1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu skkn sử 12

14 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 135 KB

Nội dung

II/ Đặt vấn đề Trong xu thế hiện nay, vấn đề cập nhật thông tin và đổi mới luôn đặt lên hàng đầu. trong tình hình đó việc giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới, cần phải có định hướng chung để học sinh tiếp xúc với nhiều tri thức, nhiều thông tin và rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng thực hành. Như chúng ta biết lịch sử là một trong những nội dung vô cùng quan trọng thuộc kiến thức xã hội. Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận thức nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “ Học sinh không thể trực tiếp nhận thức ( tri giác ) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không lặp lại nguyên xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên. Vì lẽ đó dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học. Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú ( Sinh động và vừa sức thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững lới nói hình ảnh cũng như các loại đồ dùng trực quan( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu…. ) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phong phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh. Chính vì điều đó trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm về vấn đề “ sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 12” nhằm tạo ra môi trường tương tác đa dạng hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau đồng thời gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo ở học sinh. III/ Cơ sở lý luận. Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt 1 vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng nào trực quan nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lới nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng như “ Khởi nghĩa nam Kỳ 1940” xem một cuốn phim tài liệu “ Chiến thắng Điện Biên Phủ” hay “ vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh” xem xét một di vật lịch sử … học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng. Lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược và chiến tranh. Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh, nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ khách quan với đời sống hiện tại. IV/ Cơ sở thực tiễn: Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì không đơn giản chưa có sự thống nhất mỗi người sử dụng một cách. Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Trong bài viết này tôi không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số biện pháp sử dụng nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực quan, hiện vật, bản đồ tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng lực phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: “ Tai nghe – Mắt thấy.” Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu ,nhớ lâu, gây được mốt quan hệ 2 thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại nếu không sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh. V: Nội dung nghiên cứu Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có cách sử dụng riêng. Sau đây tôi xin giới thiệu một số cách sử dụng cơ bản đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử lớp 12. 1/ Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK: Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực Ví dụ: bưc ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (hình 27), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (hình 39) SGK lịch sử lớp 12, hay bức ảnh về “quân dân miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ” v.v….Những tranh ảnh lịch sử này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ. Ví như: Khi các em ngắm nhìn bức tranh cảnh làng quê đang vào mùa gặt hái với những chiếc máy cày đang thay thế sức trâu hay những hình ảnh như: Thanh niên xung phong tham gia khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan (1957)(hình 60),toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên (hình 64), thanh niên miền Bắc nô nức tham gia phong trào “3 sẵng sàng”(hình 65). Qua các hình ảnh này khắc họa cho học sinh sự phát triển của cách mạng miền Bắc trong thời kì chiến tranh, miền Bắc đảm nhiệm vai trò, vị trí của cách mạng cả nước. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh để phục vụ bài học. Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung bức tranh. Sau đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức tranh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn. Ví như: Khi sử dụng bức tranh “Đội Việt Nam tuyên tryền giải phóng quân”(hình 39) trong bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1939-1945” SGK lịch sử 12. Giáo viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Lá cờ biểu hiện điều gì? Ai là người chỉ huy trực tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập? Trang bị lúc đầu như thế nào? 3 Tất cả những điều này cuối cùng giúp học sinh nắm được Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra và lãnh đạo lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng. Họ là những người du kích trong đội quân “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và “Cứu quốc quân”(5/1945).Tuy số lượng còn ít ỏi chỉ có 34 người vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng đã tích cực hoạt động góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của các mạng. Đồng thời đây là mầm móng đầu tiên của lực lượng vũ trang sau Việt Nam sau này. Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK, là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới công việc tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh học sinh rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú trong sáng. Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK. Đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan. Sau khi quan sát học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em. Trong những điều kiện có thể cần gợi ý cần tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó. Ví dụ: Khi dạy bài 15 “ Phong trào dân chủ 1936 – 1939” SGK LS 12 trang 98 giáo viên cho học sinh xem hình 34 “ Cuộc mitting kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại khu Đấu Xảo” – Giáo viên giới thiệu và phát vấn học sinh “ Các em hãy quan sát bức tranh và rút ra nhận xét?”. Sau khi đã có1 đến 2 học sinh trả lời, giáo viên mới giải thích bức tranh với học sinh. SGK hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất. VD :ở bài 22 trang 176 SGK LS 12, giáo viên cho học sinh xem hình 70 “ Nhân dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi quân Mỹ rút về nước” và hình 71 “ Thanh niên học sinh sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi Mỹ, chính quyền Sài gòn bãi bỏ lệnh tổng động viên”. Qua các kênh hình này giáo viên có thể phát vấn học sinh “ Em hãy cho biết tình hình nước Mỹ và nước ta trong giai đoạn lịch sử này”?. Học sinh trả lời, sau đó giáo viên khái quát: “ Đây là giai đoạn Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, âm mưu cốt lõi là nhằm Mỹ hóa cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Với việc đưa ào ạt quân viễn chinh và quân 4 chư hầu cùng với các phương tiện chiến tranh tối tân do Mỹ viện trợ nhằm đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Nhưng rất đáng tiếc cuộc chiến tranh của Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Các cuộc phản đối chiến tranh ở Mỹ bùng nổ mạnh mẽ, đòi đưa con em của họ về nước, lên án việc lao thang chiến tranh của GiônXơn. ở Việt Nam các phong trào đấu tranh của mọi giai cấp, giai tầng nổ ra vô cùng mạnh mẽ phản đối và lên án hành vi xâm lược của Đế Quốc Mỹ, đấu tranh đòi bãi bỏ lệnh tổng động viên, mà bọn Ngụy đưa ra nhằm bắt lính làm bia đỡ đạn cho Mỹ, Ngụy. ” 2/ Sử dụng các ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v…giáo viên sử dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng giáo viên không nên miêu tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Chẳng hạn như khi dạy về “Luận cương chính trị năm 1930”. Học sinh không thể không biết đến Trần Phú- Tổng bí thư đầu tiên của Đảng- người cộng sản trung kiên đã lkhowir thảo ra bản luận cương của Đảng. Để học sinh hiểu rỏ về Trần Phú, giáo viên không thể các em xem hình ảnh qua bức chân dung (hình 5) mà còn phải tiềm đọc tiểu sử của Trần Phú để nêu thêm những nét tiêu biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻ tuổi này. Giáo viên có thể dựa vào bản tư liệu sau:”Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại Quãng Ngãi (nguyên quán ở huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ An). Ngay từ thuở thơ ấu Trần Phú đã sống trong cảnh côi cút tha phương càu thực vô cùng cực khổ, vì cha mẹ mất sớm. Đến bước đường cùng anh em Trần Phú phải về Quảng Trị tim nơi họ hàng nương tựa. nhờ bà con giúp đở, Trần Phú vào học ở trường ruốc học Huế. Anh học rất giỏi và nuôi trong lòng một hoài bảo lớn. Rồi sau đó Trần Phú đi theo cách mạng, trơ thanh người chiến sĩ trung kiên chiến đấu vì độc lập tự do. Thánh 10/1930 anh tham gia trong Ban chấp hành trung ương Đảng và được cử làm Tổng bí thư. Trần Phú được cử thảo ra Luận cương chính trị. Để viết luận cương anh đẫ dựa vào Chính cương,điều lệ vắn tắt của Bác viết; đi vào tiềm hiểu thực tế phong trào công nhân ở Hải Phòng, lên Hà Nội dựa vào anh em bồi bếp làm cho tên công chức cao cấp thực dân Pháp ở số nhà 90 Hàng Bông Nhuộm. Tại đây Trần Phú đã bí mật thảo Luận cương chính trị của Đảng ngay dưới hầm của tên thực dân pháp đó. Sau một thời gian hoạt động vì sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19/4/1931 Trần Phú bị bắt tại số nhà 66, đường Săm bơ nhơ (sài gòn). Nhưng tên mật thám khét tiếng đẫ điên cuồng tra tấn Trần Phú (bắt ngồi ở nước bẩn rồi cho dong điện chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, cắt gan bàn chân rồi cho xăng đốt ). Cuối cùng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép của người chiến sĩ 5 trẻ tuổi. Trước khi chết Trần Phú đã nhắc lại các đồng chí của mình :”Hãy giử vững chí khí chiến đấu”. Câu nói của anh đã trở thành vũ khí chiến đấu của mỗi người Việt Nam đi vào trận đánh. Trần phú chết đi giữa lúc 27 tuổi đời, tuôi thanh niên rất tươi đẹp”.Cách giới thiệu bức chân dung kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sử nhân vật sẽ khắc vào trái tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ Quốc. Nói tóm lại, sử dụng tốt kênh hình đã in săng trong sách giáo khoa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Bởi vì hình ảnh rỏ ràng, cụ thể của kênh hình không thể giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em. Đặc biệt các ảnh chân dung còn tạo điều kiện giáo dục thẩm mĩ cho các em. Và điều chủ yếu nhất là,với tính hình ảnh, cụ thể đó sẽ nâng hứng thú đối với lịch sử, làm cho kiến thức thêm phong phú, sinh động và sâu sắc. 3/ Phương pháp sử dụng bản đồ, niên biểu. Bản đồ, sơ đồ niên biểu, là những đồ dung trực quan quy ước không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian chúng ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiện của địa điểm đó. Trong khi sử dụng bản đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. ví như: Khi giảng về “Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp” trong bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam tư 1919 đến 1925”. Giáo viên sử dụng bản đồ của trường, nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho học sinh vẽ. Tác dụng của việc sử dụng bản đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh thấy rõ mục đích quy mô của cuộc khai thác cũng như hậu quả của cuôc khai thác đối với Việt Nam, qua đó các em hiểu sâu hơn bản chất và những thủ đoạn tan bạo trắng trợn của thực dân Pháp. Sau khi đã chuẩn bị bản đồ trong tiên trình giảng dạy giáo viên thực hiện các bước sau: Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lân hai của thực dân Pháp. Giáo viên treo bản đồ lên tường (Nơi mà học sinh có thể nhìn rõ ) Để lần lược trình bày quá trình khai thác của thực dân Pháp về mục đích, quy mô, hậu quả v.v… Kết hợp với lời giảng giáo viên chỉ rõ cho các em những vị trí, địa điểm của thực dân Pháp khai thác, khai thác những nguồn 6 lợi gì, ở đâu? Tại sao lại khai thác những nguồn lợi này? Nó có tác dụng gì? v.v sau đó yêu cầu các em nhận xét và rút ra kết luận khái quát. Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng bản đồ, niên biểu thực tế đã cho những kết quả tốt hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dể hiểu và nắm được bài ngay trên lớp. Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các em. Đó là thái độ căm phẫn trước những hành động vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp, là lòng xót xa sự uất ức đối với người dân Việt Nam sống trong cảnh nước mất nhà tan VD trong bài 20 “ Cuộc kháng chiến chống TDP kết thúc 1953 – 1954” SGK LS 12 giáo viên kết hợp sử dụng bản đồ, niên biểu trình bày diễn biến chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, sau đó lập niên biểu cho học sinh xem Thời gian Sự kiện lịch sử 12/1953 Bộ đội chủ lực của ta tấn công Thị xã Lai Châu Đầu tháng 12/1953 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Trung Lào Tháng 1/1954 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào Tháng 2/1954 Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên VD khi dạy về bài “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,” giáo viên có thể xây dựng và sử dụng bảng niên biểu so sánh: Chính cương sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc tháng 2/1930 với luận cương chính trị của Trần Phú tháng 10/1930 như sau: Nội dung so sánh Chính cương vắn tắt ( 2/1930 ) Luận cương chính trị ( 10/1930 ) Mục tiêu Đánh đổ ĐQ, PK, TS phản CM Đánh đổ PK, cách bóc lột tiền TB, thực hiện CM thổ địa triệt để Giai cấp lãnh đạo GC Vô sản ( Nhân tố quyết đinh thắng lợi CM là sự lãnh đạo của ĐCSVN ) GC Vô sản ( Nhân tố quyết đinh thắng lợi CM là sự lãnh đạo của ĐCSĐD ) Nhiệm vụ Tịch thu tài sản ruộng đất của ĐQ và bọn phản CM chia cho dân cày Đánh đổ ĐQ Pháp lật đổ PK Lực lượng CM Liên minh công nông chặt chẽ bên cạnh đó phải biết đoàn kết với TSDT, TTS trí thức, thành phần trung nông Liên minh công nông chặt chẽ Vị trí CM Việt Nam là một bộ CM Việt Nam là một bộ 7 phận của CM Thế giới phận của CM Thế giới Như vậy với việc sử dụng bản đồ, sơ đồ niên biểu, trong quá trình giảng dạy làm cho tiết học trở nên sôi nổi gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát huy khả năng độc lập tư duy. Cũng như việc khái quát tổng kết kiến thức lịch sử của học sinh. Với giờ dạy sử dụng các loại đồ dùng trực quan này chất lượng cao hơn nhiều so với giờ dạy không sử dụng các loại đồ dung trực quan nêu trên. Chính vì lẽ đó trong các giờ dạy lịch sử nếu có điều kiện cho phép giáo viên nên tích cực sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan này 3/ Sử dụng các loại đồ dùng trực quan khác a/ Đồ dùng trực quan do giáo viên học sinh tự làm hoặc tự sưu tầm: Hiện nay kênh hình trong SGK đã phong phú sang sủa hoặc các loại đồ dùng dạy học đã có ở nhà trường, phần nào đã có sức hấp dẫn đối với học sinh. Song do hạn chế về số trang nên các bản đồ, sơ đồ, niên biểu tranh minh họa thì lại thiếu hẳn đôi lúc không có. Chính vì lẽ đó để khắc phục tồn tại này trong quá trình giảng dạy giáo viên và học sinh cần phải sưu tầm, bổ sung nhằm tăng tính hình ảnh, tính cụ thể cho các sự kiện trong SGK. Giúp cho việc tiếp thu kiến thức của các em có hiệu quả. VD trong bài 20 “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP kết thúc 1953- 1954”, khi dạy phần 2: Chiến dịch lịch sử ĐBP, giáo viên và học sinh có thể tự tổ chức đắp mô hình sa bàn ĐBP ( Tất nhiên có sự hỗ trợ kinh phí của nhà trường ). Trước hết cần làm nổi bật cho học sinh thấy: “ Đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một pháo đài không thể công phá ( như lời nhận xét của bọn Mỹ ). Có 3 phân khu Bắc – Trung – Nam, có 49 cứ điểm, 2 sân bay, ( sân bay chính Mường Thanh, sân bay phụ Hồng Cúm). Các cứ điểm qua trọng đó là các đồi A1, C1, E1, D1 . Đặc biệt cần kết hợp với khâu thiết bị để xây dựng một mô hình ĐBP thật sống động ( Có các hệ thống đèn điện thì thật là tốt ). Thêm vào đó cần đắp các chiến hào mà trong lịch sử quân và dân ta đã “ Khoét núi, vạch rừng” xây dựng nên. Với việc xây dựng mô hình ĐBP như thế thì thật bổ ích cho học sinh trong quá trình quan sát, trình bày diễn biến chiến dịch ĐBP. Bằng mô hình sa bàn như thế dễ khắc sâu kiến thức, có thể hình dung qua mô hình một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta, một chiến thắng hiển hách vang dội núi sông khắp năm châu bốn bể. Đây là chiến thắng vĩ đại nhất của Thế kỷ XX của dân tộc ta . Bên cạnh đó giáo viên có thể tìm hay cho học sinh sưu tầm tranh ảnh của các anh hùng như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Điện để học sinh được biết các nhân vật lịch sử đã có công lao rất lớn trong chiến thắng ĐBP. 8 Đặc biệt trong giảng dạy lịch sử 12 rất cần có niên biểu sơ đồ song cả cuốn SGK hầu như không có bảng niên biểu, sơ đồ nào cả chính vì điều đó để nâng cao hiệu quả giờ dạy giáo viên, học sinh cần lập một số sơ đồ, niên biểu trong một số bài học lịch sử cụ thể VD khi dạy bài 22 LS 12 trang 173 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống ĐQ Mỹ xâm lược, nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất” ở phần III giáo viên cóa thể lập niên biểu về việc chiến đấu chống chiến lước Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - Ngụy như sau: Mặt trận Sự kiện chính Kết quả Chính trị - Ngoại giao - 06/6/1969: Chính phủ CM LTCHMNVN ra đời - 24-25/4/1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương - Tăng thêm sức mạnh cho CM MN - Biểu hiện tinh thần đoàn kết chống kẻ thù chung của nhân dân 3 nước Đông Dương Quân sự - 03/3/1970: Bộ đội chủ lực của ta đã kết hợp với quân dân CPC đánh bại cuộc hành quân xâm lược CPC của Mỹ - Ngụy - Từ 4-23/2/1971: Bộ đội chủ lực của ta đã kết hợp với quân dân Lào đánh bại cuộc hành quân đánh vào khu vực thượng Lào của Mỹ - Ngụy Loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch giải phóng được 4,5 vạn dân - Loại khỏi vòng chiến đầu 2 vạn quân địch Hoặc khi học xong bài 21 và bài 22 LS lớp 12 giáo viên có thể lập niên biểu so sánh chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cụ bộ như sau: Nội dung so sánh Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Thời gian thực hiện Tổng thống Âm mưu Thủ đoạn Phạm vi Quy mô Lực lượng quân 9 Khi kẻ bảng so sánh giáo viên phải tuân thủ các yêu cầu về mặt sự phạm, chọn lựa kiến thức chính xác, nội dung ngắn gọn dễ hiểu, không rườm rà, có tính trực quan. Khi sử dụng sau khi giới thiệu và phân tích rõ nội dung các sự kiện nói trên giáo viên yêu cầu học sinh so sánh rút ra những điểm giống và khác nhau của hai chiến lược đó. Việc lập bảng này giúp các em nắm kiến thức cơ bản một cách vững chắc. Hiểu rõ bản chất của sự kiện đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực tư duy so sánh đánh giá sự kiện b/ Sử dụng phim tư liệu lịch sử: Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn lịch sử. Các nhà làm phim tái hiện lại hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Những nhân vật lịch sử, những sự vật hiện tượng, những sự kiện đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính xác dễ nhận biết, dễ nhớ làm tăng hiệu quả học tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng. Cần coi trong việc sử dụng phim tài liệu vào quá trình dạy học nhằm tận dụng mọi có hội lịch sử một cách cụ thể giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng được tiếp xúc các nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh dường như đang “ Trực quan sinh động”, quá khứ có thật mà hiện tại không có. Với việc sử dụng phim tài liệu vào dạy học lịch sử giúp học sinh dễ nhận biết dễ nhớ các sự vật hiện tượng, các sự kiện làm tăng thêm hiệu quả học tập ( Trăm nghe không bằng một thấy ) tập trung được sự chú ý của học sinh vào đối tượng lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài học làm cho lớp học năng động không buồn tẻ tăng hiệu quả dạy học. Giúp học sinh dễ dàng hiểu được vấn đề, nắm bắt chính xác các sự vật hiện tượng người thật,việc thật, định hướng tốt nội dung bài học dễ tiếp nhận thông tin, rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên. VD ở bài 29 LS 12 giáo viên có thể dạy bằng Powerpoint (đèn chiếu ), cho học sinh trực tiếp xem lại hình ảnh sống động của chiến dịch lịch sử ĐBP qua các thước phim tài liệu “ Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử ĐBP” đặc biệt chiếu các hình ảnh của các anh hùng như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai, Tô Vĩnh Điện lấy thân chèn Pháo. Hình ảnh quân và dân ta đào hầm khoét núi, nếm mật, nắm gai, chịu bao khổ cực vận chuyển lương thực, thực phẩm, phương tiện vũ khí để đến với chiến dịch lịch sử này. Qua việc chiếu các thước phim về thời kỳ lịch sử như thế thì giờ học lịch sử không thể nào còn nhàm chán và nhạt nhẽo nữa. 10 [...]... gian qua tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, đây không phải là phương pháp mới, có thể cũng đã được thầy cô ở nhiều trường áp dụng Tuy vậy với bản thân phần nào cũng đạt được một số kết quả: Năm học 2009 – 2010 tôi dạy 4 lớp sử 12: 12/ 2, 12/ 3, 12/ 4, 12/ 5 kết quả đạt được như sau: Lớp - SS 12/ 2 - 50 12/ 3 - 50 12/ 4 - 49 12/ 5 – 50 Giỏi - TL 15 – 30% 10 – 20% 10 – 20,4% 12 – 24% Khá -... nắm lại kiến thức đã học một cách khái quát nhất 13 IX/ Tài liệu tham khảo: SGK lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB giáo dục SGV lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB giáo dục Tài liệu hội nghị - Bộ giáo dục và đào tạo vụ trung học phổ thông Các tài liệu tham khảo khác 14 X/ Mục lục STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nội dung I/ Tên đề tài II/ Đặt vấn đề III/ Cơ sở lý luận IV/ Cơ sở thực tiễn... cách ngăn nắp khoa học hơn Cần mua các tư liệu lịch sử có liên quan trong chương trình học để giáo viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả của bộ môn 3/ Đối với Sở giáo dục: Nên tăng thểm thời lượng tiết dạy lịch sử ở mỗi khối lớp 10,11 ,12, đồng thời nên có thêm các bài tập lịch sử ở mỗi một chương, hay một giai đoạn lịch sử để giao viên có thêm thời gian khái quát...11 Hoặc ở giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 giáo viên cho học sinh xem phim tư liệu “ Cuộc chiến 10.000 ngày của đạo diễn Michael Maclean – Ca Na Đa” vì thời gian dành cho học sinh có giới hạn 45 phút nên giáo viên cần phải sử dụng các thao tác cắt nối phim sao cho phù hợp với thời lượng và nội dung cần đạt theo quy định của phân phối chương trình Qua bộ phim tài liệu này khắc họa một cách... VII/ Kết luận: 12 Ngoài những nội dung kiến thức trên SGK, đồ dùng trực quan sẽ minh họa thêm cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu sắc của một bài học lịch sử Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác các đồ dùng trực quan có liên quan đến bài dạy, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao Bên cạnh đó học sinh thấy yêu thích học môn lịch sử và giờ dạy lịch sử thêm sinh... trình bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như sự chỉ đạo về chuyên môn của trường để bản thân được học hỏi thêm, mỗi ngày phát huy tốt hơn giờ dạy lích sử ở trường phổ thông VIII/ Đề nghị: 1/ Đối với tổ: Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề lịch sử để học sinh và giáo... lục STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nội dung I/ Tên đề tài II/ Đặt vấn đề III/ Cơ sở lý luận IV/ Cơ sở thực tiễn V/ Nội dung nghiên cứu VI/ Kết quả VII/ Kết luận VIII/ Đề nghị IX/ Tài liệu tham khảo X/ Mục lục Trang 01 01 02 03 09 09 10 11 12 ... có phương pháp dạy tốt hơn bộ môn lịch sử Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những sáng kiến hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình 2/ Đối với trường: Cần tạo điều kiện về phòng ốc, đèn chiếu để phục vụ giảng dạy Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy lịch sử Cần có nơi để đồ dùng dạy học một cách... 12 – 24% Khá - Tl TB - TL Yếu - TL 20 - 40% 15 – 30% 17 – 34,7% 15 – 30 % 15 – 30% 20 – 40% 15 – 30,6% 17 – 34% 0 5 – 10% 7 – 14,3 % 6 – 12% Kém - TL 0 0 0 0 Qua kết quả trên cho chúng ta thấy được tính khả thi của việc áp dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh ( có thể với khối 10, 11 cũng thế ), phần nào có hiệu quả Chất lượng học sinh . nhất. 12 IX/ Tài liệu tham khảo: SGK lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB giáo dục SGV lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB giáo dục Tài liệu. – 2010 tôi dạy 4 lớp sử 12: 12/ 2, 12/ 3, 12/ 4, 12/ 5 kết quả đạt được như sau: Lớp - SS Giỏi - TL Khá - Tl TB - TL Yếu - TL Kém - TL 12/ 2 - 50 15 – 30% 20

Ngày đăng: 27/11/2013, 01:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w