1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng HSG ĐỊA- HUYỆN NAM ĐÔNG 2008-2009

3 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 56,5 KB

Nội dung

UBND HUYỆN NAM ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN THI: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày sự tương quan giữa địa hình, lượng mưa và chế độ dòng chảy của sông ngòi miền Duyên hải Nam Trung bộ và Nam Bộ ? Câu 2: (2 điểm) Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh ? Câu 3: (4 điểm) Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển của ngành thuỷ sản ở nước ta ? Câu 4: (1 điểm) Cho biết tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp giáp các tỉnh, thành phố nào ? Bao gồm những huyện thành phố nào ? Câu 5: (1,5 điểm) Hãy sắp xếp các vườn quốc gia sau theo thứ tự từ bắc vào nam: Bạch Mã, Cúc Phương, Tam Đảo, Vũ Quang, Yok Đôn, Cát Tiên, U Minh Thượng, Ba Bể ? Câu 6: (3,5 điểm) Hiện nay, Việt Nam đang xẩy ra hiện tượng sa mạc hoá cục bộ ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, Vùng Tứ giác Long Xuyên, Trung Bộ . Theo em, cần có những giải pháp nào để hạn chế hiện tượng trên ? Câu 7: (3,5 điểm) Phân tích các điều kiện để phát triển ngành du lịch của vùng Bắc Trung Bộ? Câu 8: (3 điểm) Cơ cấu kinh tế của Đông Nam và cả nước năm 2002 (đơn vị (% Khu vực Vùng Nông, lâm, ngư nghiệp Công ty, xây dựng Dịch vụ Đông Nam Bộ 6,2 59,3 34,5 Cả nước 23,0 38,5 38,5 Qua bảng số liệu trên: a) Vẽ biểu đồ so sánh tỉ trọng các ngành kinh tế của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước. b) Em có nhận xét gì về cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ ? ---Hết--- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9, NĂM HỌC 2008- 2009 Câu Nội dung - yêu cầu Điểm 1 Sự tương quan giữa địa hình, lượng mưa và chế độ dòng chảy của sông ngòi miền Duyên hải Nam Trung bộ và Nam Bộ: -Đặc điểm địa hình của 2 miền khác nhau -Nguồn cung cấp nước cho hệ thống sông ngòi của hai miền khác nhau. -Lượng mưa và thuỷ chế sông ngòi của hai vùng có sự khác nhau 1,5 0,5 0,5 0,5 2 Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh: -Có vị trí địa lý thuận lợi. -Nguồn lao động dồi dào có văn hoá cao -Cơ sở hạ tầng phát triển. -Chính sách đầu tư thông thoáng 2 0,5 0,5 0,5 0,5 3 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển của ngành thuỷ sản ở nước ta: a. Thuận lợi: *Về tự nhiên: - Có vùng biển rộng. - Biển ấm quanh năm. - Bờ biển dài 3260 km, có nhiều bãi triều, đàm phá, rừng ngập mặn. - Trong đát liền có nhiều sông rạch, ao hồ, mặt nước của ruộng lúa… *Về mặt kinh tế -XH: - Nhân dân có truyền thống giàu kinh nghiệm nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản. Phương tiện đánh bắt ngày càng được trang bị phong phú. - Cơ sở vật chất dịch vụ ngày càng được hoàn thiện. - Thị trường ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường nước ngoài. - Chính sách phát triển của nhà nước. b. Khó khăn: - Thiên tai thường xuyên xẩy ra. - Nhiều vùng ven biển, nhiều sông hồ nguồn nước bị ô nhiễm. - Cơ sở vật chất, dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu. - Công nghệ chế biến còn thấp chất lượng chế biến thuỷ sản chế biến còn hạn chế. 4 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 *Tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp giáp các tỉnh, thành phố: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp TP Đà Nẳng và tỉnh Quảng Nam. *Gồm: TP Huế, các huyện: Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền, A Lưới, Nam Đông. 1 0,5 0,5 5 Sắp xếp các vườn quốc gia sau theo thứ tự từ bắc vào nam: Ba Bể - Tam Đảo - Cúc Phương - Vũ Quang - Bạch Mã - Yok Đôn - Cát 1,5 Tiên - U Minh Thượng. 6 Những giải pháp để hạn chế hiện tượng sa mạc hoá: - Ngăn chặn nạn phá rừng, tăng cường quản lí rừng bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. - Cải tạo đất bị thoái hóa và khắc phục tình trạng nhiễm mặn, phèn ở các tỉnh duyên hải. Đặt biệt là vùng Tứ giác Long Xuyên. - Triển khai tốt các dự án trồng rừng, canh tác hợp lí để chống cát bay ở các tỉnh miền Trung. -Tăng cường quản lí tài nguyên nước ở các vùng khô hạn. - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và hạn chế ảnh hưởng của hạn hán ở các vùng nông thôn. 3,5 0,75 0,75 0,75 0,5 0,75 7 Các điều kiện để phát triển ngành du lịch của vùng Bắc Trung Bộ: * Thuận lợi: - Vị trí cầu nối giữa miền Bắc và Nam Trung Bộ; Lào - Việt Nam - Biển Đông. - Có nhiều danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, bãi tắm: Bãi biển Thiên Cầm, Lăng Cô, vườn quốc gia Bạch Mã… - Có di sản thiên nhiên (Phong Nha - Kẻ Bàng) và di sản văn hoá thế giới (Cố đô Huế). Nhã nhạc cung đình Huế là di sản phi vật thể của thế giới, có nhiều di tích lịch sử văn hoá (Làng Sen)… - Có nhiều cửa khẩu quốc tế với CHDCN Lào: Lao Bảo, Nậm Cắn, Cầu Treo… - Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được cải thiện; quan hệ kinh tế văn hoá với Lào ngày được tăng cường… - Chính sách đầu tư phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng đã được chú trọng… * Khó khăn: - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu: Hệ thống giao thông, khách sạn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển… - Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: lũ lụt, bão, hạn hán… 3,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 8 Cơ cấu kinh tế của Đông Nam và … a. Vẽ biểu đồ: Đúng dạng, chính xác, đẹp, đầy đủ thông tin. b. Nhận xét: - Ngành công ngiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 59,3%, ngành nông nghiệp có tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP (6,2%) - Cơ cấu sản xuất cân đối, tỷ trọng GDP giữa các ngành thể hiện nền kinh tế phát triển theo chiều hướng công nghiệp hoá. 3 2,0 0,5 0,5 . phía Nam giáp TP Đà Nẳng và tỉnh Quảng Nam. *Gồm: TP Huế, các huyện: Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền, A Lưới, Nam Đông. . điểm) Cơ cấu kinh tế của Đông Nam và cả nước năm 2002 (đơn vị (% Khu vực Vùng Nông, lâm, ngư nghiệp Công ty, xây dựng Dịch vụ Đông Nam Bộ 6,2 59,3 34,5 Cả

Ngày đăng: 28/11/2013, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w