát không? Hay bạn nên mua lại công việc kinh doanh của những ông chủ khác, khi họ đang muốn sang nhượng lại cơ sở để nghỉ ngơi? Hoặc là, bạn nên mua một đơn vị kinh doanh theo hình thức nhượng quyền? Bạn sẽ băn khoăn tự hỏi, bạn có còn là chủ không, khi mua một đơn vị nhượng quyền? Những người cùng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền này sẽ là đồng minh hay trở thành đối thủ của bạn? Và bạn cần những kỹ năng đặc biệt nào để quản lý một cơ sở nhượng quyền? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhằm giúp bạn có khái niệm đầy đủ về vấn đề nhượng quyền kinh doanh, từ đó tự quyết xem liệu đây có phải là hình thức kinh doanh phù hợp với bạn không. Nhượng quyền kinh doanh là gì? Hãy thử tưởng tượng rằng bạn sắp mở cửa hàng ăn nhanh McDonald’s. Muốn làm được việc đó, bạn cần phải mua “quyền kinh doanh” của Công ty McDonald’s. Để có tủ tư cách của một chủ cơ sở nhượng quyền theo quy ước thông thường, bạn phải có 175 ngàn USD (đây không được là khoản tiền vay mượn). Nhưng toàn bộ chi phí cho việc mở cửa hàng như thuê mặt bằng, xây dựng, trang trí, mua sắm trang thiết bị … sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ 430 ngàn đến 750 ngàn USD, và 40% trong số này phải do bạn tự đầu tư (bằng tiền của bản thân).Bạn sẽ trả trực tiếp cho công ty McDonald’s số tiền 45 ngàn USD gọi là Phí đăng ký nhượng quyền ban đầu. Những chi phí khác sẽ được thanh toán cho các nhà cung cấp, vì thế đây là loại phí duy nhất bạn phải trả cho McDonald’s. Sau đó, bạn sẽ tham gia một khoá huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng, nơi bạn được dạy về các phương pháp làm việc theo đúng phong cách đặc trưng của McDonald’s như: tiêu chuẩn chất lượng, cung cách phục vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng món trong thực đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát… Bạn buộc phải chấp nhận điều kiện chỉ được mở một cửa hàng McDonald’s tại một địa điểm nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 20 năm, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về bài trí cửa hàng, tuyển dụng nhân viên…và tất cả những yếu tố khác nữa, sao cho cửa hàng McDonald’s của bạn toát lên được “thần thái” của một McDonald’s thực sự.Sau khi bạn kết thúc khoá huấn luyện và đã sẵn sàng bắt tay vào việc, Mc Donald’s sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm kinh doanh đã được lựa chọn từ trước. Mặt ngoài của toà nhà sẽ được hoàn thiện, nhưng bạn phải chú ý phần nội thất bên trong sao cho có thể sắp xếp một cách hợp lý các thiết bị nhà bếp, chỗ ngồi, cảnh quan trang trí .Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ một nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn của McDonald’s, người sẽ định kỳ ghé thăm cơ sở kinh doanh của bạn, cho bạn những lời khuyên hữu ích, cũng như hướng dẫn và giải thích mọi việc một cách chi tiết. Bạn sẽ trả cho McDonald’s khoản phí hàng tháng là 4% trích từ doanh thu bán hàng, và cộng thêm tiền thuê mặt bằng ít nhất cũng chiếm 8,5% nữa. Lợi nhuận từ cửa hàng của bạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ vị trí tọa lạc và thói quen của cư dân trong khu vực, cho đến hiệu quả của việc kiểm soát chi phí, kể cả khả năng điều hành và tổ chức hoạt động kinh doanh của bạn.Có thể bạn đang nghĩ rằng, nhượng quyền là trả cho ai đó một số tiền để được sở hữu tất cả chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp thị, chiến lược điều hành và luôn cả danh tiếng của họ. Điều đó quả thực hơi vượt quá bản chất của hình thức nhượng quyền: bạn thiết lập mối quan hệ với một “đại gia” danh tiếng, sử dụng hệ thống của họ và lợi dụng khả năng nhận biết thương hiệu nổi tiếng này trong tâm thức của người tiêu dùng, nhằm mục đích rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư của bạn. Khi hoạt động kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, bạn đang khai thác thế mạnh của hệ thống quản lý cũng như thương hiệu đã được kiểm chứng và thử thách qua thời gian, vì thế, bạn buộc phải tuân thủ theo “luật chơi” của công ty bán quyền đó. Vậy bạn có phải là chủ cơ sở kinh doanh của mình không? Ở một vài khía cạnh thì câu trả lời là không. Bạn vẫn phải báo cáo với một người nào đó, và thực hiện công việc theo những chỉ dẫn của họ. Về thực chất, bạn không làm chủ hoạt động kinh doanh đó, mà chỉ sở hữu số tài sản bạn đầu tư để tạo dựng cơ sở kinh doanh. Những ưu điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyềnTheo nghiên cứu và thống kê của Robert Gappa trên website Franchise UPDATE, chỉ tính riêng nước Mỹ đã có đến 2.500 hệ thống nhượng quyền, với hơn 534.000 điểm hoạt động trên toàn lãnh thổ, chiếm 3,2% tổng các cơ sở kinh doanh và 35% doanh thu bán lẻ và dịch vụ nước này.Ưu điểm lớn nhất của nhượng quyền là giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Nguyên nhân là các cơ sở nhượng quyền được thành lập theo hình mẫu có sẵn và phát triển nhanh hơn, nhờ đó sinh lợi nhanh hơn. Một nguyên nhân khác nữa là do ở đây có phương pháp quản lý tốt hơn, đồng thời thương hiệu đã nổi tiếng và được người tiêu dùng tín nhiệm. Theo tài liệu Small Business Administration (SBA), hầu hết những doanh nghiệp nhỏ thất bại là do quản lý yếu kém. Trong bối cảnh này, phương án kinh doanh dựa trên hình thức nhượng quyền có lẽ khả thi hơn cả- thuê một cơ sở nhượng quyền về bản chất là thuê bí quyết quản trị của một doanh nghiệp đã thành công. Bạn còn có thể dễ dàng thương lượng với nhà cung cấp, vì công ty nhượng quyền có thể mua và cung cấp vật tư cho toàn bộ hệ thống với số lượng lớn rồi chuyển phần chi phí tiết kiệm đó cho bạn và những đơn vị khác tương tự. Việc được khách hàng nhận biết ngay cũng là một lợi thế lớn. Khách hàng thường chọn lựa cái họ đã biết chứ không phải cái họ chưa từng nghe đến. Hãy tưởng tượng, bạn đến một thị trấn xa lạ chưa từng một lần ghé thăm trước đó, và bạn trông thấy hai cửa hàng- một của Gà Rán Kentucky và cửa hàng kia mang tên Gà rán Billy Bob’s, bạn sẽ dừng lại ở cửa hàng nào? Khi biết Billy Bob’s là một quán bán gà rán của địa phương, có lẽ bạn sẽ không muốn chọn nó làm điểm dừng chân. Về phía khách hàng, ưu điểm của một cơ sở nhượng quyền là cảm giác thoái mái, yên tâm với chất lượng sản phẩm mình đang sử dụng. Bạn biết rằng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ ở một địa điểm kinh doanh sẽ bị đem so sánh với cùng sản phẩm hay dịch vụ đó ở những điểm kinh doanh khác. Bạn biết những cơ sở nhượng quyền khác có lợi thế gì, và bạn cũng biết mình phải làm gì để tạo được ưu thế cho cơ sở của mình. Ở vị trí của một đơn vị nhận nhượng quyền tiềm năng, những câu hỏi đặt ra cho bạn là: bạn có cố gắng tìm kiếm cho mình một vẻ độc đáo riêng biệt? Hay đơn giản là bạn chỉ trông coi công việc kinh doanh, bất kể là công việc đó được sắp xếp theo luật lệ của ai? Trước khi trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cùng lướt qua thêm vài chi tiết về cách vận hành một đơn vị nhượng quyền. Các quy định: phí phải nộpCó 2 nhóm chính tham gia vào hình thức kinh doanh nhượng quyền, gồm có bên bán hay cho thuê (franchisor: cá nhân hoặc doanh nghiệp cho thuê quyền kinh doanh, bao gồm cả thương hiệu và hệ thống sản xuất, quản lý) và bên mua hay thuê (franchisee: người thuê lại quyền đó).Quyền kinh doanh đó được bên bán (franchisor) bán cho bên mua (franchisee) để thu về một số tiền ban đầu, thường gọi là phí gia nhập hay Phí nhượng quyền (franchise fee). Số tiền này phải giao ngay sau khi hợp đồng được ký kết. Hợp đồng nhượng quyền (franchise agreement) này sẽ chi tiết hoá tất cả những điều khoản ràng buộc và nghĩa vụ của cả bên mua và bên bán, cũng như thời gian hợp đồng có hiệu lực (thường là vài năm). Hợp đồng này sẽ được ký lại khi hết hiệu lực. Phí nhượng quyền ban đầu chỉ bao gồm quyền sử dụng tên và hệ thống sản xuất, điều hành, đôi khi bao gồm cả việc đào tạo theo chế độ, những thủ tục, tài liệu hướng dẫn, và một số chi tiết phụ trợ khác. Phí này không gồm những thứ như: tài sản cố định, bàn ghế, bất động sản…Ngoài phí nhượng quyền, bên mua còn phải trả một loại phí khác gọi là Phí thành viên (royalty fees) hay những khoản thanh toán khác theo thỏa thuận để tiếp tục kinh doanh. Phần chi phí này thường được trích ra từ doanh thu bán hàng, nhưng cũng có thể là một khoản xác định. Tất cả những điều khoản này phải quy định rõ trong hợp đồng nhượng quyền. Phí này được sử dụng vào mục đích duy trì các loại dịch vụ tư vấn và hỗ trợ mà bên bán sẽ cung cấp cho bên mua. Bên bán cũng có thể cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho bên mua. Ngân sách dành cho quảng cáo được chi trả định kỳ. Khoản tiền này thường được đưa vào tài khoảng chung để sử dụng vào chiến dịch quảng cáo hay khuyến mãi của cả hệ thống trên phạm vi địa phương hay toàn quốc.Các quy định: những ràng buộc của hợp đồng Thành công của hầu hết các đơn vị nhượng quyền đều dựa trên hệ thống hoạt động, những phương thức và sản phẩm có sẵn. Chính vì thế, công ty nhượng quyền buộc phải bảo vệ những thông tin mang tính độc quyền cũng như thương hiệu của mình. Để thực hiện điều đó, họ đặt ra những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, nhằm chi phối những hoạt động của các đơn vị được nhượng quyền.Ví dụ, một trong những điều khoản ràng buộc thường thấy là bên mua quyền không được thành lập hay điều hành bất cứ cơ sở nào khác thuộc lĩnh vực kinh doanh tương tự trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực. Điều khoản này gọi là “chống cạnh tranh trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng” (in-term non-competition covenants). Cũng có trường hợp bên bán quyền ngăn cấm bên mua kinh doanh ngành hàng tương tự kể cả sau khi hợp đồng đã hết hiệu lực bằng điều khoản “chống cạnh tranh giai đoạn hậu hiệu lực của hợp đồng” (post-term non-competition covenants). Mỗi địa phương đều có những ràng buộc riêng trong hợp đồng về vấn đề chống cạnh tranh. Thông thường, hợp đồng với điều khoản chống cạnh tranh trong thời gian hiệu lực được sử dụng nhiều hơn so với hậu hiệu lực. Các quy định: những bí mật kinh doanhBí mật kinh doanh thường được coi là yếu tố sống còn đối với thành công của một công ty. Một nguyên tắc được ngầm hiểu là bên mua quyền phải tuyệt đối giữ bí mật này. Việc này không những bảo vệ cho bên nhượng quyền, mà còn đảm bảo cho vốn đầu tư cá nhân của bên được nhượng quyền. Lựa chọn một phương thức nhượng quyền phù hợpLàm cách nào để chọn mua được một cơ sở nhượng quyền phù hợp với nhu cầu, khả năng và sở thích của bạn nhất, đồng thời chắc chắn rằng tổ chức mình chuẩn bị tham gia là một công ty uy tín hàng đầu? Sau đây là một số bước khởi đầu giúp bạn cắt tỉa bớt những cành lá rậm rạp để nhìn rõ hơn thân cây - vấn đề chính của chúng ta. Trước tiên, hãy nghĩ về bầu không khí làm việc mà bạn quan tâm cùng những đòi hỏi và luật lệ cần thiết để vận hành những công việc khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, bạn có thích làm việc muộn và liên tục trong nhiều giờ không? Thích thuê mướn và điều hành nhiều nhân viên, thích giao tiếp nhiều với công chúng? Nếu như thế, bạn nên cân nhắc việc tham gia vào ngành hàng dịch vụ ăn uống. Hãy dành nhiều thời gian suy nghĩ thật kỹ càng về những ngành nghề phù hợp với phong cách sống của bạn. Bạn hãy lôi kéo người thân, bạn bè hay cả đồng nghiệp vào công việc kinh doanh này. Hãy viết tất cả mục tiêu của bạn ra giấy. Đôi khi, chính hành động ghi chép này sẽ giúp bạn xác định rõ ràng những điều bạn thực sự muốn làm.Một khi đã xác định rõ những tiêu chuẩn tổng quát của lĩnh vực kinh doanh mình muốn tham gia, bạn nên đi dạo một vòng qua các website giới thiệu về vấn đề nhượng quyền mà chúng tôi sẽ liệt kê sau trong phần cuối loạt bài này. Ở hầu hết các website đó, bạn có thể tìm kiếm những công ty nhượng quyền dựa trên mức độ đầu tư, loại hình kinh doanh, và đôi khi là khu vực địa lý. Một số trang web thậm chí còn cung cấp thêm tài liệu thống kê về tổng số vốn đầu tư cần bỏ ra, cũng như phí thành viên hay những đóng góp cho quảng cáo. Bạn cũng có thể tìm đến nhà tư vấn về nhượng quyền (franchising consultant ) để lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi đã liệt kê những thông tin thu thập được, bạn hãy bắt đầu bằng việc liên hệ với các công ty nhượng quyền để biết thêm thông tin bổ sung. Một điều bạn cần phải lưu ý trong giai đoạn này là trong khi bạn tìm kiếm những công ty lớn để mua nhuợng quyền, thì chính các công ty này cũng đang săn tìm nhà đầu tư như bạn. Do đó, bạn dự định sẽ hỏi phía bên kia nhiều thế nào, thì bạn cũng sẽ bị hỏi ngược lại nhiều như vậy, bởi vì cả hai bên đều có nhu cầu nắm bắt thông tin tối đa về nhau. Cả hai phía đều phải thừa nhận rằng, đây “cuộc đấu” thú vị để có một sự khởi đầu tốt đẹpBạn biết gì về franchising? (Phần 2) Đây là phần tiếp theo của loạt bài viết về kinh doanh nhượng quyền. Ở phần này, bạn sẽ được tư vấn về thủ tục nhương quyền cũng như các yếu tố pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền. Tiến trình nhượng quyềnBạn cần phải làm những gì khi đã liên hệ được với các công ty nhượng quyền? Sau đây là một số điều bạn cần tham khảo: 1. Thông thường, các công ty nhượng quyền sẽ gửi cho bạn thông tin về sản phẩm hoặc tài liệu liên quan đến sản phẩm đó, đồng thời yêu cầu bạn trả lời những câu hỏi kèm theo. Và như vậy, để mọi việc diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, bạn sẽ phải hoàn chỉnh quá trình trao đổi thông tin này.2. Tìm hiểu, thu thập nguồn thông tin liên quan đến việc nhượng quyền, ví dụ: Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhượng quyền, chủ nhân của công ty, các đại lý, chi nhánh (nếu có) Tính pháp lý của doanh nghiệp nhượng quyền Phí nhượng quyền Vốn đầu tư Trách nhiệm, nghĩa vụ, khả năng tài chính của doanh nghiệp nhượng quyền cũng như đối tác của việc nhượng quyền Nhãn hiệu của sản phẩm nhượng quyền Bằng sáng chế, các thông tin về quyền sở hữu bằng sáng chế Những điều khoản nghiêm cấm trong kinh doanh nhượng quyền Gia hạn, thanh lý, chuyển nhượng hoặc việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Báo cáo tài chính Kênh tiêu thụ sản phẩm Các hợp đồng . 3. Cố gắng tham quan các cở sở được nhượng quyền càng nhiều càng tốt. Tranh thủ gặp gỡ trực tiếp chủ nhân của các cơ sở này đồng thời nên để ý đến quan điểm của họ về công ty nhượng quyền. Hãy hỏi xem họ được hỗ trợ thế nào, được huấn luyện ra sao trong bước khởi sự ban đầu, công ty nhượng quyền có giúp họ lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp không, có nỗ lực quảng cáo cho hình ảnh của mình không. Hãy thử tìm hiểu xem việc kinh doanh của các cơ sở được nhượng quyền này có thực sự sinh lời không, chi phí cho quảng cáo được sử dụng ra sao, kết quả nhận được có giống điều họ từng trông đợi hay không, tổng số tiền đầu tư có vượt ra ngoài dự kiến không…Càng tìm hiểu kỹ càng mọi chi tiết liên quan đến việc nhượng quyền, bạn càng có cơ sở để đánh giá sự việc. Hãy học cách tự đánh giá sự việc để có thể nhận dạng các nguy cơ tiềm ẩn nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh4. Xem xét lại kế hoạch kinh doanh, triết lý điều hành cũng như phân tích thị trường của doanh nghiệp nhượng quyền. Cố gắng gặp trực tiếp chủ nhượng quyền hoặc những người chịu trách nhiệm về vấn đề này và hãy nhớ đưa ra các câu hỏi sau trong cuộc gặp với họ:- Những thông tin công ty cung cấp đã cụ thể, rõ ràng chưa ?Chương trình huấn luyện đề cập trong tài liệu có thật sự thấu đáo chưa?- Những thông tin mà bạn nhận từ các cơ sở được nhuợng quyền có chính xác không- Thị trường có rộng không?- Có nhiều cơ sở muốn mua nhượng quyền trong khu vực bạn chọn không? nếu khu vực mà bạn chọn đã có nhiều đối tác kinh doanh, nên tìm một nơi khác.- Nếu như khu vực của bạn hoàn toàn trống trải thì đây cũng chưa hẳn đã là tin tốt lành, vì rất có thể, vị trí của bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh dòm ngó. Điều này sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc phân chia lại thị trường .Hãy ghi chú thật cẩn thận về từng cơ hội kinh doanh mà bạn dự tính sẽ theo đuổi. Bạn phải đảm bảo được rằng, các chính sách kinh doanh nhượng quyền của doanh nghiệp đã được hiểu một cách tường tận và thấu đáo. Dựa trên những gì thu thập được cũng như sự hiểu biết, cảm nhận của một doanh nhân, bạn mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng: có nên đầu tư hay không.Lập kế hoạch Nhìn chung, khi bắt đầu mua quyền kinh doanh, bạn sẽ cần một khoản tài chính cho việc đầu tư ban đầu. Và điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải vay mượn. Để thực hiện được điều này, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh khả thi. Nên nhớ rằng, việc lập một kế hoạch kinh doanh để mua nhượng quyền là một việc hết sức quan trọng và bởi vậy, bạn không những phải chi tiết hoá chiến lược kinh doanh, các dự án, mà còn phải ghi rõ lý do tại sao bạn có đủ khả năng để điều hành công việc kinh doanh trên. Công ty nhượng quyền có thể sẽ có chính sách giúp bạn có được khoản vay mượn như mong muốn, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ sẽ giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh bởi không có lý do gì khiến họ phải gánh chịu nghĩa vụ pháp lý một khi có rủi ro phát sinh. Đương nhiên là họ không muốn nhúng mũi vào những việc kiện tụng nếu như trong kế hoạch kinh doanh của bạn có sai sót nào đó. Thông thường, bạn sẽ phải lập kế hoạch kinh doanh theo bản mẫu được cung cấp bởi công ty nhượng quyền. Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra sau khi hợp đồng mua bán nhượng quyền được ký kết. Lúc đó, bạn sẽ được tham dự các khoá huấn luyện của họ, tại đó, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể. Một điểm mà bạn cần lưu ý là các mẫu này không bao gồm các thông tin tài chính của dự án.Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tự mình điều nghiên thị trường, đặc biệt là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh… Hãy thử ghé thăm trang web How Business Plans Work để tham khảo cách lên một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý - đó là việc xây dựng, cân nhắc mức phí mua nhượng quyền, phí sở hữu bản quyền, phí quảng cáo cũng như một số phí khác có liên quan .Và đây là lúc mà bạn cần đến sự hỗ trợ đắc lực của nhân viên kế toán.Về góc độ pháp lýCó rất nhiều yếu tố liên quan đến hợp đồng nhượng quyền. Theo các chuyên gia về kinh doanh nhượng quyền, trong quá trình thỏa thuận, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau - Cân nhắc về Quyết định cung cấp nhượng quyền đống bộ ( UFOC : Uniform Franchise Offering Circular ) và định giá cơ hội đầu tư.- Thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.- Lựa chọn khung pháp lý phù hợp nhằm giới hạn nghĩa vụ của bạn.- Thương lượng về việc giữ bí mật kinh doanh và một số khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu kinh doanh khác.- Xây dựng thương hiệu riêng cho mình.Yếu tố pháp lý đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng mua bán nhượng quyền của bạn. Và bởi vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý là rất cần thiết. Thử ghé thăm trang web chuyên về luật nhượng quyền ABA Forum on Franchising để biết thêm thông tin. Tại một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Đức, Anh…, luật pháp quy định rất rõ về các thủ tục kinh doanh nhượng quyền. Tại Mỹ, luật nhượng quyền quy định rất rõ về hợp đồng nhượng quyền và đòi hỏi công ty nhượng quyền phải thông báo đầy đủ, chính xác về mức doanh thu, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, các vụ kiện tụng tranh chấp , thông tin liên lạc với các đơn vị đại lý hiện tại, …Tuy nhiên, luật lệ này không bao gồm tất cả những gì phát sinh sau khi hợp đồng đã được kí, ví dụ như việc hàng hoá không được chuẩn bị sẵn sàng, mặt bằng của một đơn vị khác nằm trong khu vực chọn lựa của bạn … Một số tổ chức và hiệp hội khác lại đưa ra những điều khoản chung cho việc quản lý kinh doanh sau khi hợp đồng được kí kết. Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh khách sạn của Mỹ tại Châu Á là một ví dụ điển hình. Họ đã xây dựng điều lệ “ 12 điều kinh doanh nhượng quyền công bằng” để quy rõ trách nhiệm. Trong hợp đồng sẽ ghi cụ thể ai là người duy trì hình ảnh thương hiệu, đưa ra hình ảnh mới, bên nào sẽ đứng ra giải quyết các mâu thuẫn phát sinh… Khi hợp đồng hết thời hạn hiệu lựcNên lưu ý rằng, trong Hợp đồng nhượng quyền luôn có các quy định, rang buộc khi hợp đồng kết thúc. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thường yêu cầu đưa điều khoản “được tiếp tục kinh doanh” hay “tái kí hợp đồng”. Chỉ có một số ít doanh nghiệp không muốn đưa điều khỏan này vào hợp đồng. Ở Mỹ, có tới 16 bang có luật riêng quy định về các quan hệ nhượng quyền hiện hành mà theo đó, nếu một tổ chức nào muốn bỏ điều khoản tái kí hợp đồng , họ đã vi phạm luật của bang nơi họ kinh doanh, sinh sống. Mục đích của luật lệ trong 16 bang tại Mỹ đang được điều chỉnh về điều khoản tái ký và kết thúc hợp đồng nhượng quyền. Ngược lại, cũng có một số bang ở Mỹ ( như california và Wisconsin ) cho phép từ chối tái kí hợp đồng vì lý do kinh tế, ví dụ như muốn bành trướng công ty nên không thể tiếp tục kinh doanh nhượng quyền được chẳng hạn. Điều kiện về chống tái kí là một trong những phần quan trọng tạo nên khung sườn của hợp đồng nhượng quyền.Bạn biết gì về franchising? (Tiếp theo và hết) Đây là phần cuối cùng trong bài viết về franchising, với những lưu ý quan trọng mà bất kỳ đơn vị mua nhượng quyền tiềm năng nào cũng cần tham khảo trước khi đi đến quyết định bắt đầu hình thức kinh doanh này. Từ 12 điều khoản bất lợi nhất đối với đơn vị mua quyền kinh doanh . Những quy định “khóa miệng”. Một vài điều khoản có thể ngăn cản sự tranh luận về bất kỳ khía cạnh nào từ phía đơn vị nhận nhượng quyền với bất kỳ đối tượng nào bên ngoài hệ thống. Điều này đã vi phạm các quy ước về Hợp đồng chuyển nhượng quyền kinh doanh và một số luật khác về yêu cầu những công ty mua quyền kinh doanh phải được cung cấp đầy đủ những thông tin và quyền lợi khách quan cần thiết. Những điều khoản về nơi gặp gỡ với công ty bán quyền. Điều khoản này đòi hỏi mọi quá trình thương thảo về tranh chấp, phân xử liên quan đến vấn đề nhượng quyền phải được diễn ra tại địa phương nơi tọa lạc của công ty bán quyền. Việc này không chỉ làm tăng lên đáng kể chi phí về phía đơn vị mua nhượng quyền, mà còn tạo điều kiện cho công ty bán quyền được hưởng phần ưu thế trong tranh chấp, phân xử khi trọng tài cũng chính là “hàng xóm” của họ. Thiếu giai đoạn nỗ lực để thích ứng lẫn nhau. Rất nhiều hợp đồng nhượng quyền cho phép công ty bán quyền được hưởng 30, 60 hay 90 ngày để đơn phương xóa hợp đồng với bất cứ nguyên cớ gì, một số thậm chí còn không cho phép bên mua quyền được khắc phục, nếu sai phạm thuộc về phía họ. Mặt khác, một số thỏa thuận nhượng quyền còn không đồng ý xem xét giai đoạn thích ứng này vì bất cứ lý do gì từ phía đơn vị mua quyền. Người Mỹ có câu: Cái gì có thể áp dụng cho người này thì tất nhiên cũng có thể áp dụng cho người khác. Những điều khoản đơn phương thiếu tính cạnh tranh. Có không ít các hợp đồng nhượng quyền áp đặt những điều khoản mang tính chất không cạnh tranh trong giai đoạn hậu hợp đồng, cả về mặt thời hạn thời gian cũng như không gian địa lý. Cùng lúc đó, nhiều hợp đồng nhượng quyền cho phép bên bán bố trí những đơn vị cạnh tranh của họ ở bất cứ nơi nào họ muốn. Nếu bên bán muốn bảo hộ các đơn vị của mình khỏi sự cạnh tranh trực tiếp từ phía các công ty mua quyền sau khi thỏa thuận hết hiệu lực, tại sao bên mua quyền lại không có quyền được bảo vệ đó ngay trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực? Luật lệ về nguồn cung ứng. Đôi khi có những hệ thống nhượng quyền hướng đến sản phẩm (product-oriented) đòi hỏi bên mua chỉ có thể mua sắm cho mình những thiết bị từ một nguồn duy nhất là bên bán quyền kinh doanh, hoặc từ những nhà cung cấp được chỉ định bởi công ty bán quyền. Ở đây, điều khoản này không cho phép công ty mua sắm thiết bị từ những nguồn tự tìm kiếm, thậm chí ngay cả khi tiêu chuẩn chất lượng có cao hơn. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả là toàn bộ lợi nhuận của bên mua trước sau vẫn chỉ nằm trong tay bên bán. Sự cho thuê lại có tính bắt buộc mà không quan tâm đến quyền lợi bên mua. Nhiều hệ thống nhượng quyền yêu cầu bên mua phải thuê lại những địa điểm kinh doanh từ bên bán quyền, sau khi công ty này thuê các cơ sở từ người chủ đất. Những hoạt động dạng này cho phép bên bán tham gia vào thị trường bất động sản và đem về lợi nhuận lớn mà sẽ không gặp phải bất cứ rủi ro nào. Thêm vào đó, thực tế bất công và ý nghĩa đằng sau nó rất hiếm khi được thể hiện trong những thông tin mời gọi nhượng quyền kinh doanh. Thiếu chế độ kế toán minh bạch trong quỹ quảng cáo. Năm tháng trôi qua, các hợp đồng nhượng quyền ngày càng được mở rộng theo hướng cung cấp cho bên bán sự tự do tối đa trong việc sử dụng ngân quỹ dành cho quảng cáo. Các hợp đồng thường được soạn thảo sao cho bên bán được phép chi tiêu những đồng đô-la quảng cáo, trong khi những công ty mua quyền lại phải nỗ lực kinh doanh để đóng góp cho quỹ này. Không có điều khoản về thanh toán phí giữa hai phía. Nhiều thỏa thuận nhượng quyền đòi hỏi bên mua phải trả mọi khoản tiền liên quan đến những chi phí công tác hay tranh chấp của bên bán (mà theo luật định phải là do bên bán chịu). Tiền “lại quả”. Có một số thỏa thuận nhượng quyền công khai thừa nhận rằng bên bán có quyền ký kết hợp đồng với đơn vị bán lẻ sản phẩm và dịch vụ để cung cấp hàng cho bên mua sau khi các đơn vị này ký kết hợp đồng nhượng quyền. Trên thực tế rất hay xảy ra trường hợp những đơn vị bán lẻ này thể hiện sự “biết ơn” bằng khoản chi phí dành cho quảng cáo và khoản hoa hồng cho công ty bán quyền để đổi lấy việc họ được phép độc quyền bán sản phẩm và dịch vụ cho các đơn vị mua quyền. Số tiền chênh lệch đó, thay vì phải được chuyển cho các công ty mua quyền để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận, lại quay trở về két của bên bán quyền. Những quy định bắt buộc về trọng tài. Bởi vì việc thuê trọng tài không thể nhanh chóng và lại quá tốn kém, nên nó mang theo vô số những điều bất lợi cho những công ty mua quyền kinh doanh. Quá trình phân xử luôn được giữ kín, chưa kể khả năng của bên mua quyền thu thập đủ chứng cứ có lợi và giành được ưu thế đối với bên bán quyền là rất hạn chế. Hợp đồng mới có sự thay đổi hoàn toàn. Khi sắp đến thời điểm chấm dứt hợp đồng nhượng quyền, rất nhiều công ty mua quyền kinh doanh phát hiện ra rằng, hợp đồng họ sắp ký là một thỏa thuận nhượng quyền hoàn toàn mới với nhiều điều khoản xa lạ chưa được xem xét và thông qua trước đó. Những điểm khác biệt thường liên quan đến cơ sở vật chất, tài chính và các điều khoản về quá trình hoạt động. Những sửa đổi đơn phương trong hợp đồng nhượng quyền. Có những hợp đồng nhượng quyền cho phép bên bán có thể thường xuyên thay đổi những hoạt động thường nhật hay các chính sách của công ty mà không cần thông báo, hay không cần sự cho phép của các công ty mua quyền. Như vậy, bên bán có quyền đơn phương thay đổi điều khoản trong hợp đồng, chưa kể bên mua rất hiếm có cơ hội kiểm tra hoạt động của bên bán. … đến những vấn đề đơn vị mua nhượng quyền phải đối mặtTừ chối những quyền lợi hợp pháp. Sau khi đạt được thỏa thuận về nhượng quyền kinh doanh, hợp đồng nhượng quyền sẽ thường đòi hỏi đơn vị mua quyền tiềm năng phải từ chối một số quyền lợi dưới áp lực của luật nhượng quyền quốc gia hay địa phương. Bên bán sẽ bị hạn chế trong việc đòi hỏi bên mua đồng ý với những điều khoản đặc thù nào đó trong hợp đồng nhượng quyền- đây thường là những điều khoản được đưa ra để giảm bớt gánh nặng trách nhiệm hay nghĩa vụ cho bên bán ở những địa phương có quy định luật pháp khác nhau. Tự do lập hiệp hội. Có một con số đáng kinh ngạc của các công ty bán nhượng quyền cùng nhau dàn xếp và áp dụng chiến thuật dọa dẫm để ngăn chặn những đơn vị mua quyền của họ liên kết lại hay tổ chức thành các hiệp hội độc lập. Các đơn vị mua quyền được coi là “dẫn đầu” lại thường bị lừa phỉnh bởi chính những công ty bán quyền của họ. Việc tự do thành lập hiệp hội là quyền căn bản được hiến pháp cho phép đã bị các công ty bán quyền kinh doanh phủ nhận. Không có nghĩa vụ tài chính. Nghĩa vụ tài chính dụng là đặc điểm chung của rất nhiều hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ trong hình thức nhượng quyền là quan hệ đặc biệt phù hợp với những nghĩa vụ của nó. Hai bên là những đối tác khác xa nhau về sức mạnh tiềm năng: bên bán sở hữu một lượng thông tin khổng lồ, điều mà bên mua không có được; và hoạt động kinh doanh của bên mua hoàn toàn dựa trên “lòng tốt” của bên bán. Các đơn vị mua quyền kinh doanh cảm thấy công ty bán quyền chỉ có một phần nghĩa vụ tài chính dụng rất hạn chế, vì thế họ tỏ ra rất miễn cưỡng khi phải đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe trong việc quản lý sổ sách thu chi hay kế toán với tư cách của một đơn vị mua quyền, hoặc khi điều hành quỹ quảng cáo hay xúc tiến thương mại đòi hỏi bên mua phải đóng góp. . Bạn biết gì về franchising? (Phần 1) Có thể bạn muốn tự xây dựng công việc kinh doanh của mình, bởi vì bạn muốn tự mình làm chủ? Nhưng bạn có nhất. tốt đẹpBạn biết gì về franchising? (Phần 2) Đây là phần tiếp theo của loạt bài viết về kinh doanh nhượng quyền. Ở phần này, bạn sẽ được tư vấn về thủ tục