Bài giảng HSG LỊCH SỬ- -NGUYỄN TRI PHƯƠNG -HUẾ 2008-2009

6 493 0
Bài giảng HSG LỊCH SỬ-  -NGUYỄN TRI PHƯƠNG -HUẾ 2008-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN Trường THCS Nguyễn Tri Phương HỌC SINH GIỎI Năm học: 2008 - 2009 Môn: Lịch Sử 9 (Thời gian: 120 phút) A. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 14 điểm ) Câu 1 : ( 4 điểm ) Hãy trình bày những chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939) ? Câu 2 : (5 điểm) Em hãy phân tích thời cơ chủ quan và khách quan trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Câu 3 : ( 5 điểm ) Sách lược của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6/3/1946 có gì khác nhau ? Tại sao lại có sự khác nhau như thế ? B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6 điểm ) Câu 1 : ( 3 điểm ) Lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1775 - 1783) và Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết quả và tính chất ? Câu 2 : ( 3 điểm ) Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Sở GDĐT Thừa thiên Huế TrườngTHCS Nguyễn Tri Phương ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 2008-2009 Thời gian : 120 phút A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm) Câu 1 : Hãy trình bày những chủ trương của Đảng Cộng sản Đơng Dương trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ? ( 4 điểm ) Căn cứ tình hình thế giới, trong nước và vận dụng đường lối của Quốc tế cộng sản. Hội nghò Trung ương Đảng lần thứ nhất (7/1936) đã đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược mới. - Xác đònh kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương chưa phải là thực dân Pháp nói chung, mà là bọn thực dân phản động thuộc đòa và tay sai của chúng, không chòu thi hành chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. - Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập” và khẩu hiệu : “Tòch thu ruộng đất của đòa chủ cho dân cày”, nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là : Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc , chống bọn phản động thuộc đòa và tay sai, đòi “tự do, dân chủ, cơm áo va hòa bình”. - Quyết đònh thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (7/1936) sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương (3/1938), nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp, Đảng phái thực hiện các nhiệm vụ trên. - Hình thức và phương pháp đấu tranh là lợi dụng triệt để những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai để vận động quần chúng. Bên cạnh hoạt động bí mật, lần đầu tiên Đảng điều một bộ phận ra hoạt động công khai. Chủ trương của Đảng đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên phong trào đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ trong những năm 1936-1939 . Câu 2 : Em hãy phân tích thời cơ chủ quan và khách quan trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? ( 5 điểm ) - Thời cơ cách mạng: Cách mạng tháng Tám thành công, ngoài việc chuẩn bò chu đáo còn cần có thời cơ. Thời cơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài (chủ quan và khách quan), trong đó điều kiện chủ quan giữ vai trò quan trọng nhất. * Chủ quan : Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quá trình chuẩn bò chu đáo cho thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám suốt 15 năm với ba cuộc diễn tập: 1930 – 1931 ; 1936 – 1939 và 1939 – 1945. Trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bò đầy đủ, chu đáo về mặt đường lối, lực lượng chính trò, lực lượng vũ trang, căn cứ đòa cách mạng và bước đầu tập dượt cho quần chúng khởi nghóa vũ trang giành chính quyền. Khi Phát xít Nhật bò Đồng minh đánh bại, bọn Nhật ở Đông Dương hoang mang cực độ, mất hết tinh thần chiến đấu. Lúc này quân Đồng minh chưa kòp vào Đông Dương. Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, quần chúng đã chuẩn bò sẵn sàng, chỉ chờ lệnh khởi nghóa. * Khách quan : Thời cơ “ngàn năm có một” đã đến. Tháng 5/1945, Phát xít Đức bò tiêu diệt, ngày 14/8/1945 Phát xít Nhật bò Đồng minh đánh bại. Ngày 15/8/1945 Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Như vậy Cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện chủ quan, khách quan hoàn toàn chín muồi. Đó chính là thời cơ “ngàn năm có một”, vì nó rất hiếm và rất q, nếu bỏ qua thì sẽ không bao giờ thời cơ trở lại nữa. Nhận thức rõ thời cơ có một không hai này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy. Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”. Câu 3: Sách lược của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6/3/1946 có gì khác nhau ? Tại sao lại có sự khác nhau như thế ? (5 điểm) * Sách lược của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng : (2 điểm) - Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là: + Trước 6/3/1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ. + Sau 6/3/1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc. * Có sự khác nhau đó vì : ( 3 điểm) + Trước ngày 6.3.1946, ta nhân nhượng với Tưởng để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu. + Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp, Tưởng ký Hiệp ước Hoa - Pháp vào 28/2/1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam, khơng phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa qn ra Bắc để thay Tưởng làm nhiệm vụ giải pháp phát xít Nhật. + Tình hình đó, đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn : Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng ; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6 điểm) Câu 1 : Lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ( 1775-1783) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết quả và tính chất ? ( 3 điểm ) Mỗi ô đúng 0,25 điểm Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ( 1775-1783) Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) Hình thức Chiến tranh giành độc lập Vừa nội chiến, vừa chống ngoại xâm Nhiệm vụ Đánh đổ phong kiến Anh, giải phóng dân tộc Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tư sản lên cầm quyền Lãnh đạo Tư sản và chủ nô Tư sản Động lực Quần chúng nhân dân lao động Quần chúng nhân dân lao động Kết quả - Lật đổ ách thống trị thực dân Anh - Thành lập Hợp Chủng Quốc Châu Mĩ - Lật đổ chế độ phong kiến - Thiết lập chế độ cộng hòa - Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển Tính chất Cách mạng tư sản không triệt để Cách mạng tư sản triệt để Câu 2 : Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? ( 3 điểm ) * Xu thế phát triển của thế giới ngày nay : ( 1,5 điểm ) - Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Hai là, Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm đang dần dần hình thành. - Ba là, sau "chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Bốn là, ở nhiều khu vực, xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến. Xu thế chung là hoà bình, ổn định hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc, trong đó có Việt Nam. * Xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc là vì: (1,5 điểm) - Thời cơ : Các dân tộc có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nâng cao sức cạnh tranh, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất để đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế . - Thách thức : Các dân tộc nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ bị tụt hậu, lệ thuộc, hội nhập sẽ bị hoà tan, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc . . CHỌN ĐỘI TUYỂN Trường THCS Nguyễn Tri Phương HỌC SINH GIỎI Năm học: 2008 - 2009 Môn: Lịch Sử 9 (Thời gian: 120 phút) A. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 14 điểm ) Câu. GDĐT Thừa thiên Huế TrườngTHCS Nguyễn Tri Phương ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 2008-2009 Thời gian : 120 phút A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm) Câu 1 : Hãy trình

Ngày đăng: 28/11/2013, 22:11

Hình ảnh liên quan

Câu 1: Lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ( 1775-1783) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực,  kết quả và tính chất ? ( 3 điểm ) Mỗi ơ đúng 0,25 điểm - Bài giảng HSG LỊCH SỬ-  -NGUYỄN TRI PHƯƠNG -HUẾ 2008-2009

u.

1: Lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ( 1775-1783) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết quả và tính chất ? ( 3 điểm ) Mỗi ơ đúng 0,25 điểm Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan