Xây dựng đơn vị Lá cờ đầu theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hoá về cơ sở vật chất, công tác quản lý, công tác giáo dục và chăm sóc học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thự
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
“Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, Giáo dục và Đào tạo vừa
là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội” Với quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”
Xây dựng đơn vị Lá cờ đầu theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hoá
về cơ sở vật chất, công tác quản lý, công tác giáo dục và chăm sóc học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, là mục tiêu phấn đấu chung của ngành, của đơn vị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của thầy cô giáo, học sinh, cha
mẹ học sinh, các cấp quản lý nhà nước và toàn xã hội
Thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015-2020; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, chỉ đạo xây
dựng đơn vị đạt Lá cờ đầu cấp học thuộc vùng khó khăn Là thủ trưởng đơn vị, bản
thân đã xác định rõ trọng trách, đưa mục tiêu xây dựng Lá cờ đầu cấp học học trong điều kiện trung tâm đang còn nhiều khó khăn, đơn vị đặc thù là mục tiêu cấp thiết hiện nay
Từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp chỉ đạo xây dựng đơn vị đặc thù đạt Lá cờ đầu cấp tiểu học”.
II Điểm mới đề tài:
Lần đầu tiên thực hiện xây dựng trường Lá cờ đầu cấp tỉnh Vì vậy, bên cạnh một số giải pháp chỉ đạo có tính chất chung, nhà trường phải cần có một số giải pháp riêng, mang tính đặc thù để tiến hành thực hiện lộ trình xây dựng đơn vị đạt các tiêu chí Lá cờ đầu trong giai đoạn hiện nay
III Phạm vi áp dụng của đề tài:
Áp dụng cho tất cả các Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, trường học có giáo dục học sinh chuyên biệt
Trang 2B PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU
1 Quy mô trường, lớp:
1.1 Đội ngũ: Đơn vị có 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên Giáo viên có trình
độ đạt chuẩn, trên chuẩn 100%, đa số giáo viên có tay nghề vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao
1.2 Học sinh:Toàn trường có 59 em/07 lớp, đa số học sinh đều ngoan
1.3 Cơ sở vật chất: Toàn trường gồm có 07 phòng học, 09 phòng chức năng
và hiệu bộ Cơ bản có đủ thiết bị dạy học, chăm sóc học sinh khuyết tật
2 Thuận lợi và khó khăn:
2.1 Những t
2.1 Những thuận lợi chính:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng GD&ĐT cùng các phòng ban cấp huyện; đặc biệt sự quan tâm tâm, hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Hội Người tàn tật-Trẻ mồ côi tỉnh, các tổ chức và cá nhân làm công tác từ thiện trong và ngoài địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối mọi hoạt động của nhà trường;
đã tập trung chỉ đạo các đoàn thể vững mạnh; Hội đồng sư phạm thực sự đoàn kết thân ái, cộng đồng trách nhiệm, quyết tâm xây dựng đơn vị “Lá cờ đầu” cấp tỉnh
- Đơn vị tích lũy được kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác giáo dục chuyên biệt mà đối tượng là học sinh khuyết tật Phong trào thi đua dạy và học hàng năm được chuyển biến tích cực Nhiều năm liền, Chi bộ được Ban Thường vụ Huyện ủy công nhận đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh; đơn vị được TW hội tặng Bằng khen cho tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Công đoàn cơ sở, Chi đoàn thanh niên, Liên đội thiếu niên đều đạt “Vững mạnh” cấp Huyện
- Học sinh đã quen với nếp sống bán trú, nội trú và đời sống được cải thiện tích cực; cơ sở vật chất nhà trường được tăng trưởng, nâng cấp đáp ứng các yêu cầu
cơ bản của hoạt động dạy học và sinh hoạt của học sinh Đơn vị đã tạo sức hấp dẫn,
Trang 3ngày càng có nhiều phụ huynh đăng ký cho con em đến học, trung tâm đã trở thành nguyện vọng, nhu cầu thiết yếu đối với con em và phụ huynh
2.2 Những khó khăn chính:
- Học sinh: khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh chậm, có đặc điểm
“lâu nhớ, mau quên”; thể lực thấp còi, nguy cơ suy dinh dưỡng cao…Một số học sinh tật nặng, kỹ năng sống còn hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục
- Phụ huynh: thường mặc cảm tự ti về việc gia đình mình có đứa con khuyết tật, họ không muốn cho trẻ đến trường, thậm chí có người còn dấu con mình ở trong nhà, ngại tiếp xúc bên ngoài Việc phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận phụ huynh thiếu toàn diện
- Cộng đồng: việc quan tâm đến trẻ cũng chỉ dừng lại ở chỗ thăm hỏi, động viên Họ chưa tin vào giáo dục chuyên biệt, khả năng còn lại của trẻ khuyết tật sẽ phát triển đúng hướng khi đến trường
3 Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Chất lượng (tỷ lệ học sinh Lên lớp) < 70%
Xây dựng nhân tố điển hình trong học sinh Chưa có nhân tố điển hình Xây dựng nhân tố điển hình trong giáo viên Chưa có nhân tố điển hình
II CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
1 Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ, phụ huynh và toàn xã hội về công tác xây dựng Lá cờ đầu cấp học tại đơn vị.
- Thông qua các Hội nghị đầu năm học, đã tổ chức tuyên truyền các văn bản chỉ đạo các cấp, của ngành về công tác giáo dục chuyên biệt: Phổ biến Luật giáo dục, Luật người khuyết tật; hướng dẫn nhiệm vụ năm học về xây dựng đơn vị đạt
Lá cờ đầu cấp học đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh
- Làm cho mọi thành viên đều có ý thức cao, biết trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đơn vị đạt Lá cờ đầu cấp tỉnh
Trang 4- Tham mưu các cấp lãnh đạo để có sự quan tâm đúng mức, làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, toàn xã hội chăm lo công tác giáo dục và chăm sóc học sinh khuyết tật
2 Tổ chức khảo sát, đánh giá, phân loại các tiêu chí xây dựng Lá cờ đầu
để có kế hoạch chỉ đạo trọng tâm
- Thành lập các tổ, nhóm phụ trách các lĩnh vực xây dựng Lá cờ đầu (Người đứng đầu đơn vị ra Quyết định)
- Tổ chức đánh giá lại thực trạng của các nọi dung, tiêu chí xây dựng Lá cờ đầu theo quy định của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT Quảng Bình
- Xác định tiêu chí trọng tâm, bàn cách làm, dự kiến kết quả đạt được
3 Nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc học sinh khuyết tật
3.1 Làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh:
Trung tâm luôn chú trọng làm tốt công tác giáo dục và chăm sóc học sinh nhằm thu hút tối đa số lượng trẻ khuyết tật từ 6-14 tuổi vào học
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác vận động học sinh, nhất các đối tượng khó khăn có nguy cơ bỏ học đến trường cùng tham gia học tập Nâng cao
tỷ lệ chuyên cần hàng ngày đạt tỷ lệ trên 98%, không để hiện tượng học sinh tự ý nghỉ học, bỏ học không có lý do
Chú trọng khâu tuyển sinh ngay đầu các năm học, đúng theo quy trình của ngành chỉ đạo để yêu cầu phụ huynh học sinh chấp hành tốt các quy định của đơn
vị đề ra
Xem công tác số lượng hằng ngày là một tiêu chí để đánh giá thi đua của giáo viên, của lớp
3.2 Đổi mới khâu dạy-học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh:
Chỉ đạo giáo viên linh hoạt trong dạy học, áp dụng Phương pháp dạy học tích cực (mức 1 VNEN), chú trọng việc tổ chức học nhóm nhằm rèn luyện học sinh có các kỹ năng điều hành, tổ chức, tự tin trong học tập
Trang 5Trong đánh giá, giáo viên phải chú trọng việc tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá, chếch vấn lẫn nhau
Chú trọng các hình thức tổ chức dạy học trãi nghiệm, giáo dục cho học sinh có ý thức về việc thực hiện và điều chỉnh các hành vi, kỹ năng sống, ý thức tự lực, hình thành kỹ năng nhân cách cho học sinh, tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi ngoài giờ lên lớp, biết yêu gia đình, bạn bè, yêu trường, quê hương, đất nước Thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử văn hóa công sở, Luật ATGT, an ninh trật tự trường học Không
để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học Tập trung giáo dục để giúp cho học sinh hình thành và phát triển một số năng lực chủ yếu như: Biết
tự phục vụ; biết hợp tác; biết tự học và giải quyết vấn đề,
3.3 Quan tâm, chỉ đạo nâng cao hoạt động chuyên môn:
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, giúp giáo viên, nhân viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giáo dục và chăm sóc học sinh khuyết tật Cán bộ quản lý đổi mới trong phương pháp chỉ đạo và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; tăng cường công tác hướng dẫn, giúp đỡ từng cá nhân giáo viên để thực hiện đúng quy định về đánh giá học sinh theo TT22/BGD&ĐT và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật Triển khai cho đội ngũ giáo viên tham gia viết lại nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học đảm bảo phù hợp năng lực của học sinh khuyết tật cho từng khối lớp
Chăm lo đến các phong trào “Thi đua dạy tốt-Học tốt”, "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp", tổ chức tốt các hoạt động văn hóa-văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn
“Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”; “Ngày Người khuyết tật Việt nam”, đã tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh trong học tập và sinh hoạt để thu hút các em mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui
Trang 6Coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học: xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng theo các lĩnh vực quy định theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT v/v quy định chuẩn giáo viên tiểu học Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên tham gia tích cực các đợt bồi dưỡng do trường, cụm trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chưca; tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng do Bộ Lao động TBXH và các tổ chức Phi chính phủ tổ chức về công tác giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt
Triển khai tốt việc ứng dụng CNTT vào soạn, giảng và công tác chăm sóc; vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học, tích cực đổi mới PPDH có hiệu quả Quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn thông qua các hoạt động thực tập, thao giảng, hội thi cấp trường, cấp huyện và sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
Phát huy vai trò của đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi, nhân viên có kinh nghiệm làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng và phát hiện nhân
tố mới trong các phong trào thi đua tại đơn vị Khuyến khích giáo viên, nhân viên đổi mới phương pháp dạy học, công tác chăm sóc phù hợp với đối tượng loại tật lớp mình phụ trách Tham gia sử dụng các phần mềm phục
vụ công tác dạy học, đặc biệt ứng dụng phần mềm zoom dạy học cho một
số đối tượng học sinh chuyên biệt trong mùa dịch covid-19
4 Xây dựng, tăng trưởng cơ sở vật chất trường học
Tổ chức thiết kế, quy hoạch lại khuôn viên trường học, đảm bảo có sân chơi, bãi tập cho học sinh, bố trí cây xanh khoa học, sạch đẹp Có đủ thiết bị, cơ
sở vật chất của phòng học, phòng nội trú, các phòng chức năng, cho học sinh học tập và sinh hoạt
Xây dựng Thư viện đủ diện tích phòng đọc, đảm bảo các loại sách và tài liệu phục vụ tốt bạn đọc Quân tâm tăng trưởng sách giáo khoa, sách tham khảo, xây dựng góc thư viện thân thiện tại các lớp học, thư viện xanh ngoài trời
Trang 7Tiếp tục hoàn thiện xây dựng dãy nhà 02 tầng 08 phòng học (với tổng số vốn 4,5 tỷ từ kinh phí của UBND tỉnh và UBND huyện), dự kiến hoàn thành, đưa vào
sử dụng tháng 6/2020, nâng tỷ lệ phòng học, phòng chức năng kiên cố đạt 100%
Đã tiến hành lập kế hoạch, thiết kế làm mới cổng trường, khuôn viên trường học với tổng kinh phí 1,0 tỷ (tổ chức triển khai từ tháng 6/2020)
5 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục:
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong đơn vị như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Liên đội làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục Hội cha mẹ học sinh cùng nhà trường quan tâm chăm lo công tác giáo dục học sinh khuyết tật, kết hợp giáo viên chủ nhiệm trang trí lớp học thân thiện, xây dựng môi trường trung tâm ngày càng
“Xanh–Sạch–Đẹp”
Đơn vị đã gây dựng được thương hiệu, uy tín trong công tác giáo dục và chăm sóc học sinh khuyết tật và thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn tỉnh đến tặng quà hỗ trợ cho học sinh khuyết tật (điển hình: Tổng cục Hậu cần Bộ Công an tặng 100 triệu đồng xây mới 01 phòng vệ sinh học sinh, tặng các vật dụng khác phục vụ công tác chăm sóc học sinh khuyết tật)
Tham mưu Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện đến trường hỗ trợ làm các Thiết
bị, vật dụng bằng vật liệu tái chế cho học sinh khuyết tật vận động (như: Bập bênh,
Đu quay, các bồn hoa, )
6 Phát huy vai trò của người đứng đầu đơn vị, các đoàn thể trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động
- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác quản lý Người đứng đầu bám sát các nhiệm vụ chính trị, trực tiếp tham mưu các cấp quản lý để xây dựng chương trình hành động phù hợp, có tính khả thi cao Tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, Pháp luật của Đảng và nhà nước, nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn của ngành để cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức đúng và làm cơ
sở cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
Trang 8- Tổ chức phê duyệt kế hoạch các phần hành phụ trách, kế hoạch của các thành viên luôn có cách nghĩ, cách làm phải sáng tạo, chủ động, có những việc làm mới, có tính thực thi, có chỉ tiêu, giải pháp thực hiện Chỉ đạo các tổ chuyên đổi mới phương pháp dạy học đi sâu vào các chuyên đề dạy học, chăm sóc học sinh khuyết tật Tổ chức viết lại chuẩn KTKN các môn học, sát với đối tượng học sinh
Tổ chức tập huấn và sử dụng thành thạo các phần mềm như: quản lý nhân sự, phần mềm quản lý Thư viện-thiết bị Trong các tiết thao giảng, thực tập của giáo viên bắt buộc phải sử dụng công nghệ thông tin
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học phải xuyên suốt năm học, sau mỗi đợt kiểm tra tổ chức đánh giá một cách cụ thể về ưu, khuyết và đề ra hướng khắc phục, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra trong Hội đồng sư phạm về những ưu điểm, tồn tại và đề xuất kiến nghị với tập thể, cá nhân để khắc phục những yếu kém rút kinh nghiệm cho quá trình hoạt động
- Chỉ đạo công tác tài chính thực hiện “Ba công khai” và “Bốn kiểm tra” thường xuyên kiểm tra thu chi và hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động tài chính của trường Quan tâm đến các cuộc vận động: Có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, giải pháp thực hiện, tổ chức kiểm tra đánh giá để làm cơ sở cho đánh giá thực hiện các cuộc vận động cuối năm đạt kết quả tốt
- Giao trách nhiệm cho Công đoàn, Chi đoàn trường phối hợp nhịp nhàng tổ chức các hoạt động đoàn thể sôi nổi, thu hút được mọi thành viên tham gia Chú trọng công tác xây dựng đoàn kết nội bộ, thống nhất cao trong tập thể
7 Xây dựng nhân tố mới, mô hình mới trong đơn vị
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật là nơi tạo dựng môi trường học tập, sinh hoạt nội trú thân thiện, nề nếp-kỷ cương, tự giác, tích cực và sáng tạo để mỗi học sinh có khả năng vươn lên thích ứng và hòa nhập cộng đồng, Trung tâm đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác giáo dục và chăm sóc học sinh khuyết tật
Trang 9Xây dựng nhân tố mới:
* Đối với học sinh:
Đã chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh năng hiếu, phân công giáo viên có năng lực, tâm huyết công việc trực tiếp bồi dưỡng chữ viết cho học sinh Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia hội thi “viết chữ đẹp” của toàn quốc do Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt nam tổ chức
* Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Đã khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ: 01 đồng chí CBQL học lớp cao học chuyên ngành quản lý giáo dục; 02 giáo viên học văn bằng 2 và học nâng cao trình độ ĐHSP-TH; 01 nhân viên Y tế học lớp Đại học Dược
Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong công tác dạy học, biết vận dụng kiến thức đã học vào công tác giảng dạy và tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nên đã mang lại kết quả cao trong phong trào dạy học và các Hội thi các cấp đã xuất hiện nhiều gương điển hình
Xây dựng mô hình mới “Câu lạc bộ học ngôn ngữ ký hiệu” cho phụ huynh học sinh
* Mục đích của mô hình: Dạy cho phụ huynh học sinh có kiến thức ngôn ngữ
ký hiệu để giao tiếp, hỗ trợ cho con em trong công tác giáo dục và chăm sóc học sinh khiếm thính
* Nội dung của mô hình:
- Nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh và toàn thể CB, GV, NV trong đơn vị về tác dụng việc học ngôn ngữ ký hiệu
- Chỉ đạo việc khảo sát thực trạng, nhu cầu cấp thiết của phụ huynh, học sinh và đội ngũ về việc học ngôn ngữ ký hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh khiếm thính (Đối tượng học: Phụ huynh học sinh lớp khiếm thính (18 người);
Giáo viên, nhân viên của nhà trường (23 người); Học sinh khiếm thính (18 em)
Trang 10- Xây dựng phương thức, hình thức tổ chức dạy học ngôn ngữ ký hiệu cho
học viên Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Dạy học trên lớp hoặc tổ
chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường
- Xây dựng chương trình dạy học ngôn ngữ ký hiệu, chọn lựa các chủ đề phù hợp phục vụ công tác giáo dục và chăm sóc học sinh khuyết tật
* Cách thức triển khai thực hiện:
- Từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo tổ giảng viên, tổ bộ môn phối hợp
với Câu lạc bộ xây dựng chương trình dạy học trình Lãnh đạo phê duyệt để thực
hiện
- Chương trình sinh hoạt câu lạc bộ được xây dựng đầy đủ các nội dung cả lý thuyết và thực hành kỹ năng giao tiếp Tổ chức sinh hoạt định kỳ chia theo tháng,
mỗi tháng tổ chức hai đợt (vào tuần chẵn trong tháng)
- Chương trình hoạt động phải thường xuyên có sự thay đổi, được cải tiến hoặc làm mới các hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu quả của Câu lạc bộ
- Để đạt hiệu quả cao trong việc sinh hoạt câu lạc bộ thì chủ nhiệm câu lạc
bộ, các thành viên phụ trách câu lạc bộ phải nghiên cứu thật kỹ các chủ đề, kết hợp
tốt giữa phần lý thuyết và thực hành
- Người học cùng hợp tác với giáo viên dạy hoàn thành chương trình học theo kế hoạch đề ra
- Kết thúc chương trình, chuyên môn trường tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của người học (giao đồng chí Phó Giám đốc giáo dục phụ trách)
8 Xây dựng khối đoàn kết, nhất trí cao trong đội ngũ
- Xây dựng môi trường lành mạnh, phát huy hết trách nhiệm của tập thể cán
bộ, giáo viên, nhân viên luôn nêu cao vai trò dân chủ, tinh thần đoàn kết, vượt khó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và cuộc sống; có ý thức xây dựng tập thể
- Quán triệt tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XII) về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tập thể cán