Kết quả đánh giá mức độ nhiễm Salmonella

Một phần của tài liệu TIM HIEU VE VI KHUAN SALMONELLA (Trang 46 - 47)

c) Thử nghiệm khẳng định.

3.6.2 Kết quả đánh giá mức độ nhiễm Salmonella

- Đánh giá theo TCVN 4829:2001 (ISO 6579:1993) với quy đinh mức độ nhiễm Salmonella là 0 CFU/25g

Hình 3.10 : Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên các mẫu khảo sát

- Theo bảng trên, mẫu 3 và mẫu 5 đã nhiễm Salmonella với tỷ lệ

33.33%. Việc tạp nhiễm Salmonella có thể do thao tác của người phân phối thịt không

hợp vệ sinh, không dùng các dụng cụ bảo hộ. Hoặc cũng có thể thịt bị tạp nhiễm do không khí, vì vệ sinh khu buôn bán cũng có thể là do nhiễm ở trung tâm giết mổ. Hai mẫu nhiễm có thể nói lên tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở hai khu vực này là rất thấp, vì tỷ lệ tạp nhiễm trong quy định của TCVN là 0 CFU/25g

- Tóm lại, ba mẫu 1, 2 và 4 âm tính với Salmonella có thể sử dụng được,

nhưng cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì không chỉ có Salmonella mới gây ra những ca ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, không nhiễm Salmonella không có

nghĩa là không nhiễm các vi sinh vật khác.

- Hai mẫu 3 và 5 không thể sử dụng được, cơ sở phân phối cần có biện pháp vệ sinh tốt hơn, đổi khu vực lấy thực phẩm khác để tránh tình trạng lây nhiễm

4.1 Kết luận

- Sau quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng Salmonella là một loài vi khuẩn khá nguy hiểm, chúng gây ra bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết và một số bệnh khác. Đáng nói là loài này thường tạp nhiễm vào thực phẩm, điều này vô cùng nguy hiểm vì theo TCVN, mức độ nhiễm Salmonella là 0 CFU/25 g.

- Mạng lưới kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tuy trải rộng khắp cả nước, nhưng năng lực kiểm dịch chưa được cao ở các địa phương , nhất là ở các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh

4.2 Kiến nghị

- Trong thực nghiệm trên, có một số phần do thời gian quá gấp mà tôi chưa thể thực hiện được

+ Khảo sát tình trạng vi sinh của khu buôn bán

+ Khảo sát qua tình hình giết mổ gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Lập các trung tâm kiểm dịch trên địa bàn các quận và yêu cầu thịt trước khi bán cần phải qua kiểm dịch và sử dụng các dụng cụ phân phối hợp vệ sinh

- Nên lập các địa điểm bán thực phẩm tập trung để dễ dàng kiểm tra vệ sinh khu buôn bán. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra khu chăn nuôi và giết mổ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu TIM HIEU VE VI KHUAN SALMONELLA (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)