Bài giảng SKKN tiểu học 6

17 388 0
Bài giảng SKKN tiểu học 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI DỰ THI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC A /. ĐẶT VẤN ĐỀ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Thật vậy, lời nói muôn vàn kính yêu của Bác còn vang vọng mãi. Bác tin tưởng lớp trẻ sau này sẽ làm rạng danh đất nước, sánh vai ngang tầm với tất cả các nươc trên thế giới . Lớp trẻ đó không ai xa lạ đó là các em thiếu nhi, là mầm non tương lai của đất nước. Đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới , mở cửa giao lưu với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Dân tộc ta đang phấn đấu vươn lên, quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Muốn theo kòp nhân loại, để có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được nâng cao dần, đòi hỏi lớp trẻ phải có tri thức , có hiểu biết nhất đònh. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học tập thật giỏi , hạn chế đến mức thấp nhất số lïng học sinh học yếu kém . Càng có nhiều học sinh học tốt thì đất nước ta, dân tộc ta tương lai tươi sáng hơn. Có học giỏi thì trong tư duy và hành động của các em mới thể hiện được nét văn hóa tiến bộ, mới có thể tiếp thu được những kiến thức mới, văn minh, không để bè bạn trên các quốc gia khác xem thường mình. Một lớp học có nhiều học sinh học kém thì kéo theo sự chán học, ảnh hưởng nhiều đến cả lớp, dẫn đến các em học giỏi cũng không còn hướng để phấn đấu nữa . Một trường mà có nhiều học sinh học yếu thì uy tín của trường chẳng còn và lực lượng giáo viên cũng sẽ dạy kém theo. Hiện tượng học sinh học yếu kém rất phổ biến ở nhiều trường nhất là các trường thuộc vùng sâu. Đời sống nhân dân ở đây còn quá nhiều khó khăn. Do lo toan cuộc sống, nhiều cha mẹ học sinh còn phó mặc việc học của con em cho giáo viên chủ nhiệm. Đó là vấn đề đưa đến tình trạng học sinh học yếu phổ biến ở các khối lớp, đặc biệt là ở lớp cuối cấp Tiểu học. Là giáo viên nhiều năm dạy ở khối lớp này tôi thật vất vả với tình trạng học yếu kém của học sinh. Thật sự vào đầu năm của các năm học vừa qua, khi kiểm tra chất lượng đầu năm Trang 1 tôi thật là lo vì kết quả của các em ở đầu năm. Sau khi chấm điểm thống kê thì có 50%- 60% học hs yếu đa số rơi vào môn Tiệng Việt, Toán. Em nào yếu Tiếng Việt dẫn đến yếu môn Toán, ít có trường hợp học yếu môn Tiếng Việt mà học khá môn Toán. Học đến lớp Năm mà vẫn còn tình trạng đọc ê a, nhiều em viết chính tả đạt điểm 1, viết chữ nghiêng qua ngã lại, dính liền nhau hoặc con chữ bé như kiến bò, tính toán sai các phép tính cộng, trừ đơn giảng, còn đọc sai bảng nhân, . thật là nan giải vì với trình độ như thế thì làm sao tiếp thu được những kiến thức cần thiết của lớp cuối cấp được. Hơn nữa, có nhiều học sinh học kém ở lớp mình chủ nhiệm thì không thể nào phấn đấu dự thi tay nghề ở các cấp được, không thể hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội giao cho. Đó là điều trăn trở suy nghó thường xuyên của tôi. Làm như thế nào đây để lớp mình không có học sinh nào học yếu ở cuối năm? Qua kinh nghiệm được rút ra từ nhiều năm giảng dạy ở lớp cuối cấp, từ thành công và hạn chế của những người đi trước; đồng thời nhờ tích cực tìm tòi những biện pháp sáng tạo phù hợp với lớp, với trường, với đặc thù riêng của đòa phương , 3 năm trở lại đây các lớp tôi chủ nhiệm đã có nhiều thành tích cao như : tốt nghiệp 100%, các em bước vào trường cấp II luôn đạt được thành tích cao về thi học sinh giỏi và đa số đều đến trường học tiếp bậc THCS . B /. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT I /. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN : Bất kỳ một người giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều phải quan tâm đến tình trạng chất lượng của lớp, đó là đối tượng học sinh yếu kém. Trong những năm học trước đây, để khắc phục tình trạng này , tôi cứ mãi loay hoay mời phụ huynh đến trao đổi nhờ giúp đỡ hay tìm cách phụ đạo ngoài giờ cho các em. Với cách làm này, nhiều học sinh kém cần học thêm thì lại không chòu đi học hoặc học vài ngày là nghỉ . Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì các em lại đưa ra nhiều lý do như là : bận giúp cha mẹ , nhà xa Nhắc nhở phê bình các em mãi cũng chẳng thay đổi. Vậy phải làm gì với những học sinh này ? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống chung quanh, qua giáo viên những năm trước và nhất là biết rõ về sự phát triển tâm lý riêng của từng em . Tôi nhận ra rằng muốn phụ đạo học sinh yếu đạt kết quả không phải là dễ dàng, phải tìm rõ nguyên nhân sâu xa và phải tìm Trang 2 được cách giáo dục phù hợp nhất. Tôi phát hiện có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học kém như sau : + Các em chưa có thái độ đúng đối với việc học còn lơ là, ham chơi, lười học. + Cha mẹ một số em do ít học , do mải mê công việc đồng áng hoặc bận rộn với việc buôn bán , kinh doanh ít có điều kiện quan tâm; thậm chí có người cho con em mình ăn qua loa không chú ý đến dinh dưỡng . Từ đó đã dẫn đến trí tuệ chậm phát triển , tính toán chậm, học bài lâu thuộc, lâu hiểu . + Do bò hỏng kiến thức cơ bản dẫn đến tình trạng các em không hiểu nội dung các qui tắc, công thức,… nên các em không thể giải được các bài toán, thường viết sai chính tả , câu nghèo ý, sử dụng từ không chính xác, phát âm sai . Do các em không chỉ ra được mối liên hệ giữa những con số, những dữ liệu có liên quan trong bài toán. Có thể các em nhớ được các từ và các con số trong các bảng hệ thống nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào những bài luyện tập thực hành . Nhiều khi bài toán chỉ cần thay đổi vài số liệu hay cách diễn đạt cũng làm các em lúng túng . + Đặc biệt nguyên nhân chủ quan dẫn đến có nhiều học sinh học yếu là do giáo viên chúng ta chưa có phương pháp dạy học tốt , không giúp các em hứng thú trong học tập, chưa làm cho các em thấy yêu thích giờ học . Qua các đặc điểm của những nguyên nhân trên, tôi nhận thấy muốn các em có sự tiến bộ trong học tập theo kòp các bạn cùng lớp cần phải có các điều kiện sau : - Cần được sự quan tâm của mọi người : Thầy cô, người thân và gần gũi nhất là bạn bè cùng học một lớp . -Dụng cụ học tập và phương tiện học tập phải đầy đủ hỗ trợ tốt cho học tập . -Môi trường sống cần trong sáng, lành mạnh nhằm đảm bảo phát triển trí tuệ và có thói quen tốt hơn . -Giáo viên chủ nhiệm phải cải tiến phương pháp giảng dạy để tạo sự hứng thú trong học tập cho các em, đồng thời thường xuyên quan tâm hướng dẫn các em biết cách học tập một cách khoa học sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Để đạt được các điều kiện trên , trong các năm qua, tôi đã cùng đồng nghiệp trao đổi, học hỏi , thông qua các tài liệu , sách , báo , tham khảo các chuyên san Giáo d ục . luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, hạ thấp nhất tỷ lệ học sinh Trang 3 yếu . Từ khi tìm được một số biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh yếu , tôi đã đạt được một số thành tích tốt . II /. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU: 1/- Tìm hiểu về đối tượng : -Đầu năm tôi nắm rõ lý lòch trích ngang của từng đối tượng học sinh, đến thăm gia đình các em học yếu, điều tra thu thập thông tin cập nhật sổ tay cụ thể, vừa để tạo mối quan hệ tốt, nắm được hoàn cảnh gia đình và đời sống xung quanh mà các em tiếp cận hàng ngày. Tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng mắc chưa giải quyết được. - Tôi tìm hiểu tâm lý, cá tính, thói quen, tư duy ngôn ngữ . của tất cả học sinh học yếu để có hướng uốn nắn, giáo dục . -Phân loại từng đối tượng yếu ở môn nào, kiến thức cơ bản nào bò hỏng do bỏ học nhiều hay có em vừa học kém lại vừa có thái độ học tập không tốt, có em thái độ học kém do không muốn học, . Nắm rõ nguyên nhân tôi tìm giải pháp cho từng đối tượng. (Có kèm danh sách - phụ lục 1) -Tất cả những gì tìm hiểu được, đặc biệt là đối với học sinh yếu , tôi đều ghi vào sổ tay theo dõi riêng . Đánh dấu vào danh sách cần chú ý ở một số em cá biệt, có hiện tượng khó phụ đạo cần quan tâm hơn. 2/- Nhờ sự giúp đỡ của nhiều thành viên trong và ngoài nhà trường: - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với gia đình các em tạo điều kiện để các em học tốt như: + Vận động mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em vì có đủ dụng cụ các em sẽ phấn khởi hơn và ham học hơn . + Tôi giới thiệu với gia đình về đôi bạn cùng học, cùng vui chơi . Tôi giải thích ích lợi của việc học với bạn cho các bậc phụ huynh hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ cho các em được học tập với nhau. Nhờ đó các em học yếu đều có đôi bạn kèm cặp giúp đỡ . + Gia đình cần biết đến mọi thành tích học tập của con, động viên , khuyến khích con cái học tập, phải quan tâm khích lệ kòp thời , không nên trách mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn đến chán học. Đối với những em yếu, tôi yêu cầu cha mẹ các em dành nhiều thời gian để cho các em học tập. Trang 4 -Đối với các em thiếu dụng cụ học tập, tôi trao đổi với cán bộ thư viện mượn sách giáo khoa, kết hợp phân phát dụng cụ học tập của dự án phát cho các em, nhằm giúp các em có đầy đủ sách. Nhờ đó, các em có thể theo dõi tốt các bài giảng ở lớp cũng như tham khảo thêm ở nhà. - Thường xuyên giáo dục các em học khá giỏi trong lớp mọi lúc, mọi nơi đều phải quan tâm giúp đỡ bạn. Khi có em bò bệnh thì các em trong nhóm đến nhà, liên hệ phụ huynh để lấy vở chép bài hộ và giảng lại cho bạn hiểu bài . 3/- Soạn kế hoạch giảng dạy giáo dục phù hợp : a)- Tổ chức lớp học : -Tôi sắp xếp em yếu ngồi cạnh em khá, giỏi và thường là xếp cho các em ở vò trí bàn nhất của các dãy bàn để tiện quan sát theo dõi việc học . - Cơ cấu nhân sự cho từng tổ phải được phân đều , vừa có học sinh giỏi vừa có học sinh yếu ; tránh tập trung nhiều học sinh yếu trong cùng một tổ. b )- Phương pháp giúp đỡ theo từng đối tượng học sinh :  Đối với học sinh không được cha mẹ quan tâm : - Tôi thường xuyên kiểm tra bài trong hầu hết các môn học để kòp nhắc nhở những thiếu sót, yếu kém. Tôi chú ý hướng dẫn cách tự chăm sóc, cách tự học ở nhà. - Trước giờ tan trường, tôi lưu ý nhắc nhở phần chuẩn bò cho ngày mai .  Đối với học sinh tiếp thu kiến thức chậm : -Tôi sắp xếp thêm thời gian phụ đạo ngoài giờ lên lớp . Phụ đạo ngay trong các tiết học, biết được em yếu phần kiến thức nào, tôi lại ôn nhanh phần đó, thực hiện nhiều lần để giúp em có thể nhớ lại . - Giảng riêng vào những lúc ra chơi . Tôi vừa trò chuyện, vừa ôn lại kiến thức đã học trong ngày cho các em, tôi luôn động viên em cần phải cố gắng hơn nữa. - Trong lúc giảng giải ở phần khó hiểu, tôi thường nhìn thẳng vào mắt em để nói , ngụ ý động viên khuyến khích em phải cố gắng nhiều hơn.  Đối với những em cá biệt ham chơi hơn ham học : - Đối với những em này, sau khi tan học tôi thường gọi các em ở lại để giải thích động viên. Tôi chỉ ra những cái lợi và cái hại từ những trò chơi. Chơi nhưng phải biết dừng đúng lúc, chơi để giải Trang 5 trí , chứ quá ham chơi thì sẽ dẫn đến kết quả học tập kém, không giúp ích gì được cho cha mẹ. Tôi thường nhắc nhở chung cho cả lớp: “Chưa làm bài xong chưa ngủ, chưa làm bài đủ chưa chơi.” Tôi thường xây dụng hoài bão học tập cho các em, để các em thấy được việc học tập rất cần thiết, học để sau này tương lai sẽ tươi sáng hơn, không thua sút bạn bè, học thật tốt để sau này trở thành người bác só, kó sư,… vừa có lợi cho bản thân, vừa giúp ích cho gia đình và xã hội. -Tôi trao đổi nhờ gia đình phải thực sự quan tâm, khi em không thuộc bài, không làm bài thì tôi điện thoại về gia đình ngay, nhờ gia đình theo dõi kiểm tra chặt chẽ việc học của các em.  Đối với những học sinh không hứng thú trong học tập : Các em này vào lớp thường lơ đãng không chú ý nghe giảng, nói chuyện hoặc làm việc riêng, khi giáo viên gọi trả lời mới giật mình và đứng lên cứ lặng thinh không nói được gì . Tôi đặc biệt chú ý thường xuyên gọi em phát biểu, nhắc lại bài các bạn đã làm hoặc những câu bạn vừa phát biểu. Khi em phát biểu hoặc giải bài tập trên bảng, dù có một tiến bộ nhỏ tôi khen ngợi một cách nhiệt tình tạo thêm cho các em niềm tin vào chính mình . -Trong giờ học thường gọi em tham gia các trò chơi . Nhờ đó em đã có chuyển biến thường chú ý hơn trong tiết học để giáo viên gọi có thể thực hiện được . c)-Phương pháp giúp đỡ theo từng môn học : Tùy theo mức độ học yếu và đặc thù ở từng môn, tôi có biện pháp giúp đỡ phù hợp . Vì có em yếu toán, có em lại yếu chính tả, có em phát biểu tốt nhưng viết tập làm văn lại xếp ý lộn xộn, người đọc không thể nào hiểu được.  Đối với học sinh đọc chậm , thường ê a hoặc kéo dài : - Lúc đầu , tôi chỉ yêu cầu em đọc được một câu ngắn trọn vẹn, đến tiết tập đọc nào cũng gọi em đọc . Dần dần mới tiến tới luyện câu dài. Trong giờ ra chơi, tôi bảo em phải tranh thủ vệ sinh cá nhân, ăn uống xong trở lại lớp ngay để tôi giúp đỡ. Tôi bắt các em tự đọc thầm một đoạn ngắn rồi lần lượt bảo các em đọc cho tôi nghe để kiểm tra và chỉnh sửa. Tôi chú ý phần ngắt nghỉ câu , yêu cầu em đọc liền mạch câu đến dấu phẩy hoặc dấu chấm mới được nghỉ hơi. Để tăng khả năng đọc, tôi yêu cầu các em đọc bài ở nhà nhiều lần. Ngoài việc luyện đọc nêu trên, tôi yêu cầu các em mượn thêm truyện tranh ở tủ sách của Đội để đọc thêm. Tôi hết lời ngợi khen khi các em dù chỉ có một chút tiến bộ để động viên em tập đọc nhiều hơn . Trang 6  Đối với các em thường viết sai chính tả : - Hướng dẫn các em nắm vững quy tắc , các mẹo viết chính tả . Ví dụ : Qui tắc viết phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ c , k , q ; quy tắc viết ng/ngh ; s/x . . Yêu cầu các em làm các bài tập điền vào chỗ trống các âm đầu : .ì ọ , .èm ặp, uanh o .v.v. Thông qua bài tập này giúp các em nhớ được qui luật viết chính tả và dần dần viết ít sai hơn . Để các em viết đúng các từ láy có thanh hỏi hoặc ngã như : giòn giã, gióng giả . . Tôi gợi ý một câu ghi nhớ rất vui và khó quên , như : Em huyền mang nặng ngã đau Anh không sắc thuốc hỏi đau chỗ nào . Từ đó các em biết viết dấu ngã khi tiếng đi cạnh có dấu huyền hoặc dấu nặng ; viết dấu hỏi khi đi với thanh ngang ( không dấu ) hoặc dấu sắc . -Hướng dẫn em phân tích âm đầu, vần; so sánh từ để nhận ra những tiếng có phát âm gần giống nhau thường hay lẫn lộn. Ví dụ: so sánh cặp từ ướt/ ước ( ướt áo, mưa ướt > được ghi bởi âm t – do ướt vì nước  ước mơ > là điều mà con người muốn đạt đến, là hy vọng. -Trong lúc đọc chính tả cho học sinh viết, tôi thường đến cạnh các em yếu để giúp đỡ kòp thời và phát hiện những sai sót mà em thường mắc phải . -Yêu cầu các em viết lại nhiều lần từ sai ở cuối bài chính tả . Bài chính tả nào em viết tốt thì tuyên dương ngay trước lớp . Kết quả : Đến giữa năm học , các em đã viết tương đối tốt , việc viết sai chính tả giảm rõ rệt.  Đối với học sinh yếu Tập làm văn : Thường những em này không chú ý đến ngữ pháp, muốn viết gì thì viết, nhớ gì viết nấy, chẳng cần chấm hoặc phẩy gì cả . Tôi quan tâm dạy về các khái niệm về câu , luyện cho các em biết cách phân tích các thành phần của câu, phải viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc bằng dấu chấm câu . Ví dụ : Sáng sớm , me ï em đã ra đồng . TN CN VN Ví dụ : Hãy viết 3 câu ngắn tả hình dáng người bạn của em . Bước đầu có thể viết : Nam là bạn thân của em . Nam bằng tuổi em . Vóc người nhỏ nhắn . Trang 7 - Những em này thường rất nghèo từ, khi viết một bài tập làm văn chỉ sử dụng các từ nôm na ( từ đòa phương ) như : mầng cá ; trời sáng gực . Để khắc phục , tôi lưu ý phần mở rộng từ trong các tiết từ ngữ , cho các em luyện thêm các bài tìm từ thay thế. Ví dụ : Thay từ “ mầng cá” = làm cá ; từ “ đánh lộn” = đánh nhau - Từ những vấn đề trên, tôi nhắc nhở các em thật kó trước khi làm viết văn. Khi viết câu phải chú ý sử dụng từ ngữ cho phù hợp, chú ý lỗi chính tả, viết thành câu, câu có đủ chủ ngữ, vò ngữ, dùng dấu phẩy đề tách các cụm từ. - Trong các tiết trả bài văn viết, tôi tiến hành chữa thật kó từng lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu. Tôi tổ chức co cả lớp chữa các câu văn không thành câu hoặc những câu bò lủng củng về ý. Ngoài ra, trong các buổi phụ đạo, tôi tổ chức luyện viết những câu văn ngắn theo từng chủ đề rồi chỉnh sửa cho các em. - Kết quả : Sau một thời gian luyện tập , những học sinh đầu năm không thể nào viết được bài tập làm văn hoàn chỉnh, có viết thì chỉ vài hàng là hết ý. Đến cuối học kì I, hầu hết các em đã viết được tương đối suông sẻ, có ý rõ ràng.  Đối với các em học toán chậm : -Tổ chức cho các em ôn lại các bảng nhân; hướng dẫn lại cách nhẩm tròn chục , tròn trăm ; cấu tạo số . Ví dụ : Để giúp các em tính nhanh hơn, tôi yêu cầu em tự nhẩm : 9 thêm mấy thành 10 , 8 + ? = 10 Sau đó nhẩm tiếp : 10 + 7 = ? , 10 + 3 = ? . + Mỗi ngày yêu cầu em học thuộc một bảng nhân và thường xuyên kiểm tra trong 15 phút đầu giờ, gợi ý cách nhẩm bảng nhân khi quên. Nếu học sinh nào chưa thuộc thì chép vào giấy nháp bảng cửu chương đó khoảng 10 lần thì các em không bao giờ quên nữa. + Đối với phép chia là loại tính khó thực hiện nhất trong bốn phép tính, tôi phải hướng dẫn dựa trên phép chia cho số có 1 chữ số . Ví dụ : 175 : 5 = ? Tôi đưa ra câu hỏi nhỏ nhằm gợi ý : “ để chia cho 5 ở số bò chia em chọn những chữ số nào để chia (17)” . “Tại sao lại chọn số 17 mà không chọn 1” ( vì 1 < 5 nên phải chọn thêm 1 chữ số nữa , thành số có 2 chữ số để chia cho 5 ). + 1375 : 25 = ? Tách 137 : 25 được mấy lần ? Tôi gợi ý có thể tìm thương của 13 : 2 ( Học sinh tìm được thương là 5 dễ dàng hơn ) . Trang 8 Kết quả : Qua phương pháp vừa truyền đạt kiến thức mới vừa ôn kiến thức cũ , cộng thêm các mẹo tính như thế , dần dần các em đã làm tính khá hơn , nhanh hơn và chính xác hơn . d ) Phương pháp phát huy tính chủ động , sáng tạo : Các em học sinh học yếu thường rất thụ động , vào lớp cứ ngồi im không phát biểu . Khi tổ chức học nhóm thì mặc các bạn nói gì thì nói còn mình chỉ nghe và cũng không nêu ý kiến là bạn đúng hay sai . * Sử dụng phương pháp hoạt động mang tính chất thực tiễn : Phương pháp được tôi chú trọng nhất là luyện tập giúp các em năng động hơn qua thực hành , luyện tập lại nhiều lần giúp khắc sâu kiến thức cho các em . Tôi thường xuyên gọi các em lên bảng thực hiện nhiều bài tập đơn giản . Ngoài ra tôi thường làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho các tiết học như : Lòch sử , Đòa lý , Toán . Khoa học . mà thư viên không có . Đặc biệt các em yếu đều được thực hành thực tế trên đồ dùng dạy học. Ví dụ : Cho mỗi em tự dùng một chiếc vòng tròn làm bằng tre , em nào cũng phải chuẩn bò sẵn để tự thực hiện ( một số em cá biệt , tôi phải chuẩn bò trù bò để giúp đỡ ). Sau đó tháo ra thành một que dài , hướng dẫn các em đo để tìm chu vi hình tròn, cuối cùng tìm ra quy tắc nên dù học yếu các em cũng nhớ được bài . * Sử dụng phương pháp động não : Tôi cho các em thực hành nhiều những bài tập từ dễ rồi thay đổi hình thức một tí để các em tập suy nghó , tránh thụ động chỉ làm theo mẫu . Ví dụ : Bài tập tìm X : X x 3 = 18 học sinh giải được X=6 Tôi thay đổi yêu cầu các em điền số vào ô trống : x 3 = 18 Ban đầu các em còn lúng túng nhưng sau khi các em xác đònh được đúng thành phần trong phép tính thì đa số các em đã tìm được số cần tìm điền vào ô trống . Với cách làm này các em không còn lúng túng khi gặp bài có dạng yêu cầu phải động não như thế . * Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm : Để tránh trường hợp học sinh yếu không tham gia thảo luận , tôi tổ chức thi đua sau khi thảo luận mỗi thành viên của nhóm phải cùng tham gia nêu ý kiến. Ví dụ : Ở môn khoa học, khi dạy bài “Sự sinh sản của ruồi”, tôi cho từng nhóm thảo luận về sơ đồ vòng đời của ruồi . Mỗi em Trang 9 ? phải tham gia đóng góp với bạn , sau đó thi giữa các nhóm . Em thứ nhất đính trên sơ đồ giai đoạn 1 , em thứ hai đính giai đoạn 2 và cứ thế tiếp tục. Kết quả : Các em yếu đều phải tham gia , lúc đầu có sự giúp đỡ của các bạn . Sau đó quen dần , em tự mình phát hiện kiến thức . Đa số học sinh yếu đều tiến bộ rõ sau học kỳ I. 4 / Kế hoạch phụ đạo ngoài giờ : Lên thời khóa biểu giúp các em học tập ở nhà theo từng nhóm gần nhà nhau. Nhóm trưởng hoặc tổ trưởng được giao phụ trách theo dõi và báo cáo hàng tuần với giáo viên chủ nhiệm tình hình học nhóm, nếu có gì khó khăn tôi kòp thời giúp đỡ ngay. Nếu ngày nào rảnh rỗi, tôi chạy một vòng để kiểm tra việc hoạt động của nhóm theo giờ các nhóm đã đăng kí để kòp thời góp ý, chỉnh sửa. Những buổi thứ bảy và chủ nhật cuối tuần tôi thường phụ đạo học sinh yếu, giảng lại thật chậm những kiến thức cơ bản trong tuần mà các em còn chưa hiểu. Sau đó cho các em thực hiện lại các bài từ dễ đến khó. Kiểm tra tất cả bài làm lại ở nhà của các học sinh học yếu, những bài chính tả sai nhiều cần viết lại cả bài. Sau đó tôi xem xét chấm điểm động viên sự chăm chỉ và tiến bộ của từng em . Theo dõi phần tự học tập trong 15 phút đầu giờ hoặc vào cuối buổi để gợi ý các em biết cách ôn tập và vận dụng những kiến thức đã học . Vào giờ ra chơi tôi thường cho gọi các em yếu hỏi có qua các tiết học còn điều gì chưa hiểu tôi sẵn sàng giảng lại. Với cách làm này tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, giữa trò và trò thành một khối vững chắc. Từ đó, các em tự tạo cho bản thân mình niềm tin tự học và ham học hỏi những điều chưa biết . III/ . KIỂM NGHIỆM : Trong những năm học trước đây, vào đầu năm học khi khảo sát chất lượng đầu năm , tất cả giáo viên trong khối đều than vãng về tình hình học yếu của học sinh lớp cuối cấp . Tổ chuyên môn đã họp bàn tìm biện pháp để khắc phục, qua thực tế giảng dạy mọi người đã trao đổi thống nhất, đồng thời học hỏi các đồng nghiệp ở các khối lớp khác trong trường, gợi ý cho tôi phát hiện những cách tốt nhất để giúp đỡ học sinh học yếu nhằm nâng cao chất lượng ở lớp 5 cuối cấp . Qua ba năm thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. Trang 10 [...]... dạy học hợp lý , đan xen phù hợp với học sinh yếu và giỏi Có biện pháp hỗ trợ các em học sinh yếu theo từng nhóm hoặc theo từng môn học cụ thể -Vạch ra phương hướng trong sổ chủ nhiệm từng tuần , từng tháng và kòp thời ghi lại những hoạt động của lớp kòp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh học yếu Thường xuyên phát động phong trào thi đua học tập để học sinh khá giỏi tích cực giúp đỡ học. .. Tuyết Tươi x x x x x x x x x x x x x x Cuối kì II Mơn Tiếng Tốn Việt Trang 16 x x x x x CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC "A" VĨNH KHÁNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THEO DÕI HỌC SINH YẾU Năm học 2009 – 2010 Lớp : 5A STT Họ và tên học sinh 1 Lê Thò Ngọc 2 Nguyễn Minh 3 Đào Thò Mỹ 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đoàn Thò Kim Huỳnh Thiï Trúc Nguyễn Thò Kim Nguyễn Văn Huỳnh Văn Nguyễn Hoài...• Kết quả cụ thể như sau : Tó lệ HS Tỉ lệ HS Tổng Tỉ lệ HS Tỉ lệ HS Năm học yếu đầu yếu ở Ghi chú số HS yếu ở HKI đỗ TNTH năm CKII 2008-2009 21 11/21 3/21 1/21 100% 52,38% 14,28% 4, 76 % 2009-2010 25 17/25 9/25 Chưa thi Chưa thi 68 % 36% (kèm danh sách – phụ lục 2 ) Nhờ các em học đều, tất cả đều tham gia xây dựng bài trong tiết học, tôi đã được xét công nhận đạt GV dạy giỏi cấp trường, tôi mạnh dạn... hệ gia đình, báo cáo ngay kết quả học tập chưa tốt của em hàng ngày bằng điện thoại Sau mỗi kì thi, tổ chức họp cha mẹ học sinh báo cáo kết quả học tập của các em, nhắn nhủ với cha mẹ các em thường xuyên quan tâm các em nhiều hơn C KẾT LUẬN Người giáo viên Tiểu học hiện nay được ví như những người làm nông trong giai đoạn thế giới đang phát triển vượt bậc về khoa học kó thuật Có tìm ra được kỹ thuật... cụ dạy học cần thiết - Chưa áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy - Vẫn còn 1-2 học sinh phải thi lại lần 2 vào cuối năm - Ảnh hưởng lớn từ môi trường cuộc sống của các em như : cha mẹ li dò , cha mẹ lo làm ăn, kinh tế một số gia đình còn thật sự khó khăn chưa thật sự quan tâm đặc biệt đến các em Bản thân tôi chưa nắm kòp hoàn cảnh đa dạng của các em để phụ đạo kòp thời Trang 11 IV / BÀI HỌC KINH... những người giáo viên chúng ta Trang 12 Trong những năm học tới đây , tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm ở đề tài này nhằm hoàn thiện thêm tay nghề cho chính mình , với mong mỏi là tất cả học sinh đến trường phải được phát huy hết năng lực của mình Một nhà giáo dục học đã nói : “ Không có người nào học kém cả, chỉ có người không biết giáo dục dẫn đến học kém mà thôi” Tôi rất mong được góp một ít công sức... 13 DANH SÁCH HỌC SINH YẾU ĐẦU NĂM LỚP 5 D- NĂM HỌC: 2008-2009 SỐ TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 CÁC MÔN YẾU TÊN HỌC SINH Huỳnh Huy Trần Thi Trần Thò Võ Thò Nguyễn Thi Yến Nguyễn Minh Phan Thò Kim Trần Nhơn Nguyễn Như Trần Thò Trần Văn Hoàng Ngân Ngoan Nhơn Nhi Nhựt Oanh Phú Tân Tuyết Tươi Chính tả x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Trang TOÁN x x x x x x x x TLV x Đọc 14 DANH SÁCH HỌC SINH YẾU... Trân Trí Trang x Chính tả TLV TOÁN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X x 15 x x x x x x x x x x GHI CHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC "A" VĨNH KHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THEO DÕI HỌC SINH YẾU Năm học : 2008 – 2009 Lớp : 5 D STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Họ và tên hoc sinh Huỳnh Huy Trần Thi Trần Thò Võ Thò Nguyễn Thi Yến Nguyễn Minh Phan Thò Kim Trần Nhơn Nguyễn Như... số lượng học sinh yếu nâng cao chất lượng giáo dục trong lớp các năm qua là nhờ tôi đã quan tâm đến các vấn đề sau : + Củng cố cho mình lòng nhiệt tình và kiên trì kết hợp với biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của mỗi học sinh , phải luôn gần gũi yêu thương trẻ + Xây dựng phương pháp giảng dạy mới phù hợp tránh nhàm chán, hướng trẻ đi ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác Qua các bài giảng, tôi... giáo viên chủ nhiệm lớp muốn thành công trong việc hạn chế học sinh yếu cần thự hiện các biện pháp sau đây : -Phải tranh thủ có sự hỗ trợ của các thành viên trong và ngoài nhà trường -Xây dựng cho học sinh tinh thần đoàn kết, có ý chí phấn đấu vượt khó trong học tập, vì đó chính là động lực thúc đẩy tư duy hoạt động tìm ra kiến thức mới -Học hỏi kinh nghiệm và tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân sau . gì khác hơn là trẻ em phải học tập thật giỏi , hạn chế đến mức thấp nhất số lïng học sinh học yếu kém . Càng có nhiều học sinh học tốt thì đất nước ta, dân. khác xem thường mình. Một lớp học có nhiều học sinh học kém thì kéo theo sự chán học, ảnh hưởng nhiều đến cả lớp, dẫn đến các em học giỏi cũng không còn hướng

Ngày đăng: 29/11/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan