Thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

8 1.7K 26
Thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Kinh tế > Thương mại điện tửThương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam Những tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm sản sinh ra một thế giới hoàn toàn mới cho kinh doanh - thế giới ảo của thương mại điện tử. Tuy có lịch sử chưa phải lâu dài song thương mại điện tử đã có những bước phát triển chóng mặt và đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các bên tham gia thương mại điện tử. ứng dụng thương mại điện tử là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế quốc tế. Với tỷ trọng áp đảo (87%) trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế đất nước nói chung và tiến trình ứng dụng thương mại điện tử của quốc gia nói riêng. Tham gia thương mại điện tử đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua nhiều rào cản và thách thức, song cũng mở ra nhiều thuận lợi và cơ hội lớn để cạnh tranh. Nhận thức về thương mại điện tử Ứng dụng Công nghệ thông tin và Internet. Chất lượng ứng dụng thương mại điện tử Khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia TMĐT Thuận lợi trong việc ứng dụng mô hình kinh doanh điện tửKinh tế > Thương mại điện tửThương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam Nhận thức về thương mại điện tử Ứng dụng thương mại điện tử của một doanh nghiệp, không cứ là doanh nghiệp vừa nhỏ, thường được chia làm 3 giai đoạn: • Chuẩn bị (readiness) - chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, thương mại và xã hội cho thương mại điện tử; • Mức độ (intensity) - hiện trạng thương mại điện tử, bao gồm quy mô và bản chất giao dịch/doanh nghiệp; • Ảnh hưởng (impacts) - thương mại điện tử tác động đến hiệu quả và lợi nhuận như thế nào. Các nhà chuyên môn ở Việt Nam đều khẳng định chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn chuẩn bị cho thương mại điện tử và giai đoạn này sẽ còn kéo dài trong vòng vài năm tới. Nhận thức về thương mại điện tử Theo Ban điều hành Dự án Quốc gia “Kỹ thuật thương mại điện tử”, nhận thức về thương mại điện tử trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là rất khiêm tốn. Một báo cáo của Dự án AAIEP - ESCAP/GTZ cũng nhận xét : “Nhu cầu về dịch vụ và đào tạo về Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp một cách đáng ngạc nhiên. Cơn lốc Thương mại điện tử rõ ràng là chưa đến với Việt Nam.” Mặc dầu vậy, có thể chia các doanh nghiệp Việt Nam làm 3 nhóm: 1. Nhóm nhận thức cao; 2. Nhóm nhận thức trung bình; 3. Nhóm nhận thức thấp. Nhóm (1) bao gồm các doanh nghiệp đã nhận thấy được tiềm năng và lợi ích của thương mại điện tử cho công việc kinh doanh. Họ cũng có những kiến thức nhất định về vị trí, vai trò và xu thế của Thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam. Chính vì thế, các doanh nghiệp này đã chủ động đầu xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử. Một số trang web thương mại Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như www.quaviet.com, www.netvietco.com, www.viettravel-vn.com, . Thuộc nhóm này chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ thông tin và doanh nghiệp xuất khẩu với các sản phẩm/dịch vụ như hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, dịch vụ du lịch và lữ hành. Tuy nhiên, số các doanh nghiệp có nhận thức cao không nhiều, chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nhóm (2) cũng có biết và bắt đầu quan tâm đến thương mại điện tử. Tuy vậy, họ chưa thực sự hiểu biết về nội dung, lợi ích và xu thế phát triển của thương mại điện tử. Sự băn khoăn, e ngại của họ trước thương mại điện tử phần nhiều do hạ tầng thương mại điện tử ở Việt Nam chưa phát triển, chi phí đầu ban đầu và vận hành thương mại điện tử cao trong khi năng lực và trình độ CNTT của cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp này đã bắt đầu nối mạng, lập website nhưng ít nhiều còn mang tính hình thức, ít cập nhật và không có kế hoạch phát triển riêng. Các doanh nghiệp thuộc nhóm (3) không quan tâm và không có ý định tham gia thương mại điện tử. Có doanh nghiệp không hiểu rõ về bản chất cũng như xu hướng hiện thời của thương mại điện tử, số khác lại quá hoài nghi khả năng áp dụng tại Việt Nam, số khác nữa lại cho rằng thị trường của mình quá nhỏ hẹp và không cần đến khả năng quốc tế của thương mại điện tử, cũng có doanh nghiệp lo sợ trước khả năng phải thay đổi quá nhiều tập quán giao dịch và làm việc khi tham gia thương mại điện tử. Tất cả đều không tin thương mại điện tử có thể đem lại ngay cho doanh nghiệp một lợi ích lớn để phải bỏ tiền ra đầu tư. Họ bằng lòng với vị trí của người ngoài cuộc, hay người quan sát vì, với họ, thương mại điện tử chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nước ngoài. Tâm lý chờ đợi, nhìn nhau, ngại thay đổi, sợ rủi ro, thiếu tầm nhìn vẫn còn tồn tại trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Cũng cần phải thấy rằng trong số những doanh nghiệp hồ hởi với thương mại điện tử cũng có những bất cập. Phần lớn vẫn cho rằng thương mại điện tử chỉ là các công việc của một trang web chứ chưa thấy sự cần thiết của các nỗ lực liên tục để thay đổi quy trình kinh doanh và tìm kiếm cơ hội mới. Tuy thế, cũng không thể phủ nhận rằng các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang có những tiến bộ nhất định trong nhận thức và ý thức ứng dụng Công nghệ thông tin và các phương tiện mới của Internet vào công việc kinh doanh của mình. Mục lục | Trang 1. Trang 2. Trang 3. Trang 4. Trang 5. Kinh tế > Thương mại điện tửThương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam Ứng dụng Công nghệ thông tin và Internet. Về sở hữu và sử dụng máy tính: Phần lớn các doanh nghiệp ở thành phố đều có máy tính, trong đó nhiều nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh với 80% doanh nghiệp sở hữu máy tính. 2/3 số công ty có 3-9 máy tính, đa phần là máy để bàn và là sở hữu riêng chứ không phải đi thuê. Các doanh nghiệp xây dựng, chế biến thực phẩm và du lịch có nhiều máy tính hơn các doanh nghiệp khác do quy mô nhân sự lớn hơn. Các phần mềm sử dụng đa số là của Microsoft, ứng dụng cho xử lý văn bản, bảng tính, quản lý dữ liệu, kế toán, thư điện tử, hệ điều hành máy tính và mạng. Các phần mềm chuyên biệt hầu như không có. Như thế, có thể nói các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không xa lạ với máy tính và các phần mềm văn phòng. Tuy thế, kiến thức hầu như chỉ dừng lại ở những kỹ năng vận hành đơn giản. Về kết nối mạng trong doanh nghiệp: Gần 2/3 công ty không thực hiện nối mạng. Điều này dễ giải thích vì 81% doanh nghiệp có ít hơn 9 máy tính. 38% doanh nghiệp đã nối mạng sử dụng mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network). Các doanh nghiệp Cần Thơ nối mạng ít nhất: 75% doanh nghiệp duy trì sử dụng các máy tính độc lập. Trong khi đó, các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nối mạng cao nhất (trên 20% nối mạng diện rộng). Có thể thấy các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ mới và sẽ là khu vực động lực cho thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai. Về sử dụng Internet: Khoảng một nửa số doanh nghiệp có kết nối Internet. Đa số các doanh nghiệp kết nối Internet thuộc ngành may mặc, giày da, dệt may (60% đã kết nối) và mức thấp nhất là ngành công nghiệp xây dựng (39%) và công nghiệp chế biến (36%). Các doanh nghiệp nói chung có 1-2 tài khoản truy cập Internet (Internet account), mỗi account có khoảng 3 người sử dụng. Thời gian sử dụng Internet của các doanh nghiệp vẫn còn thấp, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể được xem là những người sử dụng tương đối nhỏ. Trung bình, các công ty sử dụng 12 giờ Internet một tuần. Các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thì sử dụng Internet nhiều hơn các doanh nghiệp ở Hà Nội (13 giờ/tuần so với 10 giờ/tuần). Số công ty sử dụng Internet 20 giờ/tuần chiếm chưa đầy 17%. Quy mô doanh nghiệp và số account Internet có thể không phải là nhân tố quyết định thời gian sử dụng. ứng dụng Internet phổ biến nhất là thư điện tử phục vụ mục đích kinh doanh nói chung. Hầu hết các công ty có sử dụng Internet là sử dụng hệ thống thư điện tử ngoại bộ, 90% có địa chỉ e-mail. 46% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử như một phương tiện truyền tin và giao tiếp. Số lượng người sử dụng thư điện tử trung bình trong công ty là 4 và số lượng người sử dụng địa chỉ thư điện tử cá nhân là 2. Các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh (11%) có mức độ sử dụng Internet cho mục đích kinh doanh gấp 3 lần so với Hà Nội (4%). Mặc dù mức độ sử dụng Internet là rất thấp nhưng trên 80% trong số công ty được điều tra coi việc sử dụng Internet cho kinh doanh là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp đều thống nhất ý kiến rằng Internet là cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất để liên lạc và tìm kiếm thông tin. Doanh nghiệp cắt giảm được phần lớn thời gian và chi phí thông tin liên lạc và có thể tiếp cận với thị trường quốc tế dễ dàng hơn nhờ Internet. Điều này chỉ ra rằng nhu cầu sử dụng Internet là tương đối lớn. Hạn chế về kiến thức và thời gian chính là những nhân tố cản trở việc sử dụng Internet nhiều hơn cả. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cho thấy thái độ của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với Internet là khá tích cực. Thông qua Internet, doanh nghiệp mong muốn: • Tìm hiểu thông tin về các khách hàng và nhà cung cấp tiềm năng của mình (ví dụ: tình trạng tài chính, các hoạt động kinh doanh, .). Những thông tin này vốn chỉ có thể hỏi được một cách khó khăn từ hệ thống ngân hàng, • Liên hệ với các khách hàng/nhà cung cấp mới, • Tìm hiểu công nghệ/thiết kế mới, • Thực hiện giao dịch trực tuyến và • Tìm được những nguồn tài chính mới. Như vậy, mặc dù các con số thống kê khá ít ỏi, không thể phủ nhận thiện chí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dành cho Internet và, dựa trên những ứng dụng được đề cập tới, thương mại điện tử. Thái độ tích cực ấy, nếu được bổ sung bằng nhận thức đầy đủ về thương mại điện tử và những cải biến trong môi trường chung, sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay đổi suy nghĩ về thương mại điện tử và từ đó có thể tham gia tích cực hơn. Mục lục | Trang 1. Trang 2. Trang 3. Trang 4. Trang 5. Kinh tế > Thương mại điện tửThương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam Chất lượng ứng dụng thương mại điện tử Về số lượng, từ hai website bán hàng qua mạng đầu tiên là Vietnam CyberMall của VASC và Siêu thị Máy tính Bluesky (www.bluesky.com.vn) của Công ty TNHH Nhật Quang, đến nay chúng ta đã có khoảng 1.500-2.000 website thương mại. Con số này quả là khiêm tốn so với con số hơn 100.000 doanh nghiệp vừa nhỏ kinh doanh trên toàn quốc. Kinh doanh trực tuyến chuyển sự chú ý từ B2C sang B2B. Cũng trong năm này đã dần xuất hiện các nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp như B2VN của FPT, YES của Công ty thương mại điện tử Hội đồng Doanh nghiệp Trẻ, Vietnamthink của Công ty Tri thức Việt Nam, . Chính họ đã tạo nên một luồng gió mới cho thương mại điện tử Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vốn bị hạn chế nhiều bởi kiến thức và tài chính có thể mở ra một kênh liên lạc, tiếp thị và phân phối mới trên mạng Internet. Các mạng thông tin, sự ra đời của nhiều tờ báo điện tử và sự tham gia của các cơ quan Chính phủ đã làm cho mạng Internet và thương mại điện tử dần trở nên quen thuộc hơn với cộng đồng doanh nghiệp. Về chất lượng, trong lĩnh vực kinh doanh Internet, tiêu chuẩn đánh giá website thương mại thường dựa trên một mô hình ích lợi khách hàng nổi tiếng: mô hình ICET (ICE-T). Theo mô hình này, cách thức người dùng Internet tiếp cận với nhà cung cấp trực tuyến có 4 thuộc tính: • Thu thập thông tin (Information gathering), • Liên lạc (Communication), • Giải trí (Entertainment), • Giao dich (Transactions). Xét theo mô hình này, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới tham gia thương mại điện tử ở mức độ xúc tiến thương mại. Các website mang tính thông tin nhiều hơn là giao dịch. 1. Nụ?i dung thụng tin cu~ng co`n nhiờ`u diờ?m bõ´t cõ?p vi` dụi chụ~ kha´ so sa`i, don diờ?u va` i´t cõ?p nhõ?t. Thụng tin vờ` doanh nghiờ?p thuo`ng chi? du`ng la?i o? mụ?t sụ´ do`ng gio´i thiờ?u va` di?a chi? liờn hờ?. Khụng pha?i cụng ty na`o cu~ng dua ca´c kờ´t qua? kinh doanh, li?ch su? hoa?t dụ?ng, thụng tin nhõn su? va` ca´c hoa?t dụ?ng thuo`ng nga`y lờn ma?ng. Thụng tin sa?n phõ?m/di?ch vu? thuo`ng chi? dừng lại ở danh mục và 01 ảnh tĩnh, ít có mô tả chi tiết, giá bán và các điều kiện thanh toán và giao hàng. Có nghi a la ca c doanh nghiễ ̀ ́ ̣p chỉ coi trang Web như một trang quảng cáo trên báo chí. Như thế là đã lãng phí mất công cụ ưu việt nhất của web là multimedia và tính cập nhật. 2. Hi nh th̀ ức liên lạc phổ biến nhất qua trang web là e-mail va trang web g̀ ửi thông tin yêu cầu. Người dùng ít nhận được những hướng dẫn trực tuyến tức thời như các vấn đề thường gặp (FAQ - Frequently Asked Questions). Không có doanh nghiệp nào sử dụng mailing list như một kênh chia sẻ thông tin liên tục với khách hàng. Chỉ có một vài site có tham khảo ý kiến trực tuyến (Online Survey) hay bộ đếm lượt truy nhập. Như vậy, doanh nghiệp chưa mấy chú trọng đến thông tin khách hàng để có thể cải tiến website, sản phẩm/dịch vụ và các công việc kinh doanh khác tốt hơn. 3. Về hình thức, các website chưa thật bắt mắt và chưa có độ sâu. Phần lớn trang web là tĩnh, thiết kế đơn giản và ít trang. Thật ra, không phải các nhà thiết kế Việt Nam không có tài, bằng chứng là nhiều sản phẩm của họ rất đẹp và tiện dụng. Lý do chủ yếu có lẽ là tốc độ đường truyền của chúng ta quá thấp, nếu tích hợp các tính năng hấp dẫn như hình động, âm thanh hay công nghệ hiên th ực ảo (virtual reality) thì tải một trang web sẽ rất chậm, gây khó khăn cho người dùng. Trong thực tế, các site Việt Nam rất khó tải từ một máy tính ở nước ngoài. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử. 4. Ca c giao dich tŕ  ực tuyến rất ít có. Điều này thực ra nằm ngoài tầm với của các doanh nghiệp vì ngay cả khi đã có một biểu mẫu đặt hàng trực tuyến thì các khâu khác của một hợp đồng cũng khó mà thực hiện trực tuyến. Các dịch vụ thương mại điện tử cần thiết như bảo hiểm, giao nhận, tín dụng, thanh toán, . vẫn còn lâu nữa mới có thể thực hiện đầy đủ trên Internet Việt Nam. Ngoài ra, công tác xúc tiến cho hoạt động thương mại điện tử chưa được chú trọng đầy đủ. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi đã lựa chọn dịch vụ thương mại điện tử của một nhà chuyên nghiệp chỉ đưa tên mình lên mạng một lần mà không có ý thức cập nhật, cải tiến và tận dụng cơ hội thương mại điện tử của mình. Rất nhiều địa chỉ website xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng song lại không thể tìm thấy trên mạng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của bản thân doanh nghiệp. Nói tóm lại, ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên. Điều này chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ, một phần khác do cơ sở hạ tầng còn khá thiếu thốn của chúng ta. Trong một tương lai không xa, khi các yếu tố môi trường trở nên thuận lợi hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể vượt qua nhiều thách thức trước mắt để tận dụng những cơ hội lâu dài mà thương mại điện tử có thể mang lại. Mục lục | Trang 1. Trang 2. Trang 3. Trang 4. Trang 5. Kinh tế > Thương mại điện tửThương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam Khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia TMĐT Trong giai đoạn thử nghiệm và hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, rất cần khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dù vậy, để ứng dụng thương mại điện tử một cách đầy đủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải vượt qua rất nhiều rào cản. Khó khăn cơ bản nhất đối với các doanh nghiệp là chi phí nối mạng và sử dụng mạng cơ sở. Đầu ban đầu cho việc áp dụng một công nghệ mới có thể nặng hơn cho một doanh nghiệp nhỏ so với một doanh nghiệp lớn (xét tỷ lệ với quy mô các nguồn lực). Công nghệ mới có thể đòi hỏi chi phí cố định cao, chưa kể đến chi phí truy cập mạng và chi phí hỗ trợ kỹ thuật Công nghệ thông tin. Đối với đa số công ty vừa và nhỏ, chi phí nối mạng là quá cao và không hợp lý. Mặc dù cước phí nối mạng đã được giảm nhiều lần nhưng giá cả vẫn cao hơn so với các nước khác trong vùng. Bên cạnh yếu tố khách quan là yếu tố chủ quan. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhận thức đầy đủ về môi trường trên mạng. Họ không muốn áp dụng thương mại điện tử vì nhận thức chưa tốt về lợi ích tiềm tàng của thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp chưa biết đến Internet. So với các doanh nghiệp lớn, sự khó khăn trong đo lường lợi ích và tác động mới làm doanh nghiệp vừa và nhỏ cẩn trọng hơn trong đầu tư, thay đổi văn hoá và tổ chức nếu đến với thương mại điện tử. Thiếu nhân lực sử dụng và quản lý các phương tiện kỹ thuật của thương mại điện tử là một rào cản nữa. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại bị hạn chế nhiều nguồn lực (tài chính, thời gian, nhân sự thay thế) để tổ chức đào tạo. Đa phần các công ty chỉ cử nhân viên đi học các khoá ngắn hạn và tập trung vào bộ phận kế toán chứ chưa tìm kiếm một giải pháp tổng thể cho toàn doanh nghiệp. Nếu như nhân viên không nắm vững các cơ chế vận hành thì khả năng rủi ro rất cao, và việc mời các chuyên viên bên ngoài đến vấn và khắc phục sự cố vừa tốn kém lại không an toàn bảo mật. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp ở các đô thị nhỏ và vùng nông thôn, sẽ gặp khó khăn lớn với các trang web bằng tiếng Anh. Nhiều cơ hội giao thương và các hợp đồng mua bán bỏ lỡ chỉ vì không hiểu hay không biết nhu cầu của khách hàng. Bất đồng ngôn ngữ cũng cản trở nhiều doanh nghiệp tìm kiếm đối tác trên mạng. Rào cản ngôn ngữ cũng tạo ra một thứ chi phi mới - chi phí phiên dịch và thiết lập website song ngữ Anh-Việt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều mong muốn có được nền tảng pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử (tính pháp lý của các hợp đồng và giao dịch, trách nhiệm pháp lý của các bên, chế độ thuế, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, chống ăn cắp bản quyền và các vấn đề thủ tục) - điều còn chưa có ở Việt Nam. Giao dịch trực tuyến tuy rất hấp dẫn nhưng khó có thể đảm bảo an ninh và bảo mật. An toàn cho thanh toán và dữ liệu riêng cũng là vấn đề quan trọng với doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ ít có khả năng đương đầu với rủi ro hơn. Nhiều doanh nghiệp thực sự lo lắng và lúng túng khi truy cập Internet bởi cảm thấy mình bị lạc giữa rất nhiều thông tin “thực nhưng ảo” rất khó xác định độ tin cậy mà luật pháp lại chưa đủ chặt chẽ để bảo vệ cho họ khi sự cố xảy ra. Chi phí liên quan đến bảo mật và giảm thiểu rủi ro quan trọng với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn với doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tiếp cận với một hệ thống thanh toán an toàn và tin cậy để thực hiện thành công công việc kinh doanh trên mạng. Trong khi đó chúng ta lại thiếu các phương thức thanh toán thuận lợi. Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn áp đảo thẻ tín dụng, séc điện tử, thẻ thông minh. Tài khoản cá nhân chưa phổ biến trong khi thanh toán điện tử qua ngân hàng là điều kiện cơ bản cho giao dịch mua bán trực tuyến. Thị trường chứng khoán và các hoạt động giao dịch tiền tệ mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm. Đồng tiền Việt Nam lại không có giá trị thanh toán quốc tế, buộc các doanh nghiệp phải sử dụng ngoại tệ mạnh trong quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều ít nhiều nghi ngờ môi trường thương mại điện tử. Nếu chính phủ không tạo ưu tiên cấp quốc gia cho thương mại điện tử và các đối tác của doanh nghiệp (khách hàng, nhà cung cấp) đều không có mặt trên mạng thì doanh nghiệp cũng không có lý do tham gia kinh doanh trên mạng. Như vậy, cần phát triển một môi trường sẵn sàng cho thương mại điện tử, bao gồm cả các thành phần khác ngoài doanh nghiệp vừa và nhỏ để ít nhất họ có được một lượng khách hàng tiềm năng nhất định. Thêm nữa, các doanh nghiệp thường nghĩ về bán lẻ B2C mà ít quan tâm đến thương mại điện tử B2B - lĩnh vực năng động và có mức lợi nhuận lớn hơn nhiều. Thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nằm ở chỗ họ phải áp dụng đúng lúc các công nghệ thương mại điện tử và, quan trọng hơn, là nền tảng chiến lược nằm sau sự áp dụng của họ và cách sử dụng các công nghệ ấy. Lợi thế của người đi trước, xu thế tập trung của các chuỗi cung cấp trong một số phân đoạn thị trường khi xuất hiện sự thống trị của một số doanh nghiệp lớn hay mô hình kinh doanh mới, nhu cầu có danh tiếng tốt hơn trong thị trường trực tuyến là tất cả các nhân tố có thể làm giảm sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thị trường thương mại điện tử toàn cầu. Sự phát triển các chiến lược thương mại điện tử hiệu quả đóng vai trò quan trọng cho thành công trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Mục lục | Trang 1. Trang 2. Trang 3. Trang 4. Trang 5. Kinh tế > Thương mại điện tửThương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam Thuận lợi trong việc ứng dụng mô hình kinh doanh điện tử Có thể thấy hầu hết các rào cản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không mang tính dài hạn. Vượt qua chúng đòi hỏi nỗ lực lớn không chỉ từ phía doanh nghiệp nhưng chắc chắn là điều có thể làm được. Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thương mại điện tử có thể có những thuận lợi hơn doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có nhiều cơ hội đáng để đầu tư. Nhìn chung, các doanh nghiệp tham gia thị trường điện tử hoặc là các công ty Internet với mô hình đặc thù để hoạt động trên mạng, hoặc là các doanh nghiệp đã có hoạt động truyền thống chuyển sang thương mại điện tử. Thị trường Internet tạo cho các công ty nhỏ những thuận lợi mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng mong muốn: mở rộng khách hàng và giao dịch. Điều này có thể rất hữu ích đối với các doanh nghiệp nhỏ giàu sức sáng tạo. Làn sóng Internet cũng đang giúp mở rộng thị trường địa lý và thị trường ngành. Rào cản phân phối và marketing vẫn ngăn trở các doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường quốc tế nay vượt qua được nhờ thương mại điện tử. Các doanh nghiệp nhỏ có thể hưởng lợi rất nhiều từ thương mại điện tử. Họ ít bị trói trong công nghệ hơn doanh nghiệp lớn, không bị đè nặng bởi các mối quan hệ và kênh phân phối truyền thống. Vì thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ứng dụng một mô hình buộc các đối thủ lớn phải cạnh tranh với mình trong những lĩnh vực mới bằng cách tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Các ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy các doanh nghiệp xem xét các chiến lược cạnh tranh của mình bằng cách cải tiến các chức năng và kỹ năng. Toàn bộ các quy trình kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, từ lập kế hoạch sản xuất, dữ trữ và vận chuyển đến các thành tố giá trị gia tăng. Khả năng linh hoạt, sáng tạo, dễ thích nghi với thay đổi nhanh chóng của doanh nghiệp vừa và nhỏ có nghĩa là họ đã được đặt đúng chỗ để tận dụng lợi thế của các cơ hội này. Cơ cấu tổ chức ít tầng lớp của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất phù hợp với xu thế giảm cấp bậc trong tổ chức và cấu trúc sản xuất và lao động theo chiều ngang (có sự tham gia của cả khách hàng và nhà cung cấp) hiện nay. Mặt khác, tham gia vào thương mại điện tử B2B hay B2C đều đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ tăng cường kiểm soát tổ chức các quá trình kinh doanh. Các thủ tục kinh doanh trước đây được tiến hành ít nhiều tuỳ tiện nay được hợp lý hoá và thể chế hoá, nghĩa là thông tin trở nên “mở” hơn đối với nhân viên ở nhiều vị trí khác nhau. Động lực áp dụng các mô hình được cấu trúc và tổ chức quy củ hơn của thương mại điện tử có thể giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tăng trưởng nhanh hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy các ảnh hưởng tích cực của làm việc theo mạng (networking) và cộng tác kinh doanh (partnership) lên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp điều kiện cạnh tranh ngày một tăng như hiện nay. Làm việc theo mạng lưới, chia sẻ các chức năng, điển hình là phân nhánh (cluster) và cộng tác (partnership), cho phép các doanh nghiệp khuếch đại những lợi ích có được từ thương mại điện tử. Các cơ hội mới dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tích hợp vào các chuỗi cung và cầu bằng các liên kết theo chiều rộng giữa các nhà cung cấp và khách hàng và tạo ra các nhánh sản phẩm mới. Các kiểu tổ chức công nghiệp này cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia sẻ thông tin và tương tác với các đối tác. Như thế, các vấn đề như thiếu nguồn lực và công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được giải quyết bằng việc khuyến khích chuyển giao kiến thức trong các quy trình tích hợp hay tương tác trong cả hệ thống (nhà sản xuất-người dùng, liên minh, dịch vụ mua ngoài, liên kết với các cộng đồng khoa học). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có một lợi thế lớn mà doanh nghiệp lớn không có được: hoạt động hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức khác. Trong một vài năm trở lại đây, có rất nhiều dự án hỗ trợ tài chính, đào tạo, vấn và thông tin dành cho doanh nghiệp ra đời và phát triển. Các tổ chức quốc tế cũng có nhiều chương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thương mại điện tử. Có thể tìm thấy trên mạng Internet rất nhiều địa chỉ cung cấp các dịch vụ thông tin, kỹ thuật và giải pháp thương mại điện tử chi phí thấp, thậm chí miễn phí, cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mức độ sử dụng công cụ thương mại điện tử đến đâu tuỳ thuộc vào kỹ năng, chuyên môn và tính sáng tạo của doanh nghiệp. Do cả quy mô và cách thức ứng dụng thương mại điện tử đều đáng kể như nhau, một chiến lược thương mại điện tử nghiêm túc là chìa khoá dẫn đến thành công. Các chiến lược khác nhau tuỳ theo phản ứng của các công ty trước cạnh tranh toàn cầu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển các công cụ thương mại điện tử hiệu quả và sử dụng chúng một cách năng động như là một phần của chiến lược kinh doanh chung để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nói tóm lại, Internet và thương mại điện tử đang làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế toàn cầu. Để không nằm ngoài xu thế chung ấy, Việt Nam đang bắt đầu thực hiện quá trình đón nhận và tích hợp thương mại điện tử vào nền kinh tế của mình. Cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân, dù còn nhiều bất cập và rào cản cũng đã từng bước ứng dụng thương mại điện tử ở mức độ còn nhiều dè dặt. Thương mại điện tử mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là ở khía cạnh tiếp cận sản phẩm/dịch vụ mới và thị trường quốc tế. Vì thế, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp hiện nay là phải tìm được hướng đi đúng trong thương mại điện tử - những mô hình kinh doanh phù hợp. Các mô hình đó vừa phải thích hợp với sản phẩm/dịch vụ, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp vừa phải giải quyết được các rào cản tài chính, nhận thức và những thiếu thốn của môi trường thương mại điện tử sơ khai của Việt Nam. Mục lục | Trang 1. Trang 2. Trang 3. Trang 4. Trang 5. . hình kinh doanh điện tửKinh tế > Thương mại điện t Thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam Nhận thức về thương mại điện tử Ứng. 5. Kinh tế > Thương mại điện t Thương mại điện tử với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam Khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia

Ngày đăng: 08/11/2012, 11:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan