Bài giảng HSG An Nhon 20102011

2 610 1
Bài giảng HSG An Nhon 20102011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN AN NHƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: Hóa học lớp 9 Thời gian: 150 (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 09/12/2010 Câu 1: (4 điểm) 1. Tìm các chất để thay thế cho các chữ cái trong ( ) sau đó cân bằng các phản ứng: FeS + O 2 t 0 (A) + (B) (A) + H 2 S (C) + (D) (C) + (E) (F) (F) + HCl (G) + H 2 S (G) + NaOH (H) + (I) (H) + O 2 + (D) (K) (K) t 0 (B) + (D) (B) + (L) (E) + (D) 2. Cho hỗn hợp A gồm Al, Al 2 O 3 , Fe, Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thu được chất rắn A 1 , dung dịch B 1 và khí C 1 . Khí C 1 (lấy dư) cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A 2 . Dung dịch B 1 cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được dung dịch B 2 . Chất rắn A 2 cho tác dụng với axit H 2 SO 4 đặc, nóng được dung dịch B 3 và khí C 2 . Cho B 3 tác dụng với bột Fe được dung dịch B 4 . Viết các phương trình phản ứng để mô tả và giải thích hiện tượng thí nghiệm trên. Câu 2: ( 4 điểm) 1. Hòa tan 62,1 gam kim loại M trong HNO 3 loãng, cho 16,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm hai khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí, có tỉ khối hơi so với H 2 là 17,2. Xác định tên M. 2. a – Cho rất từ từ dung dịch A chứa a mol HCl vào dung dịch B chứa b mol Na 2 CO 3 (a<2b) thu được dung dịch C và V lít khí. b – Nếu cho dung dịch B vào dung dịch A thu được dung dịch D và V 1 lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí (đktc). Lập biểu thức mối quan hệ giữa V vàV 1 với a,b. Câu 3: (4 điểm) 1. Cho ba kim loại X, Y, Z có khối lượng nguyên tử theo tỉ lệ 12:14:29. Tỉ số nguyên tử trên là 1:2:3. Khi cho một lượng kim loại X bằng khối lượng có trong 24,45 gam hỗn hợp ba kim loại trên tác dụng với H 2 O ta được 1,12 lít H 2 (đktc). Tìm X, Y, Z. 2. Một hỗn hợp bột gồm Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi) được trộn theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1:4. Nếu hòa tan hết lượng hỗn hợp này trong axit HCl thì thu được 15,68 lít H 2 . Nếu cho cùng lượng hỗn hợp kim loại trên tác dụng hết với khí Cl 2 thì phải dùng vừa đủ 16,8 lít Cl 2 . a. Tính thể tích khí Cl 2 đã phản ứng với kim loại M. b. Nếu biết khối lượng M trong hỗn hợp là 10,8 gam thì M là kim loại gì? Biết các thể tích khí ở (đktc). Câu 4: (4 điểm) 1. Có một hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A và B đều hóa trị I thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau. a. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl (V 1 lít dung dịch) rồi cô cạn thu được a gam hỗn hợp muối clorua khan, còn nếu cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 (V 2 lít dung dịch) rồi cô cạn thu được b gam hỗn hợp muối sunfat khan. b. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với ½V 1 lít dung dịch HCl và ½V 2 lít dung dịch H 2 SO 4 đã dùng ở trên rồi cô cạn thu được c gam hỗn hợp các muối clorua và sunfat khan của A và B. Cho b=1,1807a. Hãy tìm kim loại có trong X, biết rằng tỉ lệ số mol giữa A và B là 1:2. 2. Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp MgCO 3 và CuCO 3 thì thu được m gam hỗn hợp Oxit. Thu toàn bộ khí tạo thành cho hấp thụ hết vào 280 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được 18,56 gam hỗn hợp hai muối. a. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. b. Hòa tan m gam hỗn hợp Oxit trên vào 200 ml dung dịch HCl (vừa đủ) thì thu được dung dịch X. Nhúng một thanh Zn vào dung dịch X, sau một thời gian lấy thanh Zn ra ta thu được dung dịch Y và khối lượng thanh Zn giảm 0,06 gam. - Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl. - Tính khối lượng các muối trong dung dịch Y. Câu 5: (4 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và kim loại A chưa biết trong dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch B. Mặt khác để hòa tan 1,9 gam kim loại A thì không dùng hết 200 ml dung dịch HCl 0,5M. a. Xác định kim loại A, biết A thuộc phân nhóm chính nhóm II. b. Tính nồng độ % các muối trong dung dịch B, biết rằng người ta đã dùng dung dịch HCl 10%. 2. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam Oxit M x O y của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl, thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H 2 (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO 3 thì thu được dung dịch B và 6,72 lít NO (đktc). Xác định M, M x O y và nồng độ mol các chất trong dung dịch A, B (coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng) ---------------------Hết----------------------- - Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. . UBND HUYỆN AN NHƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: Hóa học lớp 9 Thời gian: 150 (không kể thời gian phát đề). muối trong hỗn hợp ban đầu. b. Hòa tan m gam hỗn hợp Oxit trên vào 200 ml dung dịch HCl (vừa đủ) thì thu được dung dịch X. Nhúng một thanh Zn vào dung dịch

Ngày đăng: 28/11/2013, 14:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan