Gián án HSG VĂN- HUYỆN NAM ĐÔNG 2008-2009

4 209 0
Gián án HSG VĂN- HUYỆN NAM ĐÔNG 2008-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2008-2009 Môn thi: Ngữ văn Số BD: Phòng: Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 01điểm) Trình bày chi tiết các bước xây dựng văn bản ? Câu 2: ( 02 điểm) Thế nào là đoạn văn được viết theo cách quy nạp? Cho ví dụ. Câu 3: ( 02 điểm) Liên kết câu là gì? Có bao nhiêu cách liên kết câu? Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng phép liên kết câu? Câu 4: ( 02 điểm) Thế nào là dẫn trực tiếp? Cho ví dụ. Thế nào là dẫn gián tiếp? Cho ví dụ. Câu 5: ( 02 điểm) Ghi lại bốn câu thơ tả cảnh trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du? Nêu rõ xuất xứ của bốn câu thơ đó? Câu 6: ( 04 điểm) Ghi lại khổ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên được thể hiện như thế nào? Câu 7: ( 07 điểm) Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận, không những hay về tư tưởng mà còn nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật. Em hãy phân tích bài thơ để thấy được những cái hay cái đẹp đó? -Hết- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2008-2009 Môn thi: Ngữ văn Mức điểm cho: 0; 0,5; 1; 1,5; 2; . Câu Yêu cầu về nội dung Điểm 1 02 a. - Đoạn văn quy nạp là đoạn văn mà các câu diễn đạt ý cụ thể đứng trước, câu mang ý chung, tổng quát ở vị trí cuối cùng. - Cho ví dụ: 01 01 2 01 Xây dựng văn bản thường bao gồm các bước chính sau: a.Định hướng văn bản: - Nội dung: Vấn đề gì? - Đối tượng: Cho ai? - Mục đích: Để làm gì? - Định hướng phong cách: nói hoặc viết như thế nào, thuộc thể loại nào? b. Lập đề cương( dàn bài): - Ghi ý lớn, ý nhỏ( tổng quát, chi tiết). Thể hiện tính khoa học khi trình bày văn bản. c. Tạo văn bản: Chọn lựa từ, vận dung các kiểu câu, phong cách ngôn ngữ văn bản dể viết. d. Kiểm tra văn bản: Sửa chữa câu văn, bổ sung nội dung. 01 3 02 a. - Liên kết câu là gì? Đề cập đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống, người ta không thể diễn đạt vấn đề ấy trong một câu văn mà cần đến nhiều câu. Để các câu văn ấy liền mạch, liền ý, người nói hay viết phải vận dụng một từ hoặc một tập hợp từ. Có bốn phép liên kết câu: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng. - Một đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu. 01 01 4 02 a. Thế nào là dẫn trực tiếp? Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của người hoặc nhân vật, sử dụng dấu “hai chấm” để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm dấu ngoặc kép “ ”. Cho ví dụ. b. Thế nào là dẫn gián tiếp? Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn, không dùng dấu “hai chấm” và dấu ngoặc kép “ ”. Cho ví dụ. 01 01 5 02 - Ghi lại bốn câu thơ tả cảnh trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du? - Nêu rõ xuất xứ. 01 01 (Đây là một câu hỏi mở, tùy học sinh làm bài mà giám khảo căn cứ vào kết quả để cho điểm.) 6 04 a. - Ghi lại khổ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. “ Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc. Ơi con chim chiền chiện. Hót chi mà vang trời. Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng.” Một số gợi ý như sau: - Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét chấm phá nhưng rất đặc sắc. Có không gian cao rộng của bầu trời; rộng dài của dòng sông; màu sắc của bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh. Hình ảnh mùa xuân rộn rã tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời; tiếng chim trong ánh sáng xuân lan tỏa khắp trong bầu trời như đọng thành “ từng giọt long lanh rơi”. - Cám xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời được thể hiện trong cái nhìn trìu mến với cảnh vật; những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên; Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình thể hiện sự đón nhận trân trọng thiết tha trìu mến với mùa xuân. 02 01 01 7 07 Một số nội dung định hướng như sau: - Đây là bài viết thuộc thể loại chứng minh, phương tiện để làm rõ nhận định là phân tích tác phẩm theo yêu cầu nội dung: Hay về tư tưởng; nét đặc sắc về nghệ thuật. - Trong quá trình phân tích học sinh có thể phân tích kết hợp nội dung và hình thức. 1/ Đặt vấn đề : - Vài nét tác giả. - Hoàn cảnh sáng tác. ( chuyển ý, dẫn dắt vào phần giải quyết vấn đề) 01 2/ Giải quyết vấn đề: A. Giải thích sơ về nhận định yêu cầu của đề bài: Hay về tư tưởng; nét đặc sắc về nghệ thuật. B. Chứng minh nhận định.( chứng minh, phương tiện để làm rõ nhận định là phân tích tác phẩm theo yêu cầu nội dung: Hay về tư tưởng; nét đặc sắc về nghệ thuật.) 1/ Hay về ý tưởng: a. Trong lúc mọi người yên nghỉ khi đêm về, thì ngư dân Hạ Long ra khoi với tâm trạng phấn chấn. b. Nhà thơ đã làm nổi bậc tình yêu, tư tưởng của người lao động mới. c. Con người biết ơn thiên nhiện. 2/ Nét đặc sắc về nghệ thuật: 05 - Nhịp điệu tiết tấu; cách gieo vần phóng khoáng biến đổi trong từng khổ thơ. - Dùng từ tượng thanh: diễn đạt niền vui . - Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh. *Bài thơ là một bức tranh hoành tráng về người dân chài giữa trời biển mênh mông. 3/ Kết thúc vấn đề: - Khẳng định: Nhận định về bài thơ là đúng, xác đáng(về nội dung và hình thức. - Liên hệ: Ngư dân hôm nay; bài học của học sinh. 01 . được dẫn, thường kèm dấu ngoặc kép “ ”. Cho ví dụ. b. Thế nào là dẫn gián tiếp? Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh. hay cái đẹp đó? -Hết- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2008-2009 Môn thi: Ngữ văn Mức điểm cho: 0; 0,5; 1; 1,5; 2; .

Ngày đăng: 28/11/2013, 22:11

Hình ảnh liên quan

- Trong quá trình phân tích học sinh có thể phân tích kết hợp nội dung và hình thức. - Gián án HSG VĂN- HUYỆN NAM ĐÔNG 2008-2009

rong.

quá trình phân tích học sinh có thể phân tích kết hợp nội dung và hình thức Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan