Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
132 KB
Nội dung
1 Giảiphápvàvấnđềpháp lý sửdụngvốnODAVốnODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. VốnODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi. Trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động vàsửdụngvốnODA khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này: đầu tư bằng vốnODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức Vốn nói chung vàODA nói riêng luôn được coi là một trong những nhân tố quyết định cho quá trình sản xuất và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt là để đạt tăng trưởng kinh tế cao, vấnđề tạo nguồn vốnvàsửdụng nó một cách có hiệu quả càng trở nên cần thiết đối với tất cả các quốc gia muốn trở thành nước công nghiệp hoá với thời gian ngắn nhất. Nền kinh tế đã thu được những kết quả đáng khả quan như tốc độ tăng trưởng nhanh, lạm phát ở mức có thể kiểm soát được, nhưng để duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi đó nền kinh tế nước ta lại có xuất phát điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn đầu tư đó. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng là rất quan trọng. Nguồn vốnODA đã góp phần đáng kể vào việc đạt được những thành tựu kinh tế của đất nước. Để có thể thu hút vàsửdụng có hiệu quả nguồn ODA trong phát triển kinh tế - xã hội cần có những biện pháp cụ thể và toàn diện. Nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ; đã có 80 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam đây là cơ hội để nước ta thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vàvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nếu được quản lý vàsửdụng có hiệu quả, thì đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng và cải thiện đời sống của nhân dân, nếu như quản lý vàsửdụng nguồn vốnODA kém hiệu quả, thì hậu quả để lại cho mỗi quốc gia sẽ càng vay càng nghèo, dẫn đến tình trạng nợ nần không trả được, tình trạng đó là khó tránh khỏi, nếu như ở nước ta không sớm xóa bỏ tâm lý coi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là “tiền chùa”, coi nhẹ hiệu quả sử dụng, thiếu trách nhiệm 2 dẫn đến gây thất thoát, lãng phí và tham nhũng, để lại những hậu quả khôn lường cho đất nước. Xác định rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc quản lý vàsửdụng nguồn vốn ODA. Trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch. Cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác. Xác định đúng mục tiêu sửdụngvà đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn ODA, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sửdụngvà có kế hoạch trả nợ đúng hạn; duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn”. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNHHĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất nước. Nguồn vốnODA được chính phủ Việt Namđánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sửdụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nuớc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu chúng ta không biết cách quản lý vàsửdụng ODA. Bởi vậy quản lý vàsửdụngODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất nước là một yêu cầu tất yếu. Với ý nghĩa đó, để thực hiện quyền giám sát của mình, đối với các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý vàsửdụngvốn ODA. Trong phạm vi bài viết này tôi nghiên cứu nội dung: Một số vấnđềpháp lý về quản lý vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam - Thực trạng và những giải pháp. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Vai trò của ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 1. Tổng quan về ODA. 1.1. Khái niệm ODA. 3 Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm ấy đều dẫn chung đến một bản chất. Theo cách hiểu chung nhất thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức Quốc tế các nước, các tổ chức Phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước khác (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích thuần tuý quân sự). Các điều kiện ưu đãi có thể là: lãi suất thấp (dưới 3%/năm ), thời gian ân hạn dài hoặc thời gian trả nợ dài (30-40 năm). Nghị định 87-CP của chính phủ Việt Nam quy định về nguồn vốnODA là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều Quốc gia, tổ chức Quốc tế. Hình thức của sự hợp tác có thể là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ theo chương trình, hỗ trợ theo kỹ thuật hoặc theo dự án. 1.2. Đặc điểm của ODA. ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi bởi vì bao giờ cũng có phần cho không là chủ yếu. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng rất nhiều (thường dưới 3%) và vay thương mại rất nhỏ. Thời gian sửdụngvốn dài, thường là từ 20-50 năm vàđể được xếp vào ODA, một khoản cho vay phải có một thành tố tối thiểu là 25% viện trợ không hoàn lại. ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đi kèm với ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về chính trị kinh tế hoặc khu vực địa lý. Nước nhận viện trợ còn phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ như thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, thay đổi thể chế chính trị . cho phù hợp với mục đích của bên tài trợ. 1.3. Mục đích sửdụng ODA. Từ khi mới ra đời, viện trợ nước ngoài đã có hai mục tiêu tồn tại song song nhưng thực chất lại mâu thuẫn với nhau. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển. Mục tiêu thứ hai là tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn của các nước tài trợ. Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của viện trợ vẫn là thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển. Trong hội nghị của Liên Hợp Quốc, các nước thành viên đã khẳng định mục tiêu cụ thể của việc sửdụngODA là: - Giảm một nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực tới năm 2015. - Phổ cập giáo dục tiểu học trên tất cả các nước tới năm 2015. 4 - Đạt được nhiều tiến bộ cho sự bình đẳng về giới và tăng quyền lực của người phụ nữ bằng cách xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2015. - Thông qua hệ thống chăm sóc y tế ban đầu để đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho tất cả mọi người ở các độ tuổi thích hợp càng tốt và không thể muộn hơn năm 2015. - Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. - Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính phủ sở tại hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng các hoạt động điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế, kỹ thuật, xã hội các ngành, các vùng lãnh thổ. - Thực hiện các kế hoạch cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện điều kiện, bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm sức khoẻ người dân. - Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu, chuyển đổi hệ thống kinh tế, bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế để chính phủ nước sở tại có điều kiện và thời gian quản lý tốt hơn trong giai đoạn cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế. Tóm lại nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức được ưu tiên cho những dự án kinh tế xã hôị không sinh lời trực tiếp hoặc khả năng thu hồi vốn chậm, nhưng có ý nghĩa và ảnh hưởng quan trọng đến việc tạo lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước nói chung và cho sự khuyến khích đầu tư tư nhân trong và ngoài nước nói riêng. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới ODA. ODA gắn liền với chính trị và là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị. ODA cũng chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ sẵn có của bên cấp viện trợ cho nước nhận viện trợ bởi sự tương hợp về thể chế chính trị, bởi quan hệ địa dư gần gũi. Bên cấp viện trợ và các nguồn vốn chính thức khác thường cấp viện trợ cho những người bạn về chính trị và đồng minh quân sự mà không cấp viện trợ cho những đối tượng mà họ cho là kẻ thù. Đó chính là tính chất địa lý chính trị được thể hiện rất rõ trong viện trợ. ODA gắn với điều kiện kinh tế. Các nước viện trợ nói chung đều muốn đạt được những ảnh hưởng về chính trị, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá và dịch vụ tư vấn trong nước. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước họ 5 như là một biện pháp nhằm tăng cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cân thanh toán. Mặt khác, nước nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của đồng tiền viện trợ. Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền của các nước nhận được do xuất khẩu thì nước tiếp nhận sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung do chênh lệch tỷ giá tại thời điểm vay và thời điểm trả nợ. Theo tính toán của các chuyên gia thì cho dù không đi kèm theo điều kiện ràng buộc nào thì viện trợ vẫn đem lại lợi ích thương mại cho quốc gia viện trợ. ODA còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội. ODA là một phần GNP của các nước tài trợ nên rất nhạy cảm với các dư luận xã hội ở các nước tài trợ. Nhân dân các nước cấp viện trợ coi trọng tầm quan trọng của cả số lượng và chất lượng của viện trợ, họ sắn sàng ủng hộ viện trợ với điều kiện là viện trợ được sửdụng tốt. Còn đối với các nước nhận viện trợ, nguy cơ phụ thuộc viện trợ nước ngoài, gánh nặng nợ nần là một thực tế khó tránh khỏi. Do vậy,các nước nhận viện trợ cần phải rất thận trọng khi sửdụng ODA. 2. Về nhận thức: - Nguồn vốnODA do cộng đồng tài trợ quốc tế (gồm các nhà tài trợ song phương và nhà tài trợ đa phương) thực hiện chủ yếu là vốn vay ưu đãi. Trong hợp tác và phát triển với Việt Nam, các nhà tài trợ điều có chiến lược và chương trình của mình, chương trình đó có thể là điều kiện về pháp luật, thể chế, kinh tế . mà các nhà tài trợ có thể sử dụng. Vấnđề này liên quan đến điều kiện đầu tư, điều kiện giải ngân, thời hạn hỗ trợ, thời điểm giải ngân giữa người tài trợ và người tiếp nhận giữa các dự án. Hai chủ thể này ở vị thế không ngang bằng nhau (nhà tài trợ ở vị thế mạnh hơn) nên cần phải hợp tác với nhà tài trợ trong quá trình sửdụngvốn mà không phải tranh cải hay đối đầu. Nhận thức vấnđề này, bên cạnh việc tạo dựng mối quan hệ đối tác với các nhà tài trợ, các dự án chương trình có sửdụng nguồn vốnODA phải gắn chặt với chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn lãnh thổ, cũng như các ngành, địa phương; cần lựa chọn các dự án được đầu tư bằng nguồn ODA phù hợp, kết hợp hài hoà giữa nguồn tài trợ ODAvà các nguồn vốn đầu tư khác, đảm bảo sửdụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển có nhiều lợi thế nổi trội như: Về lãi suất, thời gian ân hạn, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý ., nhưng không thể thay thế nguồn vốn trong nước. Vì vậy cần kết hợp vốn trong nước cùng với nguồn vốnODAđể tạo ra sự bổ trợ, xúc tác thúc đẩy quá trình phát triển. Thực hiện cho vay từ nguồn hỗ trợ chính thức hay viện trợ không hoàn lại, quy trình và thủ tục được đầu tư có sự giám sát của các nhà tài trợ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, cá nhân được uỷ quyền. Là người cấp vốn, nhà tài trợ song phương hoặc đa phương điều mong muốn đạt mục đích, hiệu quả đầu tư nên việc giám sát trong suốt quá trình đầu tư được tiến hành chặt chẽ. Tiến độ thực hiện chương trình dự án, tính hiệu quả hoặc khả năng thu hồi vốn 6 của dự án là một trong những căn cứ xác định dự án hoặc chương trình đầu tư có được tiếp tục nhận tài trợ hay không. Trong thực tế, việc giám sát của các nhà tài trợ cũng không giống nhau, hạn chế vai trò làm chủ của nước chủ nhà. Điều này cũng không tránh khỏi những biểu hiện áp đặt nội dung, phương thức quản lý điều kiện tài trợ, quy trình thủ tục giám sát, chuyển vốn phức tạp, thiếu rõ ràng gây khó khăn cho bên nhận vốn. Cần xác định đúng vị trí, vai trò của bên cho hưởng, cách thức quản lý các dự án, chương trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA. Cơ cấu tổ chức đầu tư quản lý, điều phối vàsửdụng mô hình chuẩn, với chức năng nhiệm vụ quyền hạn cụ thể, chế độ kiểm tra chặt chẽ. Bên cạnh việc nhận được sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế thông qua các khoản viện trợ Chính phủ Việt Nam cùng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho các nước đang phát triển có thiết lập quan hệ với nước ta. Điều này lý giải trường hợp cho dự án vay theo hiệp định của Chính phủ, các dự án này được đầu tư bằng nguồn viện trợ của Chính phủ Việt Nam cho các nước đã có hiệp định được ký kết. Dự án được vay theo hiệp định của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện. Các dự án vay vốn theo hiệp định Chính phủ phải mua các sản phẩm hoặc thiết bị của Việt Nam sản xuất, sửdụng các chuyên gia hoặc lao động của Việt Nam để thực hiện dự án. Điều kiện lý giảisự hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế trong nước, tăng cơ hội cung cấp sản phẩm dịch vụ, phát huy sức mạnh của thị trường lao động . Tính ràng buộc về sửdụng hàng hoá, dịch vụ lao động cùng đặt ra yêu cầu để nguồn vốn được đầu tư đúng mục đích, tiến độ; quyền lợi của nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ Việt Nam phải được đảm bảo; các điều kiện vay khác thực hiện theo đúng quy định cụ thể tại hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam (hoặc người được uỷ quyền) với Chính phủ (hoặc người được uỷ quyền) nước nhận vốn vay. Như thế mỗi đợt dự án đầu tư sẽ có điều kiện cụ thể khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích riêng của Chính phủ khi tiến hành viện trợ. Trên cơ sở phần vốn được chuyển từ ngân sách Nhà nước (được quy định tại khoản 2, Điều 2 luật ngân sách Nhà nước quy định cho viện trợ là một trong những khoản chi ngân sách). Ngân hàng phát triển thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp và chi trả các chi phí liên quan đến nội dung thực hiện dự án theo yêu cầu của người thụ hưởng. Chương II. Một số vấnđềpháp lý về quản lý vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở ViệtNam. 1. Cơ sở pháp lý: Nghị định của Chính phủ số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 ban hành kèm theo quy chế quản lý vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 7 2001 của Chính phủ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về quản lý vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số văn bản khác như Thông tư số 04/2007/TT-BCH ngày 30/7/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư, hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ban hành kèm theo Nghị định số 131 ngày 09/11/2006 của Chính phủ); Quyết định số 290/2006/QĐ- TTg ngày 29/12/2006 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt dự án “Định hướng thu hút vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010”; Quyết định số 150/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện “chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010; Thông tư số 03/2007/TT-BCH ngày 12/3/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình dự án ODA. Ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật có liên quan của các cơ quan chức năng khác như: Nghị định số 134/2004/NĐ- CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài; Thông tư số 78/2004/TT-BTC ngày 10/8/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý việc rút vốn ODA. 2. Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 131/2006/NĐ-CP. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, ngày 09/11/2006 ban hành kèm theo quy chế quản lý vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Quy chế quản lý vàsửdụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ gồm 7 chương và 46 điều. Phạm vi điều chỉnh của quy chế này được nêu tại khoản 1 Điều 1 của Quy chế; công tác quản lý vàsửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. - Nguyên tắc cơ bản trong quản lý vàsửdụng ODA: Tại Điều 2 của quy chế xác định rõ nguyên tắc cơ bản đó là: ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sửdụngđể hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ; Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung dân chủ, công khai, minh bạch có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp quản lý, kiểm tra giám sát chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện; thu hút vốnODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sửdụngODA của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về quản lý vàsửdụng ODA, bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, hài hoà quy trình thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về ODA mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8 Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà nước ta là thành viên có quy định khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó. - Về lĩnh vực ưu tiên sửdụngvốn ODA: Quy định tại Điều 3 của Quy chế nêu rõ lĩnh vực ưu tiên sửdụng nguồn vốnODA gồm có các lĩnh vực như: Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói giảm nghèo; xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục - đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác); bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực và thể chế phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực nghiên cứu về triển khai và 1 số lĩnh vực khác theo Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ. - Về quản lý và thực hiện chương trình dự án ODA: Điều 23, quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ quản là: Đảm bảo quyết định đầu tư chương trình dự án đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đúngpháp luật, có hiệu quả; đảm bảo khả năng thu hút vốn đầu tư và hoàn trả vốn vay (đối với chương trình, dự án cho vay lại); đảm bảo đủ vốn đối ứng theo tiến độ đã thoả thuận với nhà tài trợ. Đảm bảo chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật đạt được mục tiêu tăng cường năng lực và thể chế thuộc lĩnh vực quản lý; phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình, dự án của chủ dự án trong quá trình thực hiện chương trình, dự án; xây dựngvà triển khai các biện pháp theo quy định của pháp luật hiện hành về phòng và chống tham nhũng, lãng phí, sửdụngvốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến mục tiêu của chương trình dự án và uy tín quốc gia; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành về các hành vi vi phạm các quy định về thẩm quyền trong quá trình lựa chọn chủ dự án, thẩm định, ra quyết định đầu tư và phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật cũng như giám sát quá trình thực hiện chương trình dự án; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc triển khai chậm, không đúng với quyết định đầu tư và quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, về việc có sai phạm trong quá trình triển khai chương trình, dự án gây thất thoát lãng phí và tham nhũng. Ngoài ra còn thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. - Về đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư trong các chương trình dự án, quy chế quy định rõ tại Điều 28 là: Thực hiện theo pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế về ODA mà nước ta là thành viên. Điểm 2, Điều 28 quy định hồ sơ trình duyệt kế hoạch đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư của chương trình, dự án phải có cam kết chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải 9 phóng mặt bằng và tái định cư về tiến độ, thời gian hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư phù hợp với tiến độ thực hiện của từng gói thầu thuộc chương trình dự án. - Về đấu thầu: Điều 30 quy định rõ, việc đấu thầu để thực hiện chương trình dự án phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu về điều ước quốc tế về ODA mà nước ta là thành viên. - Quản lý xây dựng, nghiệm thu bàn giao, quyết toán được quy định rõ tại điều 32 của quy chế. - Theo dõi chương trình, dự án đó là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng trong khuôn khổ các nguồn lực đã xác định (Điều 33). - Quy định trách nhiệm theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án của Ban quản lý dự án, chủ dự án, cơ quan chủ quản và Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê (Điều 35). - Về kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tiếp nhận, quản lý vàsửdụngODA được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 37). - Tại khoản 1, 2, Điều 36 quy định rõ thời gian báo cáo về tình hình thực hiện dự án cho các cơ quan chức năng theo quy định. - Quản lý Nhà nước về ODA: Khoản 1, 2, 3, Điều 38, chương VII quy chế quy định rõ, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA bao gồm các nội dung đó là: Quyết định chiến lược, chính sách, quy hoạch, định hướng thu hút vàsửdụngODA cho từng thời kỳ, Chính phủ uỷ quyền cho Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ ODAvà những sửa đổi bổ sung (nếu có) của danh mục; Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vàsửdụngODA theo thẩm quyền; điều hành vĩ mô công tác quản lý vàsửdụng ODA. - Điều 39 của quy chế quy định về trách nhiệm của Bộ kế hoạch đầu tư là giúp cho Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA, có các nhiệm vụ và quyền hạn: Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách quy hoạch thu hút vàsửdựng ODA; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục chương trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA của từng cơ quan để tổng hợp thành danh mục yêu cầu tài trợ ODA trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, chủ trì soạn thảo trình ban hành hoặc ban hành theo 10 thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vàsửdụng ODA; chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trình Chính phủ về việc đăng ký, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA; trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 21 của Quy chế; hướng dẫn các đơn vị, tổ chức liên quan chuẩn bị chương trình, dự án; chủ trì phối hợp với Bộ tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sửdụngvốn ODA; hỗ trợ các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dungvà theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ; chủ trì phối hợp với Bộ tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch vốn hàng năm, chủ trì phối hợp với Ban tài chính xử lý các nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng trước cho chương trình, dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 26 và Điều 27 của Quy chế, theo dõi, kiểm tra việc quản lý và tổ chức thực hiện các chướng trình, dự án; đôn đốc hỗ trợ việc thực hiện các chương trình dự án; xây dựngvận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án; chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả; đánh giá chung về hiệu quả sửdụng nguồn vốn ODA, báo cáo tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, 1 năm), đột xuất và báo cáo theo yêu cầu đặt biệt của Đảng và Nhà nước về tình hình quản lý, thực hiện các chương trình, dự án và hiệu quả thu hút, sửdụng nguồn vốn ODA; làm đầu mối xử lý các vấnđề liên quan đến nhiều Bộ, ngành, kiến nghị Thủ Tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý và các vấnđề về ODA thuộc thẩm quyền của Thủ Tướng Chính phủ; biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận dụng, chuẩn bị thẩm định quản lý thực hiện, theo dõi, đánh giá chương trình, dự án có tính đến yêu cầu bảo hoà thủ tục với các nhà tài trợ, hỗ trợ công tác đào tạo quản lý chương trình, dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững; chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quản lý vàsửdụng nguồn vốn ODA. - Bộ Tài chính có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây (theo Điều 40 của Quy chế): Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút, sửdụngODAvà điều phối các nguồn vốn ODA; hướng dẫn chuẩn bị nội dung chương trình, dự án liên quan đến điều kiện sửdụng vốn, quản lý tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả sửdụngvốn ODA; Chuẩn bị nội dung đàm phán chương trình, dự án vốn vay với nhà tài trợ; theo uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODAvốn vay theo quy định tại khoản 1 Điều 21 quy chế; Đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hay nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước cụ thể về ODAvốn vay, kể cả trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho một cơ quan khác chủ trì . (International Development Association) và ADB (Asian Development Bank) cho Việt Nam vay ODA nhiều nhất. Vì vậy, hơn 80% nguồn vay nợ ODA chỉ phải chịu mức lãi su t. điểm của ODA. ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi bởi vì bao giờ cũng có phần cho không là chủ yếu. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi su t