1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu Ma trận và đề thi học kì sử 12 theo chuẩn KT-KN

6 872 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 62 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO… TRƯỜNG THPT… KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra những kiến thức của học I, lớp 12 theo phân phối chương trình. - Kiểm tra đánh giá quá trình học tập trong học I của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề ra. - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên. - Về kiến thức : HS có những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử sự thành lập, mục đích thành lập nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Phân tích, đánh giá các nguyên tắc đó. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1929, phân tích vai trò của ZNgười trong việc vận động chuẩn bị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiểu trình bày được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ kháng chiến toàn quốc chống Pháp. Phân tích đường lối kháng chiến của Đảng ta. - Về năng : Rèn luyện năng viết bài kiểm tra, năng trình bày, năng phân tích. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN TÊN CHỦ ĐỀ (nội dung,chương) NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) - Trình bày rõ Hội nghị quốc tế về việc thành lập mục đích của tổ chức Liên hợp quốc - Nêu các nguyên tắc của Liên hợp quốc. Lí giải nguyên tắc nào là quan trọng nhất Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :2/3 Số điểm :2,0 70% Số câu:1/3 Số điểm:1,0 30% Số câu :1 3 điểm=30% 2. Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 - Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919-1930 - Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:3/4 Số điểm 3.0 75% Số câu: Số điểm: Số câu: ¼ Số điểm: 1,0 25% Số câu: 1 4 điểm=40 % 3. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến kháng chiến toàn quốc. - Thái độ của Đảng Chính phủ ta trước những hành động khiêu khích của Pháp. - Phân tích đường lối kháng chiến của Đảng Số câu Số điểm Số câu:1/6 Số điểm:0.5 Số câu: 1/6 Số điểm: 0.5 Số câu 4/6 Số điểm:2,0 Số câu: 1 3 điểm=30 % TÊN CHỦ ĐỀ (nội dung,chương) NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG Tỉ lệ % 16.6 16.6 66.7 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/3+1/2+1/3 Số điểm 4 40 % Số câu: 2/3+1/2 Số điểm: 4 40 % Số câu:1/3 + 1/3 Số điểm: 2 20 % Số câu :3 Số điểm :10 IV. ĐỀ BÀI Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày sự thành lập, mục đích của Liên hợp quốc. Nêu ít nhẩt 3 nguyên tắc hoạt động của tổ chức này. Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 2. (4,0 điểm) Trình bày những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1929. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 3. (3,0 điểm) Căn cứ vào tình hình cụ thể như thế nào Hội nghị bất thường Ban thường vụ Trung ương Đảng (18 19-12-1946) quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp? Nêu phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. ------------- Hết ------------- HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1. Trình bày sự thành lập, mục đích của Liên hợp quốc. Nêu ít nhẩt 3 nguyên tắc hoạt động của tổ chức này. Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 quốc gia tại Xan Phranxixcô (Mĩ) họp từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945 đã thông qua bản Hiến chương tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của LHQ, nêu rõ: b. Mục đích: duy trì hòa bình, an ninh thế giới phát triển các quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. c. Nguyên tắc hoạt động: + Quy định LHQ hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản: Bình đẳng chủ quyền giữa các nước; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ độc lập chính trị của tất cả các nước; Chung sống hòa bình sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp Trung Quốc) . + Nguyên tắc đồng thuận giữa 5 cường quốc là quan trọng nhất, vì nó thể hiện vị thế của các nước trong trật tự hai cực Ianta, cũng là 5 nước thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ, có quyền phủ quyết cũng như quyết định nhiều vấn đề quan trọng mang tính quốc tế. Câu 2: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc vai trò của Người . a. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Năm 1919 gia nhập Đảng xã hội Pháp. - Tháng 6 năm 1919, với tên mới Nguyễn Ái Quốc, Người gửi tới Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. - Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc vấn đề thuộc địa của Lênin, từ đó Nguời quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. - Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 3 điểm 0.75 0.5 0.75 1.0 4 điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 - Năm 1921, cùng với một số người khác sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. - Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. - Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế Nông dân (10-1923), Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924). - Ngày 11-11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. + Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập Cộng sản đoàn (2-1925). + Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. + Mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cách mạng. + Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường Kách mệnh. b/ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc: + Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, nhất là từ sau khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. + Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đào tạo cán bộ .Đây là sự chuẩn bị về mặt tổ chức tư tưởng để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 3: Hoàn cảnh đường lối kháng chiến… a) Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến toàn quốc kháng chiến: - Sau Hiệp định Sơ bộ 06-3-1946 Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12-1946). - Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20-12-1946. b) Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chỉ tịch 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 3 điểm 0.25 0.25 Hồ Chí Minh (19-12-1946) tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947). Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. - Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện tự lực cánh sinh. - Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện. - Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù. - Kháng chiến tự lực cánh sinh tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 . của học kì I, lớp 12 theo phân phối chương trình. - Kiểm tra đánh giá quá trình học tập trong học kì I của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề. DỤC VÀ ĐÀO TẠO… TRƯỜNG THPT… KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM

Ngày đăng: 27/11/2013, 23:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sự hình thành trật   tự   thế   giới mới   sau   Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) - Tài liệu Ma trận và đề thi học kì sử 12 theo chuẩn KT-KN
1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (Trang 2)
Căn cứ vào tình hình cụ thể như thế nào Hội nghị bất thường Ban thường vụ Trung ương Đảng (18 và 19-12-1946) quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp? Nêu và phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. - Tài liệu Ma trận và đề thi học kì sử 12 theo chuẩn KT-KN
n cứ vào tình hình cụ thể như thế nào Hội nghị bất thường Ban thường vụ Trung ương Đảng (18 và 19-12-1946) quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp? Nêu và phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w