Bài soạn Tiết 39. So luoc ...NTHH

2 283 0
Bài soạn Tiết 39. So luoc ...NTHH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GV: Huỳnh Văn Liễm Trường THCS Tam Thanh Tuần 20 Tiết 39 LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Các nguyên tố trong bảng tuần hoán được sắp xếp theo chiếu tăng dần của điện tích hạt nhân; cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm. 2. Kỹ năng: Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kỳ 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kỳ và nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục tính nghiêm túc, học tập tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Chuẩn bị bảng tuần hoàn lớn 2. Học sinh : Ôn bài cho kĩ. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ : Câu 1: Trinh bày nguyên liệu, các công đoạn SX chính, các cơ sở SX chính của quá trình SX xi măng. 10 điểm Câu 2: Trinh bày nguyên liệu, các công đoạn SX chính, các cơ sở SX chính của quá trình SX thủy tinh. 10 điểm 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 - GV: Yêu cầu HS nghiên SGK để rút ra kiến thức cần thiết. - GV: Yêu cầu HS thảo luận, bổ sung ý kiến và chốt lại. Hiện nay các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Hoạt động 2 - GV: Treo bảng tuần hoàn lên bảng, yêu cầu HS quan sát, dựa vào bảng tuần hoàn thì nhìn vào ô nguyên tố ta biết được gì? - HS: Dựa vào SGK trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV: Số hiệu nguyên tử cho biết điều gì? - HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV: Giới thiệu về chu kỳ trên bảng tuần hoàn (gồm 7 chu kỳ) - GV: Chu kỳ là gì? Các chu kỳ có đặc điểm gì giống nhau? I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. II. Cấu tạo bảng tuần hoàn: 1. Ô nguyên tố: - Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử; kí hiệu hoá học; tên nguyên tố; nguyên tử khối. - Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 2. Chu kỳ: - Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều tăng dần Giáo án Hoá 9 GV: Huỳnh Văn Liễm Trường THCS Tam Thanh - GV: Quan sát chu kỳ 1 và 3 hãy cho biết: Số lượng nguyên tố, điện tích hạt nhân tăng hay giảm? - GV: Giới thiệu về nhóm và yêu cầu HS quan sát nhóm II và nhóm VIII: Các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau? - HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV: Giảng giải, kết lại. của điện tích hạt nhân. - Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron. - Có 7 chu kỳ. 3. Nhóm - Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chìều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. 4. Củng cố : Trình bày lược về cấu tạo bảng tuần hoàn . 5. Dặn dò : - Về nhà học bài và làm các bài tập trong SGK. - Xem trước phần tiếp theo. Giáo án Hoá 9 . GV: Huỳnh Văn Liễm Trường THCS Tam Thanh Tuần 20 Tiết 39 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. Mục tiêu : 1. Kiến. Chuẩn bị bảng tuần hoàn lớn 2. Học sinh : Ôn bài cho kĩ. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ : Câu 1: Trinh bày nguyên liệu, các

Ngày đăng: 27/11/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan