UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I ----- Năm học 2010 – 2011 Môn : SINHHỌC - Lớp 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm có MỘT trang với NĂM câu hỏi)----------------------------- Câ u 1. (2.5 điểm) Họcsinh trả lời tất cả những câu hỏi sau đây. 1.1. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Tại sao? Mô tả cấu trúc đó. 1.2. NST có những hình dạng đặc trưng nào? Vẽ và chú thích hình cặp NST tương đồng thể hiện các cấu trúc của NST. C â u 2 . (1.5 điểm) 2.1. Tính đa dạng và tính đặc trưng của prôtêin do những yếu tố nào xác định? 2.2. Trình bày các dạng cấu trúc không gian của prôtêin. C â u 3 . (2.0 điểm) 3.1. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến cấu trúc NST. 3.2. Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST? 3.2. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho người, sinh vật? C â u 4 . (1.0 điểm) 4.1. Thường biến là gì? 4.2. Trong sản xuất, các yếu tố sau: giống, kỹ thuật sản xuất, năng suất; yếu tố nào là kiểu gen, yếu tố nào là kiểu hình, yếu tố nào là môi trường? C â u 5 . (3.0 điểm) Ở lúa, tính trạng chín sớm là trội hoàn toàn so với tính trạng chín muộn. 5.1. Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F 1 khi cho cây lúa chín sớm lai với cây lúa chín muộn. 5.2. Nếu cho cây lúa chín sớm F 1 tạo ra ở trên tiếp tục lai với nhau thì kết quả thu được ở F 2 như thế nào? HẾT ------------------------------------------------------------------------------------------------------- UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KỲ I ----- Năm học 2010 – 2011 Lớp 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC – Môn: SINHHỌC (ĐÁP ÁN này gồm có BA trang)-------------------------------------------------------------------------- HƯ Ớ N G D Ẫ N C H UN G : 1) Dưới đây chỉ là hướng dẫn đại cương có tính chất gợi ý. Nếu thấy cần thiết, tổ chấm bộ môn có thể chi tiết hóa thêm đáp án và biểu điểm để chấm cho được thống nhất và dễ dàng hơn. 2) Chỉ yêu cầu họcsinh (HS) nêu đầy đủ và đúng các ý chánh theo một trật tự hợp lý, không bắt buộc phải trình bày y hệt như trong hướng dẫn này hay như trong sách giáo khoa. 3) Nếu HS có nêu thêm những nội dung khác mà lại thiếu những ý có ghi trong hướng dẫn này thì tùy tổ chấm cân nhắc mà tự thống nhất cho điểm sao cho hợp lý, đúng mức, bảo đảm đánh giá chính xác công sức làm bài của các em. 4) Những phần mà thang điểm đã quá nhỏ lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn, tương đối. Tùy thực tế bài làm, giám khảo có thể chủ động cho điểm phù hợp. 5) Bên cạnh những sai sót về nội dung, cần lưu ý ghi nhận lỗi chánh tả, từ ngữ – ngữ pháp và hình thức trình bày bài làm của HS để rút kinh nghiệm cho các em sau khi kiểm tra. 6) Khi chấm phải căn cứ trên sách giáo khoa và sách giáo viên Sinhhọc9 là chính. 7) K ý hiệu s ử dụ n g : * H D : là phần hướng dẫn chấm nội dung đáp án ngay liền phía trên. * Những chữ/câu trong dấu ngoặc đơn có ý nghĩa là: + Hoặc trình bày hay không cũng được. + Hoặc dùng để thay thế chữ/câu liền ngay trước hay liền ngay sau đó. Câu 1 (2.5 đi ểm). ĐÁP ÁN – BI Ể U ĐI Ể M – HƯ Ớ NG D Ẫ N CH Ấ M CHI TIẾT 1.1. - Kì giữa (0.25), vì NST co ngắn (đóng xoắn) cực đại có hình thái rõ rệt (hình dạng đặc trưng) quan sát rõ nhất. (0.25) - Cấu trúc điển hình của NST: * NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm dộng (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. (0.25) Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào. Một số NST còn có eo thứ hai. (0.25) * Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn. (0.25) 1.2. - NST có những hình dạng đặc trưng: hình hạt, hình que, chữ V (0.25) - H ìn h v ẽ (0.5): Dùng hình trong sách giáo khoa hay hình trong các tàiliệu nào khác cũng chấp nhận, miễn đúng. - C h ú t h í c h (0.5): Gồm các chú thích sau: tâm động, crômatit và tên hình. H D : Mỗi chú thích đúng cho 0.25;chỉ cần đủ 2 chú thích là được trọn 0.5 điểm. C âu 2 (1 . 5 đ i ểm ). 2.1. Tính đa dạng và tính đặc trưng của prôtêin: - Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 axit amin đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin. (0.25) - Mỗi phân tử prôtêin không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin. (0.25) 2.2. Các dạng cấu trúc không gian đặc thù của prôtêin: - Cấu trúc bậc 1: trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. (0.25) - Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. (0.25) - Cấu trúc bậc 3: hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc hai cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. (0.25) - Cấu trúc bậc 4: gồm hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau. (0.25) C âu 3 (2 . 0 đ i ểm ). 3.1. - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. (0.5) - Một số dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lập đoạn, đảo đoạn. (0.5) H D : Mỗi ý đúng cho 0.25; chỉ cần đủ 2 ý là được trọn 0.5 điểm. 3.2. Những nguyên nhân gây ra biến đổi cấu trúc NST: do các tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh (0.25) đã phá vở cấu trúc của NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. (0.25) 3.2. Biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho người, sinh vật vì: trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. (0.25) Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho người, sinh vật. (0.25) Câu 4 (1 .0 đi ể m ). 4.1. T h ư ờ n g b i ế n : Là những biến đổi ở kiểu hình -/- phát sinh trong đời cá thể -/- dưới ảnh hưởng (trực tiếp) của môi trường. H D : Mỗi ý đúng cho 0.25; chỉ cần đủ 2 ý là được trọn 0.5 điểm. 4.2. - Giống là kiểu gen. - Năng suất là kiểu hình. - Kỹ thuật sản xuất là môi trường. H D : Mỗi ý đúng cho 0.25; chỉ cần đủ 2 ý là được trọn 0.5 điểm. P: AA x aa P: G: A a G: F 1 : Aa F 1 : C âu 5 (3 . 0 đ i ểm ). 5.1. Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F 1 : (2.0) - Kí hiệu gen: gen A: chín sớm. (0.25) gen a: chín muộn. (0.25) - Kiểu gen của P: lúa chín sớm: AA hoặc Aa. (0.25) lúa chín muộn: aa. (0.25) Phép lai có thể một trong hai trường hợp sau: Trường hợp 1: Trường hợp 2: Aa x aa A a a Aa aa Kết quả: 1 KH: cây chín sớm Kết quả: 2 KH: 1 câychín sớm : 1 câychín muộn 1 KG: Aa 2 KG: 1Aa : 1aa H D : Mỗi trường hợp cho 0.5; trong đó, sơ đồ 0.25; kết quả 0.25. 5.2. Cho cây lúa chín sớm F 1 lai với nhau: (1.0) - Cây lúa chín sớm F 1 tạo ra ở trên có KG là Aa. (0.25) - Sơ đồ lai: F 1 : Aax Aa GF 1 : A a A a F 2 : AA Aa Aa aa Kết quả: 2 KH: 3 cây chín sớm : 1 cây chín muộn 3 KG: 1 AA : 2Aa : 1aa H D : Sơ đồ 0.5; kết quả 0.25. HẾT ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ . – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I ----- Năm học 2010 – 2011 Môn : SINH HỌC - Lớp 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ Thời gian làm bài: 60 phút (không. Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KỲ I ----- Năm học 2010 – 2011 Lớp 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC – Môn: SINH HỌC (ĐÁP ÁN này