Tài liệu Bạn biết gì về franchising? (Tiếp theo và hết) ppt

6 339 0
Tài liệu Bạn biết gì về franchising? (Tiếp theo và hết) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bạn biết về franchising? (Tiếp theo hết) Đây là phần cuối cùng trong bài viết về franchising, với những lưu ý quan trọng mà bất kỳ đơn vị mua nhượng quyền tiềm năng nào cũng cần tham khảo trước khi đi đến quyết định bắt đầu hình thức kinh doanh này. Từ 12 điều khoản bất lợi nhất đối với đơn vị mua quyền kinh doanh 1. Những quy định “khóa miệng”. Một vài điều khoản có thể ngăn cản sự tranh luận về bất kỳ khía cạnh nào từ phía đơn vị nhận nhượng quyền với bất kỳ đối tượng nào bên ngoài hệ thống. Điều này đã vi phạm các quy ước về Hợp đồng chuyển nhượng quyền kinh doanh một số luật khác về yêu cầu những công ty mua quyền kinh doanh phải được cung cấp đầy đủ những thông tin quyền lợi khách quan cần thiết. 2. Những điều khoản về nơi gặp gỡ với công ty bán quyền. Điều khoản này đòi hỏi mọi quá trình thương thảo về tranh chấp, phân xử liên quan đến vấn đề nhượng quyền phải được diễn ra tại địa phương nơi tọa lạc của công ty bán quyền. Việc này không chỉ làm tăng lên đáng kể chi phí về phía đơn vị mua nhượng quyền, mà còn tạo điều kiện cho công ty bán quyền được hưởng phần ưu thế trong tranh chấp, phân xử khi trọng tài cũng chính là “hàng xóm” của họ. 3. Thiếu giai đoạn nỗ lực để thích ứng lẫn nhau. Rất nhiều hợp đồng nhượng quyền cho phép công ty bán quyền được hưởng 30, 60 hay 90 ngày để đơn phương xóa hợp đồng với bất cứ nguyên cớ gì, một số thậm chí còn không cho phép bên mua quyền được khắc phục, nếu sai phạm thuộc về phía họ. Mặt khác, một số thỏa thuận nhượng quyền còn không đồng ý xem xét giai đoạn thích ứng này vì bất cứ lý do từ phía đơn vị mua quyền. Người Mỹ có câu: Cái có thể áp dụng cho người này thì tất nhiên cũng có thể áp dụng cho người khác. 4. Những điều khoản đơn phương thiếu tính cạnh tranh. Có không ít các hợp đồng nhượng quyền áp đặt những điều khoản mang tính chất không cạnh tranh trong giai đoạn hậu hợp đồng, cả về mặt thời hạn thời gian cũng như không gian địa lý. Cùng lúc đó, nhiều hợp đồng nhượng quyền cho phép bên bán bố trí những đơn vị cạnh tranh của họ ở bất cứ nơi nào họ muốn. Nếu bên bán muốn bảo hộ các đơn vị của mình khỏi sự cạnh tranh trực tiếp từ phía các công ty mua quyền sau khi thỏa thuận hết hiệu lực, tại sao bên mua quyền lại không có quyền được bảo vệ đó ngay trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực? 5. Luật lệ về nguồn cung ứng. Đôi khi có những hệ thống nhượng quyền hướng đến sản phẩm (product-oriented) đòi hỏi bên mua chỉ có thể mua sắm cho mình những thiết bị từ một nguồn duy nhất là bên bán quyền kinh doanh, hoặc từ những nhà cung cấp được chỉ định bởi công ty bán quyền. Ở đây, điều khoản này không cho phép công ty mua sắm thiết bị từ những nguồn tự tìm kiếm, thậm chí ngay cả khi tiêu chuẩn chất lượng có cao hơn. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả là toàn bộ lợi nhuận của bên mua trước sau vẫn chỉ nằm trong tay bên bán. 6. Sự cho thuê lại có tính bắt buộc mà không quan tâm đến quyền lợi bên mua. Nhiều hệ thống nhượng quyền yêu cầu bên mua phải thuê lại những địa điểm kinh doanh từ bên bán quyền, sau khi công ty này thuê các cơ sở từ người chủ đất. Những hoạt động dạng này cho phép bên bán tham gia vào thị trường bất động sản đem về lợi nhuận lớn mà sẽ không gặp phải bất cứ rủi ro nào. Thêm vào đó, thực tế bất công ý nghĩa đằng sau nó rất hiếm khi được thể hiện trong những thông tin mời gọi nhượng quyền kinh doanh. 7. Thiếu chế độ kế toán minh bạch trong quỹ quảng cáo. Năm tháng trôi qua, các hợp đồng nhượng quyền ngày càng được mở rộng theo hướng cung cấp cho bên bán sự tự do tối đa trong việc sử dụng ngân quỹ dành cho quảng cáo. Các hợp đồng thường được soạn thảo sao cho bên bán được phép chi tiêu những đồng đô-la quảng cáo, trong khi những công ty mua quyền lại phải nỗ lực kinh doanh để đóng góp cho quỹ này. 8. Không có điều khoản về thanh toán phí giữa hai phía. Nhiều thỏa thuận nhượng quyền đòi hỏi bên mua phải trả mọi khoản tiền liên quan đến những chi phí công tác hay tranh chấp của bên bán (mà theo luật định phải là do bên bán chịu). 9. Tiền “lại quả”. Có một số thỏa thuận nhượng quyền công khai thừa nhận rằng bên bán có quyền ký kết hợp đồng với đơn vị bán lẻ sản phẩm và dịch vụ để cung cấp hàng cho bên mua sau khi các đơn vị này ký kết hợp đồng nhượng quyền. Trên thực tế rất hay xảy ra trường hợp những đơn vị bán lẻ này thể hiện sự “biết ơn” bằng khoản chi phí dành cho quảng cáo khoản hoa hồng cho công ty bán quyền để đổi lấy việc họ được phép độc quyền bán sản phẩm dịch vụ cho các đơn vị mua quyền. Số tiền chênh lệch đó, thay vì phải được chuyển cho các công ty mua quyền để hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận, lại quay trở về két của bên bán quyền. 10. Những quy định bắt buộc về trọng tài. Bởi vì việc thuê trọng tài không thể nhanh chóng lại quá tốn kém, nên nó mang theo vô số những điều bất lợi cho những công ty mua quyền kinh doanh. Quá trình phân xử luôn được giữ kín, chưa kể khả năng của bên mua quyền thu thập đủ chứng cứ có lợi giành được ưu thế đối với bên bán quyền là rất hạn chế. 11. Hợp đồng mới có sự thay đổi hoàn toàn. Khi sắp đến thời điểm chấm dứt hợp đồng nhượng quyền, rất nhiều công ty mua quyền kinh doanh phát hiện ra rằng, hợp đồng họ sắp ký là một thỏa thuận nhượng quyền hoàn toàn mới với nhiều điều khoản xa lạ chưa được xem xét thông qua trước đó. Những điểm khác biệt thường liên quan đến cơ sở vật chất, tài chính các điều khoản về quá trình hoạt động. 12. Những sửa đổi đơn phương trong hợp đồng nhượng quyền. Có những hợp đồng nhượng quyền cho phép bên bán có thể thường xuyên thay đổi những hoạt động thường nhật hay các chính sách của công ty mà không cần thông báo, hay không cần sự cho phép của các công ty mua quyền. Như vậy, bên bán có quyền đơn phương thay đổi điều khoản trong hợp đồng, chưa kể bên mua rất hiếm có cơ hội kiểm tra hoạt động của bên bán. … đến những vấn đề đơn vị mua nhượng quyền phải đối mặt 1. Từ chối những quyền lợi hợp pháp. Sau khi đạt được thỏa thuận về nhượng quyền kinh doanh, hợp đồng nhượng quyền sẽ thường đòi hỏi đơn vị mua quyền tiềm năng phải từ chối một số quyền lợi dưới áp lực của luật nhượng quyền quốc gia hay địa phương. Bên bán sẽ bị hạn chế trong việc đòi hỏi bên mua đồng ý với những điều khoản đặc thù nào đó trong hợp đồng nhượng quyền- đây thường là những điều khoản được đưa ra để giảm bớt gánh nặng trách nhiệm hay nghĩa vụ cho bên bán ở những địa phương có quy định luật pháp khác nhau. 2. Tự do lập hiệp hội. Có một con số đáng kinh ngạc của các công ty bán nhượng quyền cùng nhau dàn xếp áp dụng chiến thuật dọa dẫm để ngăn chặn những đơn vị mua quyền của họ liên kết lại hay tổ chức thành các hiệp hội độc lập. Các đơn vị mua quyền được coi là “dẫn đầu” lại thường bị lừa phỉnh bởi chính những công ty bán quyền của họ. Việc tự do thành lập hiệp hội là quyền căn bản được hiến pháp cho phép đã bị các công ty bán quyền kinh doanh phủ nhận. 3. Không có nghĩa vụ tài chính. Nghĩa vụ tài chính dụng là đặc điểm chung của rất nhiều hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ trong hình thức nhượng quyền là quan hệ đặc biệt phù hợp với những nghĩa vụ của nó. Hai bên là những đối tác khác xa nhau về sức mạnh tiềm năng: bên bán sở hữu một lượng thông tin khổng lồ, điều mà bên mua không có được; hoạt động kinh doanh của bên mua hoàn toàn dựa trên “lòng tốt” của bên bán. Các đơn vị mua quyền kinh doanh cảm thấy công ty bán quyền chỉ có một phần nghĩa vụ tài chính dụng rất hạn chế, vì thế họ tỏ ra rất miễn cưỡng khi phải đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe trong việc quản lý sổ sách thu chi hay kế toán với tư cách của một đơn vị mua quyền, hoặc khi điều hành quỹ quảng cáo hay xúc tiến thương mại đòi hỏi bên mua phải đóng góp. 4. Sự lấn át. Công ty bán quyền kinh doanh quả là “chơi không đẹp”, khi một mặt thuyết phục đơn vị mua quyền bỏ vốn đầu tư để tạo dựng hoạt động kinh doanh, một mặt lại lập đại lý cạnh tranh đặt cách đó không xa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị mua quyền. Vì vậy, cần có các điều khoản hạn chế các công ty bán quyền để họ không thể lấn át những đối tác kinh doanh của chính mình- những đơn vị mua quyền kinh doanh. 5. Ý đồ lừa gạt. Thiện ý được xác nhận rõ ràng trong hợp đồng trong luật thương mại, đồng thời phù hợp với những quan hệ nhượng quyền được xác định bằng văn bản. Thiện ý không bao giờ ngụ ý rằng những điều khoản thể hiện trên giấy tờ sẽ được thay đổi, mà thiện ý thể hiện rằng bên bán và bên mua sẽ chắc chắn có đủ lý lẽ, thực tế tính công bằng trong việc thực thi quyền lợi theo hợp đồng. Một công ty bán quyền kinh doanh không thể được “miễn dịch” với những hậu quả do chính ý đồ xấu của mình gây ra, bởi vì tòa án sẽ buộc họ thực hiện một cách đầy đủ nghiêm túc các nghĩa vụ của công ty bán quyền. 6. Bán hoặc sang nhượng. Khi một người kinh doanh nhỏ muốn bán lại công việc kinh doanh của mình, anh ta chỉ việc đặt ra mức giá mình thích, tìm người mua rồi bán công việc đó. Tuy nhiên, khi một đơn vị mua quyền kinh doanh muốn sang nhượng lại cơ sở của mình, công ty bán quyền sẽ ra yêu cầu đặt điều kiện cho việc mua bán đó. 7. Chấm dứt hợp đồng. Chỉ cần các bên tuân thủ nguyên tắc là hợp đồng nhượng quyền không được chấm dứt một cách tùy tiện, còn lý do xác đáng sẽ được đưa ra khi một trong hai bên muốn kết thúc hợp đồng. 8. Những điều khoản chưa thực hiện. Quan hệ nhượng quyền gần như luôn bao gồm những điều khoản liên quan đến nghĩa vụ trong giai đoạn hậu hợp đồng, không cho phép bên mua quyền trở thành một đơn vị kinh doanh độc lập trong cùng lĩnh vực sau khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực. Điều này có tác dụng đảm bảo cho bên bán quyền rằng tất cả vật tư, thiết bị cung cấp cho bên mua sẽ không được sử dụng lại. Bên mua cũng không được phép lợi dụng tên tuổi, thương hiệu, bí quyết của bên bán, phải hoàn trả lại tất cả cho bên bán. . Bạn biết gì về franchising? (Tiếp theo và hết) Đây là phần cuối cùng trong bài viết về franchising, với những lưu ý. bán tham gia vào thị trường bất động sản và đem về lợi nhuận lớn mà sẽ không gặp phải bất cứ rủi ro nào. Thêm vào đó, thực tế bất công và ý nghĩa đằng

Ngày đăng: 19/01/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan